Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo·dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo·dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Mặt tối của nền giáo dục Hàn Quốc

Nhiều học sinh Hàn Quốc kiệt sức vì học cả ngày lẫn đêm. Ảnh: Worlds of Education
Thầy giáo hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết chưa từng gặp ai ở nước mình hài lòng về chất lượng giáo dục như những gì thế giới ngợi ca.

Bài viết của tác giả Hyunsu Hwang trên Worlds of Education hé lộ những góc khuất đằng sau kết quả cao chót vót của học sinh Hàn Quốc trên bảng xếp hạng năng lực thế giới. 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc tăng mạnh

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc (HIỆP HỘI DU HỌC SINH VN TẠI HÀN QUỐC)
Số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Hàn Quốc tiếp tục gia tăng trong năm 2018, phần lớn nhờ làn sóng du học từ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Giáo dục quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc.

Cụ thể tính đến tháng 4.2018, tổng số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc đạt 142.205 người, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là nước có số lượng công dân theo học tại Hàn Quốc cao nhất, với 68.256 người. Xếp thứ 2 là VN với 27.061 người. Tiếp đến là Mông Cổ (6.768 người), Nhật Bản (3.977 người) và Mỹ (2.746 người).

Bên cạnh đó, theo Yonhap, nếu chỉ tính các khóa học không lấy bằng, chẳng hạn như các lớp tiếng Hàn tại trường đại học, số du học sinh VN lại đứng đầu với 19.260 người, chiếm 34,3% và vượt Trung Quốc (29,8%). Hiện chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút khoảng 200.000 du học sinh quốc tế vào năm 2020.

Huỳnh Thiềm
Báo Thanh niên
19:30 - 14/10/2018

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Học sinh lấy bằng thành chung thời Pháp sau 8-10 năm học


Một trường trung học tư thục công giáo ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Ảnh tư liệu

Vượt qua 5-6 năm tiểu học, 3-4 năm trung học (cấp hai), học sinh được cấp bằng thành chung, nói thông thạo tiếng Pháp, am hiểu lịch sử thế giới. 

Trước năm 1874, trẻ 14-16 tuổi học ở các trường dành cho học sinh lớn tuổi. Năm 1860, nhà chung Công giáo lập trường Adran, tự xây dựng chương trình giáo dục, thêm cả học đạo, mệnh danh là Pháp - Việt. Sau đó các sư huynh thiện giáo được mời đến để điều hành trường và chuyển thành công lập.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Các trường đại học Hàn Quốc lọt top thế giới năm 2018

Các trường đại học Hàn Quốc lọt top thế giới năm 2018:
Seoul National University (SNU) thứ 36 thế giới
KAIST - thứ 40 thế giới
POSTECH - thứ 83 thế giới
Korea University - thứ 86 thế giới
Sungkyunkwan University - thứ 100 thế giới
Yonsei University - thứ 107 thế giới
Hanyang University - thứ 151
Kyunghee University - thứ 264

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

[독점 보도] 성균관대 '국내 톱3' 첫 진입…논문 두각 UNIST 단숨에 5위 Sungkyunkwan University, World Top 111, Korea Top 3

서울대, 연구실적 작년보다 올라…카이스트, 산학협력 수입서 `만점`

성균관대, 창의·융합교육 돋보여…UNIST, 논문 피인용도 국내 1위 중앙대, 국제화 지표서 1위 올라…세종대, 논문의 질 국내 7위 선전 건국대·서울시립대는 순위 `껑충`


  • 이호승,강봉진,정슬기 기자
  • 입력 : 2017.09.05 22:01:02   수정 : 2017.09.06 15:55:46
  • ◆ THE 세계대학 평가 ◆ 



사진설명성균관대 학생들이 공과대학 내 연구실에서 실험기구를 다루고 있다. [사진 제공 = 성균관대]
서울대가 '2018 THE 세계 대학 순위'에서 국내 1위 대학에 올랐다. 서울대는 5대 평가 지표인 교육여건 69.3점(지난해 70.2점), 연구실적 71.2점(69.8점), 논문 피인용도 60.6점(58.8점), 산학협력 수입 79.8점(85.2점), 국제화 34.1점(32.4점) 등 전반적으로 좋은 평가를 받았다. 특히 연구실적과 논문 피인용도, 국제화 점수가 올랐다.

국내 대학 2위인 카이스트는 산학협력 수입 부문에서 국내 유일하게 100점 만점을 받아 눈길을 끌었다.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Nghịch lý giáo sư, phó giáo sư: Sững sờ trước những con số


GS Hoàng Xuân Phú đang trao đổi tại một tọa đàm bàn về các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Nghiêm Tuấn

GS Hoàng Xuân Phú, Viện toán học - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho rằng những con số mà Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố khiến bất kỳ nhà khoa học thực thụ nào cũng đều phải… sững sờ!


Khoa học giáo dục Việt Nam nằm đâu trên bản đồ khoa học thế giới?

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Khiêm cung trong sự học


Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng. Hình: source

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Nhiều khi tôi thấy hơi "bothered" về sự thiếu khiêm cung trong một số không nhỏ bạn trẻ ngày nay. Có những người [nói theo ông bà ta là] tỏ thái độ "chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng". Mà, trong thế giới khoa học, dù họ có đỗ ông nghè đi nữa thì họ vẫn chưa đủ trình độ để "đe hàng tổng". Trong thế giới khoa học cũng cần một thái độ khiêm cung để thành công về lâu dài.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

GS Nguyễn Tiến Dũng: "Sách giáo khoa Toán 6, song ngữ Anh Việt dịch sai rất nhiều"

GS. Nguyễn Tiến Dũng
06:54 08/03/17

(GDVN) - Sách giáo khoa 6 song ngữ Anh-Việt có tất cả các điểm dở của SGK6, cộng thêm những điểm sai về mặt dịch thuật. Mà dịch sai rất nhiều.

LTS: Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Toán lý thuyết - Viện Toán học Toulouse - Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse tiếp tục chỉ ra những bất cập trong sách giáo khoa Toán lớp 6 (tác giả gọi tắt là SGK6).

Theo tác giả, sách giáo khoa Toán 6 song ngữ hiện nay sai rất nhiều, nhất là lỗi chuyển ngữ.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Làm sao để học nhanh mọi thứ trên đời? Nhà vật lý đoạt giải Nobel đã chỉ ra 3 bước sau đây

Đây được gọi là Kỹ thuật Feynman, một phương thức học tập tuyệt vời, đồng thời là cách tư duy gợi mở tạo ra sự khác biệt.

Feynman tình cờ tìm ra một công thức giúp cho việc học tập nhanh hơn bất kỳ ai khác.

Nó được gọi là Kỹ thuật Feynman và nó sẽ giúp bạn học bất kỳ thứ gì nhanh hơn, sâu hơn dù cho chủ đề, khái niệm mà bạn muốn tìm hiểu là gì đi chăng nữa. Và điều tuyệt vời nhất là việc thực hiện kỹ thuật này cực kỳ đơn giản.


Đây không đơn thuần là một phương thức học tập tuyệt vời, mà còn là cách tư duy cực kỳ khác biệt.

Có 3 bước chính trong Kỹ thuật Feynman.


Bước 1: Dạy lại cho một đứa trẻ

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

​Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng phê chuẩn bổ nhiệm giáo sư

14/10/2015 10:24 GMT+7

TTO - Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa công bố hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư). 

Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: VTC

Trường cũng cho biết sẽ có thông báo chính thức về việc tuyển dụng nhân sự vào các chức vụ chuyên môn của trường.

Theo đại diện ĐH Tôn Đức Thắng, hướng dẫn được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn của trường. Đây là những hướng dẫn chung, những tiêu chuẩn tối thiểu mà trường kỳ vọng một ứng viên phải đạt được trước khi làm hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm.

Một ngày phỏng vấn ứng viên Assistant Professor

Một ngày phỏng vấn
Tác giả: Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Bảy, ngày 4 tháng 2 năm 2017
Hình minh họa. Nguồn: Hahien

Hôm 20/1 tôi tham dự một buổi phỏng vấn mang tính lịch sử: bổ nhiệm các Assistant Professor cho Đại học Tôn Đức Thắng. Đây là một cách làm mới ở VN, và làm hoàn toàn theo mô hình các đại học Mĩ và Úc. Qua phỏng vấn 8 ứng viên, tôi thấy VN mình có nhiều nhân tài, nhưng cái cơ chế hiện hành khó phát hiện họ.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Trường Trung·học phổ·thông chuyên Võ·Nguyên·Giáp

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp (trước đây là Trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình) là một trường trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Bình, thuộc hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên dưới sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp
Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Logo.jpg
Tên gọi khácTrường THPT chuyên Quảng Bình, trường PTTH Năng khiếu Quảng Bình
Thành lập1996
Loại hìnhTrung học phổ thông chuyên
Hiệu trưởngHoàng Thanh Cảnh
Học sinh990 (năm học 2015-2016) [1]
Địa chỉTiểu khu 10 - Nam Lý - Đồng Hới
Vị tríĐồng Hới , Việt Nam
Điện thoại+84-52-3-824-879
Thư điện tửtoasoan@chuyen-qb.com

Trang mạng
http://chuyen-qb.com/


1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của trường là khối chuyên thuộc trường THPT Đào Duy Từ được thành lập từ năm 1991.

Ngày 11 tháng 7 năm 1996, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập trường Phổ thông trung học Năng khiếu Quảng Bình (quyết định số 710/QĐ-UB).[2][3] Trường được thành lập trên định hướng của các nhà khoa học nước nhà nhằm đào tạo các nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản.[4][1]

Năm học đầu tiên (1996-1997) trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên, và 14 lớp với 465 học sinh, trong đó có 4 lớp 11 và 4 lớp 12 từ các khối chuyên trường Đào Duy Từ chuyển sang với 289 học sinh, tuyển mới 06 lớp với 176 học sinh.[1]

Ngày 28 tháng 12 năm 2001, trường được đổi tên thành trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình.[2][3]

Ngày 12 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đổi tên trường thành trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, đặt theo tên của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp quê Lệ Thủy, Quảng Bình (quyết định số 2133/QĐ-UBND).[3][2]

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam

Tác·giả: Phan Đăng Sơn
Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ chức và nhân sự.

Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sở đại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở. Quyền được tự chủ cao hơn, được tham gia nhiều hơn là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở đại học, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả.


1. Tự chủ của các trường đại học
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Trường đại học đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải  thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường; (trường đại học được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).

Được quyền tự chủ, trường đại học sẽ hoạt động như doanh nghiệp?

có những trường suốt đời không thể tự chủ được, vì họ không có khả năng, không có nguồn thu. Ví dụ như những trường đặc thù như trường nghệ thuật hay một số ngành đặc thù, họ không biết thu kiểu gì để có khả năng đảm bảo tài chính cao để tự chủ nên phải sử dụng ngân sách nhà nước…


họ muốn được như một ông giám đốc doanh nghiệp, khi cần thiết có thể sa thải ngay một nhà giáo nào có vấn đề hoặc một viên chức dưới quyền, tuy nhiên điều này không làm nổi vì theo luật viên chức thì lại không có quyền đó”.


Dân trí "Hiện các trường đại học đã sẵn sàng để tự chủ, nhưng có điều kiện là cho họ được tự chủ cao hơn mức bình thường để họ có thể đảm bảo tài chính, muốn được như một ông giám đốc doanh nghiệp để khi cần thiết có thể sa thải ngay một nhà giáo nào có vấn đề hoặc một viên chức dưới quyền".

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Khi người thầy nhầm lẫn “quyền lực” với “quyền uy”

Khi trực tiếp quan sát các giờ học ở trường tiểu học Việt Nam, Tanaka vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một thực tế hoàn toàn tương phản với Nhật Bản. Đó là ở Việt Nam trong bất cứ lớp học nào, học sinh cũng thường ngồi yên rất ngoan ngoãn và lắng nghe giáo viên giảng bài. Ông rất ngạc nhiên khi thấy có rất ít học sinh nói chuyện riêng, ngủ gật hay chạy ra khỏi lớp học. Thêm nữa mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi rất nhiều học sinh giơ tay trả lời một cách nghiêm túc đến mức kinh ngạc với cánh tay đặt vuông góc trên mặt bàn. Tanaka kinh ngạc bởi ông đã quen với chuyện ở nước Nhật trong nhiều trường tiểu học, học sinh có thể ngồi khi phát biểu ý kiến, tranh luận với bạn bè hay giáo viên trong giờ học. Đôi khi học sinh có thể phát biểu mà không cần giơ tay xin phép khi ý tưởng vụt đến. Tại sao học sinh tiểu học Việt Nam lại có tinh thần nhẫn nại và sự chịu đựng bền bỉ đến thế cho dù trong nhiều giờ học giáo viên chỉ đọc đi đọc lại nội dung sách giáo khoa một cách rất nhàm chán?

Tác·giả: Nguyễn·Quốc·Vương
Tháng Bảy 12, 2011

Trong thời gian qua,  báo chí trong nước liên tục đưa tin về những vụ giáo viên bạo hành học sinh. Đã có nhiều bài báo  bàn về nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết tình  trạng này.  Bài viết nào  cũng có căn cứ và tính thuyết phục của nó nhưng theo tôi tình trạng giáo viên bạo hành học sinh phải được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với một lọat các hiện tượng khác cùng những yếu tố có liên quan. Thêm nữa  không nên chỉ nhìn nhận nạn thầy bạo hành trò trong phạm vi  hẹp là những hành động “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” mà cần khảo sát nó  ở phạm vi rộng hơn. Với ý nghĩa đó, ở  bài viết này, tôi muốn đề  cập tới góc nhìn của nhà giáo dục học người Nhật Tanaka Yoshitaka(1), người đã có ba năm( 2004-2007) làm việc ở Việt Nam trong vai trò  cố vấn  giáo dục. Khi nghiên cứu về mối quan hệ thầy trò ở Việt Nam, Tanaka  đã xem xét nó trong sự tương tác của các yếu tố kết thành hệ thống và cho rằng ở Việt Nam mối quan hệ thầy trò ở nhà trường bị phá hỏng vì  ở người thầy có sự  ngộ nhận  nghiêm trọng giữa “quyền lực” và “quyền uy”.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

3 Ways You Will Fail At A Job In Industry After A PhD

 
Wrong expectations starting a job in industry after a PhD can lead to a huge disappointment.
 
As many PhDs, you want to cross the bridge between Academia and industry, but do you know what it is like on the industry side?
You have so many questions. 
What can I offer to industry? What does industry expect from PhD graduates? Will I make a step back switching to industry?
 
We all think that working in industry is going to be great. We will earn a decent salary. We will improve our job stability (much better than having a postdoc in different country every 2 years). We won’t have to worry about publishing in journals.
 
But is it really like that in industry?
 

Here’s What I’ll Share Over The Next 2,610 Words
  1. The skills that industry want in PhDs and how to start your industry job with the right foot.
  2. Why thinking like a scientist doesn’t work in industry and the best way to leverage your academic background.
  3. What indicators industry recruiters use to detect poor applications from PhDs and how to increase your chances of landing a job in industry.
  4. Bonus: I will present the best training you must follow to equip you for a job in industry after a PhD. 
Let’s start with the first thing …

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Tại sao người Nhật lại kém tiếng Anh một cách đáng ngạc nhiên?

Trình độ tiếng Anh của người Nhật được cho là kém hơn Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.

Một cuộc khảo sát khác cũng do Bộ Giáo dục Nhật thực hiện và công bố cho thấy đến 60% học sinh trả lời rằng họ không thích học tiếng Anh. Chính vì vậy việc học tiếng Anh cho đến nay chủ yếu là để đối phó với các bài kiểm tra chứ học sinh không thích rèn luyện kỹ năng nói và viết.


John Henry là một giáo viên tiếng Anh đã đến Nhật được 10 năm. Anh đã dạy qua rất nhiều trường lớp khác nhau, từ các trung tâm tiếng Anh nhỏ cho đến lớn, tại Tokyo cũng như nhiều thành phố khác tại Nhật.

Khi giảng dạy cho người Nhật, anh nhận thấy người Nhật rất lịch sự, chăm chỉ, chịu khó ghi chép, luyện tập với bạn bè. Tuy nhiên anh cho rằng thực sự trình độ tiếng Anh của người Nhật nói chung khiến anh khá thất vọng, anh đã kỳ vọng người Nhật nói tiếng Anh giỏi hơn thế rất nhiều.