Phạm trù: 목적격 조사 (Trợ từ tân cách, trợ từ mục đích cách).
Cấu tạo: Kết hợp với danh từ có chức năng của trợ từ tân cách để diễn đạt tân ngữ của ngoại động từ và diễn đạt chức năng của trợ từ bổ trợ được dùng gắn vào sau trợ từ khác hay trạng ngữ.
Ý nghĩa: Khi là trợ từ cách thì không có ý nghĩa gì đặc biệt nhưng khi được dùng làm trợ từ bổ trợ thì diễn tả sự nhấn mạnh.
1. Trường hợp được dùng làm trợ từ tân cách.
Gắn vào sau danh từ, cụm danh từ, mệnh đề danh từ dùng làm tân ngữ của ngoại động từ.
Ví dụ:
라디오를 자주 들어요.
Tôi thường nghe radio.
대학에서 무엇을 전공했어요?
Anh đã học chuyên ngành gì ở đại học?.
우리는 비바람이 그치기를 기다렸다?
Chúng tôi đã chờ gió dừng mưa tạnh?.
젓가락을 쓸 줄을 모른다.
Nó không biết dùng đũa.
그가 누구인지를 모르겠다.
Tôi không biết anh ta là ai.
Chú thích:
1. Khi không có trợ từ cách mà biết rõ đâu là tân ngữ thì có thể tỉnh lượt, hiện tượng này thường xảy ra trong khẩu ngữ.
Ví dụ:
나 물 좀 줘.
Cho tôi tí nước.
가방 놓고, 손 씻고, 이것 먹어라.
Bỏ cặp xuống, rửa tay rồi ăn cái này.
어서 전화 길어 봐.
Thử gọi điện thoại mau lên.
이 책 좀 읽어봐.
Đọc sách này đi nhé.
2. Thay vì gắn ‘를’ vào sau danh từ kết thúc bằng nguyên âm thì rút gọn thành ‘ㄹ’ cũng được, cách này dùng nhiều trong khẩu ngữ.
Ví dụ:
누굴 보고 웃었나?
Nhìn aii mà cười vậy?.
날 보고 손짓을 한다.
Nó nhìn tôi rồi làm điệu bộ.
뭘 드릴까요? 이걸 드릴까요?
Anh cần gì? Cần cái này à?.
1. Trường hợp được dùng làm trợ từ bổ trợ.
Gắn vào sau trợ từ khác hay trạng ngữ diễn đạt nghĩa nhấn mạnh trạng thái hay mức độ.
Ví dụ:
그 남자는 자기 아내만을 생각합니다.
Người đàn ông đó chỉ nghĩ đến vợ mình.
선셍님은 철수하고 나하고를 혼동하신다.
Thầy nhầm lẫn Chul-su với tôi.
목이 아파서 음식을 조금을 못 먹어요.
Vì đau họng nên tôi không ăn được tí nào.
무엇이든지 꼼꼼하게를 하려고 해 봐요.
Bất cứ việc gì tôi cũng muốn làm cho chu đáo.
아이가 잠시도 가만히 있지를 못하고 뛰어다닌다.
Đứa bé chạy nhảy chẳng lúc nào yên.
Chú thích:
Những động từ sau tuy không phải là động từ vốn cần đến tân ngữ nhưng vẫn được dùng.
(Tư liệu tham khảo: Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét