Thông báo: Từ vựng tiếng Hàn thường gặp nhất từ 301 trở đi có tính phí. Vui lòng xem hướng dẫn bên góc phải. Notice: 6000 most common Korean words with sample sentences and explanations from 301 are not free. Please contact us at nguyentienhai@gmail.com for more details. Website for learning Korean language effectively in shortest time, fast learning Korean, 6000 most common Korean words, basic Korean words with sample sentences,
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
Chữ vuông và chữ Quốc ngữ: Cái mất và cái được
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012
Chuyện viết tiếng Việt: Đừng vội vàng quá (Trao đổi với tác giả Hoàng Hồng Minh)
(Nhà-xuất-bản Giáo-dục Việt-Nam)
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Chuyện viết tiếng Việt
Tác-giả: Hoàng Hồng-Minh
Một câu hỏi đang được đặt ra là "có cần thêm một số chữ cái latinh vào bộ chữ tiếng Việt, ví dụ như F, J, W, Z? ". Nguyên tắc chung, nếu nhu cầu là rõ ràng, thì sự đáp ứng là cần thiết. Còn sử dụng cụ thể như thế nào những chữ cái thêm vào này là công việc tiếp theo.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
Về Nguồn
Khảo-sát dấu ngang-nối trong Việt-ngữ ABC
Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân;
bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn, thất ngôn’
(Người nào mình đáng nói chuyện với người-ta mà không nói, là mất người; người nào mình không đáng nói chuyện với người ta mà nói, là mất lời. Khổng Tử, Luận Ngữ: Vệ Linh Công)
Câu-hỏi: Sự quan-trọng của dấu ngang-nối trong tiếng Việt/chữ Việt abc?
Trả-lời: Dấu ngang-nối là ký-hiệu ngôn-ngữ duy-nhất trong Việt-ngữ abc, từ sau ngày phát-minh (gần 400 năm), người họcViệt-ngữ (hơn 80 triệu) chỉ biết được phần hình-thức (= ngang ngắn giữa hai hay nhiều chữ) nhưng không-thể hiểu rõ-ràng được nội-dung của nó (= xác-định ngữ-âm [= ngữ-căn, ý-nghĩa] và ngữ-pháp [= văn-phạm] Hán-Tạng khác nghĩa với Nam-Á).
Hơn 99.99% người Việt không dốt tiếng Việt/chữ Việt abc (= biết nói, đọc, viết), họ mù (= không hiểu đúng ý-nghĩa) chữ Việt abc; chỉ có gần 0.01% kẻ hiểu tiếng Việt/Việt-ngữ abc.
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
Tóm-tắt một dự-thảo phương-án cải-tiến chữ quốc-ngữ bước-đầu
Tác-giả: Tiểu-ban Ngôn-ngữ - Viện Văn-học
Trình bày trong Hội nghị Cải tiến chữ Quốc Ngữ, được tổ chức tại Hà Nội, năm 1960.
(Trích sách "Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ", Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177, 178, 184, 185, 189, 190, 191, 192)
"(…) Tóm lại tất cả những phần trên, trong bước đầu hiện nay hiện nay, chúng tôi đề nghị những cải tiến cụ thể sau đây:
1) Dùng d viết phụ âm [d], thay cho đ ; z viết phụ âm [z] thay cho d và gi ; f viết phụ âm [f] thay cho ph.
2) Thống nhất chỉ dùng g để viết phụ âm [g], bỏ gh ; chỉ dùng ng để viết phụ âm [ŋ], bỏ ngh ; chỉ dùng c để viết phụ âm [k], bỏ k và q.
3) Nhất luật viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y] bằng i trong mọi trường hợp, bỏ y: viết i học, iêu thương, iết kiến, kì lạ, mĩ thuật ; ay sẽ viết là ăi, ây sẽ viết âi.
4) Thêm w để viết bán nguyên âm [w-] khi là tiền âm trước [i]: uy, uya, uynh, uyên … sẽ viết wi, wia, winh, wiên. Cải tiến này chuẩn bị để bước sau sẽ thông nhất viết tiền âm [w-] bằng w trong mọi trường hợp. (Trong khi chưa cải tiến được triệt để cách viết tiền âm [w-], thì tạm thời viết [we], [wa] bằng oe, oa: [kwe], [kwa] viết coe, coa ; và viết [wê], [wơ], [wâ] bằng uê, uơ, uâ).
5) Ngoài ra, còn một cải tiến nhỏ: au viết ău (cải tiến này cần thiết để chuẩn bị trong bước sau sẽ viết ao, eo bằng au, eu).
Như vậy, trọng tâm cải tiến của bước đầu là cải tiến cách viết các phụ âm đầu (hay nói cách khác, sửa đổi các vần xuôi), cách viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y]; đồng thời cũng bước đầu cải tiến cách viết tiền âm [w-]. Trong tổng số 22 phụ âm đầu, chỉ sửa đổi cách viết 3 phụ âm [d], [z], [f], và viết thống nhất 3 phụ âm khác [g], [ŋ], [k]. Trong tổng số 113 khuôn, chỉ sửa đổi cách viết của 8 khuôn: y (viết i), ay (ăi), ây (âi), yêm (iêm), yên (iên), yêt (iêt), yêu (iêu), au (ău). Trong tổng số 42 khuôn có tiền âm [w-] , chỉ mới sửa đổi cách viết tiền âm [w-] trong 10 khuôn: uy (viết wi), uyn (win), uynh (winh), uyp (wip), uyt (wit), uych (wich), uyu (wiu), uya (wia), uyên (wiên), uyêt (wiêt), đồng thời do cải tiến cách viết bán nguyên âm cuối ở trên nên sửa đổi cách viết của 2 khuôn: uây (viết uâi), oay (oăi).
… … …
6) Viết liền.
… Vấn đề này phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu về mặt từ vựng và ngữ pháp. Chúng tôi chỉ nêu sau đây làm thí dụ một số trường hợp mà chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng nên viết liền:
Việc cải·tiến chữ quốc·ngữ
Đăng ở Nhật báo Người Việt , số 4051, ngày 9-1-1997
(Trích sách “100 năm phát triển tiếng Việt”, Phụng Nghi, Nxb. Văn nghệ, Hoa Kỳ, 1999, trang 161, 162)
Lời của tác giả Phụng Nghi: Năm 1997, Giáo sư Lê Bá Kông, trên một loạt bài “Vài nhận xét về tiếng Việt mến yêu” đăng nhiều kì trên báo Người Việt, California, Hoa Kì, có ý kiến như sau về “Việc cải tiến chữ quốc ngữ”:
(…) “Việc cải tiến chữ quốc ngữ. Các máy điện não (computer) càng ngày càng tiến bộ, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Xin nhấn mạnh chữ cải tiến, tức là đề nghị cùng các bực thức giả, ai có ý kiến hay sáng kiến xây dựng, hãy mạnh dạn trình bày, nếu hợp lý và thực tiễn, tất nhiên dần dần theo thời gian, bà con đồng hương sẽ chấp nhận. Mọi sự việc đều không tránh được luật tiến hóa.
Chữ quốc ngữ là do sáng kiến của các nhà truyền giáo Tây Phương phổ biến trong nhiều năm trường để rồi trở thành văn tự của nước ta ngày nay. Nó hoàn toàn dựa theo âm thanh và cung điệu, rồi dùng bộ tự mẫu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để phiên âm. Nếu so sánh với Anh ngữ thì quốc ngữ (Việt) hợp lý bội phần; thực vậy, văn tự Anh có thể coi là bất hợp lý nhất, thí dụ một chữ A mà có nhiều cách phát âm: cat (kaet), make (mêk), saw (xo), zebra (zíbrơ), England (íngland), barn (ba:n) … Phụ âm cũng rắc rối lắm: rough (răf), church (tsơts), choir (quái-ơ), cab (kaeb), cease (xi:s) …
Theo thiển ý, (…) chỉ nên cải tiến dần dần, chẳng hạn một hai năm đầu, ta dùng:
- D thay cho Đ hiện nay (di, dược, dông…)
- Z thay cho D hiện nay (zụng, zân chủ, zành…)
- F thay cho PH hiện nay (fương, fải, fi kông…)
- K thay cho K và C như: kính, kênh, kũng, kàng…
Sau một thời gian khoảng hai năm nữa ta đề nghị dùng:
- NG cho cả NG và NGH như: nga, ngưng, ngai, nge…
- J thay cho GI trong những chữ: jờ, jấy, jọng…” (…)
Nguồn: http://vietpali.sourceforge.net/binh/ViecCaiTienChuQuocNgu.htm
Tham·luận của GS Hoàng·Tụy tại Hội·nghị “Vấn·đề cải·tiến chữ quốc·ngữ” tại Hà·Nội, 1960

Nói thêm về chữ i và y trong chính-tả tiếng Việt
Tác-giả: Đoàn-Xuân-Kiên
1. Thỉnh thoảng, trên các trang báo đó đây thường có một số độc giả nêu thắc mắc về lối viết chữ i và y trong chính tả tiếng Việt hiện nay. Chẳng hạn trong mục “Bạn Đọc Viết” trong tập san Thế Kỷ 21 số 111 (tháng 7.98) có đăng ý kiến một độc giả về chuyện này. Đại khái các ý kiến có thể tóm trong mấy ý như sau: (1) viết i trong một số trường hợp “làm vướng mắt người đọc”; (2) cách viết đổi y thành i là sự cưỡng bức từ nhà nước Hà Nội đối với miền Nam; (3) viết i trong một số trường hợp là cải cách hay một cách viết cho “lạ” để độc giả chú ý đến bài viết hoặc tờ báo. Để trả lời những thắc mắc nêu trên, trước nay chúng ta thường nghĩ đơn giản như ban biên tập tạp chí Thế Kỷ 21, rằng: (1) tiếng Việt có thể chấp nhận cả I và Y trong một số trường hợp; (2) “và cũng không có luật chính tả nào quy định chữ nào thì phải dùng I, chữ nào phải dùng Y để diễn tả âm I”; (3) nhưng có một “trường phái” muốn thống nhất cho tiện; (4) “công việc vận động này đã có từ ba bốn thập niên, nhưng chưa tới đâu, vì tuy hợp lý nhưng không thắng được thói quen”. Nói chung thì cho đến nay, người mình thường xem chuyện “i dài i ngắn” chẳng qua cũng chỉ là thứ nhiễu sự chữ nghĩa cuả mấy thầy đồ gàn.
Trong một bài viết gần đây về vấn đề chính tả chữ i và y trong tiếng Việt [1] chúng tôi có xem lại vấn đề này để thử tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng nhiều lối viết chữ i và y. Lần dò theo một loạt từ điển biên soạn trong thế kỉ XVII, XVIII và XIX, chúng tôi nhận thấy nguyên do của sự kiện lộn xộn trong cách viết hai chữ i và y trong tiếng Việt trước nay là từ sự bất nhất của những nhà sáng chế ra chữ quốc ngữ và các nhà soạn từ điển sau đó. Từ nguyên nhân ban đầu đó dẫn đến hiện tượng sử dụng tuỳ tiện các lối viết khác nhau do ảnh hưởng của những bộ sách khuôn mẫu khác nhau. Và cuối cùng, nhìn sang kinh nghiệm ở một số quốc gia khác, chúng tôi cho rằng sở dĩ hiện tượng bất nhất vẫn tồn tại là vì nước mình thiếu một chính sách ngôn ngữ nghiêm chỉnh của các nhà nước Việt Nam qua nhiều thời kì khác nhau.
Bài viết ngắn này xin góp thêm vài lời về một vấn đề nhỏ và cũ, nhưng dường như chưa được làm sáng tỏ cho lắm. Chúng tôi muốn nhìn lại vấn đề để thử trả lời câu hỏi: “tại sao phải sửa đổi một vài lối viết (chứ không nhất loạt thay thế) chữ i và y ?”
Chữ quốc·ngữ qua những biển·dâu
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
Về Nguồn - Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ
A. Giống của danh-tự
Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC
1. Dẫn-nhập
Hơn một tỷ dân Tàu, từ mấy nghìn năm nay, với 9,000 chữ, rồi ghép tới ghép lui, chữ Tàu càng ngày càng tiến-bộ, và lúc nào cũng đủ chữ để dùng cho kịp với trào-lưu tiến-hóa của nhân-loại.
Tiếng Việt chắc-chắn không thua, bởi-vì ngoài tiếng và chữ Tàu là cái gốc đã Việt-hóa, thêm chữ Nôm qá nhiều, thì tiếng Việt không kém bất-cứ một ngôn-ngữ nào của thế-gian nầy.
Một ngôn-ngữ lớn là một sinh-ngữ có nhiều người sử-dụng và lịch-trình sử-dụng lâu đời. Tiếng Tàu được liệt-kê vào loại đó, hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp nữa.
Nếu so-sánh với tiếng Việt, tiếng Tàu chỉ được 1/3 mà thôi.
Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC
1. Từ-ghép và cụm-từ
Từ-ghép: A + B = C. Đọc là: A liên-hệ với B.
Cụm-từ: A B = A B. Đọc là: A tương-qan với B.
* Trong ‘A liên-hệ với B’ là chữ-ghép (phối-vận), phải có gạch-nối, cùng nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn không thay-đổi.
* Trong ‘A tương-qan với B’ là chữ-đơn (đơn-vận), không có gạch-nối, khác nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn thay-đổi.
2. Về dấu ngang-nối
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
* Xác-định văn-phạm ( = ngữ-pháp, hình-nhi-hạ) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để biết nhiệm-vụ.
* Xác-định ngữ-căn ( = ngữ-âm, hình-nhi-thượng) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để hiểu ngữ-căn ( = ý-nghĩa).
* Việt-ngữ có hai loại ngữ-âm và ngữ-pháp: Hán-Tạng hay Nam-Á, chúng khác ý-nghĩa với nhau.
* Không dùng ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng là Nam-Á.
Hơn 99.99% người Việt không dốt, họ mù chữ Việt abc.
Người ngu-xuẩn không hiểu cái khôn cuả kẻ khác, nhưng chỉ bọn ngu-giành thì không hiểu cái ngu cuả người khác.
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:hc124I22_REJ:tvvn.org
3. Đoàn-Xuân, Về Nguồn – Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ
Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt-ngữ ABC
Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt ngữ
Âm-thanh (tiếng-nói) không thay-đổi nhiều (tùy vùng nhưng vẫn thống-nhất) nhưng ký-hiệu (chữ-viết) thay-đổi theo thời-đại.
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
Tản·mạn về đề·án chữ Việt không dấu
(Bài viết trên Diễn đàn Hội Tin học Việt Nam - Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2007)
Từ ngày ấy đến nay, tôi đã gửi đề án này dến hơn 200 cơ quan thông tấn, báo chí, điện toán (tin học), các trường đại học . . . đồng thời đăng tải trên mạng Diễn đàn Tin học và Đời sống của Hội Tin Học Việt Nam, và đã nhận được nhiều ý kiến khen, chê, thắc mắc.
Tôi thấy đã đến lúc nên tổng kết và trả lời những câu hỏi của quý độc giả trong và ngoài nước.
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
Nguyễn-Ninh - Bộ-gõ Chữ Việt mới tạm-thời
Chào quý vị và các bạn,
Đây chưa phải là phần mềm được lập trình một cách hoàn chỉnh mang tên tác giả nào cả, mà chỉ là một số thủ thuật sử dụng những công cụ tin học hiện nay, được tập hợp lại trong cái gọi là “ Bộ gõ chữ Việt mới tạm thời “ mang tính trao đổi nội bộ, nhằm hỗ trợ những ai thích làm quen với chữ này dùng thử, cũng là để tiêu khiển cho vui…
Do tính chất tạm thời, bộ gõ này chưa thực hiện việc viết liền từ kép mà vẫn gõ rời từng từ đơn âm. Nhìn tổng thể bộ gõ này có nhanh hơn nhưng chưa nhanh nhiều lắm so với các bộ gõ khác. Bạn nào có khả năng lập trình cải thiện được bộ gõ này tốt hơn xin công bố lên mạng để mọi người cùng thưởng thức.
Nguyễn-Ninh – Nội-dung rút-gọn của chữ Việt mới
I. CẤU TẠO CỦA MỘT TỪ ĐƠN ÂM TIẾT:
Từ (đơn âm tiết) = Phụ âm đầu + Vần + Thanh.
II. PHỤ ÂM ĐẦU:
Đa số phụ âm đầu vẫn như cũ, chỉ có 9 sửa đổi: Chỉ dùng chữ k để biểu thị âm "cờ" và "quờ" thay cho c, k, qu; dùng c thay cho ch; d thay cho đ; f thay cho ph; q thay cho kh; j thay gi; z thay d; bỏ h trong gh, ngh.
III. VẦN :
Cách xây dựng các vần của Chữ Viêt Mới rất đơn giản: Mỗi vần được cấu tạo chỉ bằng một con chữ (nguyên âm) hoặc hai con chữ ghép lại ( môt nguyên âm và một phụ âm) mà vẫn xóa bỏ được hoàn toàn các dấu phụ. Thí dụ: og (ong); ok (ôc); yl (uyên); yj (ương)…
Mặt khác, vần cũng rất dễ nhớ vì chỉ cần học một số nhỏ vần từ đó suy ra nhiều vần khác nhờ hai phép biến đổi sau:
Nguyễn-Ninh – Chữ Việt mới dùng cho công-nghệ thông-tin
Tên tác-phẩm: Chữ Việt mới
Nội-dung: Đề-xuất phương-án cải-tiến chữ Việt hiện-nay thành chữ Việt không dấu
Tác-giả: Nguyễn-Ninh
Địa-chỉ: Hà-Nội, quận Đống-Đa, phố Chợ Khâm-Thiên, phường Trung-Phụng, ngõ 143, ngách 62, số nhà 17.
Điện-thoại: 844 - 518 6134
(Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 266/2006/QTG do Cục Bản quyền Tác giả - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 17 tháng 02 năm 2006)
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
Chữ·viết tiếng Việt - Đặc·điểm và một·vài vấn·đề
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Tiếng Việt "giàu" nhưng có còn "đẹp" trên mạng thông-tin toàn-cầu?
(Tạp-chí Ngôn-ngữ & Đời-sống, 2002)