Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn·hóa Hàn·Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn·hóa Hàn·Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc

Ai đã sống ở Hàn Quốc và tiếp xúc với người Hàn Quốc đều nhận thấy người Hàn Quốc tính nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa miệng của người Hàn Quốc là "Nhanh lên! Nhanh lên!".

Những hiện tượng dưới đây ta thường gặp ở trong cuộc sống của người Hàn Quốc: trên đường phố, xe ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên! Trong thang máy, mỗi khi đi lên (hoặc xuống) thang máy sẽ tự động dừng lại ở các tầng và mở cửa, đóng cửa cho khách ra vào, thế nhưng vẫn thấy có những hành khách sốt ruột cứ ấn nút hoài.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đặng Thái - Xã hội Hàn Quốc

Tác giả: Đặng Thái

Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán
01 tháng 04 năm 2015 - 6:33 am

Cầu đường sắt sông Hán (Hán Giang thiết kiều) sơn hai màu xanh – trắng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hán. Năm 1897, một kỹ sư người Mỹ là James R. Morse trúng thầu của chính quyền Hàn Quốc nhưng rồi ông gặp khó khăn về tài chính nên thực dân Nhật đã thiết kế lại và hoàn thành vào năm 1900, hơn kém cầu Long Biên mấy tuổi. Cầu có bốn làn riêng biệt, ba làn mới hơn được xây lần lượt vào các năm 1912, 1944 and 1995. Cầu đã từng bị “tiêu thổ kháng chiến” ngay khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên hòng cản bước “xâm lăng” của “giặc phương Bắc” nhưng kết quả là khiến hàng trăm dân thường và quân lính Hàn Quốc không kịp qua sông, bị dồn lại bên bờ bắc và rồi… Đây là cây cầu đã chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và được xếp hạng là di sản văn hóa.
Lời mở đầu: Đại Hàn Dân Quốc (mà chúng ta thường gọi tắt Hàn Xẻng) là một đất nước giàu có, đó là một sự thật không thể chối cãi. Mỗi một người Việt Nam dù Thủ Tướng hay thường dân xuất khẩu lao động đi chơi Hàn Quốc về, ắt hẳn đều có nhiều suy nghĩ. Càng trăn trở với đất nước thì càng phải nghĩ nhiều. Hàng năm có trên dưới trăm nghìn người Việt Nam sang Hàn Quốc với rất nhiều mục đích khác nhau, người đi ngắn hạn, người đi rất lâu, có người đi mãi mãi không về, nhưng không nhiều trong số đó hiểu được bản chất của xã hội Hàn Quốc như chiều ngược lại họ hiểu về chúng ta. “Chúng ta cần học tập Hàn Quốc nhiều mặt”, chính xác, nhưng mình sẽ không bao giờ nghe lọt tai cái luận điệu mà nhiều người vẫn ra rả: “Hàn Quốc (hay Đài Loan, Nhật Bản) chính là hình mẫu tương lai mà Việt Nam cần phấn đấu đạt được”. Tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có những điều hiển nhiên về một vùng đất mà có người ở đấy mười năm chẳng nhận ra, nhưng có khi chỉ cần nhìn nhận thật khách quan lại thấy nó hiển hiện trước mắt. Mời bạn đọc cùng chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe (chứ không có gì là học thuật cao siêu) qua một chuyến đi của mình, ngắn nhưng (mình cho là) giá trị.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Những cô dâu ngoại bị chối bỏ ở Hàn Quốc

Một số cô dâu nước ngoài bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị né tránh tiếp xúc bởi lý do đơn giản: Họ không phải người Hàn Quốc.
Các phụ nữ ngoại quốc học tại một lớp giao tiếp tiếng Hàn tại Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Nhập cư ở Seoul năm 2008. Ảnh: Reuters.
Cecilia Flores làm nhân viên pha chế cho một quán cà phê ở quận Mapo, thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Người phụ nữ 32 tuổi này lấy chồng Hàn Quốc và chuyển tới Seoul từ năm 2008. Cô có thể nói chuyện với khách hàng trôi chảy bằng tiếng Hàn, nấu các món ăn Hàn Quốc và am hiểu mọi phong tục của người bản địa.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công tại công ty Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Huy Khoa

Con người trưởng thành nhờ tập thể (doanh nghiệp). Gần đây, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về cách làm việc tại công ty Hàn Quốc. Khi dạy tiếng Hàn cho các em, tôi vẫn luôn nhấn mạnh về kỹ năng mềm làm việc. Tôi tiếp xúc, va chạm nhiều với người Hàn nên những kinh nghiệm luôn là những điều quí báu. Hy vọng là những tiền bối luôn chia sẻ nhiều kinh nghiệm với các em đi sau, để các em thích ứng tốt tại doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau đây là 11 điều cần phải nhớ khi đi làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc theo kinh nghiệm cá nhân. 

1. Đúng giờ: 시간을 꼭 지키라. Người đi làm muộn luôn biện minh cho hành động của mình, họ sẽ biện minh cho cả những thất bại của họ. Chẳng có gì đáng học cả. Hãy đến trước giờ làm việc 15 phút và về sau giờ làm việc 15 phút. Đó là yêu cầu của tất cả doanh nghiệp tiên tiến trên toàn cầu. Đúng giờ cũng có nghĩa là không chậm chạp. Bạn nào cảm thấy mình quá chậm thì không nên làm việc ở môi trường này. 

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Những điều khiến người nước ngoài ngạc nhiên về Hàn Quốc

Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau và chính sự khác biệt đó là nam châm giúp chúng ta luôn quan tâm và muốn tìm hiểu thông tin về nhau. Qua một số chương trình thực tế như mời người nước ngoài đi du lịch, trải nghiệm ở Hàn Quốc, nhiều khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau đã tổng kết được những điểm rất khác biệt với văn hoá tại nước họ như sau. Các bạn cùng xem sẽ có điểm gì giống và khác giữa Hàn Quốc và Việt Nam không nhé!

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Tiết lộ nỗi khổ tâm của giới trẻ Hàn Quốc

Là nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, Hàn Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số. Điều gì khiến người trẻ Hàn Quốc ngại kết hôn và sinh con?

Một đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc - Ảnh: Instagram
Những người còn độc thân ở Hàn Quốc bị ám ảnh nhất bởi câu hỏi “Khi nào anh/chị lập gia đình?”. Theo báo SCMP, lời thăm hỏi "cửa miệng" này có thể xuất hiện bất cứ khi nào, từ bất cứ ai, ví dụ bà con, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí người lạ.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

'Vì sao tôi không muốn có con'

Cô Jang Yun-hwa

Ngày càng có nhiều phụ nữ Hàn Quốc không muốn kết hôn, có con và thậm chí có quan hệ với đàn ông.

Với tỷ lệ sinh nở thấp nhất thế giới, dân số nước này bắt đầu giảm, trừ khi sẽ có thay đổi.

"Tôi không có dự định có con, không bao giờ," Jang Yun-hwa, 24 tuổi, nói khi chúng tôi chuyện trò trong một quán cà phê sành điệu ở trung tâm Seoul.

Nhịp sống như vũ bão ở Hàn Quốc



Vào một buổi tối gần đây tại Nhà hàng Ttobagi Driver ở Quận Gwanak của Seoul, tôi đã lén đặt đồng hồ đếm giờ khi gọi món.

Cô phục vụ bàn thong thả bước đi, sau đó quay lại với kim chi và các món ăn kèm chỉ sau hai phút 20 giây. Một phút rưỡi sau đó, món ppyeodagwi haejangguk (canh sườn heo) đựng trong tô đất được dọn ra bốc khói nghi ngút.

Văn hóa ppalli-ppalli

Đó là một điều tuyệt vời khi mà một đất nước nơi không có tục cho tiền bo lại có tác phong phục vụ như thế.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Người Hàn Quốc đấu tố kiểu tóc búi của bà Park Geun-hye

Đáng chú ý: Theo truyền thống, sau khi lập gia đình, phụ nữ Hàn Quốc sẽ cắt đi mái tóc dài như một tuyên ngôn từ bỏ tuổi thanh xuân để toàn tâm toàn ý phục vụ chồng con. Họ thậm chí còn làm xoăn để không mất thời gian chăm sóc cho mái tóc.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Bí quyết của người sáng lập Hyundai: Việc khó giao nhân viên cũng không cho thời gian dài, bạn sẽ kích thích tính lười biếng của họ!




“Với tôi, khi giao việc cho nhân viên, dù khó khăn mấy cũng không cho thời gian dài. Vì nếu cho họ thời gian dài thì họ sẽ lùi đến ngày mai, ngày kia, khi có việc khác thì lại vội vàng cuống lên và cuối cùng là than phiền về công việc. Như vậy, kết quả chẳng ra gì cứ nối tiếp nhau mà đến”, ông Chung Ju Yung, người sáng lập ra Tập đoàn Hyundai nhận định.

Thành bại cuộc đời chính là ở hành động và thời gian

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Sự thật về mại dâm Hàn Quốc: 'Chịu chơi' nhất châu Á, thu nhập tối thiểu 200.000 USD/năm, đi làm bằng BMW, Mercedes

Thứ 6, 17/03/2017, 02:58 PM


Mọi người trên thế giới vẫn trầm trồ vì ngành công nghiệp phim cấp 3 Nhật Bản với nguồn thu 20 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với khoản thu 20,4 tỷ USD mỗi năm của ngành mại dâm Hàn Quốc thì con số này chẳng có gì là ấn tượng cho lắm.

Ngành mại dâm nổi tiếng Hàn Quốc
Trong số các nước có ngành công nghiệp mại dâm thì Hàn Quốc luôn đứng trong top đầu. Không giống như một số quốc gia như Đức khi các băng nhóm tội phạm là nguyên nhân chính khiến nạn mại dâm tăng cao, chính văn hóa làm việc ngoài bàn nhậu của người Hàn đã kích thích tệ nạn này.
Theo một số ước tính năm 2007, ngành công nghiệp mại dâm ở Hàn Quốc có tổng giá trị lên đến 13 tỷ USD mỗi năm nhưng con số này đã lên đến 20,4 tỷ USD vào năm 2016, tương đương 4,1% GDP và đây là một nguyên nhân nữa khiến giới tội phạm không thể từ bỏ nguồn thu này.

Người già nghèo chật vật mưu sinh ở Hàn Quốc

Thứ 2, 20/03/2017, 07:36 AM

Thế hệ từng biến Hàn Quốc thành cường quốc kinh tế giờ phải sống trong cô độc và nghèo khó. Họ cố gắng tự vượt qua khó khăn tuổi già mà không trông đợi vào chính phủ hay con cái.
Thế hệ người cao tuổi ở Hàn Quốc hiện nay là nạn nhân của giai đoạn khó khăn. Họ làm việc chăm chỉ khi đất nước trải qua khủng hoảng nhưng lại không được hưởng những lợi ích kinh tế thu được sau đó.
Khi mọi người đều ở trong nhà để tránh cái rét dưới 0 độ và những lớp tuyết rơi dày, bà Kim vẫn tiếp tục công việc hàng ngày của mình trong con hẻm nhỏ. Ở tuổi 81, bà lượm lặt giấy vụn và rác thải có thể tái chế để kiếm sống.
Hàng ngày, bà đi bộ vài lần quanh thành phố, thu nhặt hơn 100 kg rác để mang đến kho rác bán với giá 100 won/kg. Mỗi ngày bà kiếm được khoảng 10.000 won, tức là chưa đầy 12 USD sau những chuyến đi nặng nhọc vậy.
Đó là khoản tiền quá ít ỏi để sống trong thành phố phát triển và đắt đỏ bậc nhất châu Á này. Tuy nhiên, với khoảng 3 triệu người cao tuổi ở Hàn Quốc sống trong cảnh đói nghèo, đây là cách họ sống quãng đời còn lại.
Bữa ăn đạm bạc với cơm và súp của bà Kim, 81 tuổi, làm nghề thu gom rác ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Channel News Asia.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Arirang nghĩa là gì?

 Bài dân ca Arirang được xem là quốc ca không chính thức của Hàn Quốc.


May 25, 2015 @ 6:19 pm · Filed by Victor Mair

"Arirang" (Hangul:  아리랑) is arguably the most famous Korean folk song.  Indeed, "Arirang" is so well-known that it is often considered to be Korea's unofficial national anthem.  Yet no one is sure when the song arose nor what the title means.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Màn 'lột xác' khó ngờ nhờ dao kéo của giới trẻ xứ Hàn

Chủ nhật, 22/1/2017 | 12:23 GMT+7
Nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, nam nữ thanh niên Hàn Quốc từ không mấy ưa nhìn trở nên vô cùng xinh đẹp, rạng rỡ.


Let Me In là một trong những chương trình được xem nhiều nhất ở Hàn Quốc. Ban tổ chức tìm kiếm các khách mời với ngoại hình không bắt mắt, chiếu video về cuộc sống khó khăn do bề ngoài của họ rồi cho họ đi thẩm mỹ. Đến cuối mỗi tập phát sóng, vị khách mời lúc này đã phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện tại trường quay giữa sự kinh ngạc của khán giả.

Dưới đây là 19 màn "lột xác" ấn tượng nhất từ chương trình Let Me In do 9Gag tổng hợp.














Sau 5 mùa phát sóng từ 2011 đến 2015, Let Me In phải dừng. Cộng đồng lên án chương trình đã ủng hộ hành vi đánh giá nhan sắc một cách tiêu cực và quảng cáo quá lố cho phẫu thuật thẩm mỹ.

Minh Nhật
VnExpress

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Our husband (우리 남편)? Our wife (우리 아내)? (Chồng của chúng tôi? Vợ của chúng tôi)

.





The Korean language has a unique and versatile phrase ‘우리 [uri],’ which means ‘we/our’ in English. There are two things you should keep in mind when using this expression.

The first is that it’s used as both the pronoun ‘we’ and the possessive adjective ‘our.’

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Cha đẻ phong trào Xin lỗi Việt Nam: 'Tôi đã bị cú sốc lớn'

Khi tội ác chiến tranh bị phơi bày, 2.000 cựu chiến binh Hàn Quốc đã đốt phá tòa soạn, đánh đập phóng viên Tạp chí Hankyoreh 21, nhưng điều đó không ngăn được quyết tâm mở lại cánh cửa lịch sử của bà Ku Su Jeong.


Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam Ku Su Jeong, Phó chủ tịch thường trực Quỹ hòa bình Hàn-Việt, là người đã khởi xướng phong trào "Xin lỗi Việt Nam" của người Hàn Quốc 17 năm qua. Bà trả lời phỏng vấn VnExpress bằng tiếng Việt trôi chảy khi về Quảng Ngãi dự lễ tưởng niệm 50 năm cuộc thảm sát Bình Hòa khiến 430 người dân vô tội thiệt mạng.

Người Hàn Quốc đến Quảng Ngãi để 'xin lỗi Việt Nam'

Thứ sáu, 2/12/2016 | 20:50 GMT+7
50 năm sau vụ thảm sát dân thường Quảng Ngãi của lính Đại Hàn, nhiều người Hàn Quốc đã trở lại vùng đất miền Trung, quỳ lạy trước tấm bia tưởng niệm để nói lời xin lỗi Việt Nam.

Ngày 2/12, tại xã Bình Hòa (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) diễn ra Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát của quân đội Đại Hàn. Trời Quảng Ngãi mưa như trút, sau phần viếng của chính quyền địa phương, 29 người Hàn Quốc lặng lẽ tiến lên bia tưởng niệm đặt vòng hoa.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Samsung và câu chuyện “truyền ngôi” chỉ có ở Hàn Quốc

15:34 - Thứ Sáu, 22/5/2015

Việc Samsung chưa bổ nhiệm chủ tịch mới là một quy tắc văn hoá doanh nghiệp chỉ có ở Hàn Quốc...

Ông Lee Jae Yong - Ảnh: Bloomberg.

Con trai chủ tịch Samsung đã lãnh trách nhiệm điều hành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này từ hơn một năm qua, nhưng ông sẽ không được bổ nhiệm làm chủ tịch khi cha ông vẫn còn sống.

Dù chưa nắm giữ cương vị chủ tịch tập đoàn, Lee Jae Yong, con trai chủ tịch Lee Kun Hee, đang tạo nên những dấu ấn của riêng mình tại Samsung, theo Bloomberg.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul: Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc


Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.