Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn·ngữ·học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn·ngữ·học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Năm phương pháp tự học ngoại ngữ phổ biến

Học ngoại ngữ dựa trên từ vựng hoặc đắm mình trong ngôn ngữ là phương pháp tự học phổ biến nhưng đều có hai mặt lợi và hại.


1. Phương pháp tiếp cận dựa trên từ vựng


Từ vựng là một phần quan trọng cấu thành nên ngôn ngữ nên việc tiếp cận từ vựng ngay từ những ngày đầu là hướng đi của rất nhiều người. Phương pháp bắt đầu từ từ vựng chính là cách trẻ em học ngôn ngữ khi còn nhỏ, thông qua việc liên kết một từ bất kỳ với hình ảnh hoặc các đối tượng tương ứng.

Người học sẽ ghi nhớ từ vựng bằng cách liên tưởng đến hình ảnh, đối tượng cụ thể hóa tương ứng và học thuộc. Ví dụ, khi người mẹ chỉ vào những quả bóng có màu sắc khác nhau, trẻ em có thể kể tên màu sắc của từng quả bóng.

Ưu điểm của phương pháp này là việc ghi nhớ từ vựng đạt hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là ở thời điểm học ban đầu. Hình ảnh sẽ giúp người học ghi nhớ từ trực quan, sinh động. Việc học thuộc lặp đi lặp lại sẽ khiến từ ngữ khắc ghi sâu hơn trong trí não và khó bị thay đổi.

Tuy nhiên, phương pháp học này thiếu sự liên kết, tập trung vào ngữ pháp. Người học có thể nắm bắt nhiều từ vựng là tốt, nhưng nếu thiếu kiến thức ngữ pháp sẽ không biết cách sử dụng khối lượng từ mình có.


2. Phương pháp dịch đôi


Phương pháp dịch thuật thường được những người học ngôn ngữ trước năm 1900 sử dụng. Đầu tiên, người học lựa chọn một cuốn sách xuất bản bằng ngôn ngữ đang học và một cuốn từ điển ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ kết hợp đọc sách, tra từ điển để giải nghĩa từ hoặc cụm từ khó hiểu và viết lại bản dịch. Sau đó, họ tiếp tục sử dụng từ điển để dịch lại bản dịch sang ngôn ngữ đang học và kiểm tra bản dịch so với bản gốc.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc “Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX”)*

Tác-giả: Nguyễn Hải Hoành
Báo Tia Sáng
26/06/2019 07:15
Ngôn ngữ** gồm tiếng nói và chữ viết. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói”. Chúng tôi thiển nghĩ Chữ viết là hệ thống ký hiệu thị giác dưới dạng văn bản dùng để ghi tiếng nói và ý nghĩ của loài người. Ở đây thêm “ghi ý nghĩ” vì người ta nghĩ nhiều hơn nói, không nói được vẫn có thể dùng chữ để biểu thị ý nghĩ. Thêm “dưới dạng văn bản” để phân biệt với loại ngôn ngữ bằng tay mà người câm điếc dùng, cũng là hệ ký hiệu thị giác ghi tiếng nói và ý nghĩ nhưng không phải là chữ viết. Chữ viết gắn bó chặt chẽ với tiếng nói, khi nghiên cứu chữ viết phải xem xét mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Tiếng Hàn và tiếng Nhật giống nhau như thế nào?



Vì ngữ pháp tiếng Hàn và tiếng Nhật rất giống nhau, và Google Translate Hàn Anh rất tệ, trong khi Google Translate Nhật  Anh thì tốt hơn nhiều, nên để dịch tiếng Hàn sang tiếng Anh bạn nên dùng Google Translate dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Nhật, rồi copy kết quả dịch và dịch tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Anh. Kết quả sẽ tốt hơn. <Nguyễn Tiến Hải>

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Chỉ cần học 500 chữ Hán này có thể đọc hiểu 75%, học 3000 chữ hiểu 99% văn bản tiếng Trung

Link download danh sách 3000 chữ Hán được sắp xếp theo tần số https://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic1140246.files/The%20most%20common%20Chinese%20characters%20in%20order%20of%20frequency.pdf

The Most Common Chinese Characters
© 2003 – 2007 Patrick Hassel Zein
I am working on a compilation of the 3000 most frequently used characters in modern, simplified, mainland Chinese (with references to traditional/full forms and words in which the characters are used). Since this is a rather complex page that will take a while to download, only a part of it is published here on the Net. To make the page readable, you must also first install software or fonts for that purpose.
The list was created using statistic list of Chinese characters and a number of thick dictionaries. All characters are presented in falling statistical order. Pronunciations are specified according to Pinyin and for some characters a number of different possible pronunciations are given. Examples of common words are given for most characters, however with no guarantee that all the most common words are listed or that the given examples are particularly common words. Some of the listed pronunciations for some characters are less used than other pronunciations for the same character, and in those cases translations and examples may lack. Some additional comments are given.
The current edition of the list "The Most Common Chinese Characters in order of frequency" lists more than 2,700 characters. The list is complete for the 2,400 most common characters – after that, the list contains a number of gaps. The document is coded in GB2312. The size of the document is 337 kbyte, and a printout will fill more than 100 pages. New versions containing more characters and additional details are published from time to time.

Statistics

Both Jun Da and Chih-Hao Tsai present detailed statistics for the use of Chinese characters on their web-sites. In my experience, Jun Da's statistics are quite reliable, so my list of the most common Chinese characters is based on his research.
According to the statistics, a knowledge of a given number of the most common characters should result in the following estimated understanding of the Chinese language:
100 characters → 42% understanding1600 characters → 95.0% understanding
200 characters → 55% understanding1700 characters → 95.5% understanding
300 characters → 64% understanding1800 characters → 96.0% understanding
400 characters → 70% understanding1900 characters → 96.5% understanding
500 characters → 75% understanding2000 characters → 97.0% understanding
600 characters → 79% understanding2100 characters → 97.4% understanding
700 characters → 82% understanding2200 characters → 97.7% understanding
800 characters → 85% understanding2300 characters → 98.0% understanding
900 characters → 87% understanding2400 characters → 98.3% understanding
1000 characters → 89% understanding2500 characters → 98.5% understanding
1100 characters → 90% understanding2600 characters → 98.7% understanding
1200 characters → 91% understanding2700 characters → 98.9% understanding
1300 characters → 92% understanding2800 characters → 99.0% understanding
1400 characters → 93% understanding2900 characters → 99.1% understanding
1500 characters → 94% understanding3000 characters → 99.2% understanding

A tip from the teacher

Students can use the character list to create flashcards in order to train Chinese. Teachers can aslo make such cards to use in their teaching. Write the Chinese characters (possibly both simplified and traditional forms) on one side of a little piece of cardboard. Write pronunciation and explanations on the other side.
Students and teacher can also enjoy a little game that I've based on the flashcards. Rules to the game can be found on the page "Chinese Memory Game".

How Chinese character system works and how to learn it effectively

Part 1 - Introduction of Chinese characters



Part 2A- Traditional Chinese Teaching Methodology


Part 2B- ABCs of Chinese Teaching Methodology


Part 3- The Importance of Learning Chinese

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Scary Grammar? Nah, It’s The Bones Of The Beast

As a native English speaker, I first learnt how to say ‘I play’ becomes ‘I played’ when I am talking about something that happened in the past. Then I see that ‘ed’ is added to the end of words to say what happened in the past, so I start saying ‘I runned’, ‘I seed’, ‘I goed’ and so on. This is all understandable for people because it follows the regular pattern. As I got older, I was corrected and slowly started learning the exception, ‘I ran’, ‘I saw’ and ‘I went’ and this is how it can work for the learner too.

Making your skeleton stand up...

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Từ vựng Tiếng Hàn có khoảng 500,000 từ

here’s a list for 11 of the most spoken languages around the world (sources given as hyperlinks):
LANGUAGELARGEST DICTIONARYNUMBER OF WORDS
Chinese汉语大词典 (Hanyu Da Cidian. Lit: Comprehensive Chinese Word Dictionary)370,000 words; 23,000 head Chinese character entries
EnglishThe Second Edition of the 20-volume Oxford English Dictionary171,476 words in current use, and 47,156 obsolete words; 615,100 definitions
DutchWoordenboek der Nederlandsche Taal(Dictionary of the Dutch language)430,000 words
FrenchLe Grand Robert de la langue française100,000 words; 350,000 definitions
GermanDer Duden135,000 words
ItalianGrande dizionario italiano dell’uso (Gradit)270,000 words
Japanese(日本国語大辞典)Nihon kokugo daijiten500,000 words (this includes definitions and etymologies of foreign loan words (gairaigo, 外来語), highly recent words (gendai yōgo, 現代用語), archaic words (kogo, 古語), idiomatic compound  phrases (jukugo, 熟語), words that can  be written using more than one possible Chinese character to produce subtle differences in meaning (dōkun iji, 同訓異字), and Chinese characters that are written differently but have the same pronunciation (iji dōkun, 異字同訓), some slang (ingo, 隠語), and words used only in regional dialects (hōgen, 方言))
Korean표준국어대사전 (Korean Standard Unabridged Dictionary)500,000 words (this includes 190,000 technical words (전문어), 70,000 North Korean words (북한어), 20,000 regionalisms (방언), and 12,000 old sayings (옛말))
RussianТолко́вый слова́рь живо́го великору́сского языка́(Explanatory Dictionary of the Living Great Russian Language; AKA Dahl’s Explanatory Dictionary)200,000 words
SpanishDiccionario de la Real Academia Española100,000 words
PortugueseVocabulário Ortográfico da Língua PortuguesaNearly 390,000 words

How many words does a native speaker use in daily life?

How many words does a native speaker use in daily life?
Green Eggs and Ham,” is a book written by Dr. Seuss (a pen-name of Theodor Seuss Geisel), whose vocabulary famously consists of just fifty different words. It was the result of a bet between Seuss and his publisher, Bennett Cerf, that Seuss (after completing The Cat in the Hat using 225 words) could not complete an entire book using so few words.
Obviously, if one can write a book using as few as 50 words, it makes no doubt that having a vocabulary of 40,000 words is not necessary for communicating. For your information, though, according to Susie Dent, lexicographer and expert in dictionaries, the average active vocabulary of an adult English speaker is of around 20,000 words, with a passive one of around 40,000 words.
What is the difference between an active and a passive vocabulary? Simply put, an active vocabulary is comprised of words that you can recall and use in a sentence yourself. A passive vocabulary, on the other hand, is a vocabulary that you can recognize and know the definition of words, but are not able to use yourself.
Now, here’s where it gets interesting: although an average adult native English speaker has an active vocabulary of about 20,000 words, the Reading Teachers Book of Lists claims that the first 25 words are used in 33% of everyday writing, the first 100 words appear in 50% of adult and student writing, and the first 1,000 words are used in 89% of every day writing! Of course, as we progressively move to a higher percentage, the number of words starts to dramatically increase (especially after 95% of comprehension), but it has been said that a vocabulary of just 3000 words provides coverage for around 95% of common texts (such as news items, blogs, etc.). Liu Na and Nation (1985) have shown that this is the rough amount of words necessary before we can efficiently learn from context with unsimplified text.
When it comes to Chinese, approximately 3,000 characters are required to read a Mainland newspaper. The PRC government defines literacy amongst workers as a knowledge of 2,000 characters, though this would be only functional literacy. Of course, given the nature of the Chinese language, 3000 characters equals to many, many more words. Nevertheless, the highest level (VI) of the new Hànyǔ Shuǐpíng Kǎoshì (HSK), also known as the Chinese Proficiency Test, is a vocabulary of 5000 words (2633 characters).
Finally, in French, the 600 most common words apparently account for 90% of words found in common texts, although I cannot verify the veracity of this claim. But I think you can see from the numbers here that really, in order to understand the biggest part of a language, it is not necessary to know tens of thousands of words. Generally speaking, a vocabulary of about 3000 words (not counting for inflexions, plurals, etc.), then, would be the number necessary to efficiently learn from context with unsimplified text.

Do the Math

We have seen that the Oxford English Dictionary contains 171,476 words in current use, whereas a vocabulary of just 3000 words provides coverage for around 95% of common texts. If you do the math, that’s 1.75% of the total number of words in use! That’s right, by knowing 1.75% of the English dictionary, you’ll be able to understand 95% of what you read. That’s still just 7.5% of the average passive vocabulary of a native speaker (3000 vs. 40,000 words). Isn’t that great news?
Let’s repeat the math for Chinese. The Hanyu Da Cidian contains 370,000 words, whereas 2500 words (1710 characters)Chinese Characters  are necessary in order to “read Chinese newspapers and magazines and watch Chinese films”, according to the HSK test(level 5). That’s 0.68% of the total number of words contained in the Hanyu Da Cidian! Knowing 5000 words, the minimum number required to pass the highest HSK test (level 6), would mean knowing 1.35% of the total number of words contained in the Hanyu Da Cidian.

Pareto’s Law and Language Learning

We will end this already lengthy article by once more taking a look at Pareto’s Law, also known as the 80-20 rule. If you’ve already forgot, the law states that for many events, roughly 80% of the effects come from 20% of the causes. In other words, in the context of work or study, 20% of the efforts bring in 80% of the results.
Vilfredo Pareto portrait
Italian Economist Vilfredo Pareto
If we drop the unrealistic figures of the number of words in the largest dictionaries out there, and we instead count the number of words an average educated native speaker knows, which is around 30 to 40 thousand for many languages, we will find out that Pareto’s Law works on steroids! In many cases, knowing just 5-7% of the total number of words that a native speaker knows will allow you to understand anywhere from 90 to 95% of the vocabulary found in common texts! That’s right, 5 to 7% of the effort brings you 95% of the results. That is great news for you my friend.
So yes, languages contain fabulous numbers of words, and for many, learning a foreign language seems like an insurmountable barrier, something that takes dozens of years to accomplish. But the fact is, by learning from the very beginning words in context (I highly recommend the Assimil method), and by gradually building your vocabulary to around 2500-3000 words, it is possible to reach quite rapidly a level at which you will be able to read common texts in the language and understand anywhere from 90 to 95% of it. This is essentially the “golden” number, since this amount of understanding is enough not to make reading in the language a frustrating experience. More importantly, though, this is the roughamount of words necessary before you’ll be able to efficiently learn from context.
—————————-
Have you enjoyed this article? Have you learned something out of it? A “like” on Facebook means a great deal to us. And if you want to be even more awesome, like, super awesome, share this article with your friends on Facebook and Twitter!

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Learn Any Language in 6 Months

Read Time: 15 minutes

"Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như spaced repetition, complete immersion, và prioritized learning, tôi tin rằng một người bất kỳ có thể học một ngôn ngữ bất kỳ để giao tiếp thành thạo trong 6 tháng hoặc ít hơn. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ tháng 11 năm 2008 và trong vòng 2 tháng tôi đã học được nghĩa của hơn 2000 từ kanji, và trong vòng 6 tháng tôi đã có thể giao tiếp với những người lạ ở trong một đêm nhạc rock (những cô gái Nhật máu lửa!))..."
By utilizing techniques such as spaced repetition, complete immersion, and prioritized learning, I’m confident that anyone can learn any language to conversational fluency in six months or less.  I started learning Japanese in November of 2008 and within two months I had learned the meaning of 2000+ kanji, and within six I was having conversations with strangers at rock concerts (cute Japanese girls!). I’m not trying to glorify myself here either – I’m a particularly weak-willed person and getting motivated for me often involves a literal act of God. Language learning has been put on a golden pedestal for most people, achievable only for the super-intelligent. Because of this false imagery and a bad case of failure-leading-to-lack-of-motivation seen in high school language classes, very few people achieve any real success. But if you are simply willing to put in the time, you too can have interesting conversations with people from distant lands.

Step X: Prepare Your Mind

You can do it.
Believe and have faith, this is the first and most important step. I know it sounds cheesy and motivational, but it’s true. Decide that you want to learn a foreign language and commit yourself to it. Imprint it to your mind and imagine yourself already at the goal. The most successful people are the ones who can best visualize their goals, and they don’t let excuses prevent them from reaching their goals – they find a way get around them. Understand that you’ll encounter barriers preventing and hindering you from reaching the goal, but decide beforehand that you’ll find a way to overcome them.

Step X: Learn the Characters of Your Target Language

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Các đặc·trưng ngữ·pháp của tiếng Hàn (trong so·sánh với tiếng Việt)

Tác·giả: Jeong Mu Young

Trích từ phần phụ·lục của luận·văn “Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt)”, luận·văn thạc·sĩ Ngôn·ngữ·học của tác·giả Jeong Mu Young, Trường Đại·học Sư·phạm Thành·phố Hồ·Chí·Minh, năm 2008.



Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Năm nguyên nhân học ngoại ngữ không thành công

Tác·giả: Phạm·Văn·Vĩnh, Vũ·Văn·Chuyên, Nguyễn·Quang, Nguyễn·Hải·Nam

Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính:

1- Không thành công vì học ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt
Việc học ngoại ngữ của một số anh chị em chỉ học theo phong trào chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Nếu được tuyển chọn đi học ở nước ngoài theo dự án hay được học bổng thì chắc chắn họ sẽ học có kết quả. Mặt khác, hiện nay trong cơ chế thị trường, có một số thanh niên muốn đi làm cho công ty nước ngoài nên đã tích cực theo học hoặc tự học ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, những người đó có mục tiêu rõ rệt, họ học rất "vào", không chỉ hứng thú mà còn vì "miếng cơm manh áo nữa, mà họ phải học hết mình ", họ học chóng giỏi là vì thế. Lấy ngay kinh nghiệm bản thân tôi (Vũ Văn Chuyên) khi biết tôi được tuyển đi làm chuyên gia ở Ăng-gô-la (Angola), thế là tôi lăn lưng vào học tiếng Bồ Đào Nha, học chết thôi, học không kể ngày đêm, để khi sang Angola còn có thể hoàn thành nhiệm vụ được. Còn tôi (Phạm Văn Vĩnh) khi biết rằng tôi sẽ sang Mông Cổ và Liên xô, dự Hội nghị quốc tế họp ở U-lan-ba-to (Mông cổ), sau đó phải lưu lại ở Mat-xcơ-va để làm việc trong một khoảng thời gian nhất định (lại được biết ở Mông Cổ nhiều người lại thường hay sử dụng tiếng Nga), thế là khi đó tôi cắm cổ, chúi mũi vào ôn lại tiếng Nga để sang đó còn có đất dụng võ. Sau này, vì ít sử dụng tiếng Nga, nên không lưu loát bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Quốc tế ngữ Esperanto vì những tiếng này chúng tôi đã dạy và soạn nhiều sách xuất bản liên tục từ 1950 đến nay). Thế đấy! học ngoại ngữ mà có mục đích thì dễ "vào" biết bao nhiêu! Còn khi ít sử dụng, lại quên ngay. Văn ôn, võ luyện, quy luật đó vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng ngoại ngữ.

Mấy năm nay, có khá nhiều người đi học tiếng Đức, phần thì họ mong sang Đức vì có người nhà hỗ trợ để học tiếp Đại học, phần thì mong muốn sang " Miền đất hứa " để vừa học vừa làm. Thực tế đâu có dễ dàng như vậy? Tuy nuôi " ảo vọng " nhưng vì có mục đích nên họ học " chết thôi ", còn nhưng anh chị em học cho biết chút ít tiếng Đức để đi theo diện " Đoàn tụ gia đình " thì học mới uể oải làm sao? Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học 19-5 chúng tôi được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép hoạt động tư vấn tuyển sinh du học nước ngoài, nên chúng tôi đã phải đi nhiều nước. Trong dịp sang các bang nước úc để xem tình hình của sinh viên mà chúng tôi đã đưa họ sang đó để du học, xem họ học tập sinh sống ra sao ?. Khi đến làm việc tại Trường Đại học Anh văn Quyn-x-lend (QCE) thì ông Rô-be S-Mít (Robert Smith), Giám đốc QCE có chỉ cho chúng tôi một vài học viên cá biệt đang học tiếng Anh một cách rất uể oải, cầm chừng, đầu gần gục xuống bàn.... Họ không có một chút khí thế học tập nào cả, chưa nói tới việc họ học hăng hái như những anh chị em khác. Sau hỏi kỹ giáo vụ và một số sinh viên khác thì biết rõ ngay là những anh chị em đó sang úc với mục đích chính là đi lao động, làm thêm là chính, chứ còn học ngoại ngữ là phụ, nên kết quả học tập chẳng đâu vào đâu. Thế đấy, làm việc gì cũng phải mục đích, nhưng học ngoại ngữ lại càng cần phải có mục đích rõ rệt.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Học động-từ là quan-trọng nhất trong việc học từ-vựng ngoại-ngữ

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

Học động-từ là quan-trọng nhất trong việc học từ-vựng ngoại-ngữ

Phạm-vi áp-dụng: tiếng Anh, Nga, Hàn-Quốc, và ?

Lí-do:

1. Phần lớn trong một câu không-thể không có động-từ làm vị-ngữ, là thành-phần chính trong câu. Trong một-số ngôn-ngữ, chủ-ngữ còn bị lược bỏ, ví dụ tiếng Hàn-Quốc.

2. Học danh-từ mới dễ hơn.

Một danh-từ (khái-niệm) mới có-thể giải-thích nghĩa bằng cách dùng nhiều danh-từ cũ đã biết trước đó. Nhưng để giải thích động từ thì khó hơn rất nhiều, vì thường rất trừu-tượng.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

3 tháng để thành·thạo một ngoại·ngữ?

“Học ngoại ngữ là một quá trình không có gì phức tạp.”

[Người viết: Tim Ferriss]
[Người dịch: Dạ Lai Hương]
                              [Thời gian đọc: 20 phút]

 Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc của ngành Thần Kinh Học Nhận Thức (cognitive neuroscience) và khoa Quản Trị Thời Gian vào việc học ngoại ngữ một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây phải được định nghĩa là khả năng hiểu hơn 95% và diễn đạt biểu cảm 100% một ngôn ngữ mới trong vòng 1-3 tháng.


Từ việc được đào tạo trong môi trường hàn lâm của Đại Học Princeton (tiếng Phổ Thông, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ý) và Trường Middlebury Language (tiếng Nhật) cho đến khi thu nhận những kết quả đáng thất vọng khi làm công tác xây dựng chương trình học tại Trường Berlitz International (tiếng Nhật, tiếng Anh), tôi đã mất hơn 10 năm chỉ để kiếm tìm lời đáp cho một câu hỏi đơn giản:TẠI SAO VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ TRONG LỚP HỌC (THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG) LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ?

Hệ thống học lý tưởng và cấp tiến của tôi dựa trên 3 yếu tố theo thứ tự sau:
1. Hiệu quả (Sự Ưu tiên)
2. Gắn kết (Độ Quan Tâm)
3. Hiệu suất (Quy Trình theo thời gian).

Hiệu quả, sự gắn kết, hiệu suất hướng đến việc trả lời các câu hỏi “Cái gì”, “Tại sao”, “Bằng cách nào” khi ta nhắm đến việc thành thạo một ngôn ngữ mục tiêu (target language). Nói một cách đơn giản, đầu tiên bạn phải quyết định sẽ học cái gì. Điều này phải dựa vào tần suất sử dụng thường xuyên một nhóm từ (Hiệu quả). Sau đó, bạn sẽ chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo (nguồn cấp) theo sở thích của bạn để giúp cho bạn có thể Gắn Kết lâu dài với việc học và tự đánh giá về sau. Cuối cùng, bạn xác định cách học những tài liệu nào mang lại Hiệu Suất cao nhất.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chữ vuông và chữ Quốc ngữ: Cái mất và cái được

Tác-giả: Phan-Quý-Bích

Khi đặt câu hỏi "Chữ Tây, chữ Hán, thứ chữ nào hơn?"[i], ông Cao Xuân Hạo muốn đi tìm một hình thức ký chép phù hợp cho tiếng Việt chứ hoàn toàn không có ý rẻ rúng thứ chữ này hay thứ chữ kia, như có một vài người đã ngộ nhận. Đối với chúng ta, cũng như đối với tuyệt đại đa số các dân tộc trên thế giới, kể cả các dân tộc như Anh, Pháp, Nhật, chữ viết là cái đi vay mượn. Mà đã vay mượn thì vì sao ta lại không xét xem hình thức vay mượn nào phù hợp hơn với tiếng nói dân tộc? Đó là thiện chí khoa học của bài viết. Cho dù, việc vay mượn một chữ viết mang tính cách thừa kế hơn là lựa chọn, cho dù lịch sử là cái không thể đảo ngược, con mắt nhìn khoa học cũng không thừa, vì nó sẽ giúp chúng ta sử dụng tốt hơn công cụ mà chúng ta đang có là quốc ngữ. Những gì ông Cao Xuân Hạo đã bàn còn có thể hữu ích cho việc nghiên cứu Việt ngữ dưới hình thức ngôn ngữ viết.

Tuy nhiên, câu trả lời của ông, theo đó, chữ Hán có ưu điểm hơn abc ở chỗ : 1. phù hợp với ngữ âm của tiếng Việt hơn; 2. thuận cho việc đọc hơn, mới chỉ xét chữ viết về phương diện ký chép lời nói. Vì thế, ý kiến của Léon Vandermeersch mà ông dẫn ra, về việc bỏ chữ Hán là có hại, tuy cũng liên quan đến việc tri giác tiếng Việt, nhưng không dính dáng gì đến sự tri giác ngữ âm, mà liên quan đến việc ký chép óc tưởng tượng xã hội, đến di sản văn hoá và qui tắc tư duy trong chữ viết, một chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta hãy bàn trước hết đến việc ký chép thanh âm.

Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn?

Tác-giả: Cao-Xuân-Hạo

Từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX trở về trước, người châu Âu thường yên trí rằng mình dùng thứ chữ viết hợp lý nhất, khoa học nhất, tiến bộ nhất. Vì thứ chữ ABC của họ là thứ chữ ghi âm. Năm 1897, Hội ngữ âm học quốc tế ra đời cùng với bảng chữ cái gọi là Tự mẫu phiên âm quốc tế - International Phonetic Alphabet (IPA), được coi là lý tưởng của lối chữ ghi âm. Trong mấy thập kỷ kế theo, người ta thi nhau lên án những cái "bất hợp lý" trong hệ thống chính tả của những thứ tiếng như tiếng Pháp và tiếng Anh ("phát âm một đàng viết một nẻo") và những đề án cải cách chính tả thi nhau lần lượt ra đời.

Thế nhưng gần một trăm năm đã qua, mà không có một đề nghị nhỏ nào trong các đề án đó được thực hiện.

Thật là may, vì đó là một việc không thể làm được, và không nên làm một chút nào. Niềm tự hào ấu trĩ về lối viết ABC cũng như những cáo trạng ồn ào về tính "bất hợp lý" của chính tả Pháp, Anh và những đề nghị cải cách chữ viết đủ kiểu đều xuất phát từ một sự lầm lẫn thô thiển: lúc bấy giờ người ta chưa hiểu cho lắm là chữ viết có chức năng gì trong đời sống và trong nền văn minh, và nó cần phải như thế nào mới làm tròn được chức năng ấy ở mức tối ưu.

Ngôn·ngữ·học có·thể đóng·góp gì vào việc tìm·hiểu tư·duy và văn·hoá Việt·Nam?

Tác·giả: Cao·Xuân·Hạo 


̣̣̣̣̣̣̣(Tham·luận đọc tại Hội·nghị Quốc·tế về Các giá·trị văn·hoá phương Đông, Hà·Nội 1999).

Giữa tiếng nói của một dân tộc với nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh các tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy. Đó là một sự thật không còn có thể đặt thành vấn đề gì nữa.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Về các thành·tố phụ sau trung·tâm trong danh·ngữ tiếng Việt

Tác·giả: Hoàng·Dũng - Nguyễn·Thị·Ly·Kha(Bài đã đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ, năm 2004)

Người đầu tiên đưa ra sơ đồ danh ngữ tiếng Việt là M. B. Emeneau (1951:85). Theo ông, danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc như sau:


Numerator

(từ chỉ lượng)


Classifier

(loại từ)


Classified noun

(danh từ biệt loại)


Attribute(s)

(định ngữ)


Demonstrative numerator

(từ chỉ trỏ)


Nonclassified noun

(danh từ không biệt loại)



Chín năm sau, Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (hoàn thành năm 1960, xuất bản năm 1975) sửa đổi sơ đồ của Emeneau, thành sơ đồ sau đây (Nguyễn Tài Cẩn 1975:27):

tất cả

4


ba

3


cái

2


con

1


mèo

0


đen

1'


ấy

2'



Với Phụ lục 2 Vài ý nghĩ hiện nay in ở cuối sách, ông khẳng định về mặt ngữ pháp, chính loại từ mới là từ trung tâm danh ngữ (1975:293). Một năm sau, ông nói một cách hiển ngôn: loại từ chính là danh từ (1976a:163-170). Đây cũng là kết luận của Cao Xuân Hạo (1986, 1992, 1999) với nhiều luận cứ mới [1]. Nếu thế, sơ đồ trên cần được đánh số lại như sau [2]:

So·sánh trật·tự từ của định·ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Tác·giả: Đinh·Điền (*)

Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng.

1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này.

1.1 Loại hình ngôn ngữ
Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết… với những đặc điểm chính như sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ.

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi.

1.2 Loại hình trật tự từ
Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]):

S (subject: chủ ngữ) – V (verb: động từ) – O (object: bổ ngữ)

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him.
              S   V    O           S  V    O
Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loạI hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây.

2.TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ
Tiếng Việt do bị ảnh hưởng  của văn hoá phương Đông – nền văn hoá thiên về âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao, chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương Tây.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Một·vài suy·nghĩ về nhà·ngữ·âm·học lớn nhất Việt·Nam

Tác·giả: Phan·Ngọc

(Bài đã đăng trên Tạp·chí Văn·hóa Nghệ·An, năm 2007)

Cách đây hai tuần tôi nghe tin anh Cao·Xuân·Hạo đã vào nhà·thương vì mắc  bệnh nhũn·não mà bàng·hoàng. Tôi và anh Hạo quen·thân nhau từ năm 1940, khi anh còn là cậu·học·sinh lớp 6 của trường trung·học Công·giáo Thiên·Hựu ở Huế, bạn·cùng·lớp với cậu·em con ông·chú của tôi là Phan·Thiều, và cho đến nay, vào năm 2007, tức là đã 67 năm. Tuy hoàn·cảnh cuộc·đời mỗi người có nhiều thay·đổi, nhưng tình·bạn của tôi đối với anh không thay·đổi. Trong thời·gian sau giai·đoạn “Nhân·văn - Giai·phẩm”, sau·khi cả hai đều mất công·việc giảng·dạy, chỉ còn làm phiên·dịch, hai người thường đi chung với nhau. Người nào nhắc đến Phan·Ngọc thì cũng nhắc đến Cao·Xuân·Hạo, và ngược·lại cũng thế. Kể ra, điều này không phải là vô·lý, vì tôi và anh Hạo có nhiều điểm chung, khiến chúng·tôi khác nhiều người.