Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa·học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa·học. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025

“Trung Quốc vượt qua Hàn Quốc về trình độ công nghệ bán dẫn”… Đánh giá của chuyên gia bị lật ngược chỉ trong 2 năm

 

Một cuộc khảo sát các chuyên gia cho thấy trình độ công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc đã bị Trung Quốc vượt qua chỉ sau hai năm. Hình ảnh biểu diễn chất bán dẫn. Ngân hàng hình ảnh Getty

Một cuộc khảo sát các chuyên gia cho thấy trình độ công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc đã bị Trung Quốc vượt qua chỉ sau hai năm. Theo 'Phân tích chuyên sâu về trình độ công nghệ trong ba lĩnh vực mang tính đột phá' do Viện Đánh giá và Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc ( KISTEP ) công bố ngày 23 , kết quả khảo sát 39 chuyên gia trong nước cho thấy năng lực công nghệ cơ bản của Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn năm ngoái vẫn tụt hậu so với Trung Quốc ở mọi lĩnh vực. 

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Tình trạng bất định trong sự nghiệp khoa học

Tác-giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nọ, tôi biên tập cái EoI cho một em postdoc và sau đó đọc bài viết về chi phí thật sự cho nghiên cứu và công bố khoa học ('The true costs of research and publishing') của Gs Kathryn Rudy (1) tôi thấy ngày nay sự nghiệp khoa học thật là bếp bênh. Thật vậy, người ngoài cuộc có thể không thấy tình trạng bếp bênh đó, vì họ nghĩ giới khoa học rất 'an nhiên'. Cái note này giải thích tại sao đó là một hiểu lầm ...

Ngày nay, chi phí xuất bản khoa học rất cao. Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/features/true-costs-research-and-publishing
Thông thường, công chúng nhìn vào giới khoa học, người ta thường hình dung đó là một nhóm người khá lạ thường. Họ có vẻ lập dị, có thể bỏ cả đời để theo đuổi một vấn đề rất nhỏ nào đó chẳng có liên quan gì đến thực tế. Họ cũng viết bài báo, nhưng chẳng ai hiểu họ viết gì vì những từ ngữ có vẻ bí hiểm, cao siêu. Họ nói năng chẳng có cái gì là xác định, còn mặt mũi thì có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà người đối diện không rõ. Ngay cả cách họ ăn mặc cũng khác thường, chẳng khác gì thầy cúng sắp làm phận sự. Tóm lại, trong cái nhìn của quần chúng, giới khoa học là những người bất bình thường và có phần ... vô dụng. Vô dụng vì họ lệ thuộc vào tiền thuế của người dân, nhưng người dân thì chẳng hưởng lợi ích bao nhiêu từ họ.

"Nỗi niềm biết tỏ cùng ai"

Nhưng ít ai biết rằng đằng sau những người làm nghiên cứu khoa học là những 'nỗi niềm biết tỏ cùng ai.' Kể ra những nỗi niềm này thì cần đến một cuốn sách và người văn hay chữ tốt. Nhưng ngắn gọn và trên hết là nhà khoa học thường phải đối diện với một tương lai bất định. Hầu hết các nhà khoa học ngoài đại học (tức không hưởng lương từ trường đại học) trên danh nghĩa chỉ tồn tại 1 năm qua hợp đồng, hay nếu may mắn thì 5 năm qua một fellowship rất cạnh tranh. Hôm nay mình còn tồn tại, được mời mọc đây đó, được bay xa và bay cao; còn ngày mai sẽ ra sao rất khó đoán được, vì tất cả phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Do đó, tất cả đều không đoán trước được. Cái tương lai bất định và nỗi ám ảnh chông chênh nó đeo đuổi nhà khoa học từ lúc mới bước vào sự nghiệp nghiên cứu cho đến những ngày cuối sự nghiệp, thậm chí cuối đời.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Làm thế nào để thành công trong khoa học: Lời khuyên của sếp

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nay, sếp cũ của tôi và cũng là của Viện Garvan nói chuyện trong chương trình seminar LiSS (Leaders in Science and Society). Trong nhiều câu chuyện mang tính “reflection”, ông có vài lời khuyên cho những người trẻ làm khoa học mà ông tóm tắt trong slide tôi chụp lại dưới đây.

Sếp tôi là một nhà khoa học loại lừng danh. Ông tên là John Shine, chính xác hơn là Giáo sư John Shine, xuất thân từ một gia đình lao động, nhưng cả hai anh em đều trở thành giáo sư đại học. Ông là một nghiên cứu sinh xuất sắc: trong thời gian học tiến sĩ khám phá ra chuỗi RNA mà sau này được đặt tên là “Shine-Dalgarno sequence”. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông sang UCSF làm nghiên cứu hậu tiến sĩ và có hàng loạt bài trên Nature và Science về những công trình gene cloning. Ông quay về Úc và 'đầu quân' cho Đại học Quốc gia Úc (ANU). Nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông lại sang Mĩ và làm CEO cho công ti CalBio do sếp cũ của ông là John Baxter thành lập. Sau đó, Úc chiêu mộ ông về làm viện trưởng Viện Garvan. Ông làm viện trưởng đúng 20 năm (1990 - 2010). Sau khi nghỉ việc ở Garvan, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Úc, và Viện có hẳn một building lấy tên ông: Shine Dome. Ông được xem là một trong những 'hoàng tử' của khoa học Úc.

Building mới của Viện Garvan do ông xây dựng vào giữa thập niên 1990s. Đó là một building mà cầu thang được thiết kế theo mô hình double helix. Building rất nổi tiếng và trở thành nơi các diễn viên và tài tử đến đóng phim.
Trong bài nói chuyện mang tính 'hồi tuởng' sáng nay, ông mô tả ngắn gọn về những công trình của ông, nhưng quan trọng hơn là những lời khuyên cho giới trẻ đang theo đuổi sự nghiệp khoa học. Ông tóm tắt thành 5 lời khuyên: tìm người thầy truyền cảm hứng, thực tế, công bằng, hợp tác, và khiêm tốn.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Vì sao Hàn Quốc vẫn chưa có giải Nobel?

Good seminar


Hàn Quốc đang rất mong có giải Nobel. Họ lập ra một loạt cơ quan nghiên cứu trọng điểm hướng các đề tài nghiên cứu tới giải Nobel. Việc mời diễn giả về nói chuyện lần này của SKKU cũng nhằm mục đích đó.
Một vài note:

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Impact factor

Người dịch: Nguyễn Tiến Hải

Impact factor (IF) hay Journal impact factor (JIF) (chỉ số tác động, hệ số ảnh hưởng, hệ số tác động, chỉ số ảnh hưởng) của một tạp chí khoa học (academic journal) là một số đo phản ánh số lượng trích dẫn (citation) trung bình theo năm của các bài báo khoa học (article) được xuất bản gần đây trên tạp chí đó. IF thường được dùng với tư cách là proxy (thống kê học) đại diện cho độ quan trọng tương đối của một journal so với các journal khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành; các journal có IF cao thường được coi là quan trọng hơn các journal có IF thấp. IF do Eugene Garfield, nhà sáng lập Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information), nghĩ ra. Bắt đầu từ năm 1975, các journal nằm trong danh sách Journal Citation Reports (Báo cáo Trích dẫn Journal) đều được tính IF theo từng năm.

1 Cách tính

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Khiêm cung trong sự học


Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng. Hình: source

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Nhiều khi tôi thấy hơi "bothered" về sự thiếu khiêm cung trong một số không nhỏ bạn trẻ ngày nay. Có những người [nói theo ông bà ta là] tỏ thái độ "chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng". Mà, trong thế giới khoa học, dù họ có đỗ ông nghè đi nữa thì họ vẫn chưa đủ trình độ để "đe hàng tổng". Trong thế giới khoa học cũng cần một thái độ khiêm cung để thành công về lâu dài.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Bước tiến mới trong chinh phục vũ trụ

Đáng chú ý: lần phóng thành công Falcon 9 từ bệ phóng 39A có thể sẽ là tín hiệu khởi đầu cho thấy khả năng SpaceX sẽ tăng đáng kể tần suất hoạt động của tên lửa này trong năm 2017, cứ hai đến ba tuần một lần sẽ lại phóng tên lửa Falcon 9.
Theo kế hoạch của Elon Musk, CEO SpaceX, những chuyến tàu thử nghiệm lên sao Hỏa đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2018

 21/02/2017 10:38 GMT+7
TTO - Ngày 19-2, tên lửa đẩy hai tầng Falcon 9 của Hãng SpaceX đã được phóng thành công từ bệ phóng của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), đưa tàu vũ trụ Dragon vào quỹ đạo Trái đất.
Tên lửa Falcon 9 của Hãng SpaceX được phóng từ bệ phóng 39A ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 19-2-2017 - Ảnh: Reuters

NASA mô tả cuộc phóng tên lửa mang hàng tiếp tế cho ISS này là sự mở đầu cho một giai đoạn mới với các hoạt động của Mỹ trong không gian.
Ngoài ý nghĩa về mặt công nghệ, "giai đoạn mới" này còn đánh dấu về sự chuyển đổi khi Chính phủ Mỹ muốn giao phó nhiều hơn nữa các hoạt động chinh phục vũ trụ cho các tập đoàn công nghệ tư nhân như SpaceX. Hiện NASA là khách hàng lớn nhất của SpaceX.
Bệ phóng lịch sử

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Vì sao bao cát lại chặn được viên đạn đang bay?

Đã bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao viên đạn có thể phá được bê tông, đá, thép mà lại không đâm được qua bao cát? Vì sao khi ta dùng ngón tay ấn vào cát thì thấy rất dễ dàng, còn viên đạn đâm vào cát thì lại chẳng thể xuyên qua?


Bao cát là một trong những thành phần thiết yếu phải có khi xây dựng công sự, hầm hào quân sự hoặc làm những bức tường ngăn nước, chống sạt lở. Những bao cát khi được xếp hợp lý, đúng kỹ thuật sẽ tạo thành nơi trú ẩn rất vững chắc, thậm chí có thể bảo vệ con người khỏi bức xạ. Từ trước thế kỷ thứ 18, lịch sử quân sự thế giới đã ghi nhận về việc sử dụng bao cát trong công sự để chắn đạn, thế nhưng thật ngạc nhiên là tới nay lại có không nhiều thông tin giải thích về khả năng chống đạn kỳ diệu của bao cát.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Tiểu·sử giáo·sư Nguyễn·Anh·Trí

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải
Giáo sư Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Báo CAND
Nguyễn Anh Trí (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1957) là một giáo sư, tiến sĩ y khoa, bác sĩ, chính trị gia, nhà thơ, nhạc sĩ[1],thầy thuốc Nhân dânAnh hùng Lao động của Việt Nam. Ông hiện là viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương[2] [3], và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021). Năm 2016, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người duy nhất tại Hà Nội tự ứng cử và đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa 14. [4][5]. Ông là người đề xướng và tổ chức thành công “Lễ hội Xuân Hồng” và “Hành trình Đỏ-2013” về hiến máu nhân đạo.[1]

1 Xuất thân

Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm 1957 tại xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình[6]. Cha ông là một cán bộ y tế làm việc ở Ba Đồn, Quảng Bình. Dù nghèo, nhưng cha ông rất coi trọng việc học tập của các con. Ông có tất cả 7 anh chị em (trong đó có 2 người chị cùng mẹ khác cha). Người ảnh hưởng ông nhiều nhất là người anh trai Nguyễn Văn Tài (sau này là thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ). Ông khai sinh với tên Nguyễn Văn Trí, sau đó theo đề nghị của anh trai là Nguyễn Văn Tài, ông đã đổi tên thành Nguyễn Anh Trí, tên của một vị phó tiến sĩ toán học với mong muốn tương lai sẽ là nhà khoa học giỏi như vị phó tiến sĩ kia.[2]Ông có một người em út là tiến sĩ Nguyễn Thành Hưởng, hiện là Trưởng ban quản lý Dự án Điện dầu khí Thái Bình.
Năm 1968, ông đi sơ tán K8Thanh Hóa.[7][8]

2 Sự nghiệp
Sau khi học xong trung học phổ thông, ông thi đại học ngành Vật lý trường Đại học Sư phạm Vinh. Ông nhận giấy báo trúng tuyển nhưng vì bị bệnh sốt rét phải nằm viện, ông đến trường muộn và không được chấp nhận nhập học.[9]
Năm 1976, ông thi tiếp đại học, trúng tuyển, và nhập học trường Đại học Y Hà Nội[10], [11].

Sau khi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội vào năm 1982[12] ông học tiếp bác sĩ nội trúĐại học Y Hà Nội.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi

Thứ Ba, 14/04/2009 17:00
(TT&VH) - Cách đây khoảng 2.000 năm, ngành toán học khi ấy còn non trẻ bắt đầu bùng nổ ở châu Âu. Thế nhưng, một phát minh của người La Mã cổ đại đã cản trở đà phát triển của môn khoa học này suốt nhiều thế kỷ. Đó chính là chữ số La Mã. Mãi đến thế kỷ 15, người châu Âu mới chuyển sang dùng chữ số A-rập, vốn ưu việt hơn rất nhiều. Tuy nhiên suốt hơn 500 năm qua, chữ số La Mã vẫn chưa tàn lụi.

Cân, đong, đo, đếm và tính toán không chỉ là khả năng đặc biệt của con người. Về cơ bản, ngay cả những chú gà con cũng biết thế nào là nhiều và ít. Chỉ có điều, mãi đến khi xuất hiện chữ viết và chữ số, ngành toán học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tiến hóa của nhân loại mới được chào đời. Người ta không thể hình dung nổi thế giới đương đại sẽ ra sao nếu không có toán học.

Một đồng hồ có số 4 được viết thành IV
Loài người bắt đầu có ý thức về số và hình học từ cách đây khoảng 5.000 năm. Đi tiên phong là người Ba Tư và Ai Cập cổ đại. Người Ba Tư tính số gia súc bằng việc gạch vào các bảng làm bằng đất sét, trong khi người Ai Cập cổ đại lại biểu hiện chúng bằng những ký tự trên các cuộn cói. Với cách tính toán sơ khai đó, người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được những công trình kỳ vĩ như kim tự tháp.
Tại Hy Lạp cổ đại, ngành toán học đã phát triển rực rỡ cùng với sự xuất hiện của các tên tuổi như Pythagore, Thales, Euclide, Platon. Họ đề ra và chứng minh nhiều định lý hiện vẫn được giảng dạy trong các chương trình toán học phổ thông.
Cái hủ bại của “kẻ chiến thắng”

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Sau khi ăn vào thức·ăn sẽ ở trong dạ·dày bao lâu?


Hình từ url

Dạ·dày trống 50% 2.5 đến 3 giờ (sau khi ăn)
Dạ·dày trống·rỗng hoàn·toàn 4 đến 5 giờ (sau khi ăn)
Ruột•non trống·rỗng 50% 2.5 đến 3 giờ
Dịch·chuyển xuyên qua đại·tràng 30 đến 40 giờ


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Why South Korea is the world’s biggest investor in research

(NATURE.COM) The Asian nation is spending big in the hope of winning a Nobel prize, but it will need more than cash to realize its ambitions.
01 June 2016 
Corrected: 03 June 2016


Shin Woong-Jae
A prototype axion detector in Daejeon, South Korea.

Behind the doors of a drab brick building in Daejeon, South Korea, a major experiment is slowly taking shape. Much of the first-floor lab space is under construction, and one glass door, taped shut, leads directly to a pit in the ground. But at the end of the hall, in a pristine lab, sits a gleaming cylindrical apparatus of copper and gold. It's a prototype of a device that might one day answer a major mystery about the Universe by detecting a particle called the axion — a possible component of dark matter.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Đánh giá ảnh hưởng trong nghiên cứu khoa học qua chỉ số H


Vietsciences-Nguyễn Văn Tuấn     11/06/2008


Các cơ quan quản lí khoa học, kể cả đại học và cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học, thường phải đối đầu với một vấn đề tương đối nan giải: đó là đánh giá khách quan thành tựu của một nhà khoa học hay một công trình nghiên cứu. Đứng trước hàng trăm đơn xin tài trợ, hay hàng trăm đơn xin được bổ nhiệm một chức vụ khoa bảng, người quyết định phải dựa vào tiêu chuẩn gì để tuyển chọn một công trình hay một nhà khoa học? Đánh giá thành quả và thành tích của một nhà khoa học thường dựa vào sự đóng góp của nhà khoa học cho cộng đồng khoa học. Hai chữ “đóng góp” bao gồm năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế, và sự ghi nhận của đồng nghiệp trong ngành. Gần đây, chỉ số H (còn gọi là chỉ số Hirsch, hay H index) được đề nghị như là một thước đo về thành quả của một nhà khoa học. Trong bài này, tôi sẽ bàn qua những ưu điểm và khiếm khuyết của chỉ số này.

Số lượng và chất lượng

Đối với những nhà khoa học đã được trao giải Nobel, sự đóng góp và thành tựu của họ trong khoa học rất khó ai chất vấn được. Nhưng đối với 99,9% các nhà khoa học chưa có [hay không nằm trong phạm vi của] giải thưởng cao quí đó, việc đánh giá thành quả của họ là một vấn đề đa chiều kích (multidimension) và phức tạp. Đa chiều kích là vì thành quả khoa học phải được lượng hóa, nhưng cũng không thể bỏ qua chất lượng của các công trình nghiên cứu. Vấn đề trở nên nan giải khi tìm một công thức để quân bình giữa hai yếu tố lượng và phẩm đó. Trong quá khứ, giới quản lí đánh giá thành quả của một nhà khoa học thường chủ yếu dựa vào 3 chỉ số sau đây:

    • Số lượng bài báo khoa học công bố; 
    • Tổng số lần trích dẫn các bài báo; và 
    • Hệ số ảnh hưởng của tập san khoa học. 
Số lượng bài báo công bố trên các tập san quốc tế thường được xem là một thước đo về sự tích cực và năng suất nghiên cứu của một nhà khoa học. Cần nói thêm rằng cụm từ “tập san quốc tế” ở đây là chỉ những tập san khoa học có ban biên tập mà thành phần là các chuyên gia từ nhiều quốc gia, có hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh (peer review system), và được công nhận trong danh sách của Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information). Theo cách hiểu và các tiêu chuẩn này, phần lớn -- nếu không muốn nói là hầu hết -- các tạp chí khoa học của nước ta chưa được xem là tập san quốc tế. Cũng cần nói thêm rằng “bài báo khoa học” ở đây chỉ tính những bài báo nguyên thủy (original paper) chứ không phải những bản tóm lược (abstract) nghiên cứu hay trình bày trong các hội nghị khoa học. Do đó, một người có nhiều bài báo khoa học công bố trên các tập san quốc tế là một chỉ số khá tốt phản ảnh năng suất lao động của nhà khoa học.

Tuy nhiên, số lượng bài báo chỉ phản ảnh phần lượng, mà có thể không phản ảnh được phần chất. Một nhà nghiên cứu có thể công bố nhiều bài báo khoa học, nhưng chất lượng nghiên cứu có thể không cao. Nhưng lấy gì để đánh giá “chất lượng” nghiên cứu của một nhà khoa học? Đây là một vấn đề gai góc, đã chiếm nhiều thì giờ và giấy mực của nhiều chuyên gia trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa có thước đo hoàn chỉnh. Trong khi chưa có một thước đo hoàn chỉnh, giới quản lí thường dựa vào uy tín hay độ ảnh hưởng của tập san mà họ từng công bố. Uy tín của một tập san thường được đo bằng hệ số ảnh hưởng (còn gọi là impact factor hay IF). Hệ số ảnh hưởng IF của một tập san khoa học là số lần trích dẫn trung bình trong năm cho các bài báo công bố trên tập san đó trong vòng 2 năm trước. Chẳng hạn như trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10.500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23,3.

Các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm như y sinh học và vật lí thường có hệ số IF cao hơn các tập san thuộc ngành toán học hay khoa học xã hội, nhưng điều này không có nghĩa là tập san các ngành đó có chất lượng thấp. Điều này có nghĩa là khi so sánh IF, người ta phải so sánh trong cùng ngành khoa học. Nói chung, ở mỗi chuyên ngành, tập san nào có chất lượng cao hay uy tín cao thường có hệ số IF cao. Do đó, dựa vào IF của tập san, người ta có thể đánh giá chất lượng nghiên cứu của nhà khoa học. Nhưng xin nhấn mạnh là “có thể”, bởi vì IF phản ảnh chất lượng của tập san chứ không hẳn bài báo khoa học trên tập san đó. Trong thực tế, có nhiều bài báo được công bố trên các tập san có IF thấp nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chuyên ngành.

Bởi vì IF phản ảnh chất lượng của tập san, giới quản lí phải đi tìm một chỉ số khác phản ảnh chất lượng nghiên cứu của cá nhân nhà khoa học. Một trong những chỉ số hấp dẫn là chỉ số trích dẫn (average citation) của cá nhân nhà khoa học. Chỉ số trích dẫn được tính bằng cách lấy tổng số lần trích dẫn chia cho số lượng bài báo khoa học của một tác giả. Chẳng hạn như tác giả VĐT công bố 116 bài báo khoa học, và các bài báo này đã được trích dẫn 1434 lần (kể cả tác giả tự trích dẫn), do đó, chỉ số trích dẫn là 1434 / 116 = 12,3. Nói cách khác, tính trung bình số lần trích dẫn cho mỗi công trình khoa học của tác giả này là 12,3 lần.

Việc diễn giải chỉ số trích dẫn cũng đôi khi gặp khó khăn. Theo phân tích của ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% các bài không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn sau 5 năm công bố ! Trong các ngành như kĩ thuật tần số không trích dẫn lên đến 70%. Ngay cả được trích dẫn và tham khảo, con số cũng rất khiêm tốn : chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi (trong vòng 5 năm). Do đó, có người đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên.

Tuy nhiên, các chỉ số dựa vào số lần trích dẫn như IF hay chỉ số trích dẫn cũng có khiếm khuyết quan trọng. Lí do đơn giản là vì có khi nhà khoa học có một vài bài báo được trích dẫn nhiều lần, nhưng đa số còn lại chẳng ai trích dẫn, thì chỉ số trích dẫn không phản ảnh được chính xác tình trạng này.

Chỉ số H
Trong nỗ lực đi tìm một chỉ số tốt hơn, năm 2005, nhà vật lí học Jorge Hirsch (Đại học California San Diego) tiến hành một phân tích khá qui mô về xu hướng công bố bài báo khoa học và trích dẫn, và sau cùng ông đề nghị một chỉ số mà ông lấy tên là H index (H có lẽ là viết tắt họ của ông). Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn. Mục tiêu của chỉ số H là đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H được định nghĩa như sau:Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N – H) được trích dẫn dưới H lần. Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần.

Nhìn qua định nghĩa trên của chỉ số H, dễ dàng thấy rằng đây là một chỉ số phản ảnh thành quả tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H không có những khiếm khuyết mà các chỉ số khác gặp phải. Chẳng hạn như một nhà nghiên cứu có thể công bố hàng trăm ấn phẩm khoa học, nhưng trong số này chỉ có một số ít được trích dẫn thì chỉ số H vẫn không cao. Có thể nói rằng cái lợi thế lớn nhất của chỉ số H là nó chẳng những bao gồm hai yếu tố lượng và phẩm, mà còn quân bình hóa hai yếu tố này khá tốt.

Chỉ số H xem ra có tính hợp lí (validity). Hirsch chịu khó phân tích các nhà khoa học y sinh học, vật lí học, hóa học từng chiếm giải Nobel thì thấy 84% có chỉ số H trên 30. Những người được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Mĩ có chỉ số H trung bình là 45. Khi so sánh những nghiên cứu sinh thành công xin học bổng hậu tiến sĩ (postdoctoral fellowship) và những người không thành công, thì chỉ số H của người thành công lúc nào cũng cao hơn người không thành công. Phân tích trên 147 nhà khoa học ở Hà Lan cho thấy hệ số tương quan giữa chỉ số H và uy tín cũng như số lần trích dẫn lên đến 0,89. Tất cả các dẫn chứng này cho thấy chỉ số H phản ảnh tốt chất lượng nghiên cứu và ảnh hưởng của nhà khoa học.

Diễn giải chỉ số H như thế nào? 


Vấn đề kế đến là diễn giải chỉ số H như thế nào? Trong bài báo trên PNAS [1], Hirsch viết rằng [tôi tạm dịch] một nhà khoa học với chỉ số H = 12 nên được xem là đủ tiêu chuẩn để vào biên chế đại học (tenure). Một nhà khoa học với H = 20 sau 20 năm làm khoa học có thể xem là một nhà khoa học thành công (successful); một chỉ số H = 40 sau 20 năm làm khoa học được xem là xuất sắc (outstanding) thường hay thấy ở các đại học hàng đầu hay viện nghiên cứu đẳng cấp quốc tế; một chỉ số H = 60 sau 20 năm làm nghiên cứu được xem là thật sự cá biệt (truly unique) [2]. Hirsch còn đề nghị rằng người có chỉ số H khoảng 12 có thể xem tương đương với giảng viên (lecturer hay senior lecturer), và người có H khoảng 18 trở lên có thể xem tương đương với đẳng cấp giáo sư. Phân tích chỉ số H của các nhà khoa học từng chiếm giải Nobel cho thấy chỉ số H trung bình của họ là 41 với độ lệch chuẩn 15. Một số nhà khoa học nổi tiếng hiện nay thường có chỉ số H trên 100. Tuy nhiên, chỉ số H của các nhà khoa học Việt Nam -- trong cũng như ngoài nước -- nói chung là còn rất khiêm tốn, chỉ dao động trong khoảng 2 đến 31, phần lớn là dưới 10.


Chỉ số H của một số nhà khoa học nổi tiếng 


Vật lí Ed Witten (Princeton) : 110
Martin Cohen (Berkeley) : 94
Philip Anderson (Princeton) : 91
Manuel Cardona (Max Planck) : 86
Frank Wilczek (MIT) : 68

Hóa học
George Whitesides (Harvard) : 135
Elias James Corey (Harvard) : 132
Martin Karplus (Harvard) : 129
Alan Heeger (California) : 114
Kurt Wurthrich (Switzerland) : 113

Khoa học máy tính 
Hector Garcia Molina (Stanford) : 70
Deborah Estrin (UCLA) : 68
Ian Foster (Illinois) : 67
Scott Shenker (Berkeley) : 65
Don Towsley (Massachusetts) : 65
Jeffrey Ullman (Stanford) : 65

Ngay từ khi chỉ số H ra đời, có nhiều người tán thành và lấy đó làm thước đo thành tựu và ảnh hưởng của một nhà khoa học. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS, v.v… và các cơ quan quản lí khoa học ở Âu châu, Mĩ châu, Úc châu đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ, và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu. Ngay cả Viện thông tin khoa học (ISI Thomson) cũng sử dụng chỉ số H trong báo cáo của họ [3].

Chuẩn hóa chỉ số H

Nhưng chỉ số H vẫn chưa hoàn hảo. Trong những khiếm khuyết mà giới khoa học chỉ ra trong thời gian qua, có 3 khiếm khuyết lớn như sau:
  • Thứ nhất, chỉ số H luôn luôn tăng theo thời gian, và do đó tùy thuộc vào độ tuổi của nhà nghiên cứu và thời gian làm nghiên cứu. Chẳng hạn như chỉ số H của một người đã làm nghiên cứu 35 năm có xu hướng cao hơn người có thời gian làm khoa học ngắn hơn. 
  • Thứ hai, chỉ số H không phân biệt được những nhà khoa học đã nghỉ hưu với những nhà khoa học đang làm việc. Chẳng hạn như nếu Albert Einstein chết vào năm 1906 thì chỉ số H của ông chỉ 4 hay 5, nhưng ai cũng biết công trình của ông có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học. 
  • Thứ ba, chỉ số H còn tùy thuộc vào ngành khoa học. Nói chung, các ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm (như vật lí, y sinh học) có xu hướng công bố nhiều công trình nghiên cứu và thường hay trích dẫn nhau hơn các ngành khoa học như toán học hay xã hội học.
Để khắc phục các khiếm khuyết trên, một vài chỉ số khác đã được đề xuất để “điều chỉnh” chỉ số H. Để điều chỉnh cho thời gian làm nghiên cứu, Hirsch đề nghị chia chỉ số H cho thời gian làm nghiên cứu và ông gọi chỉ số này là Chỉ số m. Chẳng hạn như một người làm khoa học 35 năm với chỉ số H = 61 thì chỉ số m là 61 / 35 = 1,74.

Nhưng khiếm khuyết thứ ba là đáng quan tâm nhất. Chúng ta biết rằng các bộ môn khoa học có những văn hóa ngành khác nhau. Chẳng hạn như các ngành khoa học thực nghiệm thường có truyền thống trích dẫn cao hơn so với các ngành khoa học tự nhiên như toán học. Do đó, rất khó mà so sánh chỉ số H của một nhà vật lí học với một nhà toán học, nếu không có một cái gì đó để điều chỉnh. "Cái gì đó" chính là hệ số mà hai nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã phát triển [4]. Theo hai nhà nghiên cứu này, lấy ngành vật lí làm chuẩn, có thể tìm những hệ số điều chỉnh bằng cách xem xét xu hướng trích dẫn và chỉ số H của các nhà khoa học trong các bộ môn khoa học khác nhau. Qua những phân tích công phu và khá phức tạp, họ đề ra những hệ số chuẩn hóa như sau (xem Bảng 1).

Cách sử dụng hệ số này rất đơn giản. Chẳng hạn như nhà vật lí Ed Witten có chỉ số H = 110 và nhà hóa học Kurt Wurthrich có chỉ số H = 113, có thể nói rằng nhà hóa học này có thành tựu khoa học cao hơn nhà vật lí ? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải chuẩn hóa chỉ số H. Tra bảng 1 thấy hệ số điều chỉnh cho ngành hóa học là 0,92, và do đó chỉ số H của nhà hóa học này là : 113 × 0,92 = 103,6. Như vậy, sau khi điều chỉnh, nhà hóa học có lẽ có thành tựu khoa học kém hơn nhà vật lí.

Ngoài ra, còn có chỉ số khác như chỉ số g (g index), chỉ số H đương đại (contemporary H index), chỉ số H cá nhân (individual H index). Có thể tham khảo thêm các chỉ số này trong trang nhà của giáo sư Harzing. Tuy nhiên, khi so sánh các chỉ số mới này với chỉ số H, ngoài vài trường hợp cá biệt, không có gì khác nhau đáng kể. Do đó, cho đến nay giới quản lí khoa học vẫn sử dụng chỉ số H hay chỉ số H chuẩn hóa để đánh giá chất lượng và thành tựu của một nhà nghiên cứu khoa học. Chỉ số H còn có thể thay thế hệ số IF để đánh giá uy tín và chất lượng của một tập san khoa học [5] (xem Bảng 2).

Nói tóm lại, chỉ số H là một thước đo thành quả khoa học khách quan nhất so với các chỉ số hiện nay. Tuy chỉ số H vẫn còn vài khiếm khuyết, nhưng với sự chuẩn hóa (lấy ngành vật lí làm chuẩn), các cơ quan quản lí khoa học có một phương tiện, một thước đo có ích để phục vụ cho việc cung cấp tài trợ và đề bạt các nhà khoa học xứng đáng. Ứng dụng chỉ số H cũng là một cách đưa hoạt động khoa học nước ta từng bước hội nhập quốc tế.

Chú thích:

[1] Hirsch, J. E. (2005). "An index to quantify an individual's scientific research output," Proceedings of the National Academy of Sciences, 102(46):16569-16572, November 15, 2005 (có thể tải về miễn phí tại arXiv).

[2] Trong bài báo [1] Hirsch viết như sau: “From inspection of the citation records of many physicists, I conclude the following:

A value of m ≈ 1 (i.e., an H index of 20 after 20 years of scientific activity), characterizes a successful scientist.

A value of m ≈ 2 (i.e., an H index of 40 after 20 years of scientific activity), characterizes outstanding scientists, likely to be found only at the top universities or major research laboratories.

A value of m ≈ 3 or higher (i.e., an H index of 60 after 20 years, or 90 after 30 years), characterizes truly unique individuals.”

[3] Có thể sừ dụng ISI để tìm chỉ số H của bất cứ nhà khoa học nào, qua các bước sau đây: Truy cập trang ISI Web of Knowledge (www.isiknowledge.com), tìm “Web of Science”, chọn Advanced Search. Trong box này, gõ tiêu chuẩn tìm như tên nhà khoa học và địa chỉ hay quốc gia. Chẳng hạn như để tìm tác giả Sutherland RL ở viện Garvan thuộc, chúng ta gõ AU=Sutherland RL AND AD=Garvan AND CU=Australia. Sau đó ISI sẽ cho ra một danh sách tất cả các bài báo khoa học. Chọn “Citation Report” sẽ có chỉ số H và một số chỉ số khác của nhà khoa học.

[4] Iglesias JE, Pecharromen C. Scaling the h-index for different scientific ISI fields. Scientometrics 2007;3:303. Có thể tải bài này về từ website sau đây: http://arxiv.org/abs/physics/0607224.

[5] Braun T, Glanzel W, Schubert A. A Hirsch-type index for journals. The Scientist Nov 21, 2005; 22.

[5] Philip Ball. Achievement index climbs the ranks. Nature 448, 737 (16 August 2007) và phản hồi: Michael C. Wendl. H-index: however ranked, citations need context. Nature 449, 403 (27 September 2007). Philip Ball. "Index aims for fair ranking of scientists". Nature 436 (August 2005), và Wikipedia.



Bảng 1. Hệ số điểu chỉnh cho chỉ số H

Bảng 2. Chỉ số H của một số tập san khoa học hàng đầu




            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Người Tàu là tổ tiên của người Việt?

               Hình: livescience.com

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
2015-10-25
 
"Một nghiên cứu mới nhất và qui mô lớn nhất công bố trên Science cho thấy người Đông Nam Á chính là tổ tiên của người Đông Á, kể cả người Tàu"

Tôi nghĩ nhiều người Việt nghĩ như thế: tổ tiên chúng ta (người Việt) là người Tàu. Họ không hẳn là thuộc nhóm "thân Tàu" hay Lê Chiêu Thống hiện đại đâu, mà có thể là những người có tinh thần dân tộc tốt và có học thức khá. Nhưng chứng cứ khoa học mới nhất cho thấy ngược lại: Người Tàu có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Có thể nhiều bạn cảm thấy sốc với phát biểu đó, nhưng đó chính là bằng chứng về di truyền học chứ không phải của cá nhân tôi. Xin nhắc lại để nhấn mạnh: Người Đông Nam Á là tổ tiên của người Tàu.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

Posted on 03/08/2015 by The Observer
Nguồn: David E. Hoffman, "How the CIA ran a 'billion dollar spy' in Moscow", The Washington Post, 04/7/2015.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hình: Chân dung Adolf Tolkachev treo trong trụ sở CIA. Nguồn: Trích từ cuốn sách.


Động cơ nào mà một nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô bán mình làm điệp viên cho Mỹ, tiết kiệm cho Mỹ hơn 2 tỉ USD nghiên cứu phát triển vũ khí?

"Tolkachev đã bị thôi thúc bởi mong muốn trả thù lịch sử. Mẹ của vợ ông bị hành quyết và người cha thì bị gửi đến các trại lao động trong giai đoạn Đại khủng bố những năm 1930 dưới thời Joseph Stalin. Ông cũng mô tả mình là bị vỡ mộng về chủ nghĩa cộng sản và “là một người bất đồng chính kiến ngay trong sâu thẳm tâm hồn”. Ông muốn tấn công lại hệ thống Xô-viết và đã làm như vậy bằng cách cung cấp bí mật quân sự cho Hoa Kỳ. Các nhân viên CIA điều hành Tolkachev thường quan sát thấy rằng dường như ông quyết tâm gây ra thiệt hại tối đa có thể cho Liên Xô, bất chấp những rủi ro. Hình phạt dành cho tội phản quốc là tử hình. Tolkachev không muốn chết dưới tay KGB. Ông yêu cầu và nhận được một viên thuốc tự tử từ CIA để sử dụng nếu ông bị bắt.
Điệp viên đã biến mất.

Mật mã khóa công khai: hành trình 35 năm

Tác giả: Phan Dương Hiệu
Published: 12/04/2011
(Một phiên bản ngắn hơn của bài này sẽ đăng trong số kỷ niệm 20 năm báo Tia Sáng. Các bạn có thể xem tại đây)
Mã hóa khóa công khai ra đời cách đây 35 năm, đánh dấu bởi công trình khoa học của Whitfield Diffie và Martin Hellman. Đó thực sự là một bước ngoặt đưa mật mã từ một nghệ thuật thành một ngành khoa học. Trong quá trình 35 năm phát triển, những phát kiến trong mật mã hầu hết rất phản trực quan, và do đó càng bất ngờ thú vị, đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành khoa học khác: áp dụng những kết quả trừu tượng trong lý thuyết số vào thực tế; thúc đẩy sự phát triển của các thuật toán xác suất; đưa ra những khái niệm quan trọng trong lý thuyết tính toán mà điển hình là khái niệm chứng minh tương tác; tạo cầu nối giữa lý thuyết số và khoa học máy tính thông qua lý thuyết số tính toán… Trong bài này, chúng tôi sẽ điểm sơ qua sự phát triển của mật mã trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác, và thảo luận về những hướng phát triển của mật mã trong những năm tới.

Thay đổi trong cách tiếp cận tính an toàn.
Từ ngàn xưa con người ta đã có nhu cầu trao đổi bí mật: từ những mệnh lệnh trong các cuộc chiến tranh cho đến những hẹn hò thường nhật. Ta tìm thấy vết tích của mật mã từ thời Ai cập cổ đại, cho tới hệ mã nổi tiếng mà Ceasar dùng trong thời La mã, cho tới bức thư tình mà George Sand gửi cho Alfred de Musset… Ở thời kỳ sơ khai, mật mã có thể coi như nghệ thuật che giấu thông tin mà độ an toàn đạt được là nhờ có sự thống nhất một qui ước bí mật chung. Như vậy, thuật toán lập mã và giải mã là bí mật. Nhưng khi tầm ứng dụng càng rộng thì yêu cầu bí mật cơ chế mã lại càng không hợp lý vì nhiều người sử dụng nên tất yếu sẽ rất dễ bị lộ. Cuối thế kỷ 19, Kerckhoffs đề nghị một nguyên tắc xem xét độ an toàn chỉ dựa trên khóa bí mật còn thuật toán lập mã/giải mã không cần phải giữ kín. Qui tắc này đến nay vẫn còn là rất cơ bản. Xuyên suốt thế kỷ vừa qua, người ta đã xây dựng được rất nhiều các cơ chế mã tốt, với độ an toàn dựa trên sự bảo mật của khóa chung giữa người gửi và người nhận. Tuy vậy, sự cần thiết chia sẻ khóa bí mật là một điểm bất thuận lợi, nó là rào cản lớn cho việc trao đổi thông tin trên diện rộng: ví dụ để thiết lập kênh bí mật đôi mội giữa một nghìn người thì cần tới cả nửa triệu khóa bí mật.
Mật mã khóa công khai đã vượt qua rào cản đó và đưa đến một bước ngoặt trong sự phát triển ngành mật mã. Ý tưởng chính của nó khá giản đơn:

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Tại sao khoa học Việt Nam còn kém?

Nguyễn Văn Tuấn
Một phần của câu trả lời cho câu hỏi trên có thể tìm thấy trong entry dưới đây, vốn là của một bạn đọc ẩn danh gửi cho tôi ngày hôm qua. Tôi đặt những tiêu đề và có gọt bỏ những chỗ có tên thiết bị để bảo mật cho vị bạn đọc. Tôi xin chân thành cám ơn bạn đọc.

====
"Kính gửi thầy Tuấn,

Em công tác tại một trường đại học được coi là có uy tín ở Việt Nam, cũng từng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hôm nay em mới đọc bài của thầy về công bố quốc tế của VN mà bức xúc vô cùng. Vì điều kiện không cho phép bài tỏ ý kiến công khai, nên em muốn được nói đôi điều với thầy.

Phần đầu bài viết thầy đề cập đến các con số về công bố quốc tế của VN, em không dám góp ý gì. Song, đến nửa cuối, khi nói về nguyên nhân của sự yếu kém của khoa học Việt Nam, em thấy thầy phản ánh chưa sát thực tế. Có thể thầy tránh không nêu lên, hoặc do thầy ở nước ngoài nên không rõ tình hình.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Ứng dụng toán học – “Mảnh đất hứa” đầy chông gai

Tác giả: Phạm Huy Điển


   Image Source: http://spikedmath.com/446.html



Lâu nay không ít người cảm thấy thất vọng vì đã "uổng công" học Toán. Nghe người ta nói thì Toán học là "chìa khóa" cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì học sinh sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong nhà trường vào việc gì trong cuộc sống, nhất là những bài toán khó mà họ đã tốn bao công sức nhồi nhét trong các "lò luyện" đủ loại. Đây là một thực tế, xuất phát từ việc xác định nội dung và phương pháp dạy Toán không hợp lý trong các nhà trường hiện nay. Toán học đã bị biến thành một môn "đánh đố thuần túy", thay vì một bộ môn khoa học mang đầy chất thực tiễn. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến chúng ta không nhìn thấy được bóng dáng của Toán học trong thực tiễn thường ngày, đó là Toán học ngày nay không mấy khi trực tiếp đi được vào các ứng dụng trong thực tiễn mà thường phải "ẩn" sau các ngành khoa học khác: Sinh học, Môi trường, Tài chính, Kinh tế… và thậm chí ngay cả Công nghệ thông tin, một lĩnh vực có thể xem như là được sinh ra từ Toán học. Đã có những ý kiến nói về sự lãng phí của nguồn nhân lực đang làm Toán hiện nay và không ít người cũng đã tưởng là thật…

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Thông tin gây sốc mới về phẫu thuật cấy ghép đầu người

21/01/2016  15:50 GMT+7
Vị bác sĩ phẫu thuật lập dị người Italia Sergio Canavero tuyên bố, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thực hiện thành công một ca cấy ghép đầu cho khỉ. Điều này càng khiến kế hoạch cấy ghép đầu cho con người của ông khả thi hơn bao giờ hết.
 
Kể từ năm ngoái, ông Canavero đã gây ra một cơn bão truyền thông khi hé lộ các dự định thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. Nhà khoa học tham vọng này nhấn mạnh, đây có thể là một cách chữa trị hữu hiệu mới cho chứng bại liệt toàn thân chỉ trong vài năm tới.

How to read a scientific paper

Credit: N.Hendrickson / iStockphoto
 
Jan. 20, 2016
Our columnist describes how he learned to read—and actually understand—journal articles
Nothing makes you feel stupid quite like reading a scientific journal article.
I remember my first experience with these ultracongested and aggressively bland manuscripts so dense that scientists are sometimes caught eating them to stay regular. I was in college, taking a seminar course in which we had to read and discuss a new paper each week. And something just wasn’t working for me.
Every week I would sit with the article, read every single sentence, and then discover that I hadn’t learned a single thing. I’d attend class armed with exactly one piece of knowledge: I knew I had read the paper. The instructor would ask a question; I’d have no idea what she was asking. She’d ask a simpler question; still no idea. But I’d read the damn paper!