Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Xuân Mậu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Xuân Mậu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Có nên phân biệt đối xử với từ Hán Việt?

Tác-giả: Lê-Xuân-Mậu
(Tạp chí Văn, 2002)

Cần coi là từ Việt

Trong sự giao lưu giữa các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ khác nhau, việc mượn từ ngữ của nhau là việc hết sức bình thường. Vấn đề là mượn như thế nào để có thể bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình. Trong tiếng Việt, người ta đã chỉ ra khá nhiều từ mượn từ gốc Thái, Khmer... mà ta vẫn coi là thuần Việt. Với người bình thường, khó mà nhận ra gốc Pháp của các từ cốc, tách, xăm, lốp... Vì vậy gọi từ Hán Việt để phân biệt từ thuần Việt cũng chỉ nên coi là một "thủ pháp" trong học tập nghiên cứu. Chẳng nên quá "phân biệt đối xử" khi coi từ Hán Việt như nguyên nhân làm tiếng Việt giảm đi sự thuần nhất và trong sáng của nó.

Ta đã có khá nhiều giải pháp hay khi mượn từ Hán Việt và khối từ này đã ngày càng Việt hóa cao. Cố nhiên ta phải phấn đấu cho tiếng Việt ngày càng phong phú, hay và đẹp hơn. Muốn thế, các nhà văn hóa, những người sử dụng ngôn ngữ nhiều phải góp phần sàng lọc các yếu tố tiêu cực trong các lớp từ, kể cả lớp từ mượn Hán Việt, mượn "quốc tế" hiện nay lẫn lớp từ được coi là thuần Việt. Bởi vì lớp từ nào cũng có những yếu tố tiêu cực cần sàng lọc cả.

Những yếu tố Hán Việt "tiêu cực"