Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Giọng miền nào chuẩn nhất?

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải 

2016-12-04

Chúng ta đều biết rằng, giọng nói 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có sự sai lệch so với giọng chuẩn Quốc gia Việt Nam, kể cả giọng Hà Nội. Giọng Hà Nội chưa bao giờ được quy định là giọng chuẩn của Việt Nam [8]. Câu hỏi đặt ra là giọng miền nào gần với giọng chuẩn nhất? Câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem khái niệm tiếng Việt chuẩn là gì?

Tiếng Việt chuẩn, hay giọng chuẩn quốc gia Việt Nam là giọng phát âm theo luật chính tả quy định. Mỗi phụ âm đầu, cuối, mỗi vần, mỗi tiếng có thanh điệu khác nhau phải được phát âm khác nhau. Nếu 2 tiếng viết khác nhau mà đọc giống nhau thì tiếng Việt sẽ mất đi một tiếng, như vậy là tiếng Việt sẽ bị nghèo đi, không còn sự phong phú nữa.

Sai lệch trong giọng Bắc:
Giọng Bắc trong bài này lấy đại diện là giọng Hà Nội. Ví dụ giọng nói của một người Hà Nội gốc là Nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, phát thanh viên Đài truyền hình Việt Nam. [Xem clip phỏng vấn]
Một số sai lệch trong giọng Hà Nội:
- mất các phụ âm đầu S, TR, R (S --> X, TR --> CH, R --> GI/D)
- phát âm sai vần "ưu" --> "iu" (vd: thành tựu --> thành tịu, nghiên cứu --> nghiên kíu)
- phát âm sai vần "ươu" --> "iêu" (vd: rượu --> diệu, con hươu --> con hiêu)
Giọng Bắc trong bài này không tính sai các vần khác ở một số tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ hay Ninh Bình như vần "e" --> "ie" (mẹ ---> miẹ), "em" --"iem", "o" --> "oa" (vd: có ---> cóa),...Một số nơi còn bị mất phụ âm L, có nơi bị mất phụ âm N, hoặc lẫn lộn L/N như Thái Bình, Hưng Yên cũng không tính đến trong bài này.

Sai lệch trong giọng Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị)
Giọng miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) phát âm chuẩn các phụ âm đầu và phần lớn các vần, nhưng lại không có dấu ngã (mọi từ dấu ngã đều bị phát âm thành dấu hỏi).

Giọng Nam Quảng Trị, Huế trở vào phía trong Nam không phân biệt được phụ âm cuối C/T, N/NG (con --> coong, ăn --> ăng, mứt --> mức,...,) và nhiều vần bị biến đổi (oi ---> oai, anh --> ân/ăn,...).

Sai lệch trong giọng Nam:

- Không có dấu ngã (ngã --> hỏi)
- Vần bị biến đổi (an --> ang,...)
- Mất phụ âm cuối: t --> c (vd, mứt --> mức)
- Các phụ âm đầu bị phát âm lệch: v --> d (vd: về --> dề), q ---> g (ví dụ qua --> goa), p --> b (ví dụ: đèn pin --> đèn bin), h --> g (hoa --> goa)

Vậy trong ba giọng Bắc, Trung, Nam thì giọng nào gần với giọng chuẩn quốc gia nhất?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải đếm số tiếng/số từ bị sai trong mỗi giọng nói mỗi miền và so sánh, xác định xem miền nào có số tiếng/số từ bị phát âm sai ít nhất, thì giọng nói đó gần với giọng chuẩn quốc gia nhất.

Xác định số âm tiết/tiếng trong tiếng Việt

Xác định số vần trong tiếng Việt
Các vần có a đứng đầu: a, ac, ach, ai, am, an, ang, anh, ao, ap, at, au, ay (13 vần)
Các vần có ă đứng đầu: ăc, ăm, ăn, ăng, ăp, ăt (6 vần)
Các vần có â đứng đầu: âc, âm, ân, âng, âp, ât, âu, ây (8 vần)
Các vần có e đứng đầu: e, ec, em, en, eng, eo, ep, et (8 vần)
Các vần có ê đứng đầu: ê, êc, êch, êm, ên, ênh, êp, êt, êu (9 vần)
Các vần có i đứng đầu: i, ia, ich, iêc, iêm, iên, iêng, iêp, iêt, iêu, im, in, inh, ip, it, iu (16 vần)
Các vần có y đứng đầu: y, yêm, yên, yêng, yêt, yêu (không tính vì phát âm giống i, iêm, iên, iêng, iêt, iêu tương ứng)
Các vần có o đứng đầu: o, oa, oac, oach, oai, oam, oan, oang, oanh, oao, oap, oat, oay, oăc, oăm, oăn, oăng, oăt, oc, oe, oec, oem, oen, oeng, oeo, oet, oi, om, on, ong, ooc, oong, op, ot (34 vần)
Các vần có ô đứng đầu: ô, ôc, ôi, ôm, ôn, ông, ôôc, ôông, ôp, ôt (10 vần)
Các vần có ơ đứng đầu: ơ, ơc, ơi, ơm, ơn, ơng, ơp, ơt (8 vần)
Các vần có u đứng đầu: u, ua, uâc, uân, uât, uây, uc, uê, uên, uênh, uêt, ui, um, un, ung, uơ, uôc, uôi, uôn, uông, uôt, up, ut, uy, uya, uych, uyên, uyêt, uyn, uynh, uyp, uyt, uyu (33 vần)
Các vần có ư đứng đầu: ư, ưa, ưc, ưi, ưm, ưn, ưng, ươc, ươi, ươm, ươn, ương, ươp, ươt, ươu, ưt, ưu (17 vần).

Như vậy có tổng cộng: 13 + 6 + 8 + 8 + 9 + 16 + 34 + 10 + 8 + 33 + 17 = 162 (vần)
(Ghi chú: vần uâc, ví dụ: quốc phát âm là kuâc.
Vần êc là vần đọc lệch của vần êt của phương ngữ nam bộ và Huế trở vào. ếc là con ếch theo cách gọi của người Quảng Bình).

Các vần có phụ âm tận cùng là c, ch, p, t chỉ có thể có thanh sắc hoặc thanh nặng, không thể đi với 4 thanh ngang, huyền, hỏi, ngã. (ví dụ vần ac chỉ có thể ác, ạc, không có ac, àc, ảc, ãc). Đó là các vần:
ac, ach, ap, at,
ăc, ăp, ăt
âc, âp, ât
ec, ep, et
êc, êch, êp, êt
ich, iêc, iêp, iêt, ip, it,
oac, oach, oap, oat, oăc, oăt, oc, oec,  oet, ooc, op, ot
ơc, ơp, ơt
uâc, uât, uc, uêt, uôc, uôt, up, ut, uych, uyêt, uyp, uyt,
ưc, ươc, ươp, ươt, ưt (55 vần).

Như vậy trong 162 vần tiếng Việt, có 55 vần chỉ có 2 thanh (sắc/nặng), còn lại 162-55 = 107 vần có thể đi kèm với 6 thanh.
Như vậy tổng số vần kèm thanh điệu tổng cộng là: 55*2 + 107*6 = 752 vần khác nhau.

Mỗi tiếng được tạo thành bằng cách ghép một phụ âm đầu với một vần ở trên. Tiếng đặc biệt là tiếng không có phụ âm đầu, ví dụ tiếng an, ớt.

Phụ âm đầu
Theo cách viết, tiếng Việt có 27 phụ âm đầu: b, c, d, đ, g, gh, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, ch, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr.
Chúng ta cùng xác định xem tiếng Việt thực sự có bao nhiêu phụ âm đầu phát âm khác nhau.
Các phụ âm g, gh khi đứng đầu thì đều phát âm giống nhau là /g/.
Các phụ âm ng, ngh khi đứng đầu thì đều phát âm giống nhau là /ŋ/.
Các phụ âm c, k, q khi đứng đầu thì đều phát âm giống nhau là /k/ (thực vậy quang phát âm là /kuang/, con phát âm là /kon/)
Lưu ý:
dgi phát âm khác nhau, d phát âm là /j/ (j như trong từ just hoặc you tiếng Anh), còn gi phát âm là /z/ (z  như trong từ zoo tiếng Anh). Xem thêm
p b phát âm khác nhau, p phát âm IPA là /p/, còn b phát âm IPA là /ɓ/

Thứ tự
Phụ âm đầu
1
B
/ɓ/
2
C/K/Q
/k/
3
D
/j/
4
Đ
/ɗ/
5
G/GH
/ɣ/
6
H
/h/
7
L
/l/
8
M
/m/
9
N
/n/
10
P
/p/
11
R
/r/
12
S
/ʂ/
13
T
/t/
14
V
/v/
15
X
/s/
16
CH
17
GI
/z/
18
KH
//
19
NG/NGH
/ŋ/
20
NH
/ɲ/
21
PH
//
22
TH
//
23
TR


Như vậy, tiếng Việt có tất cả 23 phụ âm đầu phát âm khác nhau.

Như vậy tiếng Việt có tổng cộng 23*752 + 752 = 18048 tiếng (hay còn gọi là âm tiết) khác nhau, trong đó 752 tiếng không có phụ âm đầu.
Chúng ta làm phép so sánh, tiếng Trung Quốc chỉ có 1200 tiếng khác nhau, tiếng Nhật chỉ có 120 tiếng khác nhau [xem 1], như vậy tiếng Việt cực kì phong phú. Người Việt có thể phát âm rất nhiều âm khác nhau nên có thể học các ngoại ngữ khác dễ dàng. Tiếng Việt phong phú hơn tiếng Trung 15 lần (=18,048/1200) và phong phú hơn tiếng Nhật 150 lần (= 18,048/120). (Tất nhiên so sánh này chỉ có ý nghĩa về số lượng, còn về chất thì có phần khập khiễng, vì có tiếng họ nói được, còn ta thì không, và ngược lại)

Trong số đó có bao nhiêu âm tiết/tiếng đã tạo thành từ có nghĩa?
Ví dụ tiếng Việt có các tiếng: ban, bàn, bán, bản, bãn, bạn.
thì tiếng bãn chưa có nghĩa, còn 5 tiếng kia đều đã được gán nghĩa. Tiếng bãn là "của để dành" cho con cháu tương lai bổ sung nghĩa để có từ mới.

Đếm số tiếng bị phát âm sai trong giọng Bắc
Người miền Bắc không phát âm được 3 phụ âm tr, r, s (phát âm lệch thành ch, d, x tương ứngtức làm mất 3 phụ âm tiếng Việt.
Người miền Bắc làm mất 5 vần ưu, ươu, ôôc, ôông, êc (ưu, ươu phát âm lệch thành iu, iêu như trong các từ thành tựu --> thành tịu, nghiên cứu --> nghiên cíu, con hươu --> con hiêu, rượu --> diệu). Tiếng Bắc không có các vần ôôc, ôông, êc. Trong đó hai vần ôôc, êc chỉ ghép được với 2 thanh sắc hoặc nặng.
(Xem kết quả ở trên, trong 162 vần tiếng Việt, có 55 vần chỉ có 2 thanh (sắc/nặng) và 107 vần có thể đi kèm với 6 thanh)
Như vậy giọng bắc chỉ còn 157 vần, trong đó 53 vần chỉ có hai thanh sắc hoặc nặng và 104 vần có thể đi kèm với 6 thanh, nên tổng số vần kèm thanh điệu tổng cộng còn lại là: 53*2 + 104*6 = 730 vần khác nhau.
Tổng số phụ âm mà người Bắc phát âm khác nhau là 23-3 = 20 (mất 3 phụ âm).
Tổng số tiếng có thanh điệu mà người miền Bắc có thể phát âm là 20*730 +730 = 15330 tiếng/âm tiết.  (trong đó 730 tiếng không có phụ âm đầu)
Như vậy tổng số tiếng mà người miền Bắc làm mất đi là 18048-15330 = 2718 tiếng.
Nếu không phát âm được L (phát âm chệch thành N) thì sẽ mất 4 phụ âm, còn lại 19 phụ âm đầu, và tổng cộng sẽ bị mất
18048 - (19 *730 +730) = 3448 tiếng.

Đếm số tiếng bị phát âm sai trong giọng Trung
Như kết quả ở trên, trong 162 vần tiếng Việt, có 55 vần chỉ có 2 thanh (sắc/nặng), còn lại 162-55 = 107 vần có thể đi kèm với 6 thanh.
Người miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) làm mất thanh ngã, như vậy chỉ còn có 5 thanh là ngang, sắc, huyền, hỏi, nặng.
Tổng số vần có thanh điệu người miền Trung có thể phát âm là 55*2 + 107*5 = 645 vần.
Người miền Trung có thể phát âm đầy đủ 23 phụ âm đầu khác nhau trong tiếng Việt.
Nên tổng số tiếng có thanh điệu kể cả tiếng không có phụ âm đầu mà người miền Trung có thể phát âm là 23*645 + 645 = 15480 tiếng.
Như vậy tổng số tiếng mà người miền Trung làm mất đi là 18048-15480 = 2568 tiếng  <2718 tiếng mà người Bắc làm mất.

Đếm số tiếng bị phát âm sai trong giọng Nam
Từ Huế trở vào, giọng ngoài làm mất dấu ngã, còn làm mất nhiều vần. Nên tổng số tiếng bị mất chắc chắn nhiều hơn giọng Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị).
Các vần bị mất:
an, anh, ach, at, au, ay, 
ăn, ăt
ân, ât
en, et,
ên, êt
ich, iên, iêt, in, inh, it,
oan, oat, oăn, oăt, oen, oet, on, ot
ôn, ôt
ơn, ơt
uân, uât, uên, uêt, un, uôn, uôt, ut, uyên, uyêt, uyn, uynh, uyt,
ươn, ươt, ưt
(Tổng cộng bị mất 48 vần,  trong đó 23 vần (ach, at, ăt, ât, et, êt, ich, iêt, it, oat, oăt, oet, ot, ôt, ơt, uât, uêt, uôt, ut, uyêt, uyt, ươt, ưt) chỉ có thể có thanh sắc hoặc thanh nặng, 25 vần còn lại có thể có 6 thanh)

Vần gốc Giọng Nam Ví dụ Giọng Nam Giọng Huế
an ang bàn bạc bàng bạc bàng bạc
anh ân/ăn anh ơi ân ơi ân ơi
ach ăt khách khăt khắt
at ac hạt hạc hạc
au ao Cà Mau Cà Mao Cà Mau
ay ai mưa bay mưa bai mưa bay
ăn ăng ăn mặc ăng mặc ăng mặc
ăt ăc giặt quần áo giặc guầng áo giặc quầng áo
ân âng tân tiến tâng tiếng tâng tiếng
ât âc mất việc mấc ziệc mấc việc
en eng màu đen mào đeng màu đeng
et ec bánh tét bấn téc bấn téc
ên ơn con nhện coong nhợn coong nhệng
êt ơt dệt lụa dợt lụa dệc lụa
iên iêng cô tiên cô tiêng cô tiêng
iêt iêc chữ viết, biết chử diếc, biếc chử viếc, biếc
in ưn xin xưn xưn
inh ưn Hồ Chí Minh Hồ Chí Mưn Hồ Chí Mưn
ich ưt thích thứt thứt
it ưt cây mít cây mứt cây mít
oan oang giàn khoan giàng khoang giàng khoang
oat oac quạt goạc quạc
oăn oăng tóc xoăn tóc xoăng tóc xoăng
oăt oăc bước ngoặt bước ngoặc bước ngoặc
oen oeng xoèn xoẹt xoèng xoẹc xoèng xoẹc
oet oec lòe loẹt lòe loẹc lòe loẹc
on ong con coong coong
ot oc lọt loọc loọc
ôn ôông dồn dôồng dôồng
ôt ôôc tốt, một tôốc, môộc tôốc, môộc
ơn ơng làm ơn làm ơng làm ơng
ơt ơc quả ớt gỏa ớc quả ớc
uân uâng mùa xuân mùa xuâng mùa xuâng
uât uâc quần quật guầng guậc quầng quậc
uên uơn quên guơn quên
uêt uơt quết trầu guơt trầu quếc trầu
un ung lùn lùng lùng
uôn uông muốn muống muống
uôt uôc suốt suôc suốc
ut uc tụt tụuc tụuc
uyên uyêng duyên duyêng duyêng
uyêt uyêc quyết tâm guyêc tâm quyếc tâm
uyn uưn màn tuyn màn tuưn màn tuưn
uynh uưn phụ huynh phụ huưn phụ huưn
uyt uưt quỵt guựt quỵt
ươn ương sườn sường sường
ươt ươc bị ướt bị ươc bị ước
ưt ưc bứt  bức bức

Các vần tạo thành sau khi phát âm lệch các vần ân, uêt, uyên, uyêt, uyn, uynh, uyt tương ứng là uâng, uêc, uyêng, uyêc, uưn, uưn, uưt không có trong tiếng Việt chuẩn. Trong 6 vần mới này, có 3 vần uâng , uyênguưn là có thể đi với 6 thanh, còn ba vần kia chỉ có thể có 2 thanh sắc hoặc nặng. Chúng ta có thể coi đây là 6 vần mới mà giọng miền Nam bổ sung vào tiếng Việt, nên 48 vần mất đi được tính bù thêm 6 vần mới. Vậy tổng số vần mà người miền Nam làm mất là 42 vần (20 vần có hai thanh sắc nặng và 22 vần có 6 thanh).

Trong 162 vần tiếng Việt, có 55 vần chỉ có 2 thanh (sắc/nặng), còn lại 107 vần có thể đi kèm với 6 thanh. Nhưng trong giọng miền Nam chỉ còn 35 (=55-20) vần chỉ có thanh sắc hoặc nặng và 85 (=107-22) vần chỉ có thể có 5 thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, nặng (không có thanh ngã).
Tổng số vần (có thanh điệu) khác nhau mà người miền Nam có thể phát âm là: 35*2 + 85*5 = 495 vần.

Người miền Nam còn làm mất 4 phụ âm sau v, q, p, h (bị phát âm chệch thành các phụ âm tương ứng là d, g, b, g)
ví dụ: về --> dề, qua --> gua, đèn pin --> đèn bin, hoa quả --> goa gỏa
nên số phụ âm đầu khác nhau trong tiếng Việt mà người miền nam có thể phát âm còn lại là 19 (=23-4) phụ âm.

Nên tổng số tiếng có thanh điệu kể cả các tiếng không có phụ âm đầu trong tiếng Việt mà người miền Nam có thể phát âm là 19*495 + 495 = 9900 tiếng.
Như vậy tổng số tiếng mà người miền Nam làm mất đi là 18048-9900 = 8148 tiếng .
Tỉ lệ làm mất = 8148/18048 = 45 %

Người miền Nam đã đánh mất 45% số tiếng trong tiếng Việt. Một con số khổng lồ phải không các bạn?

Một số tỉnh miền Tây như Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang còn làm mất phụ âm đầu R (bị phát âm thành phụ âm G, ví dụ: cá rô --> cá gô, cái rổ --> cái gổ) nên số phụ âm khác nhau mà người dân các tỉnh đó có thể phát âm là 18, tổng số tiếng có thể phát âm là 18*495 + 495 = 9405 tiếng. Số tiếng bị mất đi là 18048-9405  = 8643 tiếng chiếm tỉ lệ 8643/18048 = 48% số tiếng trong tiếng Việt chuẩn.

Một số tỉnh làm mất phụ âm Tr (ví dụ người dân Bến Tre phát âm Tr thành T, "Bến Tre" --> "Bến Te", hay người Tây Ninh, Tiền Giang phát âm Tr thành Ch) số phụ âm khác nhau mà người dân các tỉnh đó có thể phát âm là 17, tổng số tiếng có thể phát âm là 17*495 + 495 = 8910 tiếng. Số tiếng bị mất đi là 18048-8910  = 9138 tiếng chiếm tỉ lệ 9138/18048 = 51% số tiếng trong tiếng Việt chuẩn.

Kết luận
Giọng miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) là gần với giọng chuẩn tiếng Việt quốc gia Việt Nam nhất vì làm mất ít tiếng/âm tiết nhất như đã chứng minh ở trên. 
Giọng phát âm sai chuẩn ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ làm mất hơn 50% số tiếng có trong tiếng Việt chuẩn.

Chúng ta cần phát âm thật chuẩn tiếng Việt để giữ cho tiếng Việt không bị mất mát, mãi mãi giàu đẹp các bạn nhé.

Trong khuôn viên các trường đại học Mỹ: dù sinh viên là người miền nào đi nữa thì khi phát ngôn chính thức họ cũng phát âm đúng theo phiên âm trong tự điển." [Source: Hồng Đức, "Đánh vần", California, USA, 2007.]

Một bài viết trên báo Tuổi trẻ [tham khảo số 6] cho rằng giọng Vinh ở Nghệ An là giọng chuẩn nhất trong các phương ngữ tiếng Việt.

Vần đề là thanh nặng của giọng miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) rất khác với thanh nặng của giọng miền Bắc. Thanh nặng của miền Trung nghe nặng hơn. Vì thế nên thanh hỏi của giọng miền Trung nghe lại rất gần giống với thanh nặng của giọng miền Bắc, làm nhiều người miền Bắc nghe nhầm dấu hỏi của giọng miền Trung thành dấu nặng. Thực ra trong giọng miền Trung, hai thanh hỏi và nặng hoàn toàn khác nhau. Các bạn có thể ghi âm và dùng chương trình phân tích tần số sẽ thấy khác biệt rõ rệt.
Câu hỏi đặt ra là thanh nặng của miền nào mới là chuẩn?
--------
Một số lỗi phát âm thú vị:

Lỗi R --> D: Giọng Hà Nội
"Tôi thích ăn món rán!" --> "Tôi thích ăn món dán"
"Hòn Rái là một đảo thuộc tỉnh Kiên Giang." --> "Hòn Dái là một đảo thuộc tỉnh Kiên Giang."
Lỗi L/N:
*"Hà Nội" ---> "Hà Lội"
*"Lần đầu tiên ra Hà Nội chồng nhận xét : em ạ ở đây bán rất nhiều hàng từ nước Lào chứ không chỉ riêng dép, ai mua khoai lào... ai mua cốm lào...ai mua kẹo lào..bánh giò lào....tào phớ lào.... đi đến mấy hàng ăn thì chào mời vào ăn cơm lào các bác...có bún mắm lào.....phở đặc sản lào....."
*"cá lóc" --> "cá nóc" (cá lóc hay còn gọi là cá quả, cá chuối, cà tràu là một loài cá nước ngọt thịt rất ngon, trong khi cá nóc là một loài cá biển cực độc có thể gây chết người)

Lỗi TR-> CH: 
Báo Lao động: Phát mệt với phát thanh viên nói sai
"Đã đến giờ ăn cơm trưa"  ---> "Đã đến giờ ăn cơm chưa?"

Lỗi sai vần: Giọng Quảng Nam
"Cái lốp xe đạp" --> "Cái láp xe độp"
237817 = "hai ba bữa tắm một bữa" (hưa ba bẻ tém một bẻ)
"Con lấy cái 'bô' đi mua gạo về nấu cơm" (cái bao --> cái bô)
"Cầu Ngang ở đâu?" --> "Cầy ngon ở đâu?"
Giọng Đà Nẵng: Trè đé đây, trè đé đây! Uống trè đé cho nó đẽ! (Trà đá đây, trà đá đây! Uống trà đá cho nó đã!)
(Sẽ được cập nhật tiếp)



Tham·khảo
2. Wikipedia tiếng Việt, Chữ quốc ngữ
3. Hoàng Phê, Chữ viết tiếng Việt: Đặc điểm và một vài vấn đề, URL
4. Luật hỏi ngã, url
6. Báo Tuổi trẻ, Có một giọng Trung chuẩn hơn Hà Nội, Huế, Sài Gòn?, 01/11/2015 18:00 GMT+7
Giọng tiếng Việt chuẩn của nghệ sĩ ưu tú Hà Phương (giọng nam), Phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam
Nắng gió quê người, truyện ngắn của Cao Duy Sơn, giọng đọc Hà Phương  

Giọng tiếng Việt chuẩn của Phát thanh viên Phan Khải Hoàn (giọng nữ) Đài HTV TPHCM



Giọng miền Nam


Giọng Vinh, Nghệ An


Dữ liệu giọng nói tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam

8 nhận xét:

  1. 13/5/17 lúc 10:33 #110
    5banhxe
    5banhxe
    Xe tăng

    Biển số:OF-18522
    Ngày cấp bằng:11/7/08
    Nơi ở:Hanoi
    Số km:1,564
    Động cơ OF:61 mã lực
    bimbim5656 nói: ↑
    Địa phương nào cũng ngọng, ngọng từ hay ngọng âm. Nhưng người HN thì ngọng ít nhất nên được lấy làm giọng chuẩn.
    Người Hà Nội (ý là những người sinh ra lớn lên quanh khu phố cổ, trong đó có nhà cháu) là vô ý thức nhất về ngôn ngữ. Lý do là họ thừa sức nói, nghe rõ và phân biệt được các âm tiết họ nói ngọng nhưng cố tình không sửa. Trong khi đó phần lớn các địa phương khác khi ngọng họ cũng không phân biệt được "chuẩn" thì thế nào, và viết cũng nhầm.

    Có thể thấy, dù nói sai tr/ch, s/x, r/d... (dân phố cổ không nhầm L/N như bên ngoại thành kiểu như Đông Anh đâu các cụ nhé) nhưng người HN hoàn toàn có thể nói đúng được, và nghe rõ, và viết đúng. Thậm chí khi nói chuyện, ai đó nói đúng còn bị cười. Nếu ai đó ở HN nói là họ "ăn rồi" với âm R thật rõ ràng rành rọt, hẳn những người khác sẽ nghĩ người nói đang đùa. Cố tình phát âm đúng s/x, tr/ch với người HN, họ sẽ tủm tỉm cười hỏi bạn làm phát thanh viên đài tiếng nói VN à?

    Nếu có một giọng chuẩn, đó phải là sự kết hợp của cả Bắc, Trung và Nam. Giọng đó sẽ có khẩu âm vùng Bắc Bộ nhưng phụ âm đầu lấy của người miền Trung, giọng điệu của miền Nam. Người miền Nam, đặc biệt vùng Sài Gòn Gia Định cũ, tuy phát âm sai nhiều nhất nhưng phong cách nói lại dịu dàng tiết chế, khi nói chuyện thường thể hiện rõ biểu cảm, ngữ điệu trong câu nói nhưng ở mức nhẹ nhàng - giống phong cách phương Tây (khác với Bắc và Trung, tuy ít thể hiện biểu cảm nhưng lúc thể hiện lại hơi thái quá). Xưa kia có bác Thanh Hùng ở đài THVN, một số bác ở đài TNVN là thành công sự kết hợp này, khi vẫn nói giọng Hà Nội nhưng lại duy trì được cách phát âm đúng chính tả (tr/ch, s/x, r/d/gi...) và biểu cảm kiểu miền Nam. https://www.otofun.net/threads/giong-nao-moi-la-giong-chuan-cua-nguoi-viet.1199592/page-6

    Trả lờiXóa
  2. Hi tác giả, just phiên âm là /dʒʌst/, you phiên âm là /ju:/, nên d phát âm chuẩn là /j/ chỉ giống với "you" thôi nhé

    Trả lờiXóa
  3. Chào tác giả, ở miền Nam q vẫn đọc là q nhưng khác q của miền Bắc. Q ở miền Bắc đọc như c còn ở miền Nam đọc là w chứ không phải g. Chữ h cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Miền Nam ko làm mất chữ "h" nhé. Nó chỉ xuất hiện khi "h" đi kèm với vần có phụ âm "u", "o" thì phần "hu", "ho" sẽ đọc thành q (w). Vd như hoàng -> quàng,... Còn ngoài trường hợp này thì vẫn nói đc chữ "h" bình thường

    Trả lờiXóa
  5. Giọng Hà Nội ko làm mất đi tiếng Việt nhé, chẳng qua họ có thói quen khi nói ko phát âm rõ ra thôi, còn nếu muốn vấn phát âm ra được bình thường, còn các nơi khác có muốn phát âm cũng còn phải học nhiều, có người còn ko thể phát âm được đúng í

    Trả lờiXóa
  6. Theo mình thấy, miền Trung phát âm không chỉ sai lệch mỗi "dấu ngã" như bạn đã đánh giá
    - Dấu sắc (‘) sẽ chuyển thành dấu hỏi (?)
    - Dấu hỏi (?) và dấu ngã (~) chuyển thành dấu nặng (.)
    - Dấu nặng (.) chuyển thành dấu huyền (\)
    Và đó là giọng Huế, chưa kể các tỉnh miền Trung lân cận thì còn sai lệch về các nguyên âm nữa
    Không biết bạn có đang đánh giá trên phương diện cá nhân hay không nhỉ?

    Trả lờiXóa