Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Vợ sếp sở hữu tài sản ngàn tỷ khiến giới giàu có giật mình

20/10/2016 14:12 GMT+7

Phu nhân ông Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Đức Tài, Hồ Hùng Anh... đều nằm trong top những người giàu có nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ trước tới nay, những phụ nữ giàu có nhất trên thị trường chứng khoán thường khá kín tiếng với công chúng. Họ là những doanh nhân thành đạt, sở hữu khối tài sản kếch xù và không ít người trong số đó có chồng là “sếp” tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Dẫn đầu là bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT VinGroup và cũng là người giàu có nhất TTCK Việt Nam hiện nay.

Bà Phạm Thu Hương đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch VinGroup và sở hữu 124,76 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng giá trị 5.465 tỷ đồng. Bà Hương hiện là phụ nữ giàu có nhất trên TTCK Việt Nam và đứng thứ 4 trong top những người giàu, sau ông Phạm Nhật Vượng, ông Trịnh Văn Quyết (FLC) và ông Trần Đình Long (Hòa Phát).

Đứng thứ 2 trong top những phu nhân giàu có nhất TTCK Việt Nam là bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Hiện tại, bà Hiền đang nắm giữ hơn 53 triệu cổ phiếu HPG, quy đổi theo giá thị trường là 2.202 tỷ đồng. Bà Hiền hiện đứng thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Một phụ nữ khác sở hữu khối tài sản nghìn tỷ là bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Tập đoàn Masan. Bà Yến tham gia vào ban lãnh đạo của nhiều công ty trong hệ thống Masan như Masan Group, Masan Consumer hay Vinacafe Biên Hòa. Theo ước tính, lượng cổ phiếu bà Yến đang nắm giữ có trị giá 1.880 tỷ đồng.

Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến 

Cũng có liên quan đến Masan, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, phu nhân ông Hồ Hùng Anh – Phó chủ tịch Masan, Chủ tịch Techcombank hiện đang nắm giữ 3,77 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng giá trị 251 tỷ đồng. Cũng như vợ của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp khác, bà Thủy không có quá nhiều thông tin lộ diện.

Hương Lan tiếp tục lên tiếng sau khi Việt Hương cúi đầu xin lỗi

Danh ca Hương Lan tiếp tục chia sẻ những tâm tư của mình dành riêng cho hai cây hài Việt Hương và Hoài Tâm sau màn tấu hài thô tục tại đám cưới cách đây vài ngày.

Danh hài Việt Hương và Hoài Tâm vài ngày qua là tâm điểm của nhiều lời chỉ trích khi danh ca Hương Lan đã bày tỏ quan điểm rất bức xúc về lối diễn hài có nội dung dung tục trong đám cưới của ca sĩ Đình Bảo ở Mỹ. Trước lối diễn quá đà này, vì cảm thấy xấu hổ, vợ chồng danh ca đã bỏ về giữa chừng trong tiệc cưới của thành viên nhóm AC&M.

Trên trang cá nhân, danh ca Hương Lan từng viết rất nặng nề trong tâm sự với nam ca sỹ Đình Bảo: “Cô chú chưa từng dự một đám cưới nào mà MC đứng nói dung tục xong rồi tự cười hô hố trên sân khấu như vậy”.
Vợ chồng Hương Lan trong đám cưới của Đình Bảo 
Trong tâm thư mới viết riêng cho Việt Hương và Hoài Tâm, Hương Lan như ngầm muốn nhắc đến tất cả các nghệ sĩ cần phải sống có ý thức, trách nhiệm và văn hóa ở mọi lúc mọi nơi dù đó là sân khấu lớn hay nhỏ, vì lời nghệ sĩ có sức ảnh hưởng tới công chúng và công nghệ hiện nay cho phép những hình ảnh, lời nói có thể lan xa và không thể xóa hết những hình ảnh xấu một khi đã bị lan truyền rộng rãi.

Vietjet niêm yết, "người thay đổi ngành hàng không Việt Nam" trở thành phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán

Với việc cổ phiếu Vietjet chào sàn sáng 28/2, CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo đã vượt qua hàng loạt doanh nhân tên tuổi trở thành người giàu thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

#Why: Vì sao các nhà kinh tế học sẽ khuyên bạn học Bách Khoa thay vì học Ngoại thương nếu muốn lương cao hơn?

Vượng Lê | 27/02/2017 14:11

Các lý thuyết về tiền lương đều đề cập đến khái niệm "thước đo giá trị sức lao động". Hiểu đơn giản là một anh học Bách Khoa ra làm lập trình viên thì sẽ mang lại giá trị cho xã hội nhiều hơn là một anh học Ngoại Thương ra làm nhân viên Ngân hàng, vì thế lương cao hơn là điều tất nhiên.
Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những "bí ẩn" lý thú trong cuộc sống như Vì sao ngăn mát tủ lạnh có đèn nhưng ngăn đá thì không hay,...

CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài #Why vào thứ 2-4-6 hàng tuần để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ. Nội dung bài viết được truyền cảm hứng từ cuốn sách "Nhà tự nhiên kinh tế" của tác giả Robert H. Frank.
“Trong khi SV Ngoại Thương vẫn ao ước thu nhập 1.000 USD, thì người Bách Khoa đã giải xong bài toán lương 60 triệu/tháng”
Các nhà kinh tế sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào ?

Công ty Trung Quốc thành công lớn khi thay 90% lao động bằng robot, viễn cảnh máy móc cướp việc con người đã xảy ra?

Một nhà máy ở thành phố Đông Quản, Quảng Đông đã thay thế 90% lao động chân tay bằng máy móc khiến năng suất tăng 250% và giảm tới 80% sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất, minh chứng rõ ràng cho khả năng máy móc thay thế con người.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Arirang nghĩa là gì?

 Bài dân ca Arirang được xem là quốc ca không chính thức của Hàn Quốc.


May 25, 2015 @ 6:19 pm · Filed by Victor Mair

"Arirang" (Hangul:  아리랑) is arguably the most famous Korean folk song.  Indeed, "Arirang" is so well-known that it is often considered to be Korea's unofficial national anthem.  Yet no one is sure when the song arose nor what the title means.

Samsung trước bước ngoặt sống còn

Đáng chú ý: Tổng tài sản của Samsung chiếm tới 20% GDP Hàn Quốc

Thứ ba, 21/2/2017 | 00:01 GMT+7

Khoảng trống quyền lực do người thừa kế Lee Jae-yong để lại sau khi bị bắt đang đẩy Samsung đến tình thế buộc phải thay đổi để tồn tại và tăng trưởng.


Son Young-ho vẫn nhớ rất rõ ngày ông gia nhập Samsung Card cách đây 20 năm.Đó là một ngày tháng 1 lạnh giá, nhưng Son không hề cảm thấy điều đó.

"Tôi rất tự hào vì được làm việc tại Samsung, trong một văn phòng ở trung tâm Seoul", Son (44 tuổi) nhớ lại, "Tôi cảm thấy như cả tương lai của mình đã được bảo đảm vậy".

Bước tiến mới trong chinh phục vũ trụ

Đáng chú ý: lần phóng thành công Falcon 9 từ bệ phóng 39A có thể sẽ là tín hiệu khởi đầu cho thấy khả năng SpaceX sẽ tăng đáng kể tần suất hoạt động của tên lửa này trong năm 2017, cứ hai đến ba tuần một lần sẽ lại phóng tên lửa Falcon 9.
Theo kế hoạch của Elon Musk, CEO SpaceX, những chuyến tàu thử nghiệm lên sao Hỏa đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2018

 21/02/2017 10:38 GMT+7
TTO - Ngày 19-2, tên lửa đẩy hai tầng Falcon 9 của Hãng SpaceX đã được phóng thành công từ bệ phóng của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), đưa tàu vũ trụ Dragon vào quỹ đạo Trái đất.
Tên lửa Falcon 9 của Hãng SpaceX được phóng từ bệ phóng 39A ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 19-2-2017 - Ảnh: Reuters

NASA mô tả cuộc phóng tên lửa mang hàng tiếp tế cho ISS này là sự mở đầu cho một giai đoạn mới với các hoạt động của Mỹ trong không gian.
Ngoài ý nghĩa về mặt công nghệ, "giai đoạn mới" này còn đánh dấu về sự chuyển đổi khi Chính phủ Mỹ muốn giao phó nhiều hơn nữa các hoạt động chinh phục vũ trụ cho các tập đoàn công nghệ tư nhân như SpaceX. Hiện NASA là khách hàng lớn nhất của SpaceX.
Bệ phóng lịch sử

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

[Hồ sơ] Trần Bá Dương - "ông vua" thị trường ô tô Việt

Là người đề xuất chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thay vì cứ mãi theo đuổi giấc mơ về chiếc ôtô "Made in Vietnam"
Thứ Hai, 08:05  25/06/2012
Ông chủ ô tô Trường Hải từng có thời gian đi vét mỡ bò.


Họ tên
Trần Bá Dương
Ngày sinh:
1/4/1960 (52 tuổi)
Quê quán:
Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trình độ:
Kỹ sư cơ khí – Đại học Bách Khoa Tp.HCM
Chức vụ hiện tại:
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cty CP ô tô Trường Hải (Thaco)
Gia đình
Cha: Trần Bá Nam (đã mất)
Mẹ: Tống Thị Dung (đã mất)
Vợ: Viên Diệu Hoa - thành viên HĐQT Trường Hải
Con: Trần Viên Ngọc Trân
Con: Trần Viên Ngọc Oanh
Chị: Trần Thị Kim Tiến
Anh: Trần Bá Hùng
Anh: Trần Bá Cường
Anh: Trần Bá Cương
Em: Trần Thị Bạch Tuyết
Em: Trần Thị Kim Phượng
Em: Trần Thị Kim Thu
New Cell
* Ông Trần Bá Dương nắm 8,62% cổ phần của Trường Hải
* Bà Viên Diệu Hoa nắm 4,94% cổ phần của Trường Hải
* Cty TNHH Sản xuất và thương mại Trân Oanh nắm 49,72% cổ phần của Trường Hải. Công ty này do ông Dương nắm 76% và bà Hoa nắm 24% cổ phần.


----------------------------------------------------------------------------------------------
Quá trình công tác :
-       Từ 1983 – 1987 : Kỹ thuật viên xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai
-       Từ 1987 – 1990 : Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai
-       Từ 1991 – 1997 : Quản đốc xưởng sửa chữa – xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai
-       Từ 04/1997 – 04/2007 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Trường Hải
-       Từ 04/2007 – nay : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP ô tô Trường Hải

---------------------------------------------------------------------------------------------

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập, đồng thời cũng là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty CP ô tô Trường Hải. Ông tự giới thiệu về mình :

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Bộ Tài chính nuôi giấc mơ ôtô Việt: 'Thương' phận Vinaxuki

Note: việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lắp ráp ôtô, chủ yếu là doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước không được gì đáng kể; người tiêu dùng Việt Nam cũng không được lợi gì. Chỉ có nguồn thu của Nhà nước không thay đổi vì được giữ bằng cách giảm thuế bên nọ, tăng thuế bên kia"
(Thị trường) - PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lắp ráp ôtô, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.
Người tiêu dùng không được lợi gì
Trong văn bản vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, lãnh đạo Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ôtô trong đó nhiều dòng hàng có thể sẽ về 0% từ năm 2016. Lý do Bộ Tài chính đưa ra đề xuất này là theo lộ trình hội nhập, từ năm 2018, thuế suất ôtô nguyên chiếc trong khối ASEAN sẽ về 0% và đây là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ngoài ra, do thực hiện cắt giảm thuế trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nên thuế nhập khẩu với một số loại xe nguyên chiếc còn bất cập, có thể bằng hoặc thấp hơn linh kiện, phụ tùng. Điều này theo đánh giá của ngành tài chính "chưa thực sự khuyến khích sản xuất, ráp lắp trong nước".
PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng chính sách thuế của Việt Nam đang quá ưu ái cho các doanh nghiệp ôtô FDI

Bàn về đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô của Bộ Tài chính, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, về mặt quản lý, phương án giảm thuế rất đơn giản, dễ làm nhưng về tác động thì sẽ không theo ý muốn.

Sự thật Toyota nội địa hóa ôtô: Đắng lòng, nhiều Tiến sĩ nhưng...

Đáng chú ý: Việt Nam "rất đáng xấu hổ" bởi suốt mấy chục năm qua không làm nổi mấy phụ kiện ô tô. "Giáo sư, tiến sĩ về vật lý, hóa học, toán học rầm rộ phát triển, thi quốc tế giỏi, huy chương vàng nhiều... Tuy nhiên, cuối cùng sơn cũng không làm nổi, mạ cũng không xong"

Thứ Hai, 14/12/2015 07:17
(Doanh nghiệp) - Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, nhiều năm qua Việt Nam chỉ tập trung vào chuyện lắp ráp, thực chất là buôn bán ô tô mà thôi.

Việt Nam làm được, doanh nghiệp Nhật đã không phải sang
Xung quanh câu chuyện Toyota Việt Nam nội địa hóa ô tô bằng cách mời gọi nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thuộc lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô sang Việt Nam, tiêu biểu là tập đoàn Denso, một số nhà cung cấp nằm trong hệ thống các nhà cung cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản như Toyota Boshoku, Toyoda Gosei..., Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng đó là chuyện tất yếu khi Toyota không tìm được nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô tại Việt Nam.
Một sản phẩm của Toyota tại Vietnam Motor Show 2015
"Bao nhiêu năm Việt Nam không xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô mà chỉ quan tâm đến chuyện lắp ráp ô tô. Muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô thì phải tập trung sản xuất các linh kiện và phụ trợ cho ô tô trước. Việt Nam chỉ tập trung vào lắp ráp mà thôi. Khâu lắp ráp chính là khâu làm giảm chi phí của buôn ô tô vì doanh nghiệp FDI nhập toàn bộ linh kiện từ các xưởng sản xuất bên đất nước họ theo các phân khúc của họ, đưa về Việt Nam lắp ráp và bán luôn. Lắp ráp vốn được coi là quá trình cuối cùng của sản xuất nhưng thực tế nó là quá trình của việc buôn ô tô là chính", ông Sơn thẳng thắn.

Giấc mơ ô tô Việt: Làm sao bắt đầu từ số 0?

Đáng chú ý: năm 2015, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hien: Xe nước ngoài bán giá gốc chỉ có 300tr, nhập về VN (cộng các khoản thuế phí), rồi đến tay người dân có giá 900tr. Vậy hỏi 600tr đó đi đâu và làm gì?

Thứ Hai, 22/02/2016 13:40
(Thị trường) - Nền cơ khí Việt Nam từng là con số 0, muốn phát triển công nghiệp ô tô trong khi thế giới biến chuyển nhanh làm sao có thể đuổi kịp?
Công nghiệp cơ khí đi từ số 0, làm sao đuổi kịp?

Theo Quyết định về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vừa được ban hành, có rất nhiều ưu đãi về thuế, đất đai cũng như tín dụng cho nhà đầu tư.
Ví dụ, liên quan đến những ưu đãi về thuế, theo quyết định này các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng thì sẽ được hưởng lợi về thuế do các sản phẩm tương tự nhập khẩu sẽ bị áp thuế nhập khẩu ở mức trần theo các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định.
Hay đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, các dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động, mức ưu đãi đối với từng dự án cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việt Nam dành nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp ô tô FDI

Bình luận về những chính sách này, đặc biệt khi bàn đến đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách trên, GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa cho rằng, dù là doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước nhưng họ làm được để Việt Nam có được một số lợi ích thì vẫn phải ưu đãi để họ làm. Còn bây giờ đòi hỏi ngay ưu đãi vào doanh nghiệp FDI hay vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì ông chưa dám khẳng định bởi sân chơi, chính sách là bình đẳng.

Giá của động cơ chiếm 30% giá xe tải

Đáng chú ý: Sản xuất được động cơ xe tải hoặc xe bus theo tiêu chuẩn euro 4 nghĩa là nó đã chiếm tới 30% giá trị toàn chiếc xe rồi.
Ấn Độ, Canada chuyên sản xuất phần mềm cho các hãng ô tô lớn của Mỹ.

Giấc mơ ôtô Việt thêm dai dẳng: Làm xe tải còn khó…
Thứ Tư, 16/11/2016 13:41
(Doanh nghiệp) - Tôi nghĩ ai cũng có quyền được mơ, nhưng giấc mơ đó, nguyện vọng đó có thực hiện được không thì phải phụ thuộc vào chính sách. 

GS.TS Nguyễn Khắc Trai - Nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nêu quan điểm. 
Theo GS.TS Nguyễn Khắc Trai, để công nghiệp chế tạo ô tô Việt Nam thực sự phát triển, mấu chốt vẫn phải là tạo được thị trường

PV: - Thưa ông, mới đây, Bộ Công thương đã đặt ra viễn cảnh mới cho công nghiệp ô tô Việt Nam 2025-2035, theo đó, công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng, tăng tỷ lệ nội địa hóa lên tới 80%.
Ông bình luận như thế nào về chủ trương trên? Tiếp tục nuôi giấc mơ ô tô trong khi Việt Nam đã đi sau các nước cả chục năm, biểu tượng giấc mơ ô tô Việt Nam là Vinaxuki đã phải bán nhà máy trả nợ, điều này có hợp lý hay không?

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử

ĐỖ KIÊN CƯỜNG
Thứ hai, 22 Tháng 9 2014 07:26

Đặt vấn đề:
Tìm về cội nguồn là nhu cầu tự thân của con người. Chính vì vậy nhiều thế hệ người Việt Nam đã cố gắng đi tìm nguồn gốc dân tộc trên nhiều góc độ như truyền thuyết, ngôn ngữ, sử sách, dân tộc học, khảo cổ… Tuy nhiên cho đến nay, chưa thấy những cố gắng tìm tòi dựa trên bằng chứng phân tử và di truyền học, cơ sở của ngành nhân chủng học phân tử. Đó là một khiếm khuyết lớn, vì theo nhà di truyền học Spencer Wells, từng lãnh đạo Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ, "cuốn lịch sử vĩ đại nhất từng được viết là cuốn ẩn giấu trong ADN của chúng ta"1. Bài viết này dùng các bằng chứng nhân chủng học phân tử trong hai mươi năm qua và phát hiện năm 2012 về nguồn gốc mới của lúa nước thuần hóa để đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc người Việt. Theo đó người Việt là hậu duệ của những người đã tới Việt Nam từ 45.000 - 30.000 năm trước, và cùng với các cư dân Đông Nam Á khác, họ chính là nguồn gốc chủ yếu của cư dân Đông Á.

  
Các giả thuyết về nguồn gốc người Việt:


  
Về cơ bản có hai giả thuyết chính về nguồn gốc người Việt. Đó là thuyết bản địa và thuyết thiên di.

Chữ Việt gốc Pháp còn tồn tại đến ngày nay

Tác giả: Nguyễn Đức Tuấn - Tống Phước Hiệp
Monday, 8 July 2013

.....

Hiện tại, trong vốn từ của Việt nam, ngoài 65% là từ gốc Hán còn khoảng hơn 400 từ là từ gốc Pháp, các từ này vẫn còn đang được sử dụng khắp nơi, nhiều khi miệng nói ra nhưng bạn không biết mình vừa nói một câu có chữ Pháp trong đó.

Lấy ví dụ:

Thằng đó chuyên môn lấy le để đi cua đào, nhưng con nhỏ kia thì lại hay làm reo.

Một câu như vậy là đã có 3 chữ Pháp, đó là chữ le, chữ cua và chữ reo, bởi vì trong tiếng Việt "le" là động từ trong khi ở đây là danh từ, "cua" trong tiếng Việt là danh từ trong khi ở đây là động từ, "reo" trong tiếng Việt là động từ trong khi ở đây là danh từ.

Các chữ đó vì đã quen dùng, ít người còn biết gốc gác là do đâu. Nếu việc phiên âm thể hiện rõ ràng thì bạn có thể lần mò mà tra ra được, song rất nhiều chữ mơ hồ, bạn đi tìm nguồn gốc rất khó.

Ví dụ:

Cây láp là do chữ gì ?

Doa là do chữ gì ?

Ca-ve là do chữ gì ?

Ma-cà-bông là do chữ gì ?

Những chữ như vậy, muốn biết, bạn phải đi hỏi những người đã từng sống trong thời Pháp và biết tiếng Pháp, tức những người từ 65 tuổi trở lên. Tiếc thay, số này còn lại không nhiều, các bậc cao niên thì lần lần ra đi hết, và trong số đó, không phải chữ nào họ cũng biết, vì có những chữ thuộc ngành nghề, có ở trong nghề mới biết.

Tiếng Việt gốc Pháp

Các phương pháp phiên âm

Nói cho đúng, các từ ngữ của Pháp du nhập vào Việt nam bằng nhiều con đường khá tản mạn: hoặc do thợ thuyền, hoặc do các nhà văn, nhà báo, khách ăn chơi, gái giang hồ, mỗi người phiên âm một cách, không thống nhất nhau. đàng khác, người miền Nam phiên âm theo cách của người miền Nam, người miền Bắc phiên âm theo cách của người miền Bắc, do đó cùng một chữ nhưng ta thấy có 2 cách phiên âm khác nhau.

Có thể xếp các cách phiên âm thành 6 dạng:

Thị trường nhỏ dẫn tới công nghiệp hỗ trợ cho ôtô không thể phát triển

Thứ sáu, 22/5/2015 | 14:39 GMT+7
Giấc mộng ôtô Việt năm 2020 đã thành không tưởng
Trong bối cảnh khả năng phải đóng cửa nhiều nhà máy thì việc mong ngành ôtô phát triển mạnh mẽ trong tương lai là điều xa vời.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông, diễn đàn bàn luận sôi nổi về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sau hơn 20 với nhiều mổ xẻ, phân tích.
Gần đây, Toyota liên tục đánh tiếng sẽ rời bỏ thị trường Việt Nam, tuy nhiên, tôi chắc chắn sẽ không có chuyện đó, chính xác họ sẽ rời bỏ phần lớn các nhà máy sản xuất lắp ráp tại Việt Nam thì có thể.
Lợi ích của Toyota tại Việt Nam là rất lớn nên các sản phẩm Toyota sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các nhà máy của họ tại ASEAN. Hẳn cũng chẳng ngạc nhiên khi trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt- Nhật (EPA Việt-Nhật) đã không có cam kết với các loại xe con CBU nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam vì Toyota và các hãng xe Nhật đã có các nhà máy lớn tại ASEAN.
Thị trường ôtô Việt Nam được đánh giá là tiềm năng. Tuy nhiên, nếu so sánh sức tiêu thụ trên thị trường với các nước ASEAN thì vẫn quá nhỏ. Thái Lan tiêu thụ khoảng 1,3 triệu xe, Indonesia 1,2 triệu xe, Malaysia trên 650 ngàn xe (2013).
Chính vì thế, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam không thành công là do dung lượng thị trường quá nhỏ, chứ không phải do chính sách như nhiều người đã phân tích.
Thị trường nhỏ dẫn tới công nghiệp hỗ trợ cho ôtô không thể phát triển, và nếu muốn đạt tỷ lệ nội địa hóa (NĐH) ngang tầm khu vực (Thái Lan NĐH đạt 84%, Indonesia 75%, Malaysia 80% còn Việt Nam 10%) thì cần thêm một thời gian dài nữa.

Lắp ráp chỉ chiếm 6% giá trị một chiếc xe ô tô

Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được ô tô giá rẻ, chất lượng tốt
Đáng chú ý: lắp ráp chỉ chiếm 6% giá trị một chiếc xe

 Thứ 3, 16:11, 20/05/2014

Chính phủ phải có sự hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, đồng thời bảo vệ, khuyến khích các DN đầu tư sản xuất.
Tác giả bức tâm thư về công nghiệp ôtô, ông Bùi Ngọc Huyên khẳng định: Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được ô tô, với chất lượng tốt và giá rẻ hơn xe lắp ráp của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Việt Nam làm xe rẻ, tốt?
Ông Huyên cho biết, hiện nay Vinaxuki đã sản xuất được khung xe ô tô từ 5-8 chỗ ngồi, sắp tới sẽ lắp động cơ của Nhật Bản cùng các linh kiện sản xuất tại Thái Lan mà nhiều DN DFI tại Việt Nam vẫn mua về lắp ráp.

Doanh nghiệp ôtô Nhật có thể rút khỏi Việt Nam: Bóc mẽ

 (Thị trường) - Tuyên bố rút khỏi Việt Nam của doanh nghiệp Nhật là cách để họ ép Chính phủ có thêm 1 số ưu đãi, tạo điều kiện hơn nữa trong kinh doanh.


Xin thêm ưu đãi mới
Chia sẻ với báo chí, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, một số doanh nghiệp ô tô của nước này có thể rút khỏi Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ông  Koji, có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, tuy nhiên với sự giẫm chân tại chỗ của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước thời gian qua cùng với các chính sách thuế chưa hợp lý, xu hướng đầu tư của một số doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam thời gian tới có thể thay đổi.
Cụ thể, các doanh nghiệp đang sản xuất xe hơi tại Việt Nam có thể rút khỏi Việt Nam chuyển sang các nước lân cận trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan, Malaysia...
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Trịnh Minh Hoàng – Giảng viên bộ môn ô tô – Khoa Động  lực – Trường Đại học bách khoa Hà Nội cho rằng đưa ra tuyên bố rút khỏi Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn hướng đến Chính phủ để yêu cầu những ưu đãi mới.

Vài năm trở lại đây, đã không ít lần đại diện các tập đoàn ô tô úp mở về khả năng rút nhà máy khỏi Việt Nam.

Giấc mơ ôtô Việt thêm dai dẳng: Người Việt cũng không thích

Đáng chú ý: một nước có thể bán được 400.000 chiếc xe ô tô một năm, khi đó sẽ được gọi là có ngành công nghiệp ô tô.

Thứ Năm, 17/11/2016 14:41
(Doanh nghiệp) - Sản xuất được ô tô con đã khó nhưng để cạnh tranh, bán được còn là vấn đề khó hơn nhiều.
TS Trịnh Minh Hoàng - Bộ môn Ô tô khoa động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội nêu quan điểm.
Giấc mơ ô tô Việt thêm khó khăn. Ảnh minh họa

PV: - Thưa ông, mới đây, Bộ Công thương đã đặt ra viễn cảnh mới cho công nghiệp ô tô Việt Nam 2025-2035, theo đó, công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng, tăng tỷ lệ nội địa hóa lên tới 80%.
Ông bình luận như thế nào về chủ trương trên? Tiếp tục nuôi giấc mơ ô tô trong khi Việt Nam đã đi sau các nước cả chục năm, biểu tượng giấc mơ ô tô Việt Nam là Vinaxuki đã phải bán nhà máy trả nợ, điều này có hợp lý hay không?

Lịch sử công nghiệp ô tô Trung Quốc


 The Chinese Car Industry
 China's very first road vehicle, the 'Jiefang' or liberation truck (which you can still see in large numbers), rolled out of the Changchun No 1 Automotive Works in 1956, and with this China's motor industry started.
Image from trumpeter

By contrast, in Russia and most of the old Communist Bloc countries, the motor industry was well established before the Second World War. The years between 1956 and 1965 were the real founding period of the industry in China, and by the end of this era the sector had a capacity to produce 60,000 vehicles a year, ranged across ten basic models.

Nhiều doanh nghiệp ôtô sắp từ giã VN?

 16/02/2017 08:11 GMT+7
Đáng chú ý: Đến nay Tỉ lệ nội địa hóa ngành ô tô mới chỉ đạt bình quân khoảng 7-10%.

TTO - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM đã khẳng định nhiều hãng ôtô Nhật có thể rút khỏi VN. 
Ôtô nhập khẩu từ ASEAN, Ấn Độ giá rẻ đang là thách thức không nhỏ với ngành sản xuất ôtô trong nước. Trong ảnh: ôtô Hyundai i10 nhập khẩu từ Ấn Độ đang được bày bán tại TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Trong khi đó, ôtô từ Indonesia, Ấn Độ đang bắt đầu ào vào VN với giá có dòng chỉ 84 triệu đồng/xe.

Nonperson

Nonperson trong tiếng Anh là một cá nhân có quyền công dân (citizen) hoặc là một thành viên của một nhóm đã thiếu, đánh mất, hoặc bị buộc phải từ chối địa vị xã hội hoặc địa vị pháp lý đặc biệt là các quyền con người cơ bản, hoặc là những ai đã chấm dứt một cách có hiệu quả kí lục về sự tồn tại của họ trong xã hội (damnatio memoriae), từ quan điểm traceability (có thể truy tung), documentation (tài liệu hóa), hoặc existence (tồn tại). Thuật ngữ này còn chỉ những người mà cái chết của họ chưa được kiểm chứng và về thứ mà dẫn đến "bức tường trống" (blank wall) của "không ai biết điều đó" ("nobody knows that").

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt

Tác·giả: Trần Đình Sử 
Đại học Sư phạm Hà Nội

1. Tiếng Việt có một vốn từ Hán - Việt rất lớn. Tuy chưa có con số thống kê xác định, song các nhà ngôn ngữ ước lượng số từ đó chiếm từ 60-80% từ vựng tiếng Việt. Trong số từ Hán Việt tiếp thu được từ thư tịch Hán cổ, từ Hán ngữ hiện đại, có một loạt từ Hán Việt, tuy tiếp thu chủ yếu qua con đường từ sách báo Trung Quốc nhưng lại có nguồn gốc Nhật Bản, chính người Trung Quốc cũng xem là từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật Bản của họ. Có thể có cả từ gốc Nhật người Nhật trực tiếp đem đến Việt Nam hoặc người Việt trực tiếp vay mượn.

2. Dựa vào Từ điển từ ngoại lai của tiếng Hán do các tác giả Lưu Chính Đàm, Cao Danh Khải, Mạch Vĩnh Càn, Sử Hữu Vi biên soạn từ năm 1958, hoàn thành vào năm 1978, xuất bản năm 1984(1) có thể nhặt ra khoảng trên 350 từ gốc Nhật mà ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt, chắc chắn là tiếp thu qua sách báo Trung Quốc. Các từ đó là: 

a- Về chính trị, xã hội có: Quốc lập, quốc thể, Cơ quan, kiên trì, độc tài, độc chiếm, thừa nhận, thành viên, xuất phát điểm, bối cảnh, nguyên tắc, trọng điểm, xã giao, thi hành, lao động, nghị viện, nghị quyết, chính sách, chính đảng, tổ chức, phương châm, hiến pháp, mục tiêu, nội các, tuyển cử, tuyên truyền, hiệp hội, hiệp định, nhân quyền, xã hội, nhân văn chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, giai cấp, vô sản, quyền uy, lập hiến, lập trường, lãnh thổ, đặc quyền, đặc vụ, đồng tình, thị trường, biểu quyết, hiến binh, nghĩa vụ, tư bản, tự do, chỉ thị, chỉ đạo, trung tướng, thiếu tướng, thiếu úy, nguyên soái, trọng tài, công dân, cách mạng, cao trào, quan điểm, quốc tế, công nhận, công bố, cộng hòa, cương lĩnh, cán bộ, chi bộ, tập trung, tập đoàn, giải phóng, câu lạc bộ, quân nhu, quan hậu, hội đàm, động viên, đại biểu, đại bản doanh, pháp luật, phản đối, kháng nghị, phản động, đại cục, đề kháng, tổng lãnh sự, tổng động viên, thẩm phán, thẩm vấn, bồi thẩm viên, thời sự, thực quyền, xâm phạm, tuyên chiến, dân chủ, tư pháp, phán quyết, phục vụ, phủ quyết, phần tử, thủ tiêu, tiến triển, lý tưởng, đăng kí, đơn vị, quốc giáo, hàng không mẫu hạm, Cơ đốc giáo, chiến tuyến.