(Thông·tin Khoa·học và Công·nghệ, số 1, năm 1992)
0. Dẫn nhập
Cho dù trước đây và hiện giờ, tiếng Huế thường không được sử dụng chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng có quy mô lớn hơn một tỉnh, như tiếng Hà Nội và tiếng Sài Gòn, nhưng tiếng Huế vẫn là một trong ba thổ ngữ (Hà Nội, Sài Gòn, Huế) được người Việt nói chung ưa thích hơn cả trong số các thổ ngữ của tiếng Việt. Đó là xét về mặt xã hội học. Còn theo quan điểm ngôn ngữ học, tiếng Huế là một thổ ngữ rất đáng chú ý vì nó liên quan đến lịch sử phát triển của tiếng Việt, vì có ngôn ngữ cung đình, một hiện tượng đặc dị không thể tìm thấy ở bất kỳ thổ ngữ khác nào, và vì có những đặc trưng phương ngữ học tạo cho nó một vị trí khác biệt trên bản đồ thổ ngữ tiếng Việt...
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi cố gắng phác hoạ các đặc điểm của tiếng Huế đương đại, xét trên bình diện ngữ âm học. Nhưng trước hết tưởng cũng cần xem qua tình hình phương ngữ thổ ngữ của tiếng Việt và xác định vị trí của tiếng Huế trong bức tranh chung đó để có một cái nhìn tổng quát về tiếng Huế.
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi cố gắng phác hoạ các đặc điểm của tiếng Huế đương đại, xét trên bình diện ngữ âm học. Nhưng trước hết tưởng cũng cần xem qua tình hình phương ngữ thổ ngữ của tiếng Việt và xác định vị trí của tiếng Huế trong bức tranh chung đó để có một cái nhìn tổng quát về tiếng Huế.
1. Vị trí của tiếng Huế
1.1.Qua một quá trình phát triển lâu dài, đến nay tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ chung cho tất cả người Việt ở ba miền. Dầu vậy, người Việt ở ba miễn vẫn có thể gặp vài khó khăn nhỏ trong buổi đầu giao tiếp, đó là vi cũng như hầu hết các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có 1 số phương ngữ khác nhau.
Về vấn đề phân định các phương ngữ của tiếng Việt, có nhiều ý kiến đối lập nhau, nhưng ý kiến được nhiều người chấp nhận nhất là tiếng Việt có 3 phương ngữ chính: a) Phương ngữ Bắc (ở Bắc Bộ và Thanh Hoá), b) Phương ngữ Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiến Huế), c) Phương ngữ Nam (từ Quảng Nam đến Cà Mau)
Ba phương ngữ đó lại chia thành các thổ ngữ khác nhau và thậm chí trong một khu vực tương đối nhỏ như thổ ngữ Quảng Nam, còn có nhiều thổ ngữ nhỏ mà ranh giới của chúng ngoằn ngoèo, đan xen nhau cho đến nay vẫn chưa được xác lập rõ ràng. Bức tranh phương ngữ thổ ngữ của tiếng Việt quả thật là phức tạp, y hệt như tình trạng chung về ngôn ngữ trên thế giới mà Fortunatov đã khái quát hoá:
“Cũng như các ngữ tộc phân chia ra thành các ngữ chi, mỗi ngữ chi lại phân ra thành những ngôn ngữ riêng biệt, cái ngôn ngữ riêng của mỗi ngữ chi, đến lượt nó, lại chia ra thành những ngôn ngữ mà người ta gọi là tiếng địa phương hay những phương ngữ, mà đến lượt các phương ngữ thì chúng ta lại chia chúng ra thành những loại lớn và những loại bé. Rồi cứ như thế cho đến những thổ ngữ vụn vặt”(2).
1.2. Thổ ngữ Huế về cơ bản thuộc về phương ngữ Trung. Vì những lí do lịch sử và địa lý sẽ được phân tích sau (điểm 3.2). Tiếng Huế giữ một vị trí đặc biệt: nó là thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Điều này được chứng minh bằng các đặc điểm từ vựng và nhất là bằng các đặc điểm ngữ âm như sẽ được trình bày sau đây có sự đối chiếu với thổ ngữ Hà Nội (tiêu biểu cho phương ngữ Bắc) và thổ ngữ Sài Gòn (tiêu biểu cho phương ngữ Nam).
Ba phương ngữ đó lại chia thành các thổ ngữ khác nhau và thậm chí trong một khu vực tương đối nhỏ như thổ ngữ Quảng Nam, còn có nhiều thổ ngữ nhỏ mà ranh giới của chúng ngoằn ngoèo, đan xen nhau cho đến nay vẫn chưa được xác lập rõ ràng. Bức tranh phương ngữ thổ ngữ của tiếng Việt quả thật là phức tạp, y hệt như tình trạng chung về ngôn ngữ trên thế giới mà Fortunatov đã khái quát hoá:
“Cũng như các ngữ tộc phân chia ra thành các ngữ chi, mỗi ngữ chi lại phân ra thành những ngôn ngữ riêng biệt, cái ngôn ngữ riêng của mỗi ngữ chi, đến lượt nó, lại chia ra thành những ngôn ngữ mà người ta gọi là tiếng địa phương hay những phương ngữ, mà đến lượt các phương ngữ thì chúng ta lại chia chúng ra thành những loại lớn và những loại bé. Rồi cứ như thế cho đến những thổ ngữ vụn vặt”(2).
1.2. Thổ ngữ Huế về cơ bản thuộc về phương ngữ Trung. Vì những lí do lịch sử và địa lý sẽ được phân tích sau (điểm 3.2). Tiếng Huế giữ một vị trí đặc biệt: nó là thổ ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Điều này được chứng minh bằng các đặc điểm từ vựng và nhất là bằng các đặc điểm ngữ âm như sẽ được trình bày sau đây có sự đối chiếu với thổ ngữ Hà Nội (tiêu biểu cho phương ngữ Bắc) và thổ ngữ Sài Gòn (tiêu biểu cho phương ngữ Nam).
2. Các đặc điểm của ngữ âm tiếng Huế
2.1. Thanh điệu
2.1.1. Nói chung, phương ngữ Trung có 4 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, nặng (2 thanh hỏi và ngã bị lẫn vào thanh nặng). Mặc dù là 1 thành viên của phương ngữ này, nhưng tiếng Huế có 5 thanh điệu: 4 thanh điệu vừa nói cộng thêm thanh hỏi.
Hai thanh hỏi và ngã của tiếng Hà Nội đều được phát âm bằng thanh hỏi trong tiếng Huế, về điểm này, tiếng Huế giống tiếng Sài Gòn:
Hà Nội Huế-Sài Gòn
sửa ≠ sữa sửa
củ ≠cũ củ
2.1.2. Về mặt phẩm chất của thanh điệu, 3 thổ ngữ Huế, Hà Nội, Sài Gòn có 1 số điểm dị biệt. Điều đó nổi bật trong kết quả phân tích âm phổ sau đây của Hoàng Cao Cương (3)
( Sơ đồ)
Nhìn vào sơ đồ trên, một điều đập vào mắt ta đầu tiên là các khoảng cách về cao độ trong tiếng Huế là nhỏ hơn so với trong tiếng Sài Gòn và càng nhỏ hơn nữa so với trong tiếng Hà Nội. Năng lực phân biệt tế nhị về thanh điệu như thế là nguyên nhân khiến cho người Huế thường nổi tiếng là rất giỏi “giả giọng” các phương ngữ khác, trong khi người ở trong các vùng khác bắt chước tiếng Huế một cách khó khăn hơn nhiều.
Điểm đặc biết nhất là trong tiếng Huế, thanh hỏi rất gần giống thanh nặng; 2 thanh này hầu như hoàn toàn tương ứng với thanh huyền của Hà Nội và Sài Gòn:
Huế Hà Nội- Sài Gòn
củ ≠cụ cù
đỏ ≠ đọ đò
Điểm thứ 3 cần lưu ý là thanh sắc Huế gần giống hệt thanh hỏi Sài Gòn
Huế Sài Gòn
Huế Huể
hắn hẳn
2.1.3. Trong tiếng Huế lại có 1 số từ địa phương khác với từ phổ thông về mặt thanh điệu:
Hà Nội – Sài Gòn Huế
sắc ~ nặng: rứt rựt
bóp bọp
cắm cặm
(một số từ ngoại lai cũng rơi vào trường hợp này: xiếc ~ xiệc, cà vát ~ cà vạt...)
- sắc ~ hỏi: bóng đèn bỏng đèn
- ngã ~ nặng: vãi vại
Bãi bại
- ngang ~ huyền: giun trùn
- huyền ~ ngang: gì chi
Già tra
vừa bưa
mày mi
này ni
2.1.4. Ở một số từ song tiết mà trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 thì thanh điệu của âm tiết thứ nhất bị dị hoá thành thanh huyền:
Thiên lôi > thiền lôi ; ngơ ngơ > ngờ ngơ
Đu đủ > thù đủ ; bong bóng > lòng bóng
Nói chung, sự chuyển hoá thanh điệu như trên thường theo chiều từ âm vực cao hơn xuống âm vực thấp hơn (trừ trường hợp huyền ~ ngang).
2.1.5 Về đặc điểm ngữ âm học của thanh điệu tiếng Huế trong bối cảnh âm tiết mở ở cuối phát ngôn, H.M.Taylor có 1 nhận xét như sau:
“Tấ cả các từ kết thúc bằng 1 nguyên âm đều có thêm 1 âm tắc họng sau cùng ở chỗ cuối 1 phát ngôn, trừ những phát ngôn nào kết thúc bằng thanh huyền. Thay vào đó, nguyên âm đứng cuối từ có thanh huyền được kéo dài ra ở cuối phát ngôn”(4)
Nghĩa là ở bối cảnh đó, 4 thanh ngang, hỏi, sắc, nặng đều có âm tắc họng đi kèm theo sau, trong khi thanh huyền thì chỉ kéo dài ra thôi.
Hai thanh hỏi và ngã của tiếng Hà Nội đều được phát âm bằng thanh hỏi trong tiếng Huế, về điểm này, tiếng Huế giống tiếng Sài Gòn:
Hà Nội Huế-Sài Gòn
sửa ≠ sữa sửa
củ ≠cũ củ
2.1.2. Về mặt phẩm chất của thanh điệu, 3 thổ ngữ Huế, Hà Nội, Sài Gòn có 1 số điểm dị biệt. Điều đó nổi bật trong kết quả phân tích âm phổ sau đây của Hoàng Cao Cương (3)
( Sơ đồ)
Nhìn vào sơ đồ trên, một điều đập vào mắt ta đầu tiên là các khoảng cách về cao độ trong tiếng Huế là nhỏ hơn so với trong tiếng Sài Gòn và càng nhỏ hơn nữa so với trong tiếng Hà Nội. Năng lực phân biệt tế nhị về thanh điệu như thế là nguyên nhân khiến cho người Huế thường nổi tiếng là rất giỏi “giả giọng” các phương ngữ khác, trong khi người ở trong các vùng khác bắt chước tiếng Huế một cách khó khăn hơn nhiều.
Điểm đặc biết nhất là trong tiếng Huế, thanh hỏi rất gần giống thanh nặng; 2 thanh này hầu như hoàn toàn tương ứng với thanh huyền của Hà Nội và Sài Gòn:
Huế Hà Nội- Sài Gòn
củ ≠cụ cù
đỏ ≠ đọ đò
Điểm thứ 3 cần lưu ý là thanh sắc Huế gần giống hệt thanh hỏi Sài Gòn
Huế Sài Gòn
Huế Huể
hắn hẳn
2.1.3. Trong tiếng Huế lại có 1 số từ địa phương khác với từ phổ thông về mặt thanh điệu:
Hà Nội – Sài Gòn Huế
sắc ~ nặng: rứt rựt
bóp bọp
cắm cặm
(một số từ ngoại lai cũng rơi vào trường hợp này: xiếc ~ xiệc, cà vát ~ cà vạt...)
- sắc ~ hỏi: bóng đèn bỏng đèn
- ngã ~ nặng: vãi vại
Bãi bại
- ngang ~ huyền: giun trùn
- huyền ~ ngang: gì chi
Già tra
vừa bưa
mày mi
này ni
2.1.4. Ở một số từ song tiết mà trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 thì thanh điệu của âm tiết thứ nhất bị dị hoá thành thanh huyền:
Thiên lôi > thiền lôi ; ngơ ngơ > ngờ ngơ
Đu đủ > thù đủ ; bong bóng > lòng bóng
Nói chung, sự chuyển hoá thanh điệu như trên thường theo chiều từ âm vực cao hơn xuống âm vực thấp hơn (trừ trường hợp huyền ~ ngang).
2.1.5 Về đặc điểm ngữ âm học của thanh điệu tiếng Huế trong bối cảnh âm tiết mở ở cuối phát ngôn, H.M.Taylor có 1 nhận xét như sau:
“Tấ cả các từ kết thúc bằng 1 nguyên âm đều có thêm 1 âm tắc họng sau cùng ở chỗ cuối 1 phát ngôn, trừ những phát ngôn nào kết thúc bằng thanh huyền. Thay vào đó, nguyên âm đứng cuối từ có thanh huyền được kéo dài ra ở cuối phát ngôn”(4)
Nghĩa là ở bối cảnh đó, 4 thanh ngang, hỏi, sắc, nặng đều có âm tắc họng đi kèm theo sau, trong khi thanh huyền thì chỉ kéo dài ra thôi.
2.2. Âm đầu:
2.2.1. Hệ thống âm đầu tiếng Huế gồm 21 âm vị phụ âm (nếu không kể phụ âm zêrô hay phụ âm tắc họng) như trong hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt: b-, đ-, t-, th-, tr-, ch-, c- (k,q), v-, ph-, x-, r-, s-, gi-, (d-), kh-, g- (gh), h-, m-, n-, nh-, ng- (ngh-), l-.
Về số lượng phụ âm đầu, có một điều cần nói là ở một số người trung niên và lớn tuổi (mà trình độ văn hoá không cao) thì không có phụ â nh-, âm này bị chuyển hoá thành âm gi-: nhà nhỏ > già giỏ; như nhau > giư giau...
2.2.2.Cần ghi nhận là trong tiếng Huế, âm ghi bằng các chữ d- và chữ gi- trên các chữ viết được thực hiện bằng [j] trong khi tiếng Hàn Nội thực hiện bằng
Chính tả Huế Hà Nội
Dân gian giâng giang dân dan
giản dị giảng gị dản dị
2.2.3. Một điểm dị biệt quan trọng so với tiếng Hà Nội là tiếng Huế có 3 âm vị quặt lưỡi /s-, r-, tr-/ vốn bị đồng hoá lần lượt với 3 âm /x-, d- và ch-/ trong tiếng Hà Nội:
Huế Hà Nội
Chân trâu ≠ trân châu chân châu
xổ số xổ xố
rồ dại dồ dại
2.2.4. Trong tiếng Huế, có 1 số chuyển hoá phụ âm đầu so với tiếng Hà Nội, ở một số từ. Âm vị /z/ của tiếng Hà Nội mà trên chữ viết ghi bằng /gi-/ thì chuyển hoá thành /ch-/ hoặc /tr-/ và ghi bằng /d-/ thì chuyển thành /đ-/; /v/ ~/b/ hoặc /ph-/; /tr-/ hoặc /nh-/ hoặc /th/~ /l/; /g-/ ~ /kh/; /s/~ /r/; /m/ ~ /tr/; /h-/ ~ /ng-/...
Hà Nội Huế
- gi ~ ch : gì ; giờ chi ; chừ
giữ ; giường chự ; chờng
- gi ~ tr : già ; giòi tra ; troi
- d ~ đ : dưới ; dao đưới ; đao
- v ~ b : vú ; vo bụ ; bo
- v ~ ph : vỗ (tay) phổ (tay)
vỡ (ruộng) phở (ruộng)
- tr ~ l : trồng lô:ng
trổ (hoa) lổ (bông)
- nh ~ l : nhú ; nhặt lú ; lặt
nhát ; nhanh lát ; lanh
- th ~ l : thủng lủng
- g ~ kh : gõ ; gỡ khỏ ; khở
gãi khải
- s ~ r : sờ rờ
- m ~ tr : mẹt trẹt
- h ~ ng : hăm (doạ) ngăm
Nói chung, phần lớn các âm tắc của tiếng Hà Nội tương ứng với các âm xát của tiếng Huế.
Về số lượng phụ âm đầu, có một điều cần nói là ở một số người trung niên và lớn tuổi (mà trình độ văn hoá không cao) thì không có phụ â nh-, âm này bị chuyển hoá thành âm gi-: nhà nhỏ > già giỏ; như nhau > giư giau...
2.2.2.Cần ghi nhận là trong tiếng Huế, âm ghi bằng các chữ d- và chữ gi- trên các chữ viết được thực hiện bằng [j] trong khi tiếng Hàn Nội thực hiện bằng
Chính tả Huế Hà Nội
Dân gian giâng giang dân dan
giản dị giảng gị dản dị
2.2.3. Một điểm dị biệt quan trọng so với tiếng Hà Nội là tiếng Huế có 3 âm vị quặt lưỡi /s-, r-, tr-/ vốn bị đồng hoá lần lượt với 3 âm /x-, d- và ch-/ trong tiếng Hà Nội:
Huế Hà Nội
Chân trâu ≠ trân châu chân châu
xổ số xổ xố
rồ dại dồ dại
2.2.4. Trong tiếng Huế, có 1 số chuyển hoá phụ âm đầu so với tiếng Hà Nội, ở một số từ. Âm vị /z/ của tiếng Hà Nội mà trên chữ viết ghi bằng /gi-/ thì chuyển hoá thành /ch-/ hoặc /tr-/ và ghi bằng /d-/ thì chuyển thành /đ-/; /v/ ~/b/ hoặc /ph-/; /tr-/ hoặc /nh-/ hoặc /th/~ /l/; /g-/ ~ /kh/; /s/~ /r/; /m/ ~ /tr/; /h-/ ~ /ng-/...
Hà Nội Huế
- gi ~ ch : gì ; giờ chi ; chừ
giữ ; giường chự ; chờng
- gi ~ tr : già ; giòi tra ; troi
- d ~ đ : dưới ; dao đưới ; đao
- v ~ b : vú ; vo bụ ; bo
- v ~ ph : vỗ (tay) phổ (tay)
vỡ (ruộng) phở (ruộng)
- tr ~ l : trồng lô:ng
trổ (hoa) lổ (bông)
- nh ~ l : nhú ; nhặt lú ; lặt
nhát ; nhanh lát ; lanh
- th ~ l : thủng lủng
- g ~ kh : gõ ; gỡ khỏ ; khở
gãi khải
- s ~ r : sờ rờ
- m ~ tr : mẹt trẹt
- h ~ ng : hăm (doạ) ngăm
Nói chung, phần lớn các âm tắc của tiếng Hà Nội tương ứng với các âm xát của tiếng Huế.
2.3. Âm đệm của tiếng Huế
có lẽ không có gì đáng bàn luận lắm. Chỉ có 1 điều và điều này có liên quan đến vần là khi nguyên âm /o/ đi với bán âm cuối /-i/ thì xuất hiện âm đệm và nguyên âm /o/ biến thành /a/, nghĩa là /oi/ > /oai/
Hà Nội Huế
khói ≠ khoái khoái
lòi ≠ loài loài
đòi ≠ đoài đoài
Hà Nội Huế
khói ≠ khoái khoái
lòi ≠ loài loài
đòi ≠ đoài đoài
2.4. Nguyên âm
2.4.1. Hệ thống âm chính của tiếng Huế cũng gồm có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi như tiếng Hà Nội
- /i,ê,e, ư, ơ, â, á, ă, u, ô, o/
- /ia/ (ya, iê, yê), /ưa/ (ươ), /ua/ (uô)
2.4.2. Về phẩm chất của nguyên âm đơn có điều đáng nói là nguyên âm /e/ trong tiếng Huế có một biến thể là nguyên âm chuyển sắc /e (ơ)/ ở âm tiết nửa khép có bán âm cuối là /u/, biến thể này có độ mở rộng hơn một chút: heo > he_o, theo >the_o
2.4.3. Khác với tiếng Hà Nội, các nguyên âm đôi /ia, ưa, ua/ của tiếng Huế có bộ phận thứ nhì với trường độ ngắn hơn và độ mở hẹp hơn khi kết hợp với các âm cuối. Chính vì thế mà Laurence C. Thompson đã lầm tưởng rằng trong tiếng Huế có bộ phận thứ nhì của các nguyên âm đôi đó bị rơi mất ở bối cảnh có bán âm cuối /-i, -u/. Ông viết:
“Trước các bán âm cuối [-j, -w], các tổ hợp iê, ươ, uô đã mất yếu tố thứ nhì, khiến cho các chuỗi âm iêu, ươi, uôi (là nguyên âm 3 trong tiếng Vinh) được phát âm như là nguyên âm đôi không phân biệt với iu, ưi, ui:
Thật ra điều nhận xét của ông chỉ đúng với phương ngữ Nam còn trong tiếng Huế vẫn có các đối lập iêu ≠ iu, ươi ≠ ưi, ươu ≠ ưu, uôi ≠ ui. Quả nhiên, ở đây, lỗ tai của người nước ngoài không thể bằng lỗ tai của người bản ngữ.
2.4.4. Trong tiếng Huế có 1 số từ khác với từ phổ thông về mặt nguyên âm. Có thể ghi nhận bằng những hiện tượng chuyển hoá sau:
Ví dụ: ...
Sự chuyển hoá này còn có thể thấy ở một số người: lá ~ lớ, khá ~ khớ, mai ~ mơi. Còn trường hợp chuyển hoá ngược lại thì chỉ thấy ở một từ: hợp ~hạp.
Một vài trường hợp lẻ tẻ khác là:
a ~ ô : hạt ~ hột
a ~ ă : tao ~tau
uô ~uâ : quốc ~quấc
2.4.5. Còn 1 số chuyển hoá nguyên âm nữa, nhưng có liên quan mật thiết với âm cuối, nên sẽ được bàn đến trong mục 2.5. sau đây. Nhìn chung, sự chuyển hoá nguyên âm phần lớn có xu hướng thu hẹp độ mở.
- /i,ê,e, ư, ơ, â, á, ă, u, ô, o/
- /ia/ (ya, iê, yê), /ưa/ (ươ), /ua/ (uô)
2.4.2. Về phẩm chất của nguyên âm đơn có điều đáng nói là nguyên âm /e/ trong tiếng Huế có một biến thể là nguyên âm chuyển sắc /e (ơ)/ ở âm tiết nửa khép có bán âm cuối là /u/, biến thể này có độ mở rộng hơn một chút: heo > he_o, theo >the_o
2.4.3. Khác với tiếng Hà Nội, các nguyên âm đôi /ia, ưa, ua/ của tiếng Huế có bộ phận thứ nhì với trường độ ngắn hơn và độ mở hẹp hơn khi kết hợp với các âm cuối. Chính vì thế mà Laurence C. Thompson đã lầm tưởng rằng trong tiếng Huế có bộ phận thứ nhì của các nguyên âm đôi đó bị rơi mất ở bối cảnh có bán âm cuối /-i, -u/. Ông viết:
“Trước các bán âm cuối [-j, -w], các tổ hợp iê, ươ, uô đã mất yếu tố thứ nhì, khiến cho các chuỗi âm iêu, ươi, uôi (là nguyên âm 3 trong tiếng Vinh) được phát âm như là nguyên âm đôi không phân biệt với iu, ưi, ui:
Thật ra điều nhận xét của ông chỉ đúng với phương ngữ Nam còn trong tiếng Huế vẫn có các đối lập iêu ≠ iu, ươi ≠ ưi, ươu ≠ ưu, uôi ≠ ui. Quả nhiên, ở đây, lỗ tai của người nước ngoài không thể bằng lỗ tai của người bản ngữ.
2.4.4. Trong tiếng Huế có 1 số từ khác với từ phổ thông về mặt nguyên âm. Có thể ghi nhận bằng những hiện tượng chuyển hoá sau:
Ví dụ: ...
Sự chuyển hoá này còn có thể thấy ở một số người: lá ~ lớ, khá ~ khớ, mai ~ mơi. Còn trường hợp chuyển hoá ngược lại thì chỉ thấy ở một từ: hợp ~hạp.
Một vài trường hợp lẻ tẻ khác là:
a ~ ô : hạt ~ hột
a ~ ă : tao ~tau
uô ~uâ : quốc ~quấc
2.4.5. Còn 1 số chuyển hoá nguyên âm nữa, nhưng có liên quan mật thiết với âm cuối, nên sẽ được bàn đến trong mục 2.5. sau đây. Nhìn chung, sự chuyển hoá nguyên âm phần lớn có xu hướng thu hẹp độ mở.
2.5. Âm cuối
2.5.1. Tiếng Huế cũng có 8 âm cuối /-m, -n, -ng, -p, -c, -i, -u/ như trong tiếng Hà Nội và tiếng Sài Gòn; nhưng nói chung sự phân bố của 6 phụ âm cuối có phần khác với tiếng Hà Nội và giống với tiếng Sài Gòn.
2.5.2. Hai âm cuối đầu lưỡi ~ lợi /-n, -t/ chỉ xuất hiện sau /ư,â,ă/ trong những vần mà chữ viết ghi là inh, ích, ênh, ếch, anh, ách.
Cần lưu ý là nguyên âm /ư/ cũng thực hiện với trường độ ngắn như 2 nguyên âm /â,ă/ vốn dĩ là những âm ngắn.
2.5.3. Ngoài ra, toàn bộ những vần có âm cuối lợi /-n, -t/ trong tiếng Hà Nội đều biến âm cuối thành âm mạc /-ng, -c/
2.5.4. Một số từ có vần anh, ach bị chuyển thành vần eng, ec
2.5.5. ở điểm 2.5.3, ta đã thấy có những chuyển hoá ôn ~ ô:ng, ốt ~ ô:c , on ~ o:ng, ot ~ o:c; ở đây ta lại thấy trong một số từ, các vần ôn, ôc, ong, oc cũng chuyển thành ô:ng, ô:c, o:ng, o:c ( nghĩa là nguyên âm không bị rút ngắn mà kéo dài ra và âm cuối không bị môi hoá). Điều này không xảy ra trong tiếng Hà Nội và tiếng Sài Gòn.
2.5.6. Các bán âm cuối /-u, -i/ đi với nguyên âm /â/ hay /a/ thì thường làm rơi mất các nguyên âm này và các âm cuối biến thành âm chính tương ứng.
2.5.2. Hai âm cuối đầu lưỡi ~ lợi /-n, -t/ chỉ xuất hiện sau /ư,â,ă/ trong những vần mà chữ viết ghi là inh, ích, ênh, ếch, anh, ách.
Cần lưu ý là nguyên âm /ư/ cũng thực hiện với trường độ ngắn như 2 nguyên âm /â,ă/ vốn dĩ là những âm ngắn.
2.5.3. Ngoài ra, toàn bộ những vần có âm cuối lợi /-n, -t/ trong tiếng Hà Nội đều biến âm cuối thành âm mạc /-ng, -c/
2.5.4. Một số từ có vần anh, ach bị chuyển thành vần eng, ec
2.5.5. ở điểm 2.5.3, ta đã thấy có những chuyển hoá ôn ~ ô:ng, ốt ~ ô:c , on ~ o:ng, ot ~ o:c; ở đây ta lại thấy trong một số từ, các vần ôn, ôc, ong, oc cũng chuyển thành ô:ng, ô:c, o:ng, o:c ( nghĩa là nguyên âm không bị rút ngắn mà kéo dài ra và âm cuối không bị môi hoá). Điều này không xảy ra trong tiếng Hà Nội và tiếng Sài Gòn.
2.5.6. Các bán âm cuối /-u, -i/ đi với nguyên âm /â/ hay /a/ thì thường làm rơi mất các nguyên âm này và các âm cuối biến thành âm chính tương ứng.
3. Nhận xét chung
3.1. Tóm lại, các đặc điểm nổi bật của tiếng Huế là:
- Những khoảng cách phân biệt các thanh điệu là nhỏ bé, cao độ thì không bổng quá cũng chẳng trầm quá, khiến cho giọng nói nghe đều đều đơn điệu.
- Sự chuyển hoá âm lại có xu hướng thu hẹp độ mở, làm giảm đi âm lượng khiến cho độ vang sút kém
- Sự chuyển hoá phụ âm đầu tắc xát làm cho cường độ của âm tiết yếu đi
- Các phụ âm cuối lợi được thay bằng các âm mạc khiến cho giọng nói không bị dằn mạnh
Tất cả những đặc điểm đó tạo ra một hiệu quả âm học chung là “nhỏ nhẹ”, một từ khá chân xác thường được người ở các vùng khác dùng để miêu tả tiếng Huế theo sự cảm nhận bình thường của họ.
Phải chăng đặc trưng “nhỏ nhẹ” đó một phần nào là do hoàn cảnh xã hội đặc biệt của Huế. Phú Xuân xưa đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trong khoảng 200 năm, và Huế là kinh đô của một triều đại phong kiến lớn nhất trong lịch sử nước ta từ đầu thế kỷ XIX. Ở đây, con vua cháu chúa rất nhiều, quan lại lớn nhỏ cũng không ít, chắc chắn cách sinh hoạt của tầng lớp quý tộc thượng lưu đó – trong đó có cách ăn nói của họ - đã gây một ảnh hưởng đáng kể.. Nhà vua, với quyền uy tối thượng của mình, chẳng cần phải lớn tiếng; quan lại Huế về phần mình thì không dám nói to và nhanh trước mặt vua hay với cấp trên. Các ông quan ở những địa phương xa kinh đô thì có thể “hét ra lửa” với con dân của mình, nhưng về Huế chắc cũng phải ăn nói từ tốn. Huống chi ở đây tai vách mạch rừng, các quan cũng như dân chúng khi trò chuyện chỉ nói vừa, đủ nghe, sợ có khi lỡ lời phạm phải tội khi quân mà mang hoạ vào thân. Mặt khác, vì Huế là nơi ăn ở của vua chúa, nên sự yên tĩnh là một yêu cầu mặc nhiên: yên tĩnh để cho họ làm việc, nghỉ ngơi...và “ồn ào như giặc” sẽ làm mất vẻ trang nghiêm, tôn kính của đất thần kinh.
Những điều kiện ràng buộc đó lâu ngày chầy tháng làm thành một thói quen ăn nói “nhỏ nhẹ” và đươc xem như một khía cạnh của quan niệm chung về phong thái lịch sự riêng biệt của chốn đế đô. Giọng nói “nhỏ nhẹ” của người Huế nghe khác hẳn với giọng nói “xẳng xớm” của dân Nam Ngãi, giọng nói “dõng dạc” của vùng Thanh Nghệ, giọng nói “sắc lẻm” của Hà Nội và giọng nói “phóng khoáng” của Sài Gòn.
Giọng nói nhỏ nhẹ đó, tuy không phù hợp với tính cách của một công cụ truyền thông đại chúng (điều này cũng được chính người Huế xác nhận bằng cảm quan của mình) nhưng chẳng những nó không bị ngăn cản mà còn tỏ ra có đầy khả năng trong việc sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu của một loại hình diễn xướng: ngâm thơ. Có những người, trong số đó có người nói phương ngữ khác, đã dùng giọng Huế để ngâm thơ và họ rất thành công.
Vì sao? Giọng ngâm Việt Nam, nói chung thiên về sắc thái trầm buồn, kể cả khi trình bày những dòng thơ hùng tráng. Phải chăng nhờ những đặc trưng ngữ âm “nhỏ nhẹ”, mà giọng Huế đã tỏ ra thích ứng đặc biệt với phong cách ca ngâm của dân tộc ta? Nếu vậy, ta có thể đồng tình với ý kiến cho rằng khi đưa những vở kịch thơ lên sân khấu, thì quả thật giọng Huế có thể được sử dụng và tác dụng mỹ cảm có thể không thua sút gì mấy so với giọng Hà Nội. Đó là một ưu điểm của tiếng Huế cần được lưu ý.
3.2. Mặt khác, những đặc điểm ngữ âm của tiếng Huế, như vừa phân tích trên đây, cho thấy tiếng Huế là thổ ngữ chuyển tiếp giữa Phương ngữ Trung và Phương ngữ Nam. Nó vừa mang một số đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Trung (một phần hay toàn phần của các điểm 2.1.3, 2.1.4, 2.2.4, 2.4.4, 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6), vừa phản ánh một số sắc thái điển hình của phương ngữ Nam (một phần hay toàn phần của các điểm 2.1.1, 2.2.3, 2.4.4, 2.5.2, 2.5.3). Tính chất chuyển tiếp của tiếng Huế còn được thể hiện trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa: nhưng vấn đề này nằm ngoài phạm vi của bài báo, hy vọng sẽ được trình bày trong một dịp khác.
Để lý giải vị trí trung gian đó của tiếng Huế, ta có thể nêu lên mấy nhận xét. Về mặt địa lý, Huế nằm trong vùng tiếp giáp giữa 2 phương ngữ Trung và Nam; hiện tượng giao thoa xảy ra giữa 2 phương ngữ đó trên đất Huế là một điều tất yếu. Về mặt lịch sử, có những thuyết minh thú vị hơn. Ta biết rằng những lưu dân đầu tiên đi sinh cư lập nghiệp từ Quảng Nam trở vào là những người quê gốc Bắc Trung Bộ vốn nói những thổ ngữ thuộc phương ngữ Trung (6). Hơn nữa, từ đầu thế kỷ XIX, tiếng Huế chịu tác động rất mạnh của phương ngữ Nam. Vua Gia Long, người sáng lập ra nhà Nguyễn, đã sống ở miền Nam suốt cả cuộc đời lưu lạc của mình; vả lại, “từ đời Minh Mạng trở xuống, các bà vợ vua phần lớn là người Nam, vì các công thần hầu hết là người Nam cho nên đã dâng con lên cho vua” (7) và chính vua “Minh Mạng sinh trưởng ở miền Nam, cho rằng giọng nam nhẹ nhàng dễ nghe, cho nên vua bắt ai nấy phải nói giọng lơ lớ nửa Nam nửa Huế”(8) vì thế “trong Đại Nội không được nói hoàn toàn theo giọng Huế mà phải nói giọng Phường Đúc [?], nghĩa là nửa giọng Huế nửa giọng Nam”(9). Quan điểm xem trọng giọng nam – mà thời ấy thổ ngữ Quảng Nam là tiêu biểu - được ghi hẳn trong văn bản của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong Đại Nam Nhất thống Chí, ở mục Phong tục, các tác giả xác nhận: “Còn tiếng nói bình dị rõ ràng, so với các tỉnh thì ở đây vừa thích trung, tuy ở Kinh sư cũng lấy tiếng Quảng Nam làm chính” [Chí như ngữ âm binh lượng, thị chư tỉnh vi thích trung, tuy Kinh sư dĩ diệc Quảng Nam âm vi chính](10).
Quan điểm và cách nói năng của tầng lớp quý tộc triều Nguyễn chắc chắn đã ảnh hưởng đến tiếng nói chung của quần chúng nhân dân xứ Huế, từ đó đã đem một số yếu tố của phương ngữ Nam vào hẳn trong nội bộ tiếng Huế; và tôi dám ngờ rằng sự xuất hiện thanh hỏi trong tiếng Huế chính là do tác động chung đó của phương ngữ Nam.
Nhân tiện, xin ghi nhận thêm rằng cho đến ngày nay, tiếng huế vẫn còn thường xuyên chịu sự va chạm của phương ngữ Nam. Theo Hoàng Thị Châu, “học sinh cấp I hay nhại giọng miền Nam để nói trong giờ ra chơi là một trò chơi khá phổ biến ở Huế hiện nay”(11)
- Những khoảng cách phân biệt các thanh điệu là nhỏ bé, cao độ thì không bổng quá cũng chẳng trầm quá, khiến cho giọng nói nghe đều đều đơn điệu.
- Sự chuyển hoá âm lại có xu hướng thu hẹp độ mở, làm giảm đi âm lượng khiến cho độ vang sút kém
- Sự chuyển hoá phụ âm đầu tắc xát làm cho cường độ của âm tiết yếu đi
- Các phụ âm cuối lợi được thay bằng các âm mạc khiến cho giọng nói không bị dằn mạnh
Tất cả những đặc điểm đó tạo ra một hiệu quả âm học chung là “nhỏ nhẹ”, một từ khá chân xác thường được người ở các vùng khác dùng để miêu tả tiếng Huế theo sự cảm nhận bình thường của họ.
Phải chăng đặc trưng “nhỏ nhẹ” đó một phần nào là do hoàn cảnh xã hội đặc biệt của Huế. Phú Xuân xưa đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trong khoảng 200 năm, và Huế là kinh đô của một triều đại phong kiến lớn nhất trong lịch sử nước ta từ đầu thế kỷ XIX. Ở đây, con vua cháu chúa rất nhiều, quan lại lớn nhỏ cũng không ít, chắc chắn cách sinh hoạt của tầng lớp quý tộc thượng lưu đó – trong đó có cách ăn nói của họ - đã gây một ảnh hưởng đáng kể.. Nhà vua, với quyền uy tối thượng của mình, chẳng cần phải lớn tiếng; quan lại Huế về phần mình thì không dám nói to và nhanh trước mặt vua hay với cấp trên. Các ông quan ở những địa phương xa kinh đô thì có thể “hét ra lửa” với con dân của mình, nhưng về Huế chắc cũng phải ăn nói từ tốn. Huống chi ở đây tai vách mạch rừng, các quan cũng như dân chúng khi trò chuyện chỉ nói vừa, đủ nghe, sợ có khi lỡ lời phạm phải tội khi quân mà mang hoạ vào thân. Mặt khác, vì Huế là nơi ăn ở của vua chúa, nên sự yên tĩnh là một yêu cầu mặc nhiên: yên tĩnh để cho họ làm việc, nghỉ ngơi...và “ồn ào như giặc” sẽ làm mất vẻ trang nghiêm, tôn kính của đất thần kinh.
Những điều kiện ràng buộc đó lâu ngày chầy tháng làm thành một thói quen ăn nói “nhỏ nhẹ” và đươc xem như một khía cạnh của quan niệm chung về phong thái lịch sự riêng biệt của chốn đế đô. Giọng nói “nhỏ nhẹ” của người Huế nghe khác hẳn với giọng nói “xẳng xớm” của dân Nam Ngãi, giọng nói “dõng dạc” của vùng Thanh Nghệ, giọng nói “sắc lẻm” của Hà Nội và giọng nói “phóng khoáng” của Sài Gòn.
Giọng nói nhỏ nhẹ đó, tuy không phù hợp với tính cách của một công cụ truyền thông đại chúng (điều này cũng được chính người Huế xác nhận bằng cảm quan của mình) nhưng chẳng những nó không bị ngăn cản mà còn tỏ ra có đầy khả năng trong việc sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu của một loại hình diễn xướng: ngâm thơ. Có những người, trong số đó có người nói phương ngữ khác, đã dùng giọng Huế để ngâm thơ và họ rất thành công.
Vì sao? Giọng ngâm Việt Nam, nói chung thiên về sắc thái trầm buồn, kể cả khi trình bày những dòng thơ hùng tráng. Phải chăng nhờ những đặc trưng ngữ âm “nhỏ nhẹ”, mà giọng Huế đã tỏ ra thích ứng đặc biệt với phong cách ca ngâm của dân tộc ta? Nếu vậy, ta có thể đồng tình với ý kiến cho rằng khi đưa những vở kịch thơ lên sân khấu, thì quả thật giọng Huế có thể được sử dụng và tác dụng mỹ cảm có thể không thua sút gì mấy so với giọng Hà Nội. Đó là một ưu điểm của tiếng Huế cần được lưu ý.
3.2. Mặt khác, những đặc điểm ngữ âm của tiếng Huế, như vừa phân tích trên đây, cho thấy tiếng Huế là thổ ngữ chuyển tiếp giữa Phương ngữ Trung và Phương ngữ Nam. Nó vừa mang một số đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Trung (một phần hay toàn phần của các điểm 2.1.3, 2.1.4, 2.2.4, 2.4.4, 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6), vừa phản ánh một số sắc thái điển hình của phương ngữ Nam (một phần hay toàn phần của các điểm 2.1.1, 2.2.3, 2.4.4, 2.5.2, 2.5.3). Tính chất chuyển tiếp của tiếng Huế còn được thể hiện trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa: nhưng vấn đề này nằm ngoài phạm vi của bài báo, hy vọng sẽ được trình bày trong một dịp khác.
Để lý giải vị trí trung gian đó của tiếng Huế, ta có thể nêu lên mấy nhận xét. Về mặt địa lý, Huế nằm trong vùng tiếp giáp giữa 2 phương ngữ Trung và Nam; hiện tượng giao thoa xảy ra giữa 2 phương ngữ đó trên đất Huế là một điều tất yếu. Về mặt lịch sử, có những thuyết minh thú vị hơn. Ta biết rằng những lưu dân đầu tiên đi sinh cư lập nghiệp từ Quảng Nam trở vào là những người quê gốc Bắc Trung Bộ vốn nói những thổ ngữ thuộc phương ngữ Trung (6). Hơn nữa, từ đầu thế kỷ XIX, tiếng Huế chịu tác động rất mạnh của phương ngữ Nam. Vua Gia Long, người sáng lập ra nhà Nguyễn, đã sống ở miền Nam suốt cả cuộc đời lưu lạc của mình; vả lại, “từ đời Minh Mạng trở xuống, các bà vợ vua phần lớn là người Nam, vì các công thần hầu hết là người Nam cho nên đã dâng con lên cho vua” (7) và chính vua “Minh Mạng sinh trưởng ở miền Nam, cho rằng giọng nam nhẹ nhàng dễ nghe, cho nên vua bắt ai nấy phải nói giọng lơ lớ nửa Nam nửa Huế”(8) vì thế “trong Đại Nội không được nói hoàn toàn theo giọng Huế mà phải nói giọng Phường Đúc [?], nghĩa là nửa giọng Huế nửa giọng Nam”(9). Quan điểm xem trọng giọng nam – mà thời ấy thổ ngữ Quảng Nam là tiêu biểu - được ghi hẳn trong văn bản của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong Đại Nam Nhất thống Chí, ở mục Phong tục, các tác giả xác nhận: “Còn tiếng nói bình dị rõ ràng, so với các tỉnh thì ở đây vừa thích trung, tuy ở Kinh sư cũng lấy tiếng Quảng Nam làm chính” [Chí như ngữ âm binh lượng, thị chư tỉnh vi thích trung, tuy Kinh sư dĩ diệc Quảng Nam âm vi chính](10).
Quan điểm và cách nói năng của tầng lớp quý tộc triều Nguyễn chắc chắn đã ảnh hưởng đến tiếng nói chung của quần chúng nhân dân xứ Huế, từ đó đã đem một số yếu tố của phương ngữ Nam vào hẳn trong nội bộ tiếng Huế; và tôi dám ngờ rằng sự xuất hiện thanh hỏi trong tiếng Huế chính là do tác động chung đó của phương ngữ Nam.
Nhân tiện, xin ghi nhận thêm rằng cho đến ngày nay, tiếng huế vẫn còn thường xuyên chịu sự va chạm của phương ngữ Nam. Theo Hoàng Thị Châu, “học sinh cấp I hay nhại giọng miền Nam để nói trong giờ ra chơi là một trò chơi khá phổ biến ở Huế hiện nay”(11)
4. Kết luận
Nhưng, một điều đáng nói là, đến lượt mình, tiếng Huế trong mấy thập niên qua đã mở rộng ảnh hưởng của mình cả về 2 phía Bắc và Nam. Về phía Nam, do tác dụng rất lớn của tiếng Huế mà hình thành nên tiếng Đà Nẵng hiện nay, một thổ ngữ mặc dù về căn bản vẫn là giọng Quảng, nhưng đã khác rất xa so với các thổ ngữ khác của Quảng Nam. Hiện tượng tiến hoá đó là tích cực, bởi vì so với các thổ ngữ khác của Quảng Nam, tiếng Đà Nẵng đã tiến một bước rất dài hướng về tiếng Việt tiêu chuẩn. Về phía Bắc, tiếng Huế đã tác động mạnh đến tiếng Quảng Trị ngày nay: điều này thể hiện rõ trong lời ăn tiếng nói của tầng lớp thanh niên tại thị xã Quảng Trị và Đông Hà; chắc chắn trong tương lai, ảnh hưởng đó cũng sẽ có tác dụng tích cực như ở Đà Nẵng.
Điều đó có thể xảy ra được một phần là vì bản thân tiếng Huế cũng tự vận động để hướng về tiếng chuẩn, những yếu tố đặc dị về ngữ âm cũng như từ vựng đã và đang được dần dần loại bỏ. Một trong những mục đích của bài này nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển đó: nó phân tích cho người Huế thấy rõ đặc điểm ngữ âm trong giọng nói của mình để dễ tìm cách khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, từng bước hoàn thiện tiếng Huế và từ đó tạo thêm uy thế cho tiếng Huế trong vai trò kích thích các thổ ngữ trong phương ngữ Trung cùng tiến lên hoà nhập vào tiếng Việt tiêu chuẩn.
Điều đó có thể xảy ra được một phần là vì bản thân tiếng Huế cũng tự vận động để hướng về tiếng chuẩn, những yếu tố đặc dị về ngữ âm cũng như từ vựng đã và đang được dần dần loại bỏ. Một trong những mục đích của bài này nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển đó: nó phân tích cho người Huế thấy rõ đặc điểm ngữ âm trong giọng nói của mình để dễ tìm cách khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, từng bước hoàn thiện tiếng Huế và từ đó tạo thêm uy thế cho tiếng Huế trong vai trò kích thích các thổ ngữ trong phương ngữ Trung cùng tiến lên hoà nhập vào tiếng Việt tiêu chuẩn.
URL Nguồn: http://my.opera.com/dovanchien/blog/?id=7556001
dung bai minh can, thank
Trả lờiXóamình là người Huế, có đôi lúc mình nghĩ nếu dần nhập vào tiếng Việt siêu chuẩn thì đã mất đi cái chất riêng của Huế, có khác lạ, có sự phân biệt rõ ràng như vậy mới biết được đất nước ta cũng có những vùng đất riêng, thiêng liêng cần gìn giữ. Dù như vậy, nhưng mình cũng cảm ơn bài báo đã chỉ ra đầy đủ những ngữ âm, âm tiết. Bài báo này sẽ dành cho những ai chuyên nghiên cứu về Huế có thêm tài liệu để tham khảo, rất mong các bạn đến Huế
Trả lờiXóa