Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuẩn·hóa từ·vựng tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuẩn·hóa từ·vựng tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Những từ dùng sai trong ngôn·ngữ Việt·Nam

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
*CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
*KHẢ NĂNG. “Khả năng” 可 能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可 能 (capacité, capable) với khả dĩ 可 以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.
*QUÁ TRÌNH. Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.
*HUYỀN THOẠI. 

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Tiếng Việt: Có còn trong sáng?

Tác-giả: PGS. TS. Phạm-Văn-Tình


Kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s. 4-1966) cho đến nay đã tròn 44 năm. Phong trào này đã được toàn xã hội, đặc biệt là giới Việt ngữ học hưởng ứng với một “lộ trình” lúc lên, lúc xuống, lúc rầm rộ, lúc âm ỉ… Nhưng chưa bao giờ vấn đề giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt lại được dư luận quan tâm nhiều như thời gian vừa qua.




Tiếng Việt đang ở đâu?

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chữ vuông và chữ Quốc ngữ: Cái mất và cái được

Tác-giả: Phan-Quý-Bích

Khi đặt câu hỏi "Chữ Tây, chữ Hán, thứ chữ nào hơn?"[i], ông Cao Xuân Hạo muốn đi tìm một hình thức ký chép phù hợp cho tiếng Việt chứ hoàn toàn không có ý rẻ rúng thứ chữ này hay thứ chữ kia, như có một vài người đã ngộ nhận. Đối với chúng ta, cũng như đối với tuyệt đại đa số các dân tộc trên thế giới, kể cả các dân tộc như Anh, Pháp, Nhật, chữ viết là cái đi vay mượn. Mà đã vay mượn thì vì sao ta lại không xét xem hình thức vay mượn nào phù hợp hơn với tiếng nói dân tộc? Đó là thiện chí khoa học của bài viết. Cho dù, việc vay mượn một chữ viết mang tính cách thừa kế hơn là lựa chọn, cho dù lịch sử là cái không thể đảo ngược, con mắt nhìn khoa học cũng không thừa, vì nó sẽ giúp chúng ta sử dụng tốt hơn công cụ mà chúng ta đang có là quốc ngữ. Những gì ông Cao Xuân Hạo đã bàn còn có thể hữu ích cho việc nghiên cứu Việt ngữ dưới hình thức ngôn ngữ viết.

Tuy nhiên, câu trả lời của ông, theo đó, chữ Hán có ưu điểm hơn abc ở chỗ : 1. phù hợp với ngữ âm của tiếng Việt hơn; 2. thuận cho việc đọc hơn, mới chỉ xét chữ viết về phương diện ký chép lời nói. Vì thế, ý kiến của Léon Vandermeersch mà ông dẫn ra, về việc bỏ chữ Hán là có hại, tuy cũng liên quan đến việc tri giác tiếng Việt, nhưng không dính dáng gì đến sự tri giác ngữ âm, mà liên quan đến việc ký chép óc tưởng tượng xã hội, đến di sản văn hoá và qui tắc tư duy trong chữ viết, một chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta hãy bàn trước hết đến việc ký chép thanh âm.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chuyện viết tiếng Việt: Đừng vội vàng quá (Trao đổi với tác giả Hoàng Hồng Minh)

Tác-giả: Ths Đào-Tiến-Thi

(Nhà-xuất-bản Giáo-dục Việt-Nam)
Trong bài Chuyện viết tiếng Việt của tác giả Hoàng Hồng Minh (HHM) trên tạp chí Tia sáng ngày 16-08-2011[i], ngoài việc đặt ra vấn đề nên đưa thêm mấy chữ cái (ký tự) F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không (điều mà dư luận có ồn lên khoảng tháng nay), tác giả còn bàn thêm hai vấn đề của tiếng Việt: viết tên riêng nước ngoài và viết các từ ghép, từ láy (HHM gọi chung là “từ kép”) trong tiếng Việt.

Tôi xin được trao đổi một số ý kiến với tác giả.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Hội Khai-trí Tiến-đức - Việt-Nam Tự-điển



Hội Khai Trí Tiến Đức

Việt Nam Tự Điển

Mục Lục





Muốn download Tự Điển để dùng offline quý vị bấm vào tên của mỗi chương, right click và chọn Save Target As. Quý vị cũng cần phải download chương Mục Lục. Sau khi download, quý vị phải để tất cả mọi chương trong cùng một folder [tên folder phải là tiếng Việt không dấu - Nguyễn-Tiến-Hải ghi thêm vào].Khi dùng Tự Điển offine quý vị phải mở chương Mục Lục trước tiên.Xin qúy vị thông báo qua email những sai lỗi hay trở ngại khi dùng tự điển. Cảm ơn.

Nguồn: http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Đào-Duy-Anh - Hán-Việt từ-điển giản-yếu

(5000 đơn-tự, 40000 từ ngữ)

Tác-giả: Đào-Duy-Anh

Link download: https://docs.google.com (file pdf, 43 MB) (Nhà-xuất-bản Văn-hóa Thông-tin, bản mới in lại năm 2005).

Chú ý! Sau khi bạn click vào link trên, thông-báo sau đây sẽ hiện-ra: "Sorry, we are unable to scan this file for viruses. The file exceeds the maximum size that we scan. Download anyway" . Bạn hãy click vào Download anyway để tải sách về.

Link dự-phòng: http://www.mediafire.com/?ngd9nwubmuuui94

Nhà-xuất-bản: IMPRIMERIE TIENG DAN
Năm xuất-bản: 1932
Số trang: 1204
Kích-thước: 15 x 22cm
Số quyển trên/1 bộ: 1
Hình-thức bìa: Bìa cứng
Nguồn sách: Tủ-sách gia-đình Nhà-sách Sông-Hương
Đọc sách online (bản scan sách cũ in năm 1932) tại địa-chỉ: http://www.songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=27&case=2&left=40,18&gr=2#


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Sau 65 năm, nhìn lại cách nhận·diện và định·nghĩa từ tiếng Việt

Tác·giả: GS. TS. Nguyễn·Thiện·Giáp

(Khoa Ngôn·ngữ·học, Trường Đại·học KHXH&NV, Đại·học Quốc·gia Hà·Nội)

Kỷ·yếu hội·thảo Nghiên·cứu và đào·tạo khoa·học xã·hội và nhân·văn ở Việt·Nam thành·tựu và kinh·nghiệm, năm 2010

Một trong những lí do gây nên cảnh "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" là cách xác định đơn vị cơ bản của tiếng Việt chưa thống nhất. Sau 65 năm nhìn lại, chúng tôi rút ra một số nhận xét chính như sau:

1. Cách xác định thế nào là "có nghĩa"chưa thống nhất

Khi xác định từ và hình vị tiếng Việt, nhà Việt ngữ học nào cũng nêu tiêu chuẩn phải "có nghĩa", nhưng không mấy ai nói rõ thế nào là "có nghĩa". Có lẽ chỉ Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Tài Cẩn trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến vấn đề này. Nguyễn Kim Thản không trực tiếp giải thích thế nào là "có nghĩa", nhưng khi nói về tính hoàn chỉnh về nghĩa của từ, ông viết: "cà chua định tên cho một đối tượng khách quan duy nhất: một thứ quả thuộc họ cà, khi chín thì đỏ, dùng để làm thức ăn. Máy nổ cũng định tên cho một công cụ duy nhất chạy bằng hơi đốt. Xe bò chỉ một vật thể duy nhất, một thứ công cụ vận tải, đóng bằng gỗ, có hai bánh, hai càng; cho nên biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp duy nhất là kết quả và làm từ liên lạc giữa đoạn câu nguyên nhân và đoạn câu kết quả". Qua cách phân loại hình vị về mặt ý nghĩa của Đỗ Hữu Châu, chúng ta có thể hiểu quan niệm của ông về "có nghĩa"là thế nào. Ông viết: "Hình vị thực như nhà, áo, xe, máy, đường, trời, nước, sơn (núi), thủy, hỏa tức là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên hệ với những sự vật, hiện tượng có thể hình dung được hay nhận thức được một cách cụ thể. Hình vị hư như nhưng, rất, đã, sẽ, đang, nếu, thì, mà,…là những hình vị mà ý nghĩa thường chỉ quan hệ hoặc hình thái – tức những biểu hiện của sự vật, hiện tượng hoặc chỉ cách nói năng (các hành vi ngôn ngữ), chỉ quan hệ giao tiếp – hết sức chung và trừu tượng".

Diễn giải về nghĩa như trên không sai, nhưng nếu căn cứu vào đó để nhận diện từ hoặc hình vị thì không phải bao giờ cũng làm được. Khi tiếp xúc với các từ ngữ nghề nghiệp và đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn xa lạ đối với mình, chúng ta sẽ gặp hàng loạt từ mà ta không biết nghĩa. Những tiếng Hán Việt vốn có nghĩa, nhưng đối với những người không có kiến thức Hán học thì việc nhận thức nghĩa của chúng không phải là chuyện dễ dàng.

Ý thức được những khó khăn này, Nguyễn Tài Cẩn đã xác định ý nghĩa một cách khác. Theo ông, "tiếng có nghĩa phải là loại tiếng xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần ở trong nhiều tổ hợp khác nhau". Ông viết:

"a) Tiếng có nghĩa là loại tiếng có thể làm thành tố của từ hai tổ hợp trở lên.

b) Tiếng vô nghĩa là loại tiếng chỉ xuất hiện trong một tổ hợp duy nhất (a trong a-xita trong a-pa-tit phải được xem như là những tiếng khác nhau về mặt ngữ pháp)".

Rõ ràng, cách làm của Nguyễn Tài Cẩn khách quan, khoa học hơn. Tuy nhiên, do máy móc áp dụng tiêu chuẩn này nên Nguyễn Tài Cẩn đã coi những tiếng như dãi trong dễ dãi, cộ trong xe cộ là những tiếng vô nghĩa.

Những người chủ trương trong tiếng Việt có hình vị nhỏ hơn âm tiết đã dựa vào sự lặp lại của bộ phận nào đó của âm tiết. Như ta biết, âm tiết của tiếng Việt tương đương với âm vị của các ngôn ngữ Ấn Âu. Do đó, âm tố hay yếu tố ngữ âm nhỏ hơn âm tiết trong tiếng Việt không thể có được tư cách là đơn vị ngữ âm độc lập bên ngoài âm tiết. Nếu như trong các ngôn ngữ Ấn Âu, âm vị có thể tự thân dùng làm đơn vị mang nghĩa, chẳng hạn, и "và", в "ở, trong", к "về phía, tới", с "từ"của tiếng Nga, thì trong tiếng Việt, bộ phân âm tiết không thể ngữ nghĩa hóa một cách độc lập. Những từ tiếng Việt như: u, ư, e, ê thoạt nhìn tưởng như có hình thức của một âm vị, nhưng kì thực đó là những âm tiết mang thanh điệu nhất định. Không chú ý đến những đặc điểm trên đây của tiếng Việt, một số nhà nghiên cứu cố vạch đường ranh giới hình vị đi qua âm tiết, do đó không tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại và còn kéo theo nhiều điều tắc rối, phức tạp, không cần thiết.

2. Cách xác định từ chưa nhất quán, chưa hợp lí, chưa phù hợp với thực tế

Sự-khác-nhau giữa "cá" và "con-cá"

Tác-giả: hinattvn

Trước hết không bàn đến “cá” trong “cá cược”, vì nó là từ cùng âm khác nghĩa.

Không chắc lắm nhưng có thể hiểu là “cá” có những điểm khác “con cá”.
“Cá” chỉ một loài động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Và “cá” này dùng với nghĩa chung chung, không cụ thể về một đơn vị nào cả.
Vd:
- Hồ này nhiều cá lắm! (c1)
- Người Việt thích ăn cá. (c2)
- Cơm cá có ngon hơn cơm rau không? (c3)
- Em ra chợ mua giùm anh 5 lạng cá bống! (c4)
- Cá này bán thế nào hả em? (c5)
Chắc là không thể thay thế từ “con cá” vào những chỗ có từ “cá” ở 5 câu trên để giữ i ý của câu.

“Con cá” cũng là nói đến 1 loài động vật là cá nhưng ý chính ở đây là chỉ cho từng đơn vị (những) cá thể động vật; tức là nó có tính chi tiết, cụ thể. Đây là 1 từ ghép, theo đúng cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, “con” là thành tố chính, do đó nói lên ý nghĩa chính của từ; còn “cá” chỉ là thành tố phụ, bổ trợ, làm sáng tỏ cho thành tố chính.
Vd:
- Con cá bơi qua, bơi lại nhưng không chịu đớp mồi. (c6)
- Tôi mới bắt được con cá trắm cỏ nặng cỡ 5 kí. (c7)
- Có mỗi con cá mà cũng giành nhau! (c8)
- Con cá này bán thế nào hả em? (c9)

Khả năng kết hợp từ (kết cấu từ ghép) của tiếng Việt hết sức đơn giản, dễ dàng. Cơ bản là cứ theo trật tự xuôi và có logic về nghĩa là được. Nghĩa này là sự tổng hợp từ những nghĩa của các từ thành phần. Bởi vậy mà có “con cá”, và “cá con” cũng có.
Tiếng Việt cũng lại rất linh hoạt trong khả năng chia tách từ. “Con cá” dễ dàng thành “con” + “cá”. Từ khả năng này mà người ta hoàn toàn có thể gọi tắt, rút bớt từ trong nhưng hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Việt thường dùng những thành tố chính, từ có nghĩa khái quát để “thay mặt” cho cả cụm từ. Với vd “con cá”, người ta có thể dùng “con” hoặc “cá” để thay thế trong một số trường hợp.
Vd:
- Câu (c5) từ “cá” được thay cho “những con cá”
- Câu (c7) rút gọn được “con cá trắm” thành “con trắm”
- Câu (c9) rút gọn được “con cá” thành “con”

Tây họ học tiếng Việt chắc rất khó phân biệt “con cá”, “con” và “cá”.
“Con cá” là một từ ghép hoàn chỉnh, chức năng chắc cũng giống như “quyển sách”, “nhà khách”, “cây ổi”, “xe máy”,... Nhưng có điều ta khó mà tra được từ điển nào có mục “con cá” hay “cây ổi” trong khi lại có mục “nhà khách”, “xe máy”. Theo các bác thì người ta dựa vào tiêu chí gì để xếp từ vào từ điển?

Tóm lại:
“Cá”: tính khái quát, chung; chỉ loài
“Con cá”: tính đơn vị, cụ thể; nhấn mạnh đến nghĩa “con”
“Con cá” có thể được rút gọn thành “con” hoặc “cá”

Nguồn: http://ttvnol.com/tiengviet/1282637, 13:08, 02 tháng 05 năm 2011 (giờ Việt-Nam)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Vấn·đề chuẩn·hóa từ·vựng tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Thiện·Giáp
(Theo Nguyễn·Thiện·Giáp. Từ·vựng·học tiếng Việt. Nxb Giáo·dục, H., 2002, trang 318–333)

1. Từ·vựng chuẩn và chuẩn·hoá từ·vựng
Như trên đã chứng·minh[1], gần một thế·kỉ qua, từ·vựng tiếng Việt đã lớn·mạnh phi·thường cả về chất·lượng lẫn số·lượng. Nhưng do đã được phát·triển vào những thời·kì khác·nhau, trong những hoàn·cảnh khác·nhau, nên từ·vựng tiếng Việt hiện·nay không·khỏi còn những chỗ chưa thống·nhất. Điều đó gây cản·trở cho sự·nghiệp giáo·dục và phát·triển khoa·học của chúng·ta. Cho·nên, chuẩn·hoá từ·vựng tiếng Việt là một yêu·cầu cấp·bách hiện·nay.

Tham-khảo nguyên-tắc chuẩn-hoá thuật-ngữ khoa-học ở các nước

(Tạp-chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 5 (115) - 2005, trang 12 - Ngôn ngữ & Đời sống, 5 - 2008, trang 12)


Tác-giả: Nguyễn-Thị-Kim-Thanh


Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ ngữ quan trọng của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, đó là “những từ và cụm từ cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó…”, “là bộ phận từ vựng biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” (Nguyễn Như Ý, 1997, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội), Vậy nên, chuẩn hoá thuật ngữ là một trong những nội dung chính của chuẩn hoá ngôn ngữ.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Một·số vấn·đề về chuẩn·mực·hoá ngôn·ngữ

Tác·giả: Hoàng·Tuệ
(In trong tạp·chí «Ngôn ngữ", số 3 và 4 (năm 1979), trang 137–151)

Qua các hội·nghị chuẩn·mực·hoá chính·tả và thuật·ngữ (1978–1979), có thể rút ra một·số vấn·đề chung, như các vấn·đề trình·bày dưới đây.
    1. Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới
    2. Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ
    3. Nhu cầu mượn từ
    4. Đồng hoá từ mượn
    5. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
    6. Nhất quán và không nhất quán
Nguồn: http://ngonngu.net/index.php?p=166

Một·số vấn·đề về chuẩn·mực·hoá ngôn·ngữ: Tiếp·nhận từ của ngoại·ngữ trong quá·trình tiếp·xúc ngôn·ngữ

Tác·giả: Hoàng·Tuệ

Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung.
Chất liệu nội dung là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng, tình cảm… Những cái đó, làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái, có cả những bộ phận, do tiếp nhận tự ngoài vào mà có, và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung là sự tiếp nhận chất liệu hình thức. Đó là lí do chính vì sao trong một ngôn ngữ có thể có những từ vốn của ngoại ngữ. Yêu cầu chuẩn mực hoá thường được đặt ra chủ yếu đối với những từ này. Vì thế, thiết tưởng cần phải tìm hiểu hiện tượng tiếp nhận từ của ngoại ngữ, phân loại những trường hợp khác nhau, mới có thể xác định giới hạn đối với yêu cầu nói trên.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Quy-tắc chính-tả tiếng Việt và phiên-chuyển tiếng nước ngoài

Tác-giả: Chủ-tịch Hội-đồng Quốc-gia Chỉ-đạo Biên-soạn Từ-điển-bách-khoa Việt-Nam


I. Chính tả tiếng Việt
Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông đã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy định của Nhà nước.
Trong lúc chờ đợi quy định thống nhất của Nhà nước, được phép của thủ tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000) và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, chủ tịch Hội đồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ Từ điển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa học của Hội đồng.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Một·số vấn·đề về chuẩn·mực·hoá ngôn·ngữ: Nhu·cầu mượn từ

Tác·giả: Hoàng·Tuệ
Hành động mượn từ có thể chẳng có lí do gì chính đáng, chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về ngôn ngữ, mà nhiều khi, chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn trọng, không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc. Ở đâu cũng có sự tình này. Ở ta, rõ ràng là có khi đã như như thế. Thực ra, cái cớ lúc đầu là chưa có sẵn từ trong bản ngữ để đáp ứng ngay một nội dung mới, còn có tính chất ngoại. Thí dụ, chừng nửa thế kỉ trước, cái xe đạp là một trường hợp như thế và có người đã gọi nó là tự hành xa! Thí dụ này đáng chú ý, vì trước đây có lắm người thông tiếng Hán hễ gặp một nội dung mới từ phương Tây đến (đặc biệt là khái niệm trừu tượng về văn hoá, chính trị… nhưng cả khi là sự vật cụ thể cũng thế) thì một mặt, cự tuyệt chất liệu Pháp; mặt khác cũng không chịu tìm chất liệu Việt mà sẵn sàng dùng ngay chất liệu Hán, tức Hán Việt. Sự tình này, như đã nói, có nguyên nhân lịch sử trong quá trình tiếp xúc quá dài giữa tiếng Việt và "chữ Hán", tức là dạng ngôn ngữ viết của tiếng Hán được tiếp tục dùng ở Việt Nam, từ khi nước ta thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa. Sự tình ấy đã ảnh hưởng khá rõ đến trạng thái chung của từ vựng tiếng Việt. Mặc dù thế, nếu dùng lạm từ Hán Việt, tức là mượn gốc Hán là vẫn gây ra phản ứng chống đối của người Việt Nam. Tự hành xa đã tự lúc đầu tỏ ra là một sự kém cỏi học giả, không chấp nhận được và đã nhanh chóng bị thay thế bằng xe đạp. Từ mượn gốc Pháp cũng có thể gây ra phản ứng đó. Tủ lạnh đã được hoan nghênh để thay thế fri-gi-de. Ti vi chắc chắn rồi sẽ chịu số phận như fri-gi-detự hành xa thôi.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Chuẩn·hóa ngôn·ngữ Việt

Tác·giả: Aiviet

17/06/2010 9:30 SA

Ngày xưa, tôi có một ông thầy người Hung rất mê học tiếng Việt. Ông ấy cũng là một nhà ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông học lâu, nhưng nói vẫn không hay lắm. Có lần ông ta nói "Ngữ pháp chẳng qua là gậy của người mù, để dò dẫm đường đi" (Cái này thì đúng, người đã biết tiếng coi như người sáng thì cần gì ngữ pháp). "Tiếng Việt không có ngữ pháp nên khó học". Hồi đó tôi trố mắt và rất ức "Làm gì tiếng Việt lại không có ngữ pháp". Bây giờ ngẫm nghĩ quả nhiên thế thật.

Một·số vấn·đề về chuẩn·mực·hoá ngôn·ngữ: Nhất·quán và không nhất·quán

Tác·giả: Hoàng·Tuệ
Trong sự chuẩn mực hoá ở các mặt của ngôn ngữ, thường có xu hướng muốn đạt tới, thậm chí đòi hỏi phải đạt tới cái nhất quán. Thí dụ, trong tiếng Việt, thì khi đã nói "cái bàn" được là nói cái ghế, cái chăn, cái nhà… cũng được; như thế là nhất quán. Nhưng sự thực, không thể không thấy là trong tiếng Việt, vẫn có những hiện tượng về cái không nhất quán, thí dụ: trong sự đối lập có tàibất tài, các nghĩa khẳng định và phủ định được phân biệt rõ, nhưng ở thình lìnhbất thình lình thì nghĩa lại như nhau. Có thể dẫn một ví dụ khác: đổi Ý thành ItaliaÚc thành Ốt-xtrây-li-a… là nhất quán, nhưng chưa đổi Pháp thành Phơ-răng-xơ là không nhất quán. Trong tiếng Pháp, cũng có thể thấy rõ các nhất quán, ví dụ: la maison thì les maisons, le chien thì les chiens…; nhưng cũng có cái không nhất quán, thí dụ: nous lisons thì vous lisez, nhưng nous disons thì lại vous diles.

Một·số vấn·đề về chuẩn·mực·hoá ngôn·ngữ: Đồng·hoá từ·mượn

Tác-giả: Hoàng-Tuệ
Một từ mượn, nếu không bị thay thế, thì còn trải qua một quá trình chịu những tác động của người bản ngữ mới có vị trí vững vàng. Quá trình ấy là sự đồng hoá từ mượn. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ, đồng hoá từ mượn là một yêu cầu rất được chú ý. Nếu ta nói đến sự Việt hoá từ mượn trong tiếng Việt thì chẳng hạn, người Pháp cũng nói đến sự Pháp hoá những từ mượn trong tiếng Pháp…

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Chuẩn·hoá tiếng Việt về mặt từ·vựng

Tác·giả: Giáo·sư Hoàng·Phê, 1979

1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hoá

Khái niệm chuẩn - không chuẩn không đồng nhất với khái niệm đúng - sai.

Cấu trúc ngôn ngữ cung cấp những kiểu: kiểu cấu tạo âm tiết, kiểu cấu tạo từ, kiểu tổ hợp cú pháp, v.v. Ngôn ngữ chỉ sử dụng một số những gì các kiểu có thể tạo ra. Những thực tế ngôn ngữ này, đề nghị gọi là những mẫu ngôn ngữ. Mẫu có tính bắt buộc tuyệt đối, có tính ổn định rất cao. Trừ trường hợp cá biệt, vi phạm mẫu bị đánh giá là sai. Có thể coi mẫu, cũng như cấu trúc, là phạm trù thuần tuý ngôn ngữ.Khi có hai ba (đôi khi nhiều hơn) mẫu khác nhau cho cùng một yêu cầu diễn đạt, thì đó là trường hợp đề nghị gọi là lưỡng khả. Trong ngôn ngữ nói tự nhiên thường ngày, tình trạng lưỡng khả không có nhiều và thường chỉ có tính chất nhất thời. Một đặc điểm của ngôn ngữ văn hoá, dùng cho nhiều phong cách khác nhau và thống nhất trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ lớn (thường là một dân tộc), là tình trạng lưỡng khả có nhiều và không phải là nhất thời, do có sự khác biệt giữa các phương ngữ và do có những yêu cầu khác nhau của các phong cách. Khi có lưỡng khả thì chuẩn ngôn ngữ là kết quả sự đánh giá, lựa chọn của xã hội đối với các mẫu mà ngôn ngữ cung cấp. Sự đánh giá, lựa chọn này không dễ có được sự nhất trí hoàn toàn, nó lại có thể thay đổi tuỳ theo nhận thức và tâm lí của xã hội. Tính chất bắt buộc cũng như tính ổn định của chuẩn chỉ là tương đối. Chuẩn là một phạm trù ngôn ngữ - xã hội.Không nên đồng nhất chuẩn với mẫu, như chẳng hạn trong định nghĩa của E. Coseriu, cho rằng chuẩn ngôn ngữ là kết quả "sự lựa chọn trong phạm vi những khả năng thực hiện mà hệ thống cho phép". Thật ra, chuẩn không có quan hệ trực tiếp với hệ thống. Mẫu và chuẩn đều là kết quả sự lựa chọn của xã hội, nhưng một đằng là một sự lựa chọn đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, một đằng là một sự lựa chọn đang diễn ra trong hiện tại. Đồng nhất chuẩn với mẫu là đồng nhất đương thời với lịch sử, đồng nhất đồng đại với lịch đại; là đồng nhất cái thuộc phạm vi tác động trực tiếp của con người với cái đã ra ngoài phạm vi ấy. Kết quả là chỉ nhìn thấy ở chuẩn cái đã hình thành, một nhân tố ổn định, mà không đồng thời nhìn thấy cái đang hình thành, một nhân tố phát triển.Con người có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành và sự thay đổi của chuẩn ngôn ngữ. Tác động chuẩn hoá này là một tác động thường xuyên. Chính qua tác động chuẩn hoá mà con người có thể tác động đến mẫu ngôn ngữ và, trong những điều kiện nhất định, đến cả cấu trúc ngôn ngữ. Khi tác động chuẩn hoá trở thành một hoạt động có ý thức rõ rệt, thì đó là công tác chuẩn hoá. Đối tượng của công tác chuẩn hoá chỉ là ngôn ngữ văn hoá, và phạm vi của chuẩn hoá chỉ là những trường hợp lưỡng khả mà chuẩn chưa được xác định rõ ràng.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Cái thắc·mắc ngàn đời của chữ Việt

Tác·giả: Bác·sĩ  Nguyễn Hy Vọng M.D.

-t hay là –c ? , nhiều người Trung và Nam không viết cho đúng, vì họ đều phát âm với – c mà thôi.! dấu hỏi hay dấu ngã, nhiều người Trung và Nam [65 % dân Việt] cũng không viết đúng được.

Đó không phải là lỗi của họ, đó là lỗi của cái chữ viết đã không viết theo đúng như nói nguyên tắc vàng ngọc của chữ viết là phải viết cho đúng với phát âm, mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới theo đúng cả,  "trừ ra chữ viết Tây ban nha là khá nhất “ se habla como se escriba”  “ nói cũng y hệt như viết, còn Pháp Anh Mỹ đều viết tùm lum tà la hết ! Pháp thì đọc một âm mà viết  nhiều cách:  cinq, ceint, saint, sein.