Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngữ·âm tiếng Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngữ·âm tiếng Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

제삿날이 맞나요 제사날이 맞나요?

Question:
제삿날이 맞나요 제사날이 맞나요
이유와 근거가 뭔지도 부탁합니다

Answer: 제삿날이 맞습니다 ^^

합성어에 ‘ㅅ’을 붙이는 첫번째는 두 말 사이에서 뒷말의 첫소리가 된소리(ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ)로 나는 경우로,

‘귀+병(病)’을 ‘귓병 [귀뼝/귇뼝],
‘배+병(病)’을 ‘뱃병’ [배뼝/밷뼝],
‘전세(傳貰)+집’을 ‘전셋집[전세찝/전섿찝],
‘새+강(江)’을 ‘샛강[새ː깡/샏ː깡],
‘태(胎)+줄’을 ‘탯줄 [태쭐/탣쭐],
‘터+세(勢)’를 ‘텃세 [터쎄/턷쎄],
‘해+수(數)’를 ‘햇수 [해쑤/핻쑤],
‘회(灰)+가루’를 ‘횟가루 [회까루/휃까루],
‘회(膾)+집’을 ‘횟집[회ː찝/휃ː찝]으로 적는 것이 그 예이다.

두번째는 뒷말의 첫소리 ‘ㄴ’ ‘ㅁ’ 앞에서 ‘ㄴ’ 소리가 덧나는 경우로,

‘계(契)+날’을 ‘곗날[곈ː날/겐ː날],
‘제사(祭祀)+날’을 ‘제삿날[제ː산날],
‘퇴(退)+마루’를 ‘툇마루[퇸ː마루/퉨ː마루],
‘양치(養齒)+물’을 ‘양칫물 [양친물]등으로 적는다.

세번째는 뒷말의 첫소리 모음 앞에서 ‘ㄴ’ 소리가 덧나는 것으로,
‘가외(加外)+일’을 ‘가욋일[가왼닐/가웬닐],
‘예사(例事)+일’을 ‘예삿일[예ː산닐],
‘후(後)+일’을 ‘훗일 [훈ː닐] 등으로 적는 것이 그 예이다.

이루릴

|2007.02.08 수정됨
Source: http://tip.daum.net/question/39480490
http://krdic.naver.com/

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Lỗi phát·âm thường gặp trong tiếng Hàn

LỖI SAI VÀ KHẮC PHỤC LỖI SAI TRONG PHÁT ÂM TIẾNG HÀN QUỐC TRÊN CƠ SỞ BỘ MÔN NGỮ ÂM

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Thu Ngân

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoa Phượng 1H06

Lời nói đầu

Ngày hôm nay bạn có nói chuyện với người Hàn Quốc nào không? Bạn có để ý là, phát âm của mình trong cuộc nói chuyện với người Hàn Quốc đã chuẩn hay chưa không?
Hẳn là tiếp xúc và nói chuyện trực tiếp với người bản địa thì rất tốt trong việc học ngoại ngữ. Vì khi đó chúng ta có môi trường để giao tiếp với người bản địa, được tiếp cận trực tiếp với tư duy ngôn ngữ của người bản địa và được sửa lỗi thông qua việc trò chuyện và lắng nghe.
Nhưng bạn biết đấy, đối với sinh viên học tập tại Việt Nam như chúng ta, cơ hội được nghe, nói chuyện với người Hàn Quốc là không thường xuyên. Vì vậy, không chỉ các bạn có kĩ năng Nghe-Nói chưa tốt mà ngay cả các bạn khá giỏi cũng vẫn phát âm chưa đúng, nghe chưa chuẩn. Tôi cũng là một sinh viên còn mắc nhiều lỗi sai trong phát âm và đi kèm với điều đó, tôi nghe chưa tốt. Đặc biệt là với tiếng Hàn Quốc, một bộ phận của ngôn ngữ chắp dính, thì việc nghe và phát âm đúng càng không dễ dàng gì.
Khi học môn Ngữ âm tôi đã phát hiện và bổ sung thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho kỹ năng Nghe- Nói mà 2 năm trước, khi chưa học môn này tôi rất hay mắc lỗi. Và sự thật là, ngay cả khi đã tập trung hơn vào môn Ngữ âm, tôi vẫn thấy thật khó để hệ thống và khắc phục những lỗi sai đã trở thành lối mòn trong tư duy ngôn ngữ của bản thân mình. Đặc biệt là khi đối thoại, chỉ tới lúc phát âm xong tôi mới nhận ra là mình lại mắc lỗi rồi. Các bạn có từng rơi vào trường hợp như tôi không? Các bạn đã tìm ra được cách để khắc phục khó khăn này cho riêng bản thân mình rồi chứ?
Tôi đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ để phục vụ cho việc tìm ra lỗi sai thường gặp trong phát âm và để từ đó tìm ra cách khắc phục cho cả bản thân mình. Rất mong các bạn khi xem báo cáo này sẽ thấy và tránh được các lỗi thường gặp cũng như cùng tôi rút ra cho bản thân mình cách hiệu quả nhất.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

[Video clips] Học bảng chữ cái tiếng Hàn

Học phát âm bảng chữ cái tiếng Hàn
(Có bài giảng bằng tiếng Việt ở các video phía dưới)

Learn Korean Alphabet with Ms. Oh
Lesson 1 - List of Korean consonants & vowels




Learn Korean Alphabet with Ms. Oh
Lesson 2 - Write the Alphabet (Basic Consonants + Vowels)
Viết bảng chữ cái tiếng Hàn (Các phụ âm cơ bản và các nguyên âm)




Learn Korean Alphabet with Ms. Oh
Lesson 3 - Double Consonants (phụ âm kép)


 LESSON 3 

Learn Korean Alphabet with Ms. Oh
Lesson 4 - Complex Vowels (nguyên âm phức)



Bài 1: Nguyên âm

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Luật biến âm ㄱ + ㄹ → ㄱ + ㄴ → ㅇ + ㄴ

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải


Quy·tắc biến·hóa phụ·âm:


ㄱ + ㄹ → ㄱ + ㄴ

ㄹ  đứng sau ㄱ sẽ được phát·âm thành ㄴ

ㄱ + ㄴ → ㅇ + ㄴ
Vì ㄹ phát·âm thành ㄴ nên phụ·âm ㄱ trước nó chuyển thành âm mũi ㅇ (ví·dụ từ 학년 (學年, học niên, năm học) đọc là 항년 (hang-nhion))

Tóm lại: ㄱ + ㄹ → ㅇ + ㄴ

·dụ:

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Phụ·âm ㄹ khi nào đọc L khi nào đọc R?

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

1. Các trường·hợp đọc ㄹ là L
a) Khi phụ·âm ㄹ là phụ·âm cuối ở trong từ (tiếng Hàn gọi là 받침) và từ tiếp theo bắt·đầu bằng một phụ·âm khác ㅎ thì ㄹ đọc là L bằng cách uốn lưỡi lên vòm miệng phía trên và giữ nguyên lưỡi ở đó, không bật ra âm LỜ như trong tiếng Việt, tức là chỉ nửa âm.
   Ví·dụ: 
      날 [naL] (ngày)

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Luật biến âm ㄹ + ㄴ → ㄹ + ㄹ, ㄴ + ㄹ → ㄹ + ㄹ

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Quy·tắc biến·hóa phụ·âm:


ㄹ + ㄴ → ㄹ + ㄹ

ㄴ + ㄹ → ㄹ + ㄹ

Ví·dụ ㄹ + ㄴ → ㄹ + ㄹ: 

(cách phát âm từ để trong hai dấu ngoặc vuông [])
 
일년 [일련] một năm  (đọc là i-Lion)

물 냉면 [물랭면] món mì lạnh có nước (đọc là mu-Leng-mion)
물나라 [물라라] (đọc là mu-La-ra)
     [명사] 
      1. 비가 많이 와서 물이 잘 빠지지 않고 물이 가득 찬 지역을 비유적으로 이르는 말. 
  •       2.강이나 호수 따위가 많거나 바다로 둘러싸인 나라를 비유적으로 이르는 말.

물나팔 [물라팔] -喇叭  [명사] 흔히 장난으로 물속에서 숨을 내쉬어 꾸르륵 소리를 내는 일.

Ví·dụ ㄴ + ㄹ → ㄹ + ㄹ:


논리 [놀리] luận lí (論理)  (đọc là nô-Li)
인력 [일력] nhân lực (人力) (đọc là i-Liok)
관리 [괄리] quản lí (管理)  (đọc là qua-Li)
권력 [궐력] quyền lực (權力(đọc là Quô-Liok)
민란 [밀란] dân loạn (民亂 (đọc là mi-Lan) 

Tham·khảo: 

1. http://krdic.naver.com
2. Lê Huy Khoa, Các nguyên tắc phát âm và luyện phát âm, Nhà xuất bản Trẻ, 2007.


Luật biến âm ㅂ + ㄹ → ㅂ + ㄴ → ㅁ + ㄴ

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Quy·tắc biến·hóa phụ·âm:


ㅂ + ㄹ → ㅂ + ㄴ → ㅁ + ㄴ


Ví·dụ: (cách phát âm từ để trong hai dấu ngoặc vuông [])

입력 [임녁]  (入力 (nhập lực) nhập, đầu vào = input, entry)
합력 [함녁] (合力 (hợp lực) = joint efforts, combined strength, cooperation)
법률 [범뉼] (法律) pháp luật

Xem thêm:
Luật biến âm ㄱ + ㄹ → ㄱ + ㄴ → ㅇ + ㄴ

Tham·khảo: 
1. http://krdic.naver.com
2. http://en.wikibooks.org/wiki/Korean/Advanced_Pronunciation_Rules
3. Lê Huy Khoa, Các nguyên tắc phát âm và luyện phát âm, Nhà xuất bản Trẻ, 2007.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Luật biến âm ㅇ+ㄹ → ㅇ+ㄴ

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Quy·tắc biến·hóa phụ·âm:

ㅇ+ㄹ → ㅇ+ㄴ


Ví·dụ:

1. Viết là 대통령 (大統領) nhưng khi phát·âm thì thành [대ː통녕]

大統領 (Hán Việt: đại·thống·lĩnh) Tổng·thống

2. 청량리역 [청냥니 역] Cheongnyangni Station

3. 종로 [종노] (Jogno, an area in Seoul)
4. 대학로 (大學路)[대ː항노] Daehangno

Tham·khảo: 

http://krdic.naver.com

http://ko.wikipedia.org/wiki/%ED%95%9C%EA%B8%80_%EB%82%B1%EC%9E%90

http://en.wikibooks.org/wiki/Korean/Advanced_Pronunciation_Rules

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

어 đọc là o hay là ơ?

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

Hiện nay có nhiều cuốn sách dạy học tiếng Hàn-Quốc xuất-bản ở Việt-Nam phiên-âm nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguyên-âm thành Ơ. Ví-dụ:

1) "Các nguyên tắc phát âm & luyện phát âm" của tác-giả Lê Huy Khoa, Nhà-xuất-bản Trẻ, 2007.

2) "Tự học giao tiếp tiếng Hàn cơ bản", Lê Huy Khoa biên-soạn, Nhà-xuất-bản Trẻ 2003.

3) "Hội thoại Hàn-Anh-Việt" của các tác-giả Trần Thị Sen và Vũ Huy Túy, Nhà-xuất-bản Văn-hóa Thông-tin, 2001.

...

Thực ra, người dân thủ-đô Seoul và vùng lân-cận đọc  O chứ không phải Ơ. Tên thủ-đô 서울 là Xo-ul chứ không phải là Xơ-ul như ai đó đã từng phiên-âm và đã phổ-biến trong sách báo và phim ảnh Việt Nam. Có nơi còn nói là thủ-đô Xê-un?

Ơ là cách phát-âm 어 của người dân vùng Pusan (부산) phía Nam Hàn-Quốc. Pusan là thành-phố lớn thứ nhì Hàn-Quốc, sau 서울. Ngoài ra, dân vùng Pusan cũng có một số khác-biệt nữa về cách phát-âm, ví-dụ:

1) có người nói 없어요 thành Op-XÊ-dô trong khi dân thủ-đô 서울 nói Op-XO-dô

2) 농협 --âm Seoul: nôông-hiop, âm Pusan: nôông-hiếp (?)

2) 맞다    --âm Seoul: mạt ttà, âm Pusan: man-na (phim 응답하라 1997 hoặc 응답하라1994)

3) 먹어라  --âm Seoul: mo-ko-ra, âm Pusan: man-mu-ro (phim 응답하라 1997 hoặc 응답하라1994)

Vậy tại sao người Hàn-Quốc không phiên-âm 서울 thành Soul mà lại là Seoul?

Người Hàn-Quốc phiên-âm chủ-yếu là phục-vụ người nói tiếng Anh (người Mỹ), họ sợ viết o người Mỹ sẽ đọc là âu (oh), Xâu ul, nên họ thêm chữ e vào trước chữ o để báo rằng chữ này đọc khác. Người nói tiếng Anh phát-âm chữ S là xờ.

Tôi cho rằng nếu phiên-âm thì nên phiên-âm theo tiếng chuẩn của thủ-đô Seoul Hàn-Quốc. Nếu phiên-âm theo tiếng địa-phương khác (ví-dụ Pusan) thì nên ghi rõ là tiếng địa-phương. Tất-nhiên là không nên phiên-âm vì các ngôn-ngữ có sự khác-biệt nhỏ trong phát-âm.

 References:

Video clip phát-âm nguyên-âm tiếng Hàn-Quốc  http://www.youtube.com/watch?v=aWyaQa2RsaY