Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính·trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính·trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Kí hiệp định FTA với EU, dấu hiệu Việt Nam sẽ đi con đường khác Trung Quốc

짜오! 베트남
“베트남이 EU와 FTA에 서명한 건, 중국과 다른 길 간다는 신호”

<69> FTA
이창휘 국제노동기구(ILO) 베트남 사무소장이 자신의 집무실 벽에 걸린 사진들을 가리키면서 과거 호찌민 정부가 채택한 노동법에 대해 설명하고 있다.
Trưởng văn phòng Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, ông Lee Chang Hee đang vừa chỉ tay vào những bức tranh treo trên tường vừa giải thích về việc luật lao động được chính phủ Hồ Chí Minh thông qua

지난 6월말 유럽연합(EU)과 자유무역협정(FTA)에 서명한 베트남은 경제뿐만 아니라 사회 정치적으로도 향후 적지 않은 변화를 예고하고 있다. 베트남이 EU의 요구를 수용하고, EU가 베트남의 국제협약 이행 의지를 평가한 결과물이 유럽연합베트남FTA(EVFTA)이기 때문이다. 앞서 EU는 노동자들에게 결사의 자유와 단체 협상권 보장을 베트남에 요구했고, 복수노조 설립 허가를 의미하는 이 대목에서 베트남은 버텼다. 지난 2015년 협상을 끝내놓고도 4년이 지난 뒤에 서명식이 열린 이유다.

Hiệp định tự do mậu dịch (FTA) Việt Nam kí với liên minh châu Âu vào cuối tháng 6 vừa rồi được dự báo sẽ tạo ra biến đổi không nhỏ không chỉ về kinh tế mà còn về cả chính trị và xã hội của Việt Nam.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Một giấc mơ Hong Kong 16 năm trước của Triều Tiên dang dở

TTO - Triều Tiên từng có giấc mơ xây dựng ra một đặc khu hành chính như Hong Kong với những kế hoạch hết sức cởi mở, nhưng giấc mơ đó đã chững lại. Vì sao?
Cây cầu bắc qua con sông Yalu, nối thành phố Sinuiju với thành phố Đan Đông - Ảnh: AFP

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Nhật và Hàn Quốc làm gì nếu Triều Tiên tấn công?

Triều Tiên đã nhiều lần phóng thử tên lửa thời gian gần đây. (Ảnh: EPA)
"tên lửa địch phải mất ít phút mới bay được tới Nhật, và người dân cần tìm nơi trú ẩn trong các tòa nhà hoặc dưới hầm.

Dân Nhật còn được khuyên rằng, nếu một tên lửa đáp xuống ngay bên cạnh thì họ nên che miệng và mũi rồi chạy đi. Nếu ở trong nhà, họ cần tránh xa các cửa sổ để tránh bị kính văng vào người"

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Triều Tiên - Vì sao căng thẳng?


                   Binh lính Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15-4 - Ảnh: Reuters 


TTO - Bình Nhưỡng đã năm lần thử hạt nhân và hơn chục lần bắn thử các loại tên lửa. Không biết bao nhiêu lời răn đe, không biết bao nhiêu biện pháp trừng phạt đã được công bố nhưng có vẻ đâu vẫn hoàn đấy. Vì sao vậy?


Kỳ 1: Khi các nghị quyết bị phớt lờ

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Ai sẽ là Tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc?

Thứ 2, 13/03/2017, 09:17 AM


Sau khi được bầu làm Tổng thống vào năm 2012 trong niềm hi vọng cao độ của người dân Hàn Quốc rằng bà sẽ không vướng phải những scandal như các người tiền nhiệm, cuối cùng Park Geun-hye cũng phải ra đi vì những vụ scandal, dù theo một cách khác.
Người dân Hàn Quốc đầy tức giận giờ đây lại tiếp tục hi vọng rằng nền dân chủ của họ sẽ có thể tiếp tục tiến lên phía trước. Cụ thể là vào ngày 9/5 sắp tới, quốc gia này sẽ bắt đầu cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống. 51 triệu người của xứ sở kim chi sẽ chọn ra một nhân vật có thể lãnh đạo đất nước đứng vững trước những vụ thử tên lửa của Triều Tiên, sự trả đũa của Trung Quốc cho lần bắt tay với Mỹ dựng lên hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như các vấn đề nóng bỏng đang xảy ra trong nước như nợ hộ gia đình và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Trung Quốc đang mất kiểm soát với Triều Tiên?

27/02/2017 11:13 GMT+7

TTO - Tranh cãi hiếm hoi công bố công khai giữa Triều Tiên và Trung Quốc cho thấy những khó khăn của Bắc Kinh trong nỗ lực đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, theo hãng tin Bloomberg.

Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un - Ảnh: AFP

Được xem là đồng minh thân cận, mối quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc tuy vậy trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây.

Ngày 18-2, Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên - một động thái thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn của Liên Hiệp Quốc áp lên Bình Nhưỡng sau đợt thử tên lửa đạn đạo mới nhất.

Vì lẽ này, Bình Nhưỡng lên án hành động của Trung Quốc bằng một bài xã luận đăng tải tuần trước cho rằng Bắc Kinh đang “nhảy theo điệu nhạc của Mỹ”, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Lee Jasmine - người nước ngoài đầu tiên làm đại biểu quốc hội Hàn Quốc

Lee Jasmine (tên khai sinh Jasmine Bacurnay y Villanueva, Hangeul: 이자스민; sinh ngày 6 tháng 1 năm 1977) là một nữ chính trị gia, diễn viên người Hàn Quốc gốc Philippine. Bà là người nhập cư đầu tiên không phải là người Hàn được bầu làm đại biểu Quốc hội Hàn Quốc vào năm 2012.[1]
Lee Jasmine
Jasmine Lee.jpg
Chức vụ
Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc
Nhiệm kỳ30 tháng 5 năm 2012 – 29 tháng 5 2016
Vị tríĐại diện tỉ lệ №15
Thông tin chung
Đảng pháiSaenuri
Sinh6 tháng 1, 1977 (40 tuổi)
ManilaPhilippines
Alma materAteneo de Davao University
Con cái2 con
Tên tiếng Hàn
Hangul이자스민
Hanja
Romaja quốc ngữI Jaseumin
McCune–ReischauerYi Chasŭmin

1 Cuộc đời

Lee Jasmin lớn lên ở Davao, phía nam Phillippines. Năm 1994, khi đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành sinh học ở đại học Ateneo de Davao, cô gặp Lee Dong-ho, một người Hàn Quốc. Tháng 4 năm 1995, Lee Jasmin kết hôn với Lee Dong-ho và chuyển tới Hàn Quốc. Họ đã có hai con, con trai đầu tên là Lee Seung-geun (이승근, tên Phillippines: Alex) sinh năm 1996, con gái tiếp theo là Lee Seung-yeon (이승연, tên Phillipinnes: Chloe)[4]). Năm 1998, Lee Jasmin có quốc tịch Hàn Quốc. Năm 2010, chồng cô chết vì một cơn đau tim trong khi cố sức cứu con gái bị mắc kẹt vào xoáy nước ở một con suối trên núi ở Okcheon-dong, tỉnh Gangwon trong khi gia đình họ đi nghỉ dưỡng.[2]
Gia đình Lee Jasmine: từ trái qua, chồng Lee Dong-ho (이동호), Lee Jasmine (이자스민), con gái Lee Seung-yeon (tên Phillipinnes: Chloe), con trai Lee Seung-geun (이승근, tên Phillipinnes: Alex). Ảnh: Korea Times

                                      Lee Jasmine cùng con trai 2014-12-03

 

2 Chỉ trích

2.1 Ăn bánh và chơi game điện thoại trong phòng họp

Ngày 2 tháng 12 năm 2015, trong phòng họp quốc hội, đại biểu Lee Jasmin bị bắt gặp đang ăn một thanh sô-cô-la và chơi game trên smartphone. Theo điều 148 luật quốc hội, việc này không được phép, vì thế đã gây nên sự chỉ trích trong cộng đồng.[3]

3 Tham khảo

  1. ^ Hicap, Jonathan (12 tháng 4 năm 2012). “Filipino Jasmine Lee makes history, wins in South Korea election”. Manila Bulletin. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ “High expectations greet Filipina-Korean lawmaker”. The Korea Times. 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ 본회의장에서 초코바 먹고 게임하는 이자스민의원
  4. '완득이 엄마' 이자스민 아들 군대간다…軍에도 '다문화 바람' (2016-08-28), YonhapNews. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2017.
Nguyễn Tiến Hải dịch
Nguồn: enwiki, korwiki, The Korea Times.
Sẽ được cập nhật tiếp

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Tổng thống Hàn bị luận tội, Trung Quốc có thể hưởng lợi

Thứ ba, 17/1/2017 | 21:00 GMT+7 
Việc chính trường Hàn Quốc lâm vào khủng hoảng khi Tổng thống Park Geun-hye bị luận tội có thể trì hoãn kế hoạch triển khai THAAD và do đó có lợi cho Bắc Kinh.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: katehon
Việc bà Park bị luận tội có thể giúp hàn gắn những tranh cãi ngoại giao với Bắc Kinh sau khi Seoul chấp thuận cho Mỹ triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), theo SCMP.

Một số nhà phân tích cho rằng sự phản đối của các đảng đối lập tại Hàn Quốc đối với THAAD, vốn có thể cản trở hay thậm chí trì hoãn việc triển khai THAAD, đang được Bắc Kinh xem như tín hiệu tích cực.

8 nghị sĩ của đảng đối lập Dân chủ Hàn Quốc (DPK) tuần trước đã đến Bắc Kinh để gặp ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị cùng một số lãnh đạo hàng đầu khác để phát đi thông điệp rằng họ tin việc triển khai THAAD nên để người kế nhiệm bà Park quyết định.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Hàn Quốc: Hoá rồng, độc tài và dân chủ

Tác·giả: Hồ Sĩ Quý
*GS.TS., Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hộiBài đã đăng trên tạp chí "Nghiên cứu Đông Bắc Á" số 10/2011

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.
Bài viết này muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này.

I.

Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Tóm lại, đại cử tri là cái chi chi? Tại sao Trump ít phiếu phổ thông hơn lại thắng?

Quỳnh Vi / 13 Nov 2016
Nhiu người Vit Nam đt ra câu hi: tóm li, c tri M hay đi c tri mi là người bu ra tng thng? Câu tr li chính xác nht là: c hai.
nh: Business Insider
Thông thường, có hai cách đ bu ra Tng thng:
(i) Trc tiếp: toàn b c tri đi bu, ai nhiu phiếu ph thông hơn thì thng. Mô hình này gi là dân ch trc tiếp.
(ii) Gián tiếp: toàn b c tri đi bu đi biu Quc hi, ri đến lượt mình đi biu Quc hi bu ra tng thng. Mô hình này gi là dân ch đi din.
M chng theo mô hình nào trong hai mô hình trên. Trên thc tế, mô hình ca h là rt hiếm thy, nếu không mun nói là có mt không hai. Hãy xem quy trình bu c ca h trước:
1. Mi bang được phân b mt s phiếu đi c tri nht đnh và khác nhau. Có tng cng 538 đi c tri, cn quá bán (tc ti thiu 270 phiếu) là thng.
2. Các đng gii thiu người ra ng c tng thng tt c các bang. Ví d đng Cng hoà c ông Donald Trump. Cá nhân cũng có thể ứng c.
3. Các đng/cá nhân ng c np cho chính quyn bang danh sách đi c tri đúng bng s đi c tri ca bang. Ví d bang Florida có 29 phiếu đi c tri thì đng Cng hoà s lên danh sách 29 người, np cho bang. Đng Dân ch cũng làm như vy. Mi đng/cá nhân ng c s lên nhng danh sách khác nhau, np riêng. Các đi c tri này là người tht, vic tht, ch không phi con số ảo như nhiu người tưởng.
4. C tri toàn liên bang đi bu. H không đi bu cho đi c tri, mà bu trc tiếp cho ng viên h thích. Hãy xem lá phiếu c tri trong hình này.
5. ng viên nào giành được đa s phiếu ph thông bang nào thì s "ăn" tt c phiếu đi c tri ca bang đó (tr bang Miane và Nebreska có cơ chế riêng). Ví d, nếu ông Trump giành được đa s phiếu ph thông Florida, thì toàn b 29 đi c tri mà đng Cng hoà đã lên danh sách trước đó, s b phiếu cho ông Trump trong hi ngh đi c tri vào tháng 12. Lúc này, khi có đ 270 phiếu đi c tri, ông Trump mi chính thc tr thành Tng thng M.
Đ hiu được cơ chế bu c có mt không hai này ca nước M, chúng ta cn hiu my điu sau:
Vì sao Đại cử tri ra đời?

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?


Tượng nữ thần tự do (the goddess of liberty) có hai biểu tượng liên quan đến Moses: vừng hào quang quanh đầu và bảng đá trong cánh tay nữ thần, cả hai có xuất xứ từ giờ phút Moses xuống Núi Sinai với Mười điều răn của Chúa. Ngụ ý: Tự do phải đi liền với luật pháp.

Nguồn: Bruce Feiler, “How Moses Shaped America“, Time, 12/10/2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Từ thời Cách mạng giành độc lập cho đến thời Chiến tranh lạnh, người anh hùng trong Cựu Ước luôn là biểu tượng tôn giáo dùng để định nghĩa nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay ta có thể rút tỉa được ý nghĩa nào từ nhân vật Moses?

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

Posted on 18/02/2016 by The Observer



Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

Posted on 03/08/2015 by The Observer
Nguồn: David E. Hoffman, "How the CIA ran a 'billion dollar spy' in Moscow", The Washington Post, 04/7/2015.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hình: Chân dung Adolf Tolkachev treo trong trụ sở CIA. Nguồn: Trích từ cuốn sách.


Động cơ nào mà một nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô bán mình làm điệp viên cho Mỹ, tiết kiệm cho Mỹ hơn 2 tỉ USD nghiên cứu phát triển vũ khí?

"Tolkachev đã bị thôi thúc bởi mong muốn trả thù lịch sử. Mẹ của vợ ông bị hành quyết và người cha thì bị gửi đến các trại lao động trong giai đoạn Đại khủng bố những năm 1930 dưới thời Joseph Stalin. Ông cũng mô tả mình là bị vỡ mộng về chủ nghĩa cộng sản và “là một người bất đồng chính kiến ngay trong sâu thẳm tâm hồn”. Ông muốn tấn công lại hệ thống Xô-viết và đã làm như vậy bằng cách cung cấp bí mật quân sự cho Hoa Kỳ. Các nhân viên CIA điều hành Tolkachev thường quan sát thấy rằng dường như ông quyết tâm gây ra thiệt hại tối đa có thể cho Liên Xô, bất chấp những rủi ro. Hình phạt dành cho tội phản quốc là tử hình. Tolkachev không muốn chết dưới tay KGB. Ông yêu cầu và nhận được một viên thuốc tự tử từ CIA để sử dụng nếu ông bị bắt.
Điệp viên đã biến mất.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Trung Quốc gồng mình cân bằng quan hệ hai miền Triều Tiên

Thứ tư, 10/2/2016 | 19:00 GMT+7
Vụ phóng tên lửa hôm 7/2 cho thấy Trung Quốc sẽ gặp muôn vàn khó khăn để duy trì quan hệ tốt với cả Hàn Quốc và Triều Tiên.
 
Nhà ngoại giao Wu Dawei (giữa) trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng hôm 4/2. Ảnh: AP.
 
Khi trở về từ chuyến công du Triều Tiên cuối tuần trước, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Wu Dawei có lẽ hiểu rằng chuyến công du với mục đích thuyết phục nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un rút lại quyết định phóng tên lửa đã trở thành công cốc, theo New York Times.

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

"Tập trung dân chủ" nghĩa là gì?

[TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất. Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ, bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP TRUNG.]

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12. (Bài 1)
Tác giả: Nguyen Duc Thanh

(Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai)

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Tự do và chủ nghĩa xã hội

Tác·gi: Vũ Ngọc Hoàng
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng là uỷ viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đảng.
12:00 AM - 18/01/2016 Thanh Niên Online
Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Bao tải tiền của người Việt và dự định bán nhà của Phó Tổng thống Mỹ

Hiệu Minh | 14/01/2016 13:44

Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường nhưng ở nước Mỹ thì khác.
 
Viết câu chuyện này tôi nhớ người quen sang Washington DC, nhờ đưa đi mua sắm. Khi vào trung tâm mua sắm Potomac Mills lớn nhất của Virginia, anh ta tìm mua cái thắt lưng giá khoảng 500-700 đô la Mỹ.
 
Hồi đó tôi đã công tác ở DC được 5 năm, khá thuộc khu mua sắm này vì đồng hương sang nhất định phải đến đó. Nhưng tôi chưa bao giờ biết cái thắt lưng 500 đô la.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Tiết lộ những giờ phút cuối cùng của trùm phátxít Adolf Hitler

Cuốn sách mới được xuất bản mang tên "Hitler's Last Day: Min by Min" (Tạm dịch: Những giây phút cuối đời của Hitler) do hai tác giả Jonathan Mayo và Emma Craige chấp bút đã tiết lộ một cách chi tiết từng phút một về ngày cuối cùng trong cuộc đời của trùm phátxít Đức trong boongke ở Berlin cách đây 70 năm.
 
Adolf và Eva Hitler
 
Những gì được hai tác giả tái hiện lại sẽ phần nào cho thấy sự điên rồ trong con người của nhân vật đã đẩy thế giới vào thảm họa chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX.
 
12g01 sáng, Chủ Nhật, 29/4/1945