Nguồn: David E. Hoffman, "How the CIA ran a 'billion dollar spy' in Moscow", The Washington Post, 04/7/2015.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hình: Chân dung Adolf Tolkachev treo trong trụ sở CIA. Nguồn: Trích từ cuốn sách.
Động cơ nào mà một nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô bán mình làm điệp viên cho Mỹ, tiết kiệm cho Mỹ hơn 2 tỉ USD nghiên cứu phát triển vũ khí?
"Tolkachev đã bị thôi thúc bởi mong muốn trả thù lịch sử. Mẹ của vợ ông bị hành quyết và người cha thì bị gửi đến các trại lao động trong giai đoạn Đại khủng bố những năm 1930 dưới thời Joseph Stalin. Ông cũng mô tả mình là bị vỡ mộng về chủ nghĩa cộng sản và “là một người bất đồng chính kiến ngay trong sâu thẳm tâm hồn”. Ông muốn tấn công lại hệ thống Xô-viết và đã làm như vậy bằng cách cung cấp bí mật quân sự cho Hoa Kỳ. Các nhân viên CIA điều hành Tolkachev thường quan sát thấy rằng dường như ông quyết tâm gây ra thiệt hại tối đa có thể cho Liên Xô, bất chấp những rủi ro. Hình phạt dành cho tội phản quốc là tử hình. Tolkachev không muốn chết dưới tay KGB. Ông yêu cầu và nhận được một viên thuốc tự tử từ CIA để sử dụng nếu ông bị bắt.
Động cơ nào mà một nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô bán mình làm điệp viên cho Mỹ, tiết kiệm cho Mỹ hơn 2 tỉ USD nghiên cứu phát triển vũ khí?
"Tolkachev đã bị thôi thúc bởi mong muốn trả thù lịch sử. Mẹ của vợ ông bị hành quyết và người cha thì bị gửi đến các trại lao động trong giai đoạn Đại khủng bố những năm 1930 dưới thời Joseph Stalin. Ông cũng mô tả mình là bị vỡ mộng về chủ nghĩa cộng sản và “là một người bất đồng chính kiến ngay trong sâu thẳm tâm hồn”. Ông muốn tấn công lại hệ thống Xô-viết và đã làm như vậy bằng cách cung cấp bí mật quân sự cho Hoa Kỳ. Các nhân viên CIA điều hành Tolkachev thường quan sát thấy rằng dường như ông quyết tâm gây ra thiệt hại tối đa có thể cho Liên Xô, bất chấp những rủi ro. Hình phạt dành cho tội phản quốc là tử hình. Tolkachev không muốn chết dưới tay KGB. Ông yêu cầu và nhận được một viên thuốc tự tử từ CIA để sử dụng nếu ông bị bắt.
Điệp viên đã biến mất.