Tác·giả: Phan Đăng Sơn
Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
Kinh tế nước ta đang tiếp tục quá trình chuyển sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, các cải cách kinh tế đang diễn ra một cách sâu rộng và triệt để hơn nhằm tháo gỡ những cản trở về hành chính còn lại. Điều này cũng tạo ra môi trường thuận lợi, tác động và tăng sức ép đối với cải cách quản lý giáo dục đại học trên các mặt chủ yếu: khoa học, tài chính, tổ chức và nhân sự.
Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sở đại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở. Quyền được tự chủ cao hơn, được tham gia nhiều hơn là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở đại học, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả.
1. Tự chủ của các trường đại học
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, đào tạo của các trường đại học cũng chịu sự tác động của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật giá trị... Trường đại học đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó trường đại học phải thực sự có quyền tự chủ trong công tác đào tạo. Đào tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng của nhà trường; (trường đại học được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).