Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn·hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn·hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Sự thật về mại dâm Hàn Quốc: 'Chịu chơi' nhất châu Á, thu nhập tối thiểu 200.000 USD/năm, đi làm bằng BMW, Mercedes

Thứ 6, 17/03/2017, 02:58 PM


Mọi người trên thế giới vẫn trầm trồ vì ngành công nghiệp phim cấp 3 Nhật Bản với nguồn thu 20 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với khoản thu 20,4 tỷ USD mỗi năm của ngành mại dâm Hàn Quốc thì con số này chẳng có gì là ấn tượng cho lắm.

Ngành mại dâm nổi tiếng Hàn Quốc
Trong số các nước có ngành công nghiệp mại dâm thì Hàn Quốc luôn đứng trong top đầu. Không giống như một số quốc gia như Đức khi các băng nhóm tội phạm là nguyên nhân chính khiến nạn mại dâm tăng cao, chính văn hóa làm việc ngoài bàn nhậu của người Hàn đã kích thích tệ nạn này.
Theo một số ước tính năm 2007, ngành công nghiệp mại dâm ở Hàn Quốc có tổng giá trị lên đến 13 tỷ USD mỗi năm nhưng con số này đã lên đến 20,4 tỷ USD vào năm 2016, tương đương 4,1% GDP và đây là một nguyên nhân nữa khiến giới tội phạm không thể từ bỏ nguồn thu này.

Người già nghèo chật vật mưu sinh ở Hàn Quốc

Thứ 2, 20/03/2017, 07:36 AM

Thế hệ từng biến Hàn Quốc thành cường quốc kinh tế giờ phải sống trong cô độc và nghèo khó. Họ cố gắng tự vượt qua khó khăn tuổi già mà không trông đợi vào chính phủ hay con cái.
Thế hệ người cao tuổi ở Hàn Quốc hiện nay là nạn nhân của giai đoạn khó khăn. Họ làm việc chăm chỉ khi đất nước trải qua khủng hoảng nhưng lại không được hưởng những lợi ích kinh tế thu được sau đó.
Khi mọi người đều ở trong nhà để tránh cái rét dưới 0 độ và những lớp tuyết rơi dày, bà Kim vẫn tiếp tục công việc hàng ngày của mình trong con hẻm nhỏ. Ở tuổi 81, bà lượm lặt giấy vụn và rác thải có thể tái chế để kiếm sống.
Hàng ngày, bà đi bộ vài lần quanh thành phố, thu nhặt hơn 100 kg rác để mang đến kho rác bán với giá 100 won/kg. Mỗi ngày bà kiếm được khoảng 10.000 won, tức là chưa đầy 12 USD sau những chuyến đi nặng nhọc vậy.
Đó là khoản tiền quá ít ỏi để sống trong thành phố phát triển và đắt đỏ bậc nhất châu Á này. Tuy nhiên, với khoảng 3 triệu người cao tuổi ở Hàn Quốc sống trong cảnh đói nghèo, đây là cách họ sống quãng đời còn lại.
Bữa ăn đạm bạc với cơm và súp của bà Kim, 81 tuổi, làm nghề thu gom rác ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Channel News Asia.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Quy tắc nuôi con không theo truyền thống của Hoàng hậu Nhật

Đáng chú ý: "Hãy để trẻ chơi với một thứ càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, khi nó đang tập trung làm một điều thì đừng khiến nó mất tập trung bằng cách cho nó xem một thứ khác"

Hoàng tử và Công nương cùng hai con trai nhỏ năm 1966. Ảnh: yuko2ch.net

Thứ sáu, 3/3/2017 | 09:14 GMT+7


Hoàng hậu Michiko đã phá vỡ truyền thống khi giữ các con bên mình và tự tay chăm sóc con thay vì giao cho bảo mẫu.

Công nương Michiko (hiện là Hoàng hậu Nhật Bản) sinh con đầu lòng Naruhito vào năm 1960, một năm sau khi kết hôn với Thái tử Akihito (hiện là Nhà vua).

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Tiếng Việt: Mày, Tao, Mi, Tớ...  

Đáng chú ý:
*"qua việc sử dụng hệ thống từ vựng chỉ thân tộc làm đại từ nhân xưng, người Việt Nam đã biến gia đình thành hệ quy chiếu của quan hệ xã hội"
*"Xem xã hội như một gia đình mở rộng cũng là một điều hay. Ừ, thì… hay. Nhưng dở, cũng lắm chuyện dở. Dở nhất, theo tôi, là với cách nhìn ấy, người Việt Nam rất khó xây dựng được một xã hội công dân thực sự, ở đó, tư cách mỗi người được xác định bằng một tiêu chí duy nhất: luật pháp. Không phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam, chỉ có một nơi duy nhất cách xưng hô dựa trên hệ thống từ thân tộc hoàn toàn bị loại bỏ: toà án. Nghĩ cũng phải chứ. Chẳng lẽ quan toà lại phán: “cháu tuyên án bác 30 năm tù khổ sai vì tội giết người có vũ khí.” hay: “Anh phạt em 2 năm tù ở vì tội làm điếm.” Chẳng lẽ thế? Thế nhưng, tại sao trong các cơ quan công quyền khác, người ta lại cứ tiếp tục bác bác cháu cháu? Nghe, dễ tưởng là thân mật, thậm chí, dân chủ nữa, nhưng theo tôi, chính cái cách xưng hô như thế đã góp phần ngăn chận quá trình dân chủ hoá của Việt Nam"

Tác·giả: Nguyễn·Hưng·Quốc
Hình minh họa. Nguồn: url
Kinh nghiệm rút ra từ nhiều năm dạy tiếng Việt ở hải ngoại cho tôi thấy, đối với những người mới học, trong tiếng Việt, có hai điều khó nhất: thanh điệu và cách xưng hô. Ðối với những ngoại quốc học tiếng Việt, hai cái khó ấy cơ hồ ngang nhau, dù cái khó thứ nhất, về thanh điệu, cần phải được ưu tiên khắc phục trước, để từ đó, học viên mới có thể phát triển được khả năng nghe và nói của họ. Ðối với học viên Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, cái khó về thanh điệu thường không đến mức quá trầm trọng: dù chưa bao giờ chính thức học tiếng Việt, họ cũng đã từng nghe cha mẹ và bà con chuyện trò bằng tiếng Việt, đã quen với cái điệu lên bổng xuống trầm của tiếng Việt, vì vậy, thường, không cần có tài thẩm âm lắm, họ cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những chữ, chẳng hạn, MA, MÁ, MÀ, MẢ, MÃ, và MẠ. Tuy nhiên, cả người ngoại quốc lẫn người Việt sinh trưởng ở nước ngoài đều cảm thấy lúng túng về cách xưng hô trong tiếng Việt.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Hương Lan tiếp tục lên tiếng sau khi Việt Hương cúi đầu xin lỗi

Danh ca Hương Lan tiếp tục chia sẻ những tâm tư của mình dành riêng cho hai cây hài Việt Hương và Hoài Tâm sau màn tấu hài thô tục tại đám cưới cách đây vài ngày.

Danh hài Việt Hương và Hoài Tâm vài ngày qua là tâm điểm của nhiều lời chỉ trích khi danh ca Hương Lan đã bày tỏ quan điểm rất bức xúc về lối diễn hài có nội dung dung tục trong đám cưới của ca sĩ Đình Bảo ở Mỹ. Trước lối diễn quá đà này, vì cảm thấy xấu hổ, vợ chồng danh ca đã bỏ về giữa chừng trong tiệc cưới của thành viên nhóm AC&M.

Trên trang cá nhân, danh ca Hương Lan từng viết rất nặng nề trong tâm sự với nam ca sỹ Đình Bảo: “Cô chú chưa từng dự một đám cưới nào mà MC đứng nói dung tục xong rồi tự cười hô hố trên sân khấu như vậy”.
Vợ chồng Hương Lan trong đám cưới của Đình Bảo 
Trong tâm thư mới viết riêng cho Việt Hương và Hoài Tâm, Hương Lan như ngầm muốn nhắc đến tất cả các nghệ sĩ cần phải sống có ý thức, trách nhiệm và văn hóa ở mọi lúc mọi nơi dù đó là sân khấu lớn hay nhỏ, vì lời nghệ sĩ có sức ảnh hưởng tới công chúng và công nghệ hiện nay cho phép những hình ảnh, lời nói có thể lan xa và không thể xóa hết những hình ảnh xấu một khi đã bị lan truyền rộng rãi.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Arirang nghĩa là gì?

 Bài dân ca Arirang được xem là quốc ca không chính thức của Hàn Quốc.


May 25, 2015 @ 6:19 pm · Filed by Victor Mair

"Arirang" (Hangul:  아리랑) is arguably the most famous Korean folk song.  Indeed, "Arirang" is so well-known that it is often considered to be Korea's unofficial national anthem.  Yet no one is sure when the song arose nor what the title means.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Gia phả dài nhất thế giới có 82 đời

A family tree (Cây phả hệ). Hình: Sperat

“Khổng Tử thế gia phổ” vừa được ghi danh vào cuốn Guinness sau khi được công nhận là cuốn gia phả dài nhất thế giới. Theo đó, tính đến nay tộc nhân của Khổng Tử đã có hậu duệ đời 82.

Màn 'lột xác' khó ngờ nhờ dao kéo của giới trẻ xứ Hàn

Chủ nhật, 22/1/2017 | 12:23 GMT+7
Nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, nam nữ thanh niên Hàn Quốc từ không mấy ưa nhìn trở nên vô cùng xinh đẹp, rạng rỡ.


Let Me In là một trong những chương trình được xem nhiều nhất ở Hàn Quốc. Ban tổ chức tìm kiếm các khách mời với ngoại hình không bắt mắt, chiếu video về cuộc sống khó khăn do bề ngoài của họ rồi cho họ đi thẩm mỹ. Đến cuối mỗi tập phát sóng, vị khách mời lúc này đã phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện tại trường quay giữa sự kinh ngạc của khán giả.

Dưới đây là 19 màn "lột xác" ấn tượng nhất từ chương trình Let Me In do 9Gag tổng hợp.














Sau 5 mùa phát sóng từ 2011 đến 2015, Let Me In phải dừng. Cộng đồng lên án chương trình đã ủng hộ hành vi đánh giá nhan sắc một cách tiêu cực và quảng cáo quá lố cho phẫu thuật thẩm mỹ.

Minh Nhật
VnExpress

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi

Thứ Ba, 14/04/2009 17:00
(TT&VH) - Cách đây khoảng 2.000 năm, ngành toán học khi ấy còn non trẻ bắt đầu bùng nổ ở châu Âu. Thế nhưng, một phát minh của người La Mã cổ đại đã cản trở đà phát triển của môn khoa học này suốt nhiều thế kỷ. Đó chính là chữ số La Mã. Mãi đến thế kỷ 15, người châu Âu mới chuyển sang dùng chữ số A-rập, vốn ưu việt hơn rất nhiều. Tuy nhiên suốt hơn 500 năm qua, chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi.

Cân, đong, đo, đếm và tính toán không chỉ là khả năng đặc biệt của con người. Về cơ bản, ngay cả những chú gà con cũng biết thế nào là nhiều và ít. Chỉ có điều, mãi đến khi xuất hiện chữ viết và chữ số, ngành toán học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tiến hóa của nhân loại mới được chào đời. Người ta không thể hình dung nổi thế giới đương đại sẽ ra sao nếu không có toán học.

Một đồng hồ có số 4 được viết thành IV
Loài người bắt đầu có ý thức về số và hình học từ cách đây khoảng 5.000 năm. Đi tiên phong là người Ba Tư và Ai Cập cổ đại. Người Ba Tư tính số gia súc bằng việc gạch vào các bảng làm bằng đất sét, trong khi người Ai Cập cổ đại lại biểu hiện chúng bằng những ký tự trên các cuộn cói. Với cách tính toán sơ khai đó, người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được những công trình kỳ vĩ như kim tự tháp.
Tại Hy Lạp cổ đại, ngành toán học đã phát triển rực rỡ cùng với sự xuất hiện của các tên tuổi như Pythagore, Thales, Euclide, Platon. Họ đề ra và chứng minh nhiều định lý hiện vẫn được giảng dạy trong các chương trình toán học phổ thông.
Cái hủ bại của “kẻ chiến thắng”

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Our husband (우리 남편)? Our wife (우리 아내)? (Chồng của chúng tôi? Vợ của chúng tôi)

.





The Korean language has a unique and versatile phrase ‘우리 [uri],’ which means ‘we/our’ in English. There are two things you should keep in mind when using this expression.

The first is that it’s used as both the pronoun ‘we’ and the possessive adjective ‘our.’

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Người Việt Nam thế kỷ XIX qua lăng kính một sử gia Nhật Bản

Tác·giả: Nguyễn·Mạnh·Sơn
Người An Nam không có ý nỗ lực tấn tới, mà lại còn không biết biện biệt sự lợi hay hại, nên hay hư. Việc buôn bán trong nước, họ đều phó cho người Tàu, không ngó ngàng đến. Người Tàu ở đó hay rủ nhau hùn vốn lập công ty để buôn. Buôn có lời, họ lại chia ra và lập thêm công ty khác. Còn người bản xứ thì sẵn tánh khinh bạc, hay nghi ngờ nhau, chống báng nhau, không lập công ty được; cho nên mối lợi trong nước đành phải để cho người Tàu tóm thâu. Người trong nước ưa lấy sự trá ngụy để lừa dối nhau, không ai tin ai được cả. Rất đỗi bà con quen thuộc cũng không có thể tin cậy nhau được.



Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

"inh lả ơi sao noọng ơi" nghĩa là gì?

  

Bộc bạch Inh lả ơi


“Inh lả ơi” là một bài hát dân ca dân tộc Thái rất quen thuộc, hầu khắp cả nước đều biết đến. Chỉ với bốn nốt nhạc “son”, “la”, “đô”, “rê” mà nó đã tạo nên giai điệu uyển chuyển trữ tình làm say đắm lòng người. Và cũng chỉ vẻn vẹn hai câu “Khắp núi rừng Tây bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười” mà người người hát đi hát lại không thấy chán. Khi khúc ca được cất lên thì mọi người không kể trẻ già, gái trai đều nhịp nhàng bước vào vòng xoè truyền thống. Nghệ sỹ nhân dân Thanh Huyền đã rất thành công khi hát khúc dân ca này. Hồng Nhung là ca sỹ Việt Nam đầu tiên được mời tham dự Liên hoan âm nhạc Châu Á cũng nổi tiếng vì ca khúc Inh lả ơi. Khúc nhạc dân gian đó đã xuất hiện trong nhiều cuốn giáo trình dạy nhạc. Câu hát “Inh lả ơi, sao noọng ơi” đã được nhiều nhạc sỹ đưa vào bài hát của mình như “Inh lả ơi tôi nghe câu hát” của Nguyễn Cường, “Chào Sơn La” của Trần Hoàn, “Điệu xoè thương nhau” của Vương Khon… Cũng với khúc dân ca này, nhiều nhạc sỹ cũng đã thể hiện rất thành công với nhiều nhạc cụ khác nhau như Sacxophone (Trần Mạnh Tuấn), sáo trúc (Đinh Thìn)…


Nhưng, lời hát “Khắp núi rừng Tây bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười” cũng mới xuất hiện trong chiến dịch Tây Bắc, còn lời hát truyền thống như thế nào chúng ta còn chưa biết rõ, nghĩa của từ “inh lả” và “xao noọng” là gì cũng ít người thấu hiểu. Xin được bộc bạch cùng bạn đọc đôi chút suy nghĩ của mình về khúc hát dân ca này. Ngày xưa con gái Thái khi bước vào tuổi thiếu nữ cũng là lúc được bước lên “hạn khuống”, một sàn chơi giành riêng cho giới trẻ chưa lập gia đình. Ở đó họ sống rất hồn nhiên, được tự do giao tiếp, được tâm sự, hát đối đáp với các chàng trai trong cũng như ngoài bản. Và cũng ở đó họ khao khát và nảy nở tình yêu say đắm đến cháy bỏng. Họ coi “hạn khuống” là nơi thân thuộc mà thiêng liêng nhất của đời họ. Cho nên, khi đi lấy chồng họ rất hối tiếc; họ thường khóc, thậm chí còn trốn đi trong ngày “tẳng cẩu” (ngày động phòng). Họ cho rằng “Thóc đã đổ bồ chẳng đem quay lại gặt, gái đã lấy chồng không thể quay lại đùa vui” (Xống chụ xon xao), “Thời con gái quá ngắn ngủi so với cả cuộc đời” (Tản chụ xống xương). Khi đi lấy chồng, họ đều có những lời “giã từ hạn khuống”, dặn các em gái trẻ đừng để “sàn hiu quạnh”, vắng bóng các chàng trai…

Khi sinh hoạt hạn khuống, các cô gái thường chia thành hai lớp. Những cô lớn tuổi, đã có thâm niên hạn khuống gọi là “xao ưởi” nghĩa là lớp chị, còn các cô gái nhỏ tuổi mới bắt đầu làm quen với hạn khuống thì gọi là “xao noọng” nghĩa là lớp em. Và lớp chị gọi lớp em một cách âu yếm là “inh lả” có nghĩa là út thân thương. Cho nên, có thể nói rằng “Inh lả ơi, xao noọng ơi” chính là tiếng của các cô gái lớn tuổi sắp đi lấy chồng gọi lớp cô gái trẻ mới bước vào đời. Thế họ gọi làm gì? Trong các lời cổ của khúc dân ca Inh lả ơi có đoạn “…Méng căm ởn thuông bó phí phựa. Bửa bin khái hai pú dí duội. Chứa căn má xum xao ơi. Chứa căn ỉn au đới bók ban. Tản au đới xao báo nhăng nọi. Inh lả ơi, xao noọng ơi“. (Nghĩa là: Ve sầu vờn bông hoa sắc thắm. Bướm bay lượn quanh núi rợp rờn. Cùng đến đây, các em gái ơi. Cùng nhau chơi hết đời hoa ban. Chơi cho hết thời con gái trẻ. Inh lả ơi, xao noọng ơi). Thế đó, các chị sắp đi lấy chồng, sắp phải giã biệt cái thời khắc hồn nhiên và đẹp nhất của cuộc đời, dặn lại các em hãy chơi cho thoả thích, chơi cho hết mình kẻo rồi hối tiếc. Đó cũng chính là nội dung xuyên suốt của làn điệu dân ca Thái Inh lả ơi rất đỗi thân quen.


Về tác giả bài viết
Họ tên: Cà Chung
Sinh ngày 27 tháng 7 năm 1957
Dân tộc: Thái
Quê quán: Chiềng Ngần – Thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La.
Hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Sơn La, kiêm Trưởng ban biên tập các ấn phẩm Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Quên chất lượng Nhật Bản đi, bài viết này minh chứng sản phẩm của Đức mới là tốt nhất thế giới




Bạn có thể bàn luận với người Nhật Bản về giá thành sản phẩm, nhưng bạn sẽ bị gạt đi ngay nếu nói sản phẩm đắt hay rẻ với người Đức.

ớc Đức là nước bắt đầu nền công nghiệp hóa rất muộn, khi mà các cuộc cách mạng công nghiệp của Anh và Pháp thành công, nước Đức lúc bấy giờ mới đang là nước nông nghiệp. Người dân Đức sau thời kì công nghiệp hóa cũng chỉ học theo các công nghệ của Anh, Pháp và làm đồ giả. Vì lí do đó, Quốc hội Anh chú trọng đặc biệt cải cách "luật thương hiệu" vào ngày 23/8/1887, yêu cầu tất cả những gì nhập khẩu từ Đức phải có mác "Made in Germany". "Made in Germany" vào thời điểm bấy giờ là một nhãn mác bị mọi người khinh thường.
Các nghiên cứu khoa học của các trường đại học tại Đức trong thời kì đầu của thời đại công nghiệp hóa hoàn toàn không liên kết với các lĩnh vực sản xuất. Mặc dù nước lúc đó là Trung tâm khoa học của thế giới, nhưng người Mỹ lại thông minh hơn, những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong, họ đã không vùi đầu vào những nghiên cứu khoa học nữa, thay vào đó họ lăn mình vào đi làm với các doanh nghiệp luôn.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Những điểm yếu của sĩ phu Việt

Viết chữ ngày xuân. Nguồn: yeunhiepanh.net

Nguyễn Cảnh Bình
Tia Sáng
11:48' SA - Thứ hai, 28/03/2016

Kỳ trước (Tia Sáng số 05/3/2016) đã đề cập về thất bại của giới sĩ phu Việt Nam trong việc hình thành chữ viết cho đại chúng, bài viết lần này mở rộng hơn, nói về thất bại của giới sĩ phu Việt trong dẫn dắt quá trình văn minh hóa dân tộc, tạo hình mẫu cho sự phát triển của các nhóm người khác…

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Encyclopædia Britannica 1911: "Người Việt ưa nhàn hạ, giả dối, và không thể xa nhà lâu"

"Mặc dù thích nhàn hạ nhưng người An Nam chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng...Họ tỏ ra kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng họ không chân thật và không có cảm xúc mạnh. Họ yêu quê hương, xóm làng, và không thể ở xa nhà lâu ngày. Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện, một chút kiêu căng và giả dối. Nhìn chung thì họ hoà nhã, dễ chịu, và thậm chí là thờ ơ, nhưng đáng nói là họ có thể học rất dễ dàng." (Wikipedia tiếng Việt)
Nguyên văn:
"Though fond of ease the Annamese are more industrious than the neighbouring peoples. Theatrical and musical entertainments are popular among them. They show much outward respect for superiors and parents, but they are insincere and incapable of deep emotion. They cherish great love of their native soil and native village and cannot remain long from home. A proneness to gambling and opium-smoking, and a tinge of vanity and deceitfulness, are their less estimable traits. On the whole they are mild and easy-going and even apathetic, but the facility with which they learn is remarkable. Like their neighbours the Cambodians and the Chinese, the Annamese have a great respect for the dead, and ancestor worship constitutes the national religion. The learned hold the doctrine of Confucius, and Buddhism, alloyed with much popular superstition, has some influence. Like the Chinese the Annamese bury their dead." (https://en.wikisource.org/wiki/1911_Encyclop%C3%A6dia_Britannica/Annam)





Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Tết, lúc người Việt… khiếm nhã nhất

01/02/2016  02:00 GMT+7
 Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau. Nhưng điều này không phải phù hợp, thậm chí thành khiếm nhã. Tết là dịp điều này thể hiện rõ nhất.
Bao giờ lấy chồng? bao giờ đẻ con? 

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác?

Quang Minh - Iflscience Thứ Ba, ngày 26/01/2016 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Những thợ lặn ngọc trai ở Nhật bơi dưới giá rét mà không cần quần áo chuyên dụng. Ngược lại, có những người chỉ cần dòng biển ấm vỗ nhẹ vào bụng đã rùng mình. Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa khả năng chịu lạnh đến vậy?
   
Theo IFL Science, một trang chuyên về khoa học thường thức, cảm giác lạnh xuất hiện khi da gửi tín hiệu kích ứng về não về nhiệt độ bên ngoài. Sự kích ứng không chỉ liên quan với nhiệt độ bên ngoài mà còn cả tần suất thay đổi nhiệt độ.
Khi nhảy xuống nước lạnh hoặc nhiệt độ bên ngoài buốt giá, chúng ta cảm thấy lạnh vì nhiệt độ da tụt quá nhanh. Nếu chúng ta tiếp xúc từ từ, cái lạnh sẽ không đến đột ngột. Kích ứng gửi về não giúp chúng ta điều chỉnh hoạt động, tránh để thân nhiệt tụt đột ngột dẫn tới chết người.
Ở những người khỏe mạnh, cơ chế sinh lý học ngăn chứng hạ nhiệt xảy ra.  Kích ứng từ da sẽ đến "vùng dưới đồi" não bộ, một khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể. "Vùng dưới đồi" ngăn chặn sự tụt thân nhiệt dù bên ngoài trời lạnh.
Nhiều người coi bơi giữa mùa đông băng giá là cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.