Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Học sinh lấy bằng thành chung thời Pháp sau 8-10 năm học


Một trường trung học tư thục công giáo ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Ảnh tư liệu

Vượt qua 5-6 năm tiểu học, 3-4 năm trung học (cấp hai), học sinh được cấp bằng thành chung, nói thông thạo tiếng Pháp, am hiểu lịch sử thế giới. 

Trước năm 1874, trẻ 14-16 tuổi học ở các trường dành cho học sinh lớn tuổi. Năm 1860, nhà chung Công giáo lập trường Adran, tự xây dựng chương trình giáo dục, thêm cả học đạo, mệnh danh là Pháp - Việt. Sau đó các sư huynh thiện giáo được mời đến để điều hành trường và chuyển thành công lập.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Nghịch lý giáo sư, phó giáo sư: Sững sờ trước những con số


GS Hoàng Xuân Phú đang trao đổi tại một tọa đàm bàn về các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Nghiêm Tuấn

GS Hoàng Xuân Phú, Viện toán học - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho rằng những con số mà Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố khiến bất kỳ nhà khoa học thực thụ nào cũng đều phải… sững sờ!


Khoa học giáo dục Việt Nam nằm đâu trên bản đồ khoa học thế giới?

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

GS Nguyễn Tiến Dũng: "Sách giáo khoa Toán 6, song ngữ Anh Việt dịch sai rất nhiều"

GS. Nguyễn Tiến Dũng
06:54 08/03/17

(GDVN) - Sách giáo khoa 6 song ngữ Anh-Việt có tất cả các điểm dở của SGK6, cộng thêm những điểm sai về mặt dịch thuật. Mà dịch sai rất nhiều.

LTS: Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Toán lý thuyết - Viện Toán học Toulouse - Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse tiếp tục chỉ ra những bất cập trong sách giáo khoa Toán lớp 6 (tác giả gọi tắt là SGK6).

Theo tác giả, sách giáo khoa Toán 6 song ngữ hiện nay sai rất nhiều, nhất là lỗi chuyển ngữ.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

​Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng phê chuẩn bổ nhiệm giáo sư

14/10/2015 10:24 GMT+7

TTO - Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa công bố hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư). 

Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: VTC

Trường cũng cho biết sẽ có thông báo chính thức về việc tuyển dụng nhân sự vào các chức vụ chuyên môn của trường.

Theo đại diện ĐH Tôn Đức Thắng, hướng dẫn được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn của trường. Đây là những hướng dẫn chung, những tiêu chuẩn tối thiểu mà trường kỳ vọng một ứng viên phải đạt được trước khi làm hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm.

Một ngày phỏng vấn ứng viên Assistant Professor

Một ngày phỏng vấn
Tác giả: Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Bảy, ngày 4 tháng 2 năm 2017
Hình minh họa. Nguồn: Hahien

Hôm 20/1 tôi tham dự một buổi phỏng vấn mang tính lịch sử: bổ nhiệm các Assistant Professor cho Đại học Tôn Đức Thắng. Đây là một cách làm mới ở VN, và làm hoàn toàn theo mô hình các đại học Mĩ và Úc. Qua phỏng vấn 8 ứng viên, tôi thấy VN mình có nhiều nhân tài, nhưng cái cơ chế hiện hành khó phát hiện họ.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Trường Trung·học phổ·thông chuyên Võ·Nguyên·Giáp

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp (trước đây là Trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình) là một trường trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Bình, thuộc hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên dưới sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp
Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Logo.jpg
Tên gọi khácTrường THPT chuyên Quảng Bình, trường PTTH Năng khiếu Quảng Bình
Thành lập1996
Loại hìnhTrung học phổ thông chuyên
Hiệu trưởngHoàng Thanh Cảnh
Học sinh990 (năm học 2015-2016) [1]
Địa chỉTiểu khu 10 - Nam Lý - Đồng Hới
Vị tríĐồng Hới , Việt Nam
Điện thoại+84-52-3-824-879
Thư điện tửtoasoan@chuyen-qb.com

Trang mạng
http://chuyen-qb.com/


1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của trường là khối chuyên thuộc trường THPT Đào Duy Từ được thành lập từ năm 1991.

Ngày 11 tháng 7 năm 1996, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập trường Phổ thông trung học Năng khiếu Quảng Bình (quyết định số 710/QĐ-UB).[2][3] Trường được thành lập trên định hướng của các nhà khoa học nước nhà nhằm đào tạo các nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản.[4][1]

Năm học đầu tiên (1996-1997) trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên, và 14 lớp với 465 học sinh, trong đó có 4 lớp 11 và 4 lớp 12 từ các khối chuyên trường Đào Duy Từ chuyển sang với 289 học sinh, tuyển mới 06 lớp với 176 học sinh.[1]

Ngày 28 tháng 12 năm 2001, trường được đổi tên thành trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình.[2][3]

Ngày 12 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đổi tên trường thành trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, đặt theo tên của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp quê Lệ Thủy, Quảng Bình (quyết định số 2133/QĐ-UBND).[3][2]

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam

Tác·giả: Phan Đăng Sơn
Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ chức và nhân sự.

Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sở đại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở. Quyền được tự chủ cao hơn, được tham gia nhiều hơn là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở đại học, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả.


1. Tự chủ của các trường đại học
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Trường đại học đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải  thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường; (trường đại học được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).

Được quyền tự chủ, trường đại học sẽ hoạt động như doanh nghiệp?

có những trường suốt đời không thể tự chủ được, vì họ không có khả năng, không có nguồn thu. Ví dụ như những trường đặc thù như trường nghệ thuật hay một số ngành đặc thù, họ không biết thu kiểu gì để có khả năng đảm bảo tài chính cao để tự chủ nên phải sử dụng ngân sách nhà nước…


họ muốn được như một ông giám đốc doanh nghiệp, khi cần thiết có thể sa thải ngay một nhà giáo nào có vấn đề hoặc một viên chức dưới quyền, tuy nhiên điều này không làm nổi vì theo luật viên chức thì lại không có quyền đó”.


Dân trí "Hiện các trường đại học đã sẵn sàng để tự chủ, nhưng có điều kiện là cho họ được tự chủ cao hơn mức bình thường để họ có thể đảm bảo tài chính, muốn được như một ông giám đốc doanh nghiệp để khi cần thiết có thể sa thải ngay một nhà giáo nào có vấn đề hoặc một viên chức dưới quyền".

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Khi người thầy nhầm lẫn “quyền lực” với “quyền uy”

Khi trực tiếp quan sát các giờ học ở trường tiểu học Việt Nam, Tanaka vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một thực tế hoàn toàn tương phản với Nhật Bản. Đó là ở Việt Nam trong bất cứ lớp học nào, học sinh cũng thường ngồi yên rất ngoan ngoãn và lắng nghe giáo viên giảng bài. Ông rất ngạc nhiên khi thấy có rất ít học sinh nói chuyện riêng, ngủ gật hay chạy ra khỏi lớp học. Thêm nữa mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi rất nhiều học sinh giơ tay trả lời một cách nghiêm túc đến mức kinh ngạc với cánh tay đặt vuông góc trên mặt bàn. Tanaka kinh ngạc bởi ông đã quen với chuyện ở nước Nhật trong nhiều trường tiểu học, học sinh có thể ngồi khi phát biểu ý kiến, tranh luận với bạn bè hay giáo viên trong giờ học. Đôi khi học sinh có thể phát biểu mà không cần giơ tay xin phép khi ý tưởng vụt đến. Tại sao học sinh tiểu học Việt Nam lại có tinh thần nhẫn nại và sự chịu đựng bền bỉ đến thế cho dù trong nhiều giờ học giáo viên chỉ đọc đi đọc lại nội dung sách giáo khoa một cách rất nhàm chán?

Tác·giả: Nguyễn·Quốc·Vương
Tháng Bảy 12, 2011

Trong thời gian qua,  báo chí trong nước liên tục đưa tin về những vụ giáo viên bạo hành học sinh. Đã có nhiều bài báo  bàn về nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết tình  trạng này.  Bài viết nào  cũng có căn cứ và tính thuyết phục của nó nhưng theo tôi tình trạng giáo viên bạo hành học sinh phải được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với một lọat các hiện tượng khác cùng những yếu tố có liên quan. Thêm nữa  không nên chỉ nhìn nhận nạn thầy bạo hành trò trong phạm vi  hẹp là những hành động “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” mà cần khảo sát nó  ở phạm vi rộng hơn. Với ý nghĩa đó, ở  bài viết này, tôi muốn đề  cập tới góc nhìn của nhà giáo dục học người Nhật Tanaka Yoshitaka(1), người đã có ba năm( 2004-2007) làm việc ở Việt Nam trong vai trò  cố vấn  giáo dục. Khi nghiên cứu về mối quan hệ thầy trò ở Việt Nam, Tanaka  đã xem xét nó trong sự tương tác của các yếu tố kết thành hệ thống và cho rằng ở Việt Nam mối quan hệ thầy trò ở nhà trường bị phá hỏng vì  ở người thầy có sự  ngộ nhận  nghiêm trọng giữa “quyền lực” và “quyền uy”.