Quang Minh - Iflscience Thứ Ba, ngày 26/01/2016 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Những thợ lặn ngọc trai ở Nhật bơi dưới giá rét mà không cần quần áo chuyên dụng. Ngược lại, có những người chỉ cần dòng biển ấm vỗ nhẹ vào bụng đã rùng mình. Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa khả năng chịu lạnh đến vậy?
Theo IFL Science, một trang chuyên về khoa học thường thức, cảm giác lạnh xuất hiện khi da gửi tín hiệu kích ứng về não về nhiệt độ bên ngoài. Sự kích ứng không chỉ liên quan với nhiệt độ bên ngoài mà còn cả tần suất thay đổi nhiệt độ.
Khi nhảy xuống nước lạnh hoặc nhiệt độ bên ngoài buốt giá, chúng ta cảm thấy lạnh vì nhiệt độ da tụt quá nhanh. Nếu chúng ta tiếp xúc từ từ, cái lạnh sẽ không đến đột ngột. Kích ứng gửi về não giúp chúng ta điều chỉnh hoạt động, tránh để thân nhiệt tụt đột ngột dẫn tới chết người.
Ở những người khỏe mạnh, cơ chế sinh lý học ngăn chứng hạ nhiệt xảy ra. Kích ứng từ da sẽ đến "vùng dưới đồi" não bộ, một khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể. "Vùng dưới đồi" ngăn chặn sự tụt thân nhiệt dù bên ngoài trời lạnh.
Nhiều người coi bơi giữa mùa đông băng giá là cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.