Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

Sự nghiệp không phải là chuỗi nơi làm việc của bạn


"Sự nghiệp không phải là một chuỗi những nơi bạn làm việc. Mà nó là quá trình tạo dựng đường đi riêng và thương hiệu của riêng bạn, trong đó điểm mấu chốt là sự kết nối."

  1. Có một người sau khi tốt nghiệp đại học [ở Hàn Quốc], du học ở Mỹ, ở lại đó làm việc cho các công ty toàn cầu hàng chục năm, rồi trở về Hàn Quốc đảm nhận vị trí lãnh đạo cấp cao tại một công ty Hàn Quốc đã đến gặp tôi.

  2. Khi đọc cuốn sách của tôi "hashtag#Connecting", người đó nói rằng ông ấy đã tìm thấy một thuật ngữ rất phù hợp. Đó là "Portfolios nghề nghiệp". Ông ấy đã xây dựng sự nghiệp của mình theo cách này, nhưng khi quay lại Hàn Quốc, ông nhận thấy các nhân viên tại đây không hề có khái niệm này và chỉ dừng lại ở "con đường sự nghiệp", nơi thăng tiến trong công việc là lựa chọn duy nhất. Vì vậy, ông ấy đã tặng cho mọi người rất nhiều sách của tôi.

  3. Cốt lõi của "Portfolio nghề nghiệp" là:

  • Tạo ra các "điểm" (dots) (điểm kết nối)
  • Kết nối các điểm lại với nhau khi cần thiết
  • Từ đó mở rộng khả năng và lựa chọn của bản thân.
  1. Lấy ví dụ về Steve Jobs:

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Những điều bạn cần sau tuổi 50

Tôi đọc một cuốn sách nói rằng con người có hai khả năng.

 Một được gọi là trí thông minh linh hoạt. Một thứ khác được gọi là kiến ​​thức kết tinh. 

Những điều bạn cần sau tuổi 50

(Phụ đề. Tốc độ, hướng đi và Porsche?)

Nhân viên văn phòng ở độ tuổi 40 cần gì?

Một người hỏi tôi. Điều gì sẽ khác biệt giữa nhân viên văn phòng ở độ tuổi 40 và những người ở độ tuổi 20, 30?

Độ tuổi 20 và 30 của bạn là khoảng thời gian bận rộn, nhưng ở độ tuổi 40, bạn đã rời bỏ vị trí quản lý cấp cơ sở hoặc cấp trung tại nơi làm việc, và nếu đã kết hôn, bạn phải lo lắng cho con cái lớn lên và nghỉ hưu. Đó là khoảng thời gian huy hoàng nhưng cũng là khoảng thời gian vô cùng lo lắng.

<Trọng tâm>

  Thử thách nào cũng được đối với những người ở độ tuổi 20, 30. Thử và sai cũng được. Không có kinh nghiệm không cần thiết. Thay vào đó, tốc độ là quan trọng. Bắt đầu từ tuổi 40, bạn sẽ có nhiều thứ để mất hơn, vì vậy bất kỳ thử thách nào cũng có thể gặp rủi ro. Vì vậy, cần có mục đích, chiến lược và phương hướng và cần phải phù hợp với chúng.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Những bài học đời

 Những bài học đời 

          Hình: Overearth/iStock

Tuần qua tôi bắt đầu quay lại campus và nhận được khá nhiều điện thư, điện thoại, thư từ chúc mừng của nhiều nhân vật trong chánh trường mà tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời. Phải nói là một tuần tràn trề năng lượng tích cực. Thành ra, nhân dịp cuối tuần tôi viết vài dòng cảm ơn đời và nghĩ về những bài học trong đời, với hi vọng 'mua vui cũng được một vài trống canh.'


Bài học 1: Đừng so sánh với ai, vì mỗi chúng ta là một người đặc biệt và hãy trân trọng sự thật đó. 

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

Làm thế nào để có nhiều phước đức nhất?

                                                           

Theo lời dạy của Buddha (Phật), để có phước đức lớn nhất bạn cần: 

Lánh xa kẻ xấu ác, 
thân cận với người hiền
Tôn kính bậc đáng kính

Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Sống ở đâu tốt hơn: Đức hay Pháp?

Is life better in France or Germany?
Ivan Stephen, studied at Lycee Marie Curie


First of all, I am neither French, nor German, nor American, but have been living in France for over 10 years and prior to that, another 10 years in Germany.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Khiêm cung trong sự học


Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng. Hình: source

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Nhiều khi tôi thấy hơi "bothered" về sự thiếu khiêm cung trong một số không nhỏ bạn trẻ ngày nay. Có những người [nói theo ông bà ta là] tỏ thái độ "chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng". Mà, trong thế giới khoa học, dù họ có đỗ ông nghè đi nữa thì họ vẫn chưa đủ trình độ để "đe hàng tổng". Trong thế giới khoa học cũng cần một thái độ khiêm cung để thành công về lâu dài.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Vì sao những người thông minh "làm việc ít - hiệu quả nhiều", còn bạn thì không?



Một số người có khả năng làm việc đặc biệt kì lạ. Họ chẳng cần làm việc thêm đến đêm muộn hay cuối tuần nhưng vẫn có hiệu suất công việc cao hơn những người làm thêm 10 đến 20 giờ mỗi tuần.

Đúng vậy, nhiều người có thói quen dành ít thời gian để làm việc mà vẫn đạt hiệu quả cao. Vì sao vậy? Nghiên cứu mới của đại học Stanford cho thấy những người làm việc 70 giờ/tuần hoặc có thể nhiều hơn nhưng năng suất đạt được cũng chỉ tương đương với những người làm việc 55 giờ/tuần. Bởi vì, năng suất của con người sẽ giảm mạnh nếu làm việc quá 50 giờ mỗi tuần. Thậm chí, nếu làm việc quá 55 giờ/tuần họ sẽ cảm thấy không còn hứng thú với công việc nữa.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

7 nguyên tắc tư duy giúp bạn rèn luyện khả năng sáng tạo như Leonardo da Vinci



Leonardo da Vinci được biết đến như một trong những thiên tài xuất chúng của thế giới, ông vừa là một nhà kiến trúc, một nhạc sĩ, kĩ sư, nhà toán học cũng như nhà phát minh đại tài mà ai cũng phải ngưỡng mộ.

Một trong những điều được người đời tương truyền nhiều nhất về ông chính là khả năng sáng tạo vô bờ bến, thứ đã giúp ông tiến rất xa cả trong lĩnh vực nghệ thuật lẫn trong việc phát minh, sáng chế.

Vậy phải làm như thế nào để bạn có thể trui rèn được khả năng sáng tạo của mình giống như Leonardo da Vinci?

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Nâng cao tốc độ làm việc lên gấp 10 lần chỉ với 4 kĩ năng ai cũng có thể tự học

Khánh Linh/theo Lifehack.org | 30/03/2017 13:47


Thay vì cố gắng nâng cao khả năng của bản thân từng chút một, tại sao chúng ta không chú ý vào một vài kĩ năng cơ bản có thể giúp bạn phát triển một cách đơn giản và nhanh chóng hơn?

Áp dụng phương pháp Pomodoro

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời



Nghe Phật dạy về tình yêu
Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”.

Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu - Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.

Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California - Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật?Cô ấy hiểu con - chàng trai trả lời đơn giản.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

The Rise of the New Groupthink

CreditAndy Rementer

SUSAN CAINJAN. 13, 2012
The New York Times

SOLITUDE is out of fashion. Our companies, our schools and our culture are in thrall to an idea I call the New Groupthink, which holds that creativity and achievement come from an oddly gregarious place. Most of us now work in teams, in offices without walls, for managers who prize people skills above all. Lone geniuses are out. Collaboration is in. 

Tại sao sáng tạo cần cô đơn?

Ở Hà Nội, chỗ duy nhất tôi tìm thấy sự tĩnh lặng thật sự là trong nhà vệ sinh. Sự CÔ ĐỘC đang bị tuyệt chủng. "Nếu không có sự cô độc lớn lao, không một tác phẩm tử tế nào có thể sinh ra", Picasso đã nói.
Steve Wozniak, đồng sáng lập hãng Apple, viết trong cuốn hồi kí của mình như sau: "Phần lớn những nhà phát minh và các kỹ sư tôi đã gặp đều có có điểm chung như tôi … họ sống trong cái đầu của họ...Tôi sẽ cho các bạn một lời khuyên mà hẳn các bạn sẽ thấy lạ lùng lắm. Lời khuyên là: Hãy làm việc một mình … Không phải với một đội ngũ. Cũng chẳng phải trong một nhóm."

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Tình nguyện viên người Mỹ dạy chúng tôi làm từ thiện đúng cách

July 12, 2015

 
Tình nguyện viên Mỹ hét lớn "Bỏ xuống!" khi thấy các tình nguyện viên chúng tôi định trao quà cứu trợ cho một đứa trẻ.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

10 bài học cuộc đời từ huấn luyện cơ bản của lính đặc nhiệm Mỹ SEAL

Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, cựu sinh viên Đại học Texas, đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ.



Đô đốc William H. McRaven. (Ảnh: AP)

Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân.

Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt này:

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác?

Quang Minh - Iflscience Thứ Ba, ngày 26/01/2016 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Những thợ lặn ngọc trai ở Nhật bơi dưới giá rét mà không cần quần áo chuyên dụng. Ngược lại, có những người chỉ cần dòng biển ấm vỗ nhẹ vào bụng đã rùng mình. Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa khả năng chịu lạnh đến vậy?
   
Theo IFL Science, một trang chuyên về khoa học thường thức, cảm giác lạnh xuất hiện khi da gửi tín hiệu kích ứng về não về nhiệt độ bên ngoài. Sự kích ứng không chỉ liên quan với nhiệt độ bên ngoài mà còn cả tần suất thay đổi nhiệt độ.
Khi nhảy xuống nước lạnh hoặc nhiệt độ bên ngoài buốt giá, chúng ta cảm thấy lạnh vì nhiệt độ da tụt quá nhanh. Nếu chúng ta tiếp xúc từ từ, cái lạnh sẽ không đến đột ngột. Kích ứng gửi về não giúp chúng ta điều chỉnh hoạt động, tránh để thân nhiệt tụt đột ngột dẫn tới chết người.
Ở những người khỏe mạnh, cơ chế sinh lý học ngăn chứng hạ nhiệt xảy ra.  Kích ứng từ da sẽ đến "vùng dưới đồi" não bộ, một khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể. "Vùng dưới đồi" ngăn chặn sự tụt thân nhiệt dù bên ngoài trời lạnh.
Nhiều người coi bơi giữa mùa đông băng giá là cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người Nhật dạy con

Kì 1: Cho đi học một mình từ nhỏ
 
(Dân Việt) Trong những ngày lạnh giá này, hình ảnh học sinh Nhật Bản mặc quần cộc đi học trong cái rét tê tái khiến nhiều người nước ngoài ngạc nhiên. Nhưng bố mẹ Nhật Bản còn có nhiều nguyên tắc dạy con khác mà nhiều bố mẹ Việt Nam hay các nước khác chưa chắc dám thử, như cho con tự đi học một mình từ lúc còn nhỏ.
   
Cách dạy con của người Nhật thường gây ngạc nhiên cho các ông bố bà mẹ ở nước khác. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu, lý giải những nguyên tắc dạy con đôi khi "trái khoáy" của bố mẹ người Nhật.
Kênh truyền hình Úc SBS 2 gần đây chia sẻ bộ phim tài liệu ngắn có tựa đề "Những đứa trẻ độc lập của Nhật Bản" trên YouTube, trong đó so sánh một bé gái Nhật Bản và một bé gái người Úc, đồng thời xem xét các yếu tố xã hội dẫn đến sự khác nhau trong kỳ vọng của bố mẹ về tính độc lập của con họ ở từng nước.
Đoạn phim dài 8 phút bắt đầu bằng câu tục ngữ của người Nhật Bản "Kawaii ko ni wa tabi o saseyo", nghĩa là "Hãy để con yêu của bạn có một cuộc hành trình".

Cô bé Noe Ando, 7 tuổi, tự đi học hằng ngày (Ảnh: Japan Today)

Vì sao người Nhật cứ nhìn thấy rác là nhặt?

(Dân Việt) Hình ảnh người Nhật dọn rác ở khán đài sân bóng, điểm chờ xe, nơi cắm trại… dù rác đó không phải do họ vứt ra khiến người nước ngoài vừa khâm phục vừa tò mò. Trên thực tế, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người Nhật đã ăn vào máu ngay từ nhỏ.
   
Người Nhật dạy trẻ giữ gìn vệ sinh từ rất sớm. Các trường học không hề có nhân viên dọn dẹp, mà học sinh Nhật thường tự quét, lau dọn phòng học, cửa kính, cầu thang… khoảng 30 phút mỗi ngày.
Trong bài viết đăng trên báo Japan Times gần đây, tác giả Alice Gordenker kể lại chuyện chuẩn bị cho con vào lớp một ở trường Nhật.
Học sinh Nhật Bản ngày nào cũng phải dọn vệ sinh ở trường (Ảnh: Mje Magazine)

Cách người Nhật dạy trẻ vượt bằng được mọi khó khăn

Ở Mỹ hay ở Việt Nam, thông thường học sinh nào làm tốt nhất sẽ được mời lên bảng trình bày. Nhưng ở Nhật thì ngược lại.
Thứ Ba, ngày 02/02/2016, 00:08
 
Việc người Nhật dạy cho trẻ khả năng chịu đựng và rèn luyện cho chúng sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn trong học tập có ý nghĩa lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này.
Năm 1979, Jim Stigler, một sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Michigan, Mỹ, sang Nhật để nghiên cứu phương pháp giáo dục ở xứ sở mặt trời mọc. Anh ngồi ở hàng ghế cuối trong một giờ học toán lớp 4 để quan sát.
Stigler nhớ lại, người giáo viên đang dạy cả lớp vẽ hình lập phương trên giấy, và một học sinh không vẽ được một hình đúng. Thầy giáo nói với cậu bé: "Sao con không thử vẽ lên bảng nhỉ?". Ngay lúc đó Stigler nghĩ: "Thú vị đây! Ông ấy bảo người không làm được lên trình bày trên bảng".
 

Người Nhật thường dạy cho trẻ sức chịu đựng và kiên nhẫn để vượt qua khó khăn trong học tập (ảnh: Japan Times)

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Vì sao Nhật Bản không cho trẻ nghỉ học khi rét 2 độ C?

Quang Minh - Tổng hợp Thứ Hai, ngày 25/01/2016 14:58 PM (GMT+7)
khi được hỏi, các bậc cha mẹ Nhật đều trả lời: "Dĩ nhiên là con sẽ bị ốm rồi. Mục đích của trẻ con đi học là để bị cảm lạnh và bị ốm". Sau khi trải qua được thử thách đầu đời này, các em sẽ có sức đề kháng hơn hẳn những bạn đồng trang lứa từ các quốc gia khác.
 
(Dân Việt) Hôm nay 25.1, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội cho trẻ em nghỉ học vì nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Nhật Bản cũng đang hứng chịu đợt rét kỉ lục nhưng trái lại, các em học sinh vẫn mặc… quần đùi đến trường.
   
Hiện nay, nhiệt độ ở thủ đô Tokyo ghi nhận được ở mức dưới 4 độ C, trời rất rét dù có nắng. Tuy nhiên, các em học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Truyền thống và văn hóa mặc quần đùi bất chấp giá rét của Nhật Bản là một điều lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đâu mà cha mẹ Nhật quyết định cho con em mình mặc "phong phanh" đến trường như vậy?
 
Trẻ em Nhật nô đùa trong nắng dù thời tiết đang là 4 độ C (Ảnh chụp ngày 25.1).