Hiển thị các bài đăng có nhãn văn·hóa Việt·Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn·hóa Việt·Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Tiếng Việt: Mày, Tao, Mi, Tớ...  

Đáng chú ý:
*"qua việc sử dụng hệ thống từ vựng chỉ thân tộc làm đại từ nhân xưng, người Việt Nam đã biến gia đình thành hệ quy chiếu của quan hệ xã hội"
*"Xem xã hội như một gia đình mở rộng cũng là một điều hay. Ừ, thì… hay. Nhưng dở, cũng lắm chuyện dở. Dở nhất, theo tôi, là với cách nhìn ấy, người Việt Nam rất khó xây dựng được một xã hội công dân thực sự, ở đó, tư cách mỗi người được xác định bằng một tiêu chí duy nhất: luật pháp. Không phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam, chỉ có một nơi duy nhất cách xưng hô dựa trên hệ thống từ thân tộc hoàn toàn bị loại bỏ: toà án. Nghĩ cũng phải chứ. Chẳng lẽ quan toà lại phán: “cháu tuyên án bác 30 năm tù khổ sai vì tội giết người có vũ khí.” hay: “Anh phạt em 2 năm tù ở vì tội làm điếm.” Chẳng lẽ thế? Thế nhưng, tại sao trong các cơ quan công quyền khác, người ta lại cứ tiếp tục bác bác cháu cháu? Nghe, dễ tưởng là thân mật, thậm chí, dân chủ nữa, nhưng theo tôi, chính cái cách xưng hô như thế đã góp phần ngăn chận quá trình dân chủ hoá của Việt Nam"

Tác·giả: Nguyễn·Hưng·Quốc
Hình minh họa. Nguồn: url
Kinh nghiệm rút ra từ nhiều năm dạy tiếng Việt ở hải ngoại cho tôi thấy, đối với những người mới học, trong tiếng Việt, có hai điều khó nhất: thanh điệu và cách xưng hô. Ðối với những ngoại quốc học tiếng Việt, hai cái khó ấy cơ hồ ngang nhau, dù cái khó thứ nhất, về thanh điệu, cần phải được ưu tiên khắc phục trước, để từ đó, học viên mới có thể phát triển được khả năng nghe và nói của họ. Ðối với học viên Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, cái khó về thanh điệu thường không đến mức quá trầm trọng: dù chưa bao giờ chính thức học tiếng Việt, họ cũng đã từng nghe cha mẹ và bà con chuyện trò bằng tiếng Việt, đã quen với cái điệu lên bổng xuống trầm của tiếng Việt, vì vậy, thường, không cần có tài thẩm âm lắm, họ cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa những chữ, chẳng hạn, MA, MÁ, MÀ, MẢ, MÃ, và MẠ. Tuy nhiên, cả người ngoại quốc lẫn người Việt sinh trưởng ở nước ngoài đều cảm thấy lúng túng về cách xưng hô trong tiếng Việt.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Hương Lan tiếp tục lên tiếng sau khi Việt Hương cúi đầu xin lỗi

Danh ca Hương Lan tiếp tục chia sẻ những tâm tư của mình dành riêng cho hai cây hài Việt Hương và Hoài Tâm sau màn tấu hài thô tục tại đám cưới cách đây vài ngày.

Danh hài Việt Hương và Hoài Tâm vài ngày qua là tâm điểm của nhiều lời chỉ trích khi danh ca Hương Lan đã bày tỏ quan điểm rất bức xúc về lối diễn hài có nội dung dung tục trong đám cưới của ca sĩ Đình Bảo ở Mỹ. Trước lối diễn quá đà này, vì cảm thấy xấu hổ, vợ chồng danh ca đã bỏ về giữa chừng trong tiệc cưới của thành viên nhóm AC&M.

Trên trang cá nhân, danh ca Hương Lan từng viết rất nặng nề trong tâm sự với nam ca sỹ Đình Bảo: “Cô chú chưa từng dự một đám cưới nào mà MC đứng nói dung tục xong rồi tự cười hô hố trên sân khấu như vậy”.
Vợ chồng Hương Lan trong đám cưới của Đình Bảo 
Trong tâm thư mới viết riêng cho Việt Hương và Hoài Tâm, Hương Lan như ngầm muốn nhắc đến tất cả các nghệ sĩ cần phải sống có ý thức, trách nhiệm và văn hóa ở mọi lúc mọi nơi dù đó là sân khấu lớn hay nhỏ, vì lời nghệ sĩ có sức ảnh hưởng tới công chúng và công nghệ hiện nay cho phép những hình ảnh, lời nói có thể lan xa và không thể xóa hết những hình ảnh xấu một khi đã bị lan truyền rộng rãi.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Những điểm yếu của sĩ phu Việt

Viết chữ ngày xuân. Nguồn: yeunhiepanh.net

Nguyễn Cảnh Bình
Tia Sáng
11:48' SA - Thứ hai, 28/03/2016

Kỳ trước (Tia Sáng số 05/3/2016) đã đề cập về thất bại của giới sĩ phu Việt Nam trong việc hình thành chữ viết cho đại chúng, bài viết lần này mở rộng hơn, nói về thất bại của giới sĩ phu Việt trong dẫn dắt quá trình văn minh hóa dân tộc, tạo hình mẫu cho sự phát triển của các nhóm người khác…

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?

Tác·giả: Nguyễn·Văn·Tuấn
2014-09-29
Photo from danlambao
Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.

Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Địa đàng ở phương Đông

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan Sydney, Australia 



Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỉ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. Ở nước ta, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã và đang phát triển,nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này.

Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.

Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và Ðịa đàng phương Ðông của Oppenheimer

Tác·giả: Nguyễn Quang Trọng 


Trong báo Thế Kỷ 21 (số tháng 12 năm 2001, nam California, USA) ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn "Địa đàng ở phương Đông" của Stephen Oppenheimer. (xem ở đây)

Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer, "Địa đàng ở phương Đông" phát giác sự đóng góp quan trọng của vùng Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại. Ngô thế Vinh đã giới thiệu sách này trong bài "Tìm về phương Đông- Địa đàng lại đánh mất" trong Thế Kỷ 21 số tháng tư năm 2000. Việc Nguyễn văn Tuấn (NVT) tóm tắt cuốn sách đồ sộ này (560 trang với kiểu chữ nhỏ) và thêm những dữ kiện mới thông báo rất đáng ca ngợi. Những thuyết mới về nguồn gốc dân tộc khi được thông báo cho cộng đồng người Việt Nam giúp hiểu thêm về cội nguồn tổ tiên, xóa bỏ mặc cảm tự ti (nếu có). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của vấn đề, khi sử dụng những số liệu và dữ kiện để chứng minh quan điểm của mình, có lẽ chúng ta cần thận trọng để tránh các bẫy rập tự tôn, duy chủng tộc, duy dân tộc quá khích.


Tự tôn dân tộc - tự tôn chủng tộc


Người Tàu rất tự tôn, không riêng ở cái tên Trung Quốc tự xưng, mà còn vì thói quen hay tự nhận là "người đầu tiên" sáng chế ra nhiều thứ (dù có phần nào sự thật). Tính tự tôn này đôi khi cũng thể hiện trong lãnh vực khoa học. Một số khoa học gia Trung Quốc muốn chứng minh đất Trung Hoa là nơi phát sinh ra giống dân Á châu, và văn minh tộc Hán là văn minh trung tâm thế giới. Họ cố tình che dấu, giảm thiểu, hay vơ chung vào văn minh tộc Hán những nền văn minh rực rỡ cổ xưa tìm thấy trên đất Trung Hoa nhưng không thuộc vùng ảnh hưởng Hán tộc. Điển hình là trường hợp văn minh Sanxingdui phía bắc Thành Đô (Chengdu, thuộc tỉnhTứ Xuyên), phía nam thượng lưu sông Dương tử. Năm 1986, một nhóm thợ lò gạch tình cờ tìm được một hố tế lễ chứa đầy đồ đồng, vàng và ngọc thạch. Khi đoàn khảo cổ Tứ Xuyên đến đó khai quật, họ tìm ra hố thứ hai. Tổng số đồ vật trên 800 món, với nhiều thức tuyệt xảo bằng đồng, kích thước to, trong đó có tượng người cao bằng người thật (1.72 m), nhiều đầu người và mặt nạ bằng đồng. Đây là tượng đồng to nhất tìm thấy ở Trung Hoa. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lông mày rậm dày và miệng thật rộng, rõ ràng không phải chân dung tiêu biểu người Hán. Hơn nữa nền văn minh đời Thương, là văn minh cổ nhất của Tàu, không hề có đồ đồng mang dạng người. Trung Hoa xem đó là cổ vật thuộc nhóm dân Ba- Thục, và xếp chúng vào thời đại cuối thời Thương.

Một nhóm khảo cổ Hoa Nhật khám phá ra thêm một thứ đền "kim tự tháp" ở Longma, phía tây- nam Thành Đô, có cùng những đường nét văn hóa. Đền này nằm tại trung tâm thành cổ, trong khi đền thờ, nơi tế lễ cổ và thuần Trung Quốc (Hán) đều nằm ngoài vòng thành. Các nhà khảo cổ Nhật ước tính tuổi cho nền văn minh này là 3000 đến 4700 năm về trước. Khám phá này được công bố ở Kyoto, Nhật vào tháng 10 năm 1996, hình ảnh được đăng trên những báo lớn và sau đó trong những sách, báo Anh và Pháp ngữ, trong khi báo Trung Hoa không hề đăng, và rất ít thường dân Tàu biết đến tin này. Trên thực tế, Trung Hoa không muốn chấp nhận sự hiện diện một nền văn minh khác, rực rỡ và xưa hơn văn minh Hán tộc vốn dĩ được xem là văn minh gốc của cả nước.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Việt Nam – Nhật Bản và những khác biệt văn hoá (phần 1)

2014-10-10

Dù đều mang nét văn hoá Á Châu nhưng giữa nền văn hoá Việt Nam và Nhật Bản vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Việc hiểu và lý giải được những nét khác biệt đó sẽ phần nào giúp bạn tránh được cú sốc văn hoá cũng như dễ hoà nhập với môi trường sống mới.

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật. Trong khi người Việt chỉ cảm ơn khi bản thân mình nhận một ân huệ nào đó và xin lỗi khi mình gây ra một điều thực sự phiền toái cho người khác. Thậm chí, việc nói lời cảm ơn không phải xảy ra với mọi đối tượng. Người miền Nam hay nói những lời này hơn là người miền Bắc. Nói thế không có nghĩa là người miền Bắc kém lịch sự, mà theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa lạ. Những câu nói đó có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Đổi lại họ có cách thể hiện lòng biết ơn cũng như sự hối lỗi của mình theo một cách khác.
Văn hoá Việt Nam và Nhật Bản vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Ảnh Báo Công Thương
Còn ở Nhật thì sao?

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Sẽ ra sao nếu Đại tướng quân Hai Lúa vẫn ở Việt Nam?

16/11/2014 02:10 GMT+7
 Không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi , cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!


Những thông tin về hai bố con "Đại tướng quân" hai lúa Trần Quốc Hải, làm tôi liên tưởng tới Thomas Edison và hơn 1000 phát minh được đăng ký bởi ông. Tại sao Edison có thể có và đăng ký một số lượng phát minh, sáng chế lớn đến vậy từ hàng trăm năm trước, trong khi cha con ông Hải lại phải sang tận Campuchia để phát huy khả năng của mình trong bối cảnh Việt Nam đang cần thúc đẩy năng lực sáng tạo của mọi công dân để góp phần chấn hưng đất nước?

Không xét về mặt thể chế, cơ chế - vốn còn đầy rẫy các bất cập và hạn chế trong việc khuyến khích, nâng đỡ các phát minh ở nước ta lâu nay; cũng không xét về nền tảng hạ tầng kỹ thuật, chỉ xét riêng khía cạnh văn hóa thôi, cũng có thể thấy nhân loại đã có thể thiệt thòi nhiều nếu Edison được sinh ra ở Việt Nam!

Cần thẳng thắn thừa nhận rằng bên cạnh những nét đẹp ngàn đời của mình, Văn hóa truyền thống của Việt Nam chúng ta cũng chứa đựng những yếu tố kìm hãm tính sáng tạo của con người.

Một tướng lĩnh Campuchia bên chiếc xe thiết giáp do cha con ông Hải chế tạo hoàn chỉnh. Ảnh: LĐO
Trước hết, do được bắt nguồn từ văn minh lúa nước, người Việt ngày trước có xu thế sống quần cư và lâu dài tại một nơi nhất định. Nếu không có bất trắc gì do chiến tranh hay thiên tai thì đa phần dân chúng chỉ sinh sống tại quê hương bản quán của mình chứ ít chịu đi xa nếu không bị bắt buộc. Câu nói "tha phương cầu thực" hay "sảy nhà ra thất nghiệp" phần nào nói lên tính cách này. Điều kiện sống ít thay đổi đã dần dần làm cho con người ta không phải đối mặt với nhiều thách thức mới và qua đó định hình tính cách "ngại" hay "lười" thay đổi hoặc không có nhu cầu tìm kiếm cái mới.

Đặc biệt kể từ khi Nho giáo được truyền bá và ngấm sâu vào văn hóa của người Việt đã góp phần tạo nên một xã hội Việt Nam ì ạch, ngại và chậm thay đổi, cũng như luôn bị "lỡ nhịp" khi cần đưa ra các quyết sách quan trọng cho cộng đồng.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Khác biệt muôn thuở lối sống Á - Âu

Thứ ba, 27/1/2015 | 06:16 GMT+7

Ảnh đồ họa "Đông Tây gặp gỡ" (East Meets West) của Yang Liu đề cập đến khác biệt muôn thuở giữa phương Đông và phương Tây dưới góc nhìn hài hước và chiêm nghiệm.

Khác biệt lối sống Á - Âu ở phòng chờ sân bay




Cách bộc lộ cảm xúc: Người phương Tây thể hiện cảm xúc khá chân phương, dễ nắm bắt trong khi người phương Đông có thể "trong héo ngoài tươi", khó biết chắc tâm trạng thực sự của họ. Nghệ sĩ Yang Liu chia sẻ: "Những đúc kết được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang quan điểm cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần 20 năm sinh sống ở Châu Âu".




Văn hóa xếp hàng: Người phương Tây thường có thói quen xếp hàng nghiêm chỉnh để chờ đến lượt mình. Người phương Đông thường nôn nóng và ít khi chịu vào hàng. Điều này đã được cải thiện ở một số thành phố lớn ở Châu Á nhưng chưa phải là mọi lúc, mọi nơi.



Âm thanh trong nhà hàng: Người phương Đông thường coi những nơi quán xá nhà hàng như chốn riêng và thường cười nói vô tư ít để ý đến xung quanh. Âm thanh trong những nhà hàng thường náo nhiệt, ồn ào quá mức, cộng thêm tiếng nhạc xập xình. Những quán xá ở Tây hoặc dành cho người Tây, thực khách thưởng thức bữa tối trong tiếng trò chuyện thủ thỉ, đủ để người đối diện nghe thấy. Người phương Tây ngại nói to trong những không gian công cộng.




Con cái trong gia đình: Với người phương Đông, một đứa con ra đời được chào đón nồng nhiệt, cưng chiều... và những nỗi buồn, niềm vui của cả nhà xoay quanh đứa con. Sự quan tâm này đi kèm với bao bọc quá mức, đôi khi khiến đứa con thấy mất tự do, bị quản quá chặt. Người phương Tây thì khác, con cái cũng có vị trí ngang với các thành viên, nhận được sự yêu thương, có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Những đứa trẻ phương Tây được dạy tính tự lập từ bé. Đủ 18 tuổi, họ không còn sống chung với bố mẹ.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn


Tác giả: Nguyễn Lễ

Cầu Nhật Tân là niềm tư hào của người dân Hà Nội



Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.


Đừng nói chi người dân gốc Hà thành, nếu tôi có mặt ở Hà Nội lúc này tôi cũng muốn đứng giữa cầu để ghi lại khoảnh khắc mình được chứng kiến một lần thủ đô thay da đổi thịt.

Thế nhưng, cầu đã thông, xe đã chạy, đi bộ thì cấm thì chụp làm sao đây? Chỉ có nước chạy xe lên cầu rồi dừng lại mà chụp.

Y như rằng, chỉ một hai ngày sau báo chí đã la ầm lên về 'những hình ảnh xấu trên cây cầu đẹp'.

Họ tường thuật những chiếc xe dựng chình ình giữa cầu, nam thanh nữ tú làm dáng giữa dòng xe đang chạy hay dải lan can phân cách cheo leo là thế cũng bị trèo lên để lấy góc ảnh 'độc'.

Trước đó mấy ngày, báo chí còn đưa tin cầu Phú Mỹ trên sông Sài Gòn người dân dàn hàng xem pháo hoa mừng năm mới mặc kệ dòng xe bị chặn ngang giữa đường.

Cũng may chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Có lẽ cánh tài xế ở Việt Nam đã không còn lạ gì tập quán của dân mình.



Người Việt 'tùy tiện'

Những câu chuyện người Việt 'tùy tiện', 'vô kỷ luật' hay 'thiếu ý thức' như thế nhan nhản trên báo chí mà chúng ta chắc cũng không còn lạ gì.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

90% món ăn cung đình Huế là "dỏm"

TTO - Đó là vấn đề được nêu ra và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tại hội thảo "Văn hóa Huế - đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn và phát triển" diễn ra vào ngày 17-12, tại TP Huế.

Tái hiện một bữa ngự yến của triều Nguyễn tại Fesstival Huế 2014 - Ảnh: Minh Tự
Các tham luận cho biết ẩm thực Huế, trong đó có ẩm thực cung đình, được xem là một nét đặc sắc của văn hóa của Huế, bởi nó mang những đặc tính riêng biệt so với các vùng khác trên cả nước.

Hiện nay cả nước ta có khoảng 2.700 món ăn, riêng ở Huế có đến 1.700 món ăn. Sự đa dạng và phong phú cũng như những nét độc đáo, riêng biệt trong cách chế biến cũng như thưởng thức các món ăn của người Huế đã đưa nó trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Chuyện con nghé

Tác giả: Tony Buổi sáng
2014-12-02


Cách đây mấy năm, lúc đội bóng đá VN thi đấu với đội tuyển Nhật, Tony đọc mục thể thao, thấy ý kiến nhiều chuyên gia là “cầm hòa với Nhật là một chiến thắng”. Đã thi đấu, thì thắng là thắng, mà thua là thua, không có chuyện “cầm hòa là thắng” hay “chúng ta thua trên thế thắng”. Thế thắng là thế gì, lại sao có thế mà lại thua? Thi đấu là sòng phẳng, thua thì thôi, không nên có tư tưởng chủ bại trước khi thi đấu. 

Hồi xưa nghe cô giáo kể, ông vua gì đó đem con trâu to đến thách đố, dân làng tìm cách đối phó bằng cách đem con nghé ra thi. Con nghé thấy tưởng mẹ nên chui vào bụng đòi ti, con trâu kia nhột quá chạy mất. Và kết luận chúng ta thắng một cách mưu trí và tài giỏi. Chuyện gì xảy ra nếu con trâu kia không chạy mà nó húc 1 phát vào con nghé? Chuyện dưới lũy tre làng thì kể cho vui, chứ hội nhập quốc tế rồi, để bơi vòng chung kết, các vận động viên phải bơi vòng loại dù trước đó phải đạt chuẩn Olympic. Không ai hạ chỉ tiêu để con nghé vào võ đài. Nên tự mình phải học hành nghiêm túc, ngoại ngữ tinh thông, thể dục thể thao để tướng mạo khỏe mạnh đẹp đẽ, đi xe buýt-hạn chế đi xe máy cho lưng nó thẳng, ra bắt tay quốc tế phải cao lớn ngang hàng, đọc sách văn học nhiều để gương mặt thanh tú sáng sủa…

Nhiều bạn trẻ thấy người ta làm thì thích, nhưng tới lượt mình thì sợ. Lên thành phố học thì sợ cây ngã đè. Đi phỏng vấn nghĩ chắc rớt. Thấy người ta đi du lịch thì ham, nhưng kêu đi thì không, nói sợ. Đi vùng sâu tình nguyện, sợ sốt rét. Học kỹ sư, sợ điện giật. Làm cái gì cũng “chắc không được đâu”. Định kinh doanh cái gì đó, nghĩ một hồi lại thôi, thấy có người làm rồi. Học Anh văn thì chắc học không vô, mặc định “không có khiếu ngoại ngữ”. Trồng trọt thì sợ viễn cảnh đổ đống. Chăn nuôi sợ dịch bệnh chết hàng loạt. Sản xuất ra sợ không bán được hàng. Vay vốn thì sợ áp lực trả không nổi. Nhìn đời bằng ánh mắt lấm lét. Vì sợ quá. Nạt to 1 cái là ướt quần.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Từ lũy tre làng ra biển lớn & Nhận thức về "Tây học"

Tác·giả: Lương·Hoài·Nam
December 1, 2014 at 1:06am

Người châu Á và người châu Âu đứng trước biển. Cả hai đều thấy biển có muối và cá. Họ lấy muối và cá về nhà ăn. Họ thấy nước biển có thể nâng thuyền và gió biển có thể đẩy thuyền đi. Họ đóng thuyền để đánh bắt cá, đi lại và vận chuyển hàng hoá.

Nhưng người châu Á không ra xa. Họ nhìn thấy đường chân trời và nghĩ biển là phẳng và vô tận. Với người châu Á, đi về hướng đó là đi vào cõi hư vô bất tận. Người châu Á không đi. Họ chỉ ra xa chừng nào còn nhìn thấy đất liền để biết đường quay về.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

6 “tội lỗi” lớn nhất mà người Việt đang mắc phải khi đốt vàng mã

Theo sư thầy Thích Tịnh Giác, bản chất của việc đốt vàng mã không phải là xấu, không phải mê tín, nhưng nếu đốt mà không hiểu thì vô tình người Việt đang mắc phải 6 tội lỗi, trong đó lớn nhất là tội làm mất đi tính dân tộc, lừa gạt chính mình và làm tổn thương lòng từ bi.
Theo khảo sát của Một Thế Giới, ngày 14 và sáng ngày 15 Tháng Bảy (âm lịch), trên các con phố ở Hà Nội người người, nhà nhà thi nhau mang vàng mã ra đốt trước vỉa hẻ với ý nghĩ cung cấp tiền bạc, vật dụng cho người thân đã mất để họ có cái tiêu xài ở thế giới bên kia và đốt cho các cô hồn.
Nhiều người bỏ tiền triệu để đốt cho người đã mất. Ảnh minh họa.
Có thể thấy, cúng Rằm Tháng Bảy và đốt vàng mã vào ngày này đã trở thành một phong tục của người dân Hà Nội nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Hàng nghìn người sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để sắm sửa vàng mã, để cúng tế sau đó đốt đi. Vậy, ý nghĩa thực sự của việc đốt vàng mã là gì? Liệu đốt vàng mã có phải là mê tín?

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Thảm đỏ cho ai?

Tác·giả: Lương Hoài Nam

Trong mấy năm gần đây, với trào lưu chú trọng yếu tố con người phục vụ các mục tiêu phát triển, nước ta và một số tỉnh đã đưa ra các chính sách chiêu mộ nhân tài, gọi nôm nay là các chương trình thảm đỏ.
Địa phương chủ nghĩa là nét chung của các chương trình thảm đỏ ở nước ta. Kêu gọi người Việt Nam về Việt Nam cống hiến cho Việt Nam. Người Nghệ An về Nghệ An cống hiến cho Nghệ An. Người Thanh Hoá về Thanh Hoá cống hiến cho Thanh Hoá. Người Quảng Nam về Quảng Nam cống hiến cho Quảng Nam. Người Bạc Liêu về Bạc Liêu cống hiến cho Bạc Liêu, v.v. Tất nhiên có kèm theo một số chính sách ưu đãi (so với lao động tại chỗ), phổ biến là về nhà ở và lương.
Ít có chương trình thảm đỏ kiểu đó thành công. Số người thu hút được không nhiều. Số người về nước, về quê mà thành công, phát huy được còn ít hơn nữa.
Nước Úc chẳng thấy trải thảm gì, vậy mà "chôm" tận 12 trong số 13 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" của nước ta, làm cả nước phát sốt suốt cả tuần nay, đến hôm nay còn chưa dứt cơn.
Tại sao các chương trình thảm đỏ của nước ta không thành công?

Bệnh nể·sợ và tôn·trọng người Hàn quá mức

Tác·giả: Lê Huy Khoa

Rất nhiều người làm phiên dịch tiếng Hàn, hoặc đang làm ở công ty Hàn quốc, tiếp xúc với người Hàn, ít hay nhiều, đều có một cái tật, đó là tật sợ người Hàn, xếp Hàn, cũng giống như cái tật sợ người nước ngoài nói chung của người Việt vậy. 

Cuộc sống có cần sợ không nhỉ, cần lắm chứ, sợ cấp trên, sợ chết, sợ bệnh tật, .. thậm chí còn sợ vợ, nhưng sợ quá mức thậm chí sợ không đúng đối tượng thì cần phải bàn. Nhất là đi sợ người nước ngoài.

Tâm lý người dân của những nước nhỏ, thấp cổ bé họng khiến cho người Viet luôn sợ, sợ người nước ngoài có từ cái thời chống Mỹ, thời bao cấp kìa. Thấy mấy ông Nga sang là ngon lắm. .. sợ sệt. Bây giờ thì sợ Hàn, sợ Nhật, sợ người châu Âu.

Tư tưởng không sợ cũng đã thể hiện trong những su kien lịch sử. Một lần, khi ra ngoài Bắc bàn về đấu tranh miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”. 


Còn thời nay thì. 
Tiếp xúc với người Hàn, ai cũng nói khép lại quá khứ, nói thật là chúng ta đang sợ quá khứ ảnh hưởng hiện tại, chứ khép gì? 

Vào quán ăn, khách sạn vv của Vn, Hàn Quốc, khách Hàn vào là nhân viên cúi rạp đầu chào, cuống đít lên chạy, còn người Việt vào thì lờ đờ, nói năng chẳng thưa thẳng gửi. Khách Hàn sai gì thì vui vẻ, khách Việt sai gì thì cằm nhằm, càu ràu.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Đạo Phật cho rằng không thể đoán trước được số mệnh


Đạo Phật cho rằng: Vận mạng của con người di động theo diễn biến hành động thiện ác của con người. Nên làm sao biết chắc được đúng mà tiên đoán.

Câu hỏi của Liễu Hương.

Hỏi: Kính thưa Thầy! Các cư sĩ tại gia khi làm nhà, đào móng, xây tường hoặc làm chuồng heo, chuồng bò, làm cổng, ngõ, đào giếng, v.v...đều phải xem ngày tốt xấu. Khi cất nhà xong thì gia chủ phải lập đàn Đại Bi năm ngày đêm trì chú cầu nguyện cho gia chủ được may mắn phát tài phát lộc, thưa Thầy xem ngày giờ tốt xấu như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy.


Trong kinh Bát Dương dạy: Ngày nào cũng tốt, tháng nào, năm nào, giờ nào cũng tốt, nếu ai nói ngày, tháng, năm, giờ tốt xấu là phản lại thiên thần địa lý. Tuy trong kinh dạy như vậy nhưng nếu khi làm nhà, cưới hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc, v.v...tùy trường hợp xem ngày tốt xấu lại mang kinh Bát Dương ra tụng. Thưa Thầy như thế là như thế nào?

Quan·điểm của Phật·giáo về vấn·đề xem tử·vi bói·toán

Phật giáo quan niệm, con người không phải do một đấng nào đó tạo ra, có thể bị sai sử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài. Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên. Tiến trình nhân và quả không do một nhân vật toàn năng nào điều khiển và định đoạt mà do hành động qua thân, khẩu và ý của chúng ta hằng ngày. Đó là một định luật tự nhiên. Chúng ta trách nhiệm về những hành động chúng ta làm, thì chúng ta cũng phải gánh trách nhiệm về hậu quả của những hành động ấy. Việc chấp nhận ở đây không có nghĩa là tự mãn hay cam chịu với cái gọi là "Số mệnh" an bài, bởi vì chúng ta có tự do làm thay đổi và khắc phục những sự việc hay kết quả mà chúng ta không ưa thích. Như chúng ta thi rớt, chúng ta phải cố gắng luyện thi lại, thế nào cũng đạt được. Chúng ta làm chủ tạo nhân, chính chúng ta làm chủ thọ quả. Chỉ cần sáng suốt khi tạo nhân, chịu khó chăm sóc tốt cho nhân tăng trưởng, thì quả chín ngon ngọt sẽ đến tay chúng ta một cách dễ dàng. Đó là lý nhân quả, nếu chúng ta tin sâu và tin chắc lý này, chắc chắn sẽ không còn mê tín mà đi coi bói toán tử vi hay đi xin xăm cầu đảo.


Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán.