Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữ·viết tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữ·viết tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chữ vuông và chữ Quốc ngữ: Cái mất và cái được

Tác-giả: Phan-Quý-Bích

Khi đặt câu hỏi "Chữ Tây, chữ Hán, thứ chữ nào hơn?"[i], ông Cao Xuân Hạo muốn đi tìm một hình thức ký chép phù hợp cho tiếng Việt chứ hoàn toàn không có ý rẻ rúng thứ chữ này hay thứ chữ kia, như có một vài người đã ngộ nhận. Đối với chúng ta, cũng như đối với tuyệt đại đa số các dân tộc trên thế giới, kể cả các dân tộc như Anh, Pháp, Nhật, chữ viết là cái đi vay mượn. Mà đã vay mượn thì vì sao ta lại không xét xem hình thức vay mượn nào phù hợp hơn với tiếng nói dân tộc? Đó là thiện chí khoa học của bài viết. Cho dù, việc vay mượn một chữ viết mang tính cách thừa kế hơn là lựa chọn, cho dù lịch sử là cái không thể đảo ngược, con mắt nhìn khoa học cũng không thừa, vì nó sẽ giúp chúng ta sử dụng tốt hơn công cụ mà chúng ta đang có là quốc ngữ. Những gì ông Cao Xuân Hạo đã bàn còn có thể hữu ích cho việc nghiên cứu Việt ngữ dưới hình thức ngôn ngữ viết.

Tuy nhiên, câu trả lời của ông, theo đó, chữ Hán có ưu điểm hơn abc ở chỗ : 1. phù hợp với ngữ âm của tiếng Việt hơn; 2. thuận cho việc đọc hơn, mới chỉ xét chữ viết về phương diện ký chép lời nói. Vì thế, ý kiến của Léon Vandermeersch mà ông dẫn ra, về việc bỏ chữ Hán là có hại, tuy cũng liên quan đến việc tri giác tiếng Việt, nhưng không dính dáng gì đến sự tri giác ngữ âm, mà liên quan đến việc ký chép óc tưởng tượng xã hội, đến di sản văn hoá và qui tắc tư duy trong chữ viết, một chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta hãy bàn trước hết đến việc ký chép thanh âm.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chuyện viết tiếng Việt: Đừng vội vàng quá (Trao đổi với tác giả Hoàng Hồng Minh)

Tác-giả: Ths Đào-Tiến-Thi

(Nhà-xuất-bản Giáo-dục Việt-Nam)
Trong bài Chuyện viết tiếng Việt của tác giả Hoàng Hồng Minh (HHM) trên tạp chí Tia sáng ngày 16-08-2011[i], ngoài việc đặt ra vấn đề nên đưa thêm mấy chữ cái (ký tự) F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không (điều mà dư luận có ồn lên khoảng tháng nay), tác giả còn bàn thêm hai vấn đề của tiếng Việt: viết tên riêng nước ngoài và viết các từ ghép, từ láy (HHM gọi chung là “từ kép”) trong tiếng Việt.

Tôi xin được trao đổi một số ý kiến với tác giả.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Chuyện viết tiếng Việt

Tác-giả: Hoàng Hồng-Minh


Một câu hỏi đang được đặt ra là "có cần thêm một số chữ cái latinh vào bộ chữ tiếng Việt, ví dụ như F, J, W, Z? ". Nguyên tắc chung, nếu nhu cầu là rõ ràng, thì sự đáp ứng là cần thiết. Còn sử dụng cụ thể như thế nào những chữ cái thêm vào này là công việc tiếp theo.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Phân·tích kĩ·thuật các kiểu gõ tiếng·Việt

Tác·giả: Phan·Anh·Dũng

R&D Department
Thua Thien Hue Center of Information Technology (Huesoft).

Nguồn: Tạp-chí PC World VN, Thứ Năm, ngày 08 tháng 01 năm 2009 07:24 (GMT+7)

Xử lý tiếng Việt là vấn đề rất cũ, nhưng không phải là nhỏ vì ảnh hưởng tới rất nhiều người dùng. Đa phần các bộ gõ tiếng Việt lâu nay là tự phát, không có tài liệu phân tích kỹ thuật chi tiết. Nhân hợp tác với nhóm m17n thuộc AIST (Viện Khoa Học và Công Nghệ Công Nghiệp Tiên Tiến Nhật Bản) để cải tiến và phát triển các bộ gõ tiếng Việt, Chăm, Thái... trên môi trường Linux mã mở, chúng tôi đã thực hiện một số tài liệu phân tích kỹ thuật một cách bài bản, sau đây xin giới thiệu một số vấn đề rút từ những tài liệu đó.

I. Vài số liệu thống kê về hệ thống âm-vần-chữ cái tiếng Việt

Dũng·Vũ - Tiếng Việt và ngôn·ngữ·học hiện·đại - Sơ·khảo về cú·pháp

Tên sách: Tiếng Việt và ngôn·ngữ·học hiện·đại · Sơ·khảo về cú·pháp

Tác·giả: Dũng·
Năm xuất·bản: 2003
Nơi xuất·bản: Germany, Stuttgart, nhà·xuất·bản VIET
Số trang: 355

Phiên·bản sách điện·tử có định·dạng file là PDF. Bạn có·thể vào xem sách online ở link sau: https://docs.google.com. Sau đó, bạn có·thể tải file sách về máy bạn từ google documents bằng cách chọn menu File => Download Original (hoặc bấm CTRL+S) trong google docs https://docs.google.com.

Mục·lục

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Tường·thuật về Hội·nghị Quốc·tế về "Tiếng Việt: Lịch·sử và Giảng·dạy",USA, tháng 7 năm 2007

Tác·giả: Tâm·Việt 
Hội·nghị Quốc·tế về “Tiếng Việt: Lịch·sử và Giảng dạy” đã khai·mạc trọng·thể sáng thứ Bảy 30 tháng 6 tại Viện Việt·học trên đường Brookhurst, Westminster, California. Vì đây là lần đầu một hội·nghị quốc·tế về đề·tài nói trên được tổ·chức ở hải·ngoại nên sinh·hoạt này cũng đã thu hút được sự chú ý của một số chuyên·gia hàng đầu của Việt·nam ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ, về những vấn·đề như Hán·Nôm hay các địa·tầng ngôn ngữ trong lịch·sử tiếng Việt, chữ Quốc·ngữ và tương·lai của tiếng Việt v.v. trong phần đầu của hội·nghị đã diễn ra trong cuối tuần qua.

Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

(là Phần 1 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân 


(= Thuật-thuyết [bộ sước, bộ ngôn]: Ghi lại và giải-thích).

‘Khả hồ khả, (Được là được)
Bất khả hồ bất khả.’ (Không được là không được)

‘Vật cố hữu sở nhiên, (Vật, có chỗ là phải vậy)
Vật cố hữu sở khả. (Vật, có chỗ là được vậy)
Vô vật bất nhiên, (Không vật nào là không phải vậy)
Vô vật bất khả.’ (Không vật nào là không được vậy)

(Trang Tử, Nam-hoa-kinh, Tề-vật-luận).

* Những dòng chữ đang xuất-hiện trước mắt quý-vị có được sự lĩnh-hội và thực-hành của quý-vị hay không, rất ảnh-hưởng vào vận-mệnh văn-hóa Việt-nam sẽ như thế nào? Điều chắc-chắn ở đây là có hơn 99.99% người viết sách, làm thơ, soạn tự-điển (hay từ-điển) không biết dùng dấu gạch-nối sẽ chống-đối, với lý-do: ‘vạch áo cho người xem lưng’ (để lộ cái không hay cho người khác chê-cười), hay ‘chẳng ai nhận chĩnh mắm thối’.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Mấy nhận-xét về chữ Quốc-ngữ

Tác-giả: Cao-Xuân-Hạo


1. Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị", một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố", trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay "hình tiết" (morphosyllabème) - vốn đồng thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Trong cuốn Âm vị học và tuyến tính (Phonologie et linéarité: Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine, SELAF, Paris, 1985), tôi có chứng minh rằng lý thuyết âm vị học hiện hành chỉ có giá trị đối với các ngôn ngữ "tiểu âm vị" (micro-phonématiques) như các thứ tiếng châu Âu chứ không thể dùng cho những thứ tiếng đại âm vị (macro-phonématiques) như tiếng Nhật, tiếng Malagasi, và nhất là các thứ tiếng đơn lập như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Việt, trong đó cái đơn vị âm vị học tương đương về cương vị cấu trúc với âm vị Âu châu là âm tiết (tiếng) chứ không phải là âm tố. Một thứ chữ quốc ngữ, chữ "Pin yin" hay chữ "Romanji" che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các thứ tiếng sử dụng nó và làm cho các nhà nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn.


2. Đó là xét trên bình diện lý thuyết ngôn ngữ học. Còn trên bình diện thực tiễn,
dùng chữ quốc ngữ cho tiếng Việt cũng không có hại bao nhiêu, vì dù sao nó cũng cho phép phân biệt đầy đủ các âm thanh cần phân biệt của tiếng Việt (1).

Tóm-tắt một dự-thảo phương-án cải-tiến chữ quốc-ngữ bước-đầu

Tác-giả: Tiểu-ban Ngôn-ngữ - Viện Văn-học


Trình bày trong Hội nghị Cải tiến chữ Quốc Ngữ, được tổ chức tại Hà Nội, năm 1960.


(Trích sách "Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ", Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177, 178, 184, 185, 189, 190, 191, 192)


"(…) Tóm lại tất cả những phần trên, trong bước đầu hiện nay hiện nay, chúng tôi đề nghị những cải tiến cụ thể sau đây:


1) Dùng d viết phụ âm [d], thay cho đ ; z viết phụ âm [z] thay cho d và gi ; f viết phụ âm [f] thay cho ph.


2) Thống nhất chỉ dùng g để viết phụ âm [g], bỏ gh ; chỉ dùng ng để viết phụ âm [ŋ], bỏ ngh ; chỉ dùng c để viết phụ âm [k], bỏ k và q.


3) Nhất luật viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y] bằng i trong mọi trường hợp, bỏ y: viết i học, iêu thương, iết kiến, lạ, thuật ; ay sẽ viết là ăi, ây sẽ viết âi.


4) Thêm w để viết bán nguyên âm [w-] khi là tiền âm trước [i]: uy, uya, uynh, uyên … sẽ viết wi, wia, winh, wiên. Cải tiến này chuẩn bị để bước sau sẽ thông nhất viết tiền âm [w-] bằng w trong mọi trường hợp. (Trong khi chưa cải tiến được triệt để cách viết tiền âm [w-], thì tạm thời viết [we], [wa] bằng oe, oa: [kwe], [kwa] viết coe, coa ; và viết [wê], [wơ], [wâ] bằng uê, uơ, uâ).


5) Ngoài ra, còn một cải tiến nhỏ: au viết ău (cải tiến này cần thiết để chuẩn bị trong bước sau sẽ viết ao, eo bằng au, eu).


Như vậy, trọng tâm cải tiến của bước đầu là cải tiến cách viết các phụ âm đầu (hay nói cách khác, sửa đổi các vần xuôi), cách viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y]; đồng thời cũng bước đầu cải tiến cách viết tiền âm [w-]. Trong tổng số 22 phụ âm đầu, chỉ sửa đổi cách viết 3 phụ âm [d], [z], [f], và viết thống nhất 3 phụ âm khác [g], [ŋ], [k]. Trong tổng số 113 khuôn, chỉ sửa đổi cách viết của 8 khuôn: y (viết i), ay (ăi), ây (âi), yêm (iêm), yên (iên), yêt (iêt), yêu (iêu), au (ău). Trong tổng số 42 khuôn có tiền âm [w-] , chỉ mới sửa đổi cách viết tiền âm [w-] trong 10 khuôn: uy (viết wi), uyn (win), uynh (winh), uyp (wip), uyt (wit), uych (wich), uyu (wiu), uya (wia), uyên (wiên), uyêt (wiêt), đồng thời do cải tiến cách viết bán nguyên âm cuối ở trên nên sửa đổi cách viết của 2 khuôn: uây (viết uâi), oay (oăi).


… … …


6) Viết liền.


… Vấn đề này phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu về mặt từ vựng và ngữ pháp. Chúng tôi chỉ nêu sau đây làm thí dụ một số trường hợp mà chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng nên viết liền:

Việc cải·tiến chữ quốc·ngữ

Tác·giả: GS Lê·Bá·Kông

Đăng ở Nhật báo Người Việt , số 4051, ngày 9-1-1997
(Trích sách “100 năm phát triển tiếng Việt”, Phụng Nghi, Nxb. Văn nghệ, Hoa Kỳ, 1999, trang 161, 162)

Lời của tác giả Phụng Nghi: Năm 1997, Giáo sư Lê Bá Kông, trên một loạt bài “Vài nhận xét về tiếng Việt mến yêu” đăng nhiều kì trên báo Người Việt, California, Hoa Kì, có ý kiến như sau về “Việc cải tiến chữ quốc ngữ”:

(…) “Việc cải tiến chữ quốc ngữ. Các máy điện não (computer) càng ngày càng tiến bộ, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Xin nhấn mạnh chữ cải tiến, tức là đề nghị cùng các bực thức giả, ai có ý kiến hay sáng kiến xây dựng, hãy mạnh dạn trình bày, nếu hợp lý và thực tiễn, tất nhiên dần dần theo thời gian, bà con đồng hương sẽ chấp nhận. Mọi sự việc đều không tránh được luật tiến hóa.

Chữ quốc ngữ là do sáng kiến của các nhà truyền giáo Tây Phương phổ biến trong nhiều năm trường để rồi trở thành văn tự của nước ta ngày nay. Nó hoàn toàn dựa theo âm thanh và cung điệu, rồi dùng bộ tự mẫu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để phiên âm. Nếu so sánh với Anh ngữ thì quốc ngữ (Việt) hợp lý bội phần; thực vậy, văn tự Anh có thể coi là bất hợp lý nhất, thí dụ một chữ A mà có nhiều cách phát âm: cat (kaet), make (mêk), saw (xo), zebra (zíbrơ), England (íngland), barn (ba:n) … Phụ âm cũng rắc rối lắm: rough (răf), church (tsơts), choir (quái-ơ), cab (kaeb), cease (xi:s) …

Theo thiển ý, (…) chỉ nên cải tiến dần dần, chẳng hạn một hai năm đầu, ta dùng:

- D thay cho Đ hiện nay (di, dược, dông…)

- Z thay cho D hiện nay (zụng, zân chủ, zành…)

- F thay cho PH hiện nay (fương, fải, fi kông…)

- K thay cho K và C như: kính, kênh, kũng, kàng…

Sau một thời gian khoảng hai năm nữa ta đề nghị dùng:

- NG cho cả NG và NGH như: nga, ngưng, ngai, nge…

- J thay cho GI trong những chữ: jờ, jấy, jọng…” (…)

Nguồn: http://vietpali.sourceforge.net/binh/ViecCaiTienChuQuocNgu.htm

Nói thêm về chữ i và y trong chính-tả tiếng Việt

Tác-giả: Đoàn-Xuân-Kiên


1. Thỉnh thoảng, trên các trang báo đó đây thường có một số độc giả nêu thắc mắc về lối viết chữ i và y trong chính tả tiếng Việt hiện nay. Chẳng hạn trong mục “Bạn Đọc Viết” trong tập san Thế Kỷ 21 số 111 (tháng 7.98) có đăng ý kiến một độc giả về chuyện này. Đại khái các ý kiến có thể tóm trong mấy ý như sau: (1) viết i trong một số trường hợp “làm vướng mắt người đọc”; (2) cách viết đổi y thành i là sự cưỡng bức từ nhà nước Hà Nội đối với miền Nam; (3) viết i trong một số trường hợp là cải cách hay một cách viết cho “lạ” để độc giả chú ý đến bài viết hoặc tờ báo. Để trả lời những thắc mắc nêu trên, trước nay chúng ta thường nghĩ đơn giản như ban biên tập tạp chí Thế Kỷ 21, rằng: (1) tiếng Việt có thể chấp nhận cả I và Y trong một số trường hợp; (2) “và cũng không có luật chính tả nào quy định chữ nào thì phải dùng I, chữ nào phải dùng Y để diễn tả âm I”; (3) nhưng có một “trường phái” muốn thống nhất cho tiện; (4) “công việc vận động này đã có từ ba bốn thập niên, nhưng chưa tới đâu, vì tuy hợp lý nhưng không thắng được thói quen”. Nói chung thì cho đến nay, người mình thường xem chuyện “i dài i ngắn” chẳng qua cũng chỉ là thứ nhiễu sự chữ nghĩa cuả mấy thầy đồ gàn.


Trong một bài viết gần đây về vấn đề chính tả chữ i và y trong tiếng Việt [1] chúng tôi có xem lại vấn đề này để thử tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng nhiều lối viết chữ i và y. Lần dò theo một loạt từ điển biên soạn trong thế kỉ XVII, XVIII và XIX, chúng tôi nhận thấy nguyên do của sự kiện lộn xộn trong cách viết hai chữ i và y trong tiếng Việt trước nay là từ sự bất nhất của những nhà sáng chế ra chữ quốc ngữ và các nhà soạn từ điển sau đó. Từ nguyên nhân ban đầu đó dẫn đến hiện tượng sử dụng tuỳ tiện các lối viết khác nhau do ảnh hưởng của những bộ sách khuôn mẫu khác nhau. Và cuối cùng, nhìn sang kinh nghiệm ở một số quốc gia khác, chúng tôi cho rằng sở dĩ hiện tượng bất nhất vẫn tồn tại là vì nước mình thiếu một chính sách ngôn ngữ nghiêm chỉnh của các nhà nước Việt Nam qua nhiều thời kì khác nhau.


Bài viết ngắn này xin góp thêm vài lời về một vấn đề nhỏ và cũ, nhưng dường như chưa được làm sáng tỏ cho lắm. Chúng tôi muốn nhìn lại vấn đề để thử trả lời câu hỏi: “tại sao phải sửa đổi một vài lối viết (chứ không nhất loạt thay thế) chữ i và y ?”

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ

(Đây là phần 5 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân


A. Giống của danh-tự 


Trong Việt-ngữ chỉ có một số ít danh-tự chỉ giống, và đặc-biệt nhất là chỉ dùng cho người và động-vật mà thôi, không dùng cho thực-vật (ngoại-trừ vài trường-hợp đặc-biệt để chỉ vài loại cây ăn-qả hơi khác nhau như cây đu-đủ đực (có bông mà không có trái ăn-được) và cây đu-đủ cái), và nhất là không áp-dụng cho đồ-vật. Ví-dụ như ta gọi cái bàn, cái ghế,... chữ ‘cái’ là mạo-tự chỉ đơn-vị, chứ không phải để chỉ giống-loại; khác “cái" và “con" là mạo-từ chỉ giống-loại.

Hãnh-diện với Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân


1. Dẫn-nhập


Nếu có thì-giờ suy-nghĩ về Việt-ngữ, ta thấy tổng-số chữ Tàu vào khoảng 9,812 và phát-âm thành 1,307 tiếng, cũng trong số chữ đó người Việt phát-âm thành 2,033 tiếng. Nhưng đó chỉ là cái gốc mà thôi, người Việt còn biết dựa vào chữ Tàu để cải-hóa thành chữ Nôm, thêm được vào khoảng hơn 4,000 âm/hơn 30,000 chữ nữa. Như vậy tiếng Việt nhiều hơn tiếng Tàu ít nhất là hơn 4,000 tiếng gốc Nam-Á ( = Nôm).
Hơn một tỷ dân Tàu, từ mấy nghìn năm nay, với 9,000 chữ, rồi ghép tới ghép lui, chữ Tàu càng ngày càng tiến-bộ, và lúc nào cũng đủ chữ để dùng cho kịp với trào-lưu tiến-hóa của nhân-loại.
Tiếng Việt chắc-chắn không thua, bởi-vì ngoài tiếng và chữ Tàu là cái gốc đã Việt-hóa, thêm chữ Nôm qá nhiều, thì tiếng Việt không kém bất-cứ một ngôn-ngữ nào của thế-gian nầy.
Một ngôn-ngữ lớn là một sinh-ngữ có nhiều người sử-dụng và lịch-trình sử-dụng lâu đời. Tiếng Tàu được liệt-kê vào loại đó, hơn cả tiếng Anh và tiếng Pháp nữa.
Nếu so-sánh với tiếng Việt, tiếng Tàu chỉ được 1/3 mà thôi.

Vài công-thức đáng nhớ khi học Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân

1. Từ-ghép và cụm-từ

Từ-ghép: A + B = C. Đọc là: A liên-hệ với B.
Cụm-từ: A B = A B. Đọc là: A tương-qan với B.
* Trong ‘A liên-hệ với B’ là chữ-ghép (phối-vận), phải có gạch-nối, cùng nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn không thay-đổi.
* Trong ‘A tương-qan với B’ là chữ-đơn (đơn-vận), không có gạch-nối, khác nhiệm-vụ văn-phạm, ngữ-căn thay-đổi.
2. Về dấu ngang-nối
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
* Xác-định văn-phạm ( = ngữ-pháp, hình-nhi-hạ) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để biết nhiệm-vụ.
* Xác-định ngữ-căn ( = ngữ-âm, hình-nhi-thượng) => đơn-vận hay đa-vận ( = phối-vận) để hiểu ngữ-căn ( = ý-nghĩa).
* Việt-ngữ có hai loại ngữ-âm và ngữ-pháp: Hán-Tạng hay Nam-Á, chúng khác ý-nghĩa với nhau.
* Không dùng ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng là Nam-Á.
Hơn 99.99% người Việt không dốt, họ mù chữ Việt abc.
Người ngu-xuẩn không hiểu cái khôn cuả kẻ khác, nhưng chỉ bọn ngu-giành thì không hiểu cái ngu cuả người khác.
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:hc124I22_REJ:tvvn.org

Xem thêm:


Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt-ngữ ABC

Tác-giả: Đoàn-Xuân
Nói đến ngôn-ngữ là nói đến thứ-tự từ tiếng-nói đến chữ-viết. Tiếng-nói phải có trước chữ-viết. Trong danh-từ Hán-Việt, ngôn là một phần của chữ ‘ngữ’, nói rõ hơn chữ ‘ngôn’ biến thành ‘bộ ngôn’ của chữ ‘ngữ’. Và như thế ta lại có hai qan-niệm khác nhau về ngôn-ngữ, một nhóm chuyên về cách diễn-tả bằng lời nói, và chủ-trương rằng tiếng Việt vốn là đa-âm, thường cho rằng dấu ngang-nối trong cách thành-lập chữ-ghép là không cần-thiết; một nhóm khác lại chú-trọng về cách viết, và nhất là không cho tiếng Việt là đa-âm, lại chú-trọng có những chữ-ghép thì cho rằng dấu ngang-nối là phần qan-trọng trong cách tạo thêm danh-từ đa-âm để phù-hợp với trào-lưu tiến-hóa của người Việt. Nhóm ‘ngôn-văn’ thì chỉ chú-trọng về lời nói cho nên khi cần giải-thích cho người khác hiểu được tất phải nói nhiều và thường có ví-dụ kèm theo; ngược lại, nhóm ‘ngữ-văn’, chú-trọng chữ viết, thì chủ-trương dùng dấu ngang-nối để giải-quyết vấn-đề thành-lập của chữ-ghép.

Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt ngữ

(là phần 4 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân

Thông-thường những sự xích-mích hay xảy ra đều do sự hiểu lầm. Mà sự hiểu lầm là do sự dùng tiếng-nói hay chữ-viết không đúng với ý-nghĩa muốn diễn-đạt. Mà tiếng-nói hay chữ-viết muốn được chuẩn-xác tất phải qay về ngữ-căn (nguồn-gốc) của nó. Tiếng Việt-nam có riêng nguồn-gốc của nó: Hán-Tạng hay Nam-Á. Nhưng chữ Việt lại là một sự đồng-hóa vĩ-đại: dùng cả chữ Hán, chữ Nôm, và dùng cả chữ La-tinh để phiên-âm.

Âm-thanh (tiếng-nói) không thay-đổi nhiều (tùy vùng nhưng vẫn thống-nhất) nhưng ký-hiệu (chữ-viết) thay-đổi theo thời-đại.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Một cách nhìn về tương-lai của chữ Nôm

(Hội-nghị Quốc-tế về chữ Nôm, ngày 12-13 tháng 11 năm 2004,  Thư-viện Quốc-gia Việt-Nam – Hà-Nội)

Các tác-giả:

  • Ngô-Thanh-Nhàn, Đại-học New York, nhan@cs.nyu.edu

  • Ngô-Trung-Việt, Viện Công-nghệ Thông-tin, vietnt@itprog.gov.vn


Download (bài-báo này được in trong tạp-chí Thời đại mới, số 5, tháng 7/2005)

Tóm tắt
Bài này đưa ra một số nhận xét về những tiến triển trong việc nghiên cứu, in ấn, phổ cập sử dụng chữ Nôm trong những năm gần đây, cả về số lượng, chất lượng, người và của, trong và ngoài nước. Sự tiến triển này cơ bản không tách rời tiến triển chung của kỹ thuật xử lý đa ngữ, tra cứu mạng, kiến thức ngôn ngữ học, và kiến thức xử lý văn bản, và những chính sách thích hợp. Theo ý chúng tôi, trung tâm của sự tiến triển này là bộ mã chuẩn Unicode và ISO/IEC 10646 mà Việt Nam đã quyết định tham gia từ đầu những năm 1990.
Cơ bản của cách nhìn về tương lai của chữ Nôm là chuẩn mã (codepoints), dạng chính tắc (canonical forms), cấu phần cơ bản (basic components) và bổ sung thêm kho (repertoire) chữ Nôm dành cho mọi loại nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, trên cơ sở tra cứu (search) mạng internet. Từ một bộ mã chung qua mạng, thông qua tiêu chuẩn Việt Nam, mà những nhà nghiên cứu, giáo dục, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, v.v. có thể nghĩ đến những tiến triển xa hơn, trong tri thức tập thể của cộng đồng Việt Nam và thế giới.
Việc này không thể làm được nếu chúng ta không có một chương trình đưa các văn bản văn hoá quan trọng của Việt Nam vào một kho lưu trữ quốc gia mà ai cũng tham khảo được. Do đó, bài này phác hoạ một số hoàn cảnh cơ bản và định hướng để tiến tới một tương lai mà chúng tôi cho là mặc nhiên—trong đó, chúng ta không để mất những tài sản tri thức có thể mất, lấy lại những tài sản tri thức đã mất, và làm cho sử và đặc trưng của dân tộc Việt Nam hiển lộ với đầy đủ chứng cứ.

Chữ Nôm: Văn-hoá cổ-truyền và thời-đại thông-tin

(In trong tạp-chí Ngôn-ngữ số 4 năm 1999, các trang 11-22, Hà-Nội)


Các tác-giả:




  • Giáo-sư, Tiến-sĩ Nguyễn-Quang-Hồng, Viện Hán-Nôm, Hà-Nội

  • Tiến-sĩ Ngô-Thanh-Nhàn, New York University

  • Đỗ-Bá-Phước, Mentor Graphics Corp., California

  • Ngô-Trung-Việt, Viện Công-nghệ Thông-tin, Hà-Nội


Lời tòa soạn: Chữ Nôm đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của văn hoá và bản sắc Việt Nam gần suốt thiên niên kỷ thứ nhì. Ngày nay, số người biết chữ Nôm trở thành hiếm hoi, hầu như chỉ hạn chế trong giới nghiên cứu và giới tăng lữ Phật giáo. Nguy cơ mai một của chữ Nôm là mối lo của bất cứ ai thiết tha với văn hoá dân tộc. May thay, công nghệ thông tin lại mở ra một triển vọng khả quan cho phép chúng ta lưu trữ có hệ thống toàn bộ di sản chữ Nôm, và tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có cho việc học chữ Nôm, và xử lí các văn bản Nôm (và Hán Nôm).

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Chữ Nôm và cổ-văn Việt-Nam

Tác-giả: Diệu-Tần


Chữ Nôm xuất hiện


Các cụ ta gọi là chữ Nôm, có nghĩa là chữ của người phía Nam, khác với chữ ở phía Bắc, chữ Hán của Trung Quốc, tương tự như gọi thuốc herbal của Trung Quốc là thuốc Bắc, gọi thuốc cổ truyền Việt là thuốc Nam. Cũng từ nôm có nghĩa là đơn giản, dễ hiểu, thực thà, rõ ràng trong tính từ nôm na.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?

Tác·giả: Đặng·Hải·Nguyên

Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viết biểu ý (ký tự – character) từ Nôm tự (quốc ngữ xưa) sang hệ thống chữ viết biểu âm (letter) dùng chữ cái La tinh (quốc ngữ nay) trong khi các quốc gia đồng văn khác như Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên thì không?