Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

(là Phần 1 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân 


(= Thuật-thuyết [bộ sước, bộ ngôn]: Ghi lại và giải-thích).

‘Khả hồ khả, (Được là được)
Bất khả hồ bất khả.’ (Không được là không được)

‘Vật cố hữu sở nhiên, (Vật, có chỗ là phải vậy)
Vật cố hữu sở khả. (Vật, có chỗ là được vậy)
Vô vật bất nhiên, (Không vật nào là không phải vậy)
Vô vật bất khả.’ (Không vật nào là không được vậy)

(Trang Tử, Nam-hoa-kinh, Tề-vật-luận).

* Những dòng chữ đang xuất-hiện trước mắt quý-vị có được sự lĩnh-hội và thực-hành của quý-vị hay không, rất ảnh-hưởng vào vận-mệnh văn-hóa Việt-nam sẽ như thế nào? Điều chắc-chắn ở đây là có hơn 99.99% người viết sách, làm thơ, soạn tự-điển (hay từ-điển) không biết dùng dấu gạch-nối sẽ chống-đối, với lý-do: ‘vạch áo cho người xem lưng’ (để lộ cái không hay cho người khác chê-cười), hay ‘chẳng ai nhận chĩnh mắm thối’.


Người-viết chỉ chú-trọng đến ‘Chân, Thiện, Mỹ’: Hãnh-diện với việc làm đúng, sỉ-nhục với việc làm sai!

Thầy Tử-Cống hỏi Khổng-Tử: ‘Hương nhân giai hiếu chi, hà như?’ - Tử viết: ‘Vị khả giã’ - ‘Hương nhân giai ố chi, hà như?’ - Tử viết: ‘Vị khả giã. Bất như hương nhân chi thiện-giả hiếu chi, kỳ bất-thiện-giả ố chi’ (Người mà cả làng ưa hết thảy, là người thế nào? - Khổng-Tử nói: Chưa phải là người hiền. - Người mà cả làng ghét hết thảy, là người thế nào? - Khổng-Tử nói: Chưa phải là người hiền. Không bằng người mà kẻ thiện trong làng ưa, kẻ bất-thiện trong làng ghét).

Giải-thích: Kẻ thiện ưa: Người thiện; kẻ thiện ghét: người ác; Kẻ ác ưa: Người ác; kẻ ác ghét: Người thiện.

Hay: Chê (...%) + Khen (...%) = Đạt (= Thành-công).

Ngày nay người-ta thường gọi:

Điều kiện cần + Điều-kiện đủ = Thành-công.

Hay: Làm-việc + May-mắn = Thành-công.

Vậy: 99.99% chê+0.01% khen = Thành-công (100% giá-trị)

Thuật-thuyết 1550 trang (3 quyển) cho cái dấu gạch-nối chỉ là bước khởi-đầu thôi, cứ tưởng qá dài, nhưng thực ra thì không đủ (vì đó là trí-lực của một người). Nhưng có còn hơn không!

Tục-ngữ có câu: ‘Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao’. Hy-vọng sau nầy sẽ có người tiếp-tục khảo-sát thật rành-mạch, chi-tiết, khoa-học, đầy-đủ,... hơn nữa. Người-viết không buồn vì tiếng chê (‘lời chính-đáng thì chân-thành, lời cay-đắng thì sửa được nết hư’. Sử-ký, Tư-mã Thiên, Thương-quân), mà chỉ buồn vì:

‘Biết bao lúc mới công vờn-vẽ,
Sao đến bây giờ rách tả-tơi.
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sao con cháu lấy làm chơi.’ ...

(Vịnh Bức Dư-đồ Rách, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu).

* Phần sau là những thuật-thuyết liên-quan đến dấu gạch-nối trong kuốc-ngữ. Từ ngày có kuốc-ngữ (= chữ Việt theo mẫu-tự La-tinh) đến nay (hơn 300 năm, chỉ kể từ năm 1651, là năm có quyển ‘Tự-điển An-nam, Bồ-đào-nha và La-tinh’ đầu-tiên), đã có nhiều người dùng dấu gạch-nối, nhưng chưa có ai khảo-sát tại sao phải có (why?), có để làm gì (what for?), bỏ đi có được hay không (how?), dùng khi nào (when), dùng chỗ nào (where),...

Việt-ngữ abc (= Kuốc-ngữ) có hơn 6,000 chữ-đơn, khi dùng với dấu gạch-nối, có-thể thành-lập được rất nhiều chữ-ghép, tức là từ đơn-âm sang đa-âm. Đây là một sáng-tạo quý-giá vô-cùng trong kuốc-ngữ: không lầm nghiã của tiếng đồng-âm (chiếm hơn 50%), không lầm nghĩa của tiếng-láy (chiếm 80%), và tạo thêm hơn 50,000 tiếng-ghép. (Nói ngược lại: dấu gạch-nối là chìa-khóa mở hơn 50,000 tiếng-ghép [nói] hay chữ-ghép [viết]).

Xin độc-giả đừng nổi-giận (nếu có), hãy lấy công-tâm và bình-tâm suy-xét cho giá-trị chân-chính và tuyệt-vời của dấu gạch-nối: Biến-đổi và phân-biệt rõ-ràng ý-nghiã của đơn-âm khác với đa-âm mà không gây thêm phiền-toái nào như trong Anh-ngữ, Pháp-ngữ hay Hán-Nôm (đọc thêm, viết thêm, tiếp-đầu-ngữ, tiếp-vĩ-ngữ), và phân-biệt được chủng-tộc-ngữ.

Theo thiển-ý, trong Việt-ngữ abc không có một ký-hiệu ngôn-ngữ nào có-thể thay-thế ý-nghĩa của dấu gạch-nối được.

* Những thuật-thuyết thường nhắc các chữ qen dùng, như ‘học giả’ khác ‘học-giả’, ‘quân nhân’ khác ‘quân-nhân’, ‘nghe lời’ khác ‘nghe-lời’, ‘sửa sai’ khác ‘sửa-sai’, v.v… để có một cái nhìn ‘nhất qán’ (= nhất dĩ quán chi), mà ngày nay thường gọi là loại-suy, liên-tưởng, đối-chiếu, so-sánh, tương-quan,...

Mỗi tác-phẩm lớn đều có đặc-thù. Thuật-thuyết chỉ góp-nhặt phần tinh-hoa, kèm những ‘cùng-lý’ của nhiều người còn tha-thiết với Việt-ngữ từ bình-dân đến bác-học (phần đông là Văn-khoa) khi thảo-luận về dấu gạch-nối: Vô-giá? Hay vô giá?

* Thuật-giả liên-kết theo quan-niệm người xưa và người nay, để làm ‘sống lại’ cái giá-trị bị qên-lãng của dấu gạch-nối. Hoàn-toàn không sáng-tác thêm điều gì cả: ‘thuật nhi bất tác’. Những cách chứng-minh, thấy hơi lạ, thật ra là ‘xưa 400 năm’: ‘Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’. Điều hơi lạ ở đây là có một khoảng thời-gian hơi dài, người ta chỉ chú-trọng đến việc-học mà qên mất sự-học: Đội mũ học giả, đi khoe học-giả!

* Đây là những thuật-thuyết (= ghi và giải) nhằm mục-đích duy-nhất là giúp cho độc-giả ‘trung-nhân dĩ thượng’ còn tha-thiết với kuốc-ngữ mà thôi. Người-viết không đủ kiến-thức để dẫn-chứng, khả-năng để biện-luận, cũng như đức-độ để thuyết-phục đối với các hạng ‘trung-nhân dĩ hạ’ và ‘hạ-ngu bất di’ (mà chính Khổng Tử hay bất-cứ ai cũng không làm được!).

Thuật-thuyết chỉ liên-kết ưu-điểm và khuyết-điểm cuả hai hệ-thống ký-âm Hán-Nôm và Việt abc đã có trong Việt-ngữ.

Tiếng Việt/chữ Việt abc cả dân Việt dùng chứ không phải dành riêng cho một số người viết sách, làm thơ, làm tự-điển.

Và cái tinh-hoa của một số rất ít người-viết mới đáng kể: ‘Quý hồ tinh, bất quý hồ đa’ (Chỉ cần tốt, chứ không cần nhiều). (Trong thế-kỷ thứ 20, hàng triệu phát-minh ra đời, nhưng người-ta chuộng Albert Einstein [1879-1955] nhất).

* Để giải-thích về dấu gạch-nối: ‘Tại-sao phải có, có để làm gì, bỏ đi có được hay không?’, độc-giả sẽ nhận-thấy những mắt-xích của nó với: Dịch-lý, thuyết âm-dương, thuyết chính-danh, ngữ-pháp, ngữ-căn, tiếp-đầu-ngữ, tiếp-vĩ-ngữ, cách tạo-từ, cách phân-tích, ngắt-giọng, nhấn-giọng, cách phát-âm, cách chơi-chữ, so-sánh văn-phạm, tiếng-đơn, tiếng-ghép, tiếng-láy hay tiếng-đệm (= hư-từ), cách giải-thích bình-dân, áp-dụng phân-số, đơn-vị-từ,... Tất-cả những dữ-kiện nầy chỉ để độc-giả có một khái-niệm đúng hay sai khi dùng dấu gạch-nối mà thôi. Cần nhiều thực-hành mới có kết-quả tốt (Anh: Practice makes perfect).

* Đọc từ đầu đến cuối những bài-viết ở phần sau mà không phân-biệt được sự khác nhau của học giả và học-giả, sửa sai và sửa-sai,...: hoặc lỗi của người-viết, hoặc lỗi của người-đọc.

- Lỗi của người-viết: thuật-thuyết sự liên-kết hai hệ-thống phiên-âm nhiêu-khê, người-viết không đủ khả-năng để diễn-đạt.

Người-viết thành-thật xin-lỗi quý-vị độc-giả (từ hạng trung-nhân dĩ-hạ đến hạng hạ-ngu bất-di) về những sai-sót đó.

Xin độc-giả thông-cảm cho trí-lực của một người làm việc!

- Lỗi của người-đọc: Nếu bài-viết khá rõ-ràng, nhưng người-đọc vẫn không-thể hiểu được, chứng-tỏ người-đọc chưa đủ kiến-văn, gọi là ‘bất-trí’; hiểu được nhưng không làm được, gọi là ‘bất-lương’; hay không thấy được sự khác nhau của chữ gọi là mù-mắt, không hiểu được sự khác nhau về ý-nghiã của chữ gọi là mù-trí (= Mù-chữ; như 2 hạng ở trên), nên không làm được.

Và thuật-giả chỉ hy-vọng vào hạng trung-nhân dĩ-thượng ( = á-thánh, tự-hoá) đến thượng-trí bất-di hiểu được mà thôi!

Lời của Lưu-Bị (Hán Chiêu-liệt, đời Tam-kuốc): ‘Dật vi ác tiểu nhi vi chi, dật vi thiện tiểu nhi bất vi’ (Chớ thấy điều ác nhỏ mà làm, chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm).

* Không hoằng-dương được công-nghiệp của tiền-nhân để lại, người-viết và người-đọc đều có lỗi và chịu trách-nhiệm đối với tổ-tiên văn-hoá của mình. Kho-tàng văn-hóa (nói chung, và kuốc-ngữ nói riêng) do tiền-nhân để lại cho cả một dân-tộc, chứ không dành riêng cho một cá-nhân hay tập-thể nào cả.

Chữ ‘lỗi’ và ‘trách-nhiệm’ dùng ở đây chỉ áp-dụng với lương-tâm hay tinh-thần chứ không dính-dáng đến pháp-luật.

* Có khả-năng để đọc kinh (Phật, Chúa, Đạo-đức,...) cầu-nguyện mà tinh-thần không thay-đổi được, thì lỗi do kinh hay do người đọc vậy? Rút-tỉa những tinh-hoa văn-hoá của người xưa để làm phương-châm tiến-thân là điều đáng được khích-lệ.

Thiết-nghĩ sau khi đọc những lượm-lặt trong các bài-viết, độc-giả thừa khả-năng đánh-giá bản-thân, và định-giá được tất-cả người sử-dụng kuốc-ngữ: ‘Tự trợ giả thiên trợ’ (Mình giúp lấy mình thì trời sẽ giúp cho: Aide-toi, le ciel t’aidera; God help those who help themselves; hay Man propses but God disposes).

Bởi: Không thấy học giả khác học-giả là mù-mắt,
Không hiểu học giả khác học-giả là mù-trí.
Trong ngôn-ngữ gọi mù-mắt và mù-trí là mù-chữ,
Mù-mắt và mù-trí làm sao biết chân-lý?

Và: Sáng-mắt và sáng-trí mà không theo chân-lý,
Không theo chân-lý là hạng ‘hạ-ngu bất di’ (hay: ‘trung nhân dĩ hạ’).
Hạ-ngu bất di thì có hại cho nhân-loại,
Có hại cho nhân-loại là hạng mù-mắt và mù-trí.
Vậy: Hạ-bất-di là hạng mù-mắt, mù-trí, và không theo chân-lý.

* Cố-gắng sưu-tầm cái tinh-túy trong ngôn-ngữ Việt-nam do tiền-nhân còn lưu lại cho hậu-thế ( = thuật-thuyết: ghi-chép và giải-thích rõ), người-viết (một trong 4,939 [from the whole nation U.S.A., năm 1991] Talent Roster) mong rằng đây cũng là một phần đền-đáp ơn-nghĩa cho thế-gian, cho nhân-loại, cho dân-tộc, cho quê-hương, cho cha-mẹ với công-lao sinh-thành và dưỡng-dục, cho thầy-cô đã tận-tâm giáo-huấn, cho bậc trưởng-thượng đã ân-cần khuyên-bảo, cho bè-bạn đã dìu-dắt khuyên-lơn, cho đồng-nghiệp đã thiện-tâm giúp-đỡ trong cuộc sống, cho đồng-đội đã anh-dũng hy-sinh trong quân-ngũ, cho gia-đình (vợ: Nguyễn-thị Sương; con trai: Đoàn-Nguyên Quân (sinh năm 1975, outstanding student, Pharm. Dr.), và Đoàn-Nguyên Long (1982-2000, G.A.T.E. (Gifted And Talented Education) + Leadership [thuộc nhóm học-sinh đại-diện cho California]) với sự hạnh-phúc và thư-thái của tâm-hồn, cho những người đã từng tham-khảo nhiều vấn-đề lý-thú, cho những vui-thích và buồn-phiền, sung-sướng và đau-khổ của con-người, và cho tất-cả... trước khi ra đi vào cõi vĩnh-hằng... (đúng? Sai?).

‘Render unto Caesar the things that are Caesar’s’ (Trả cho Caesar cái gỳ của Caesar; Trần-gian trả lại cho người thế-gian).

- Người-viết rất hy-vọng, trong những thế-hệ kế-tiếp, tất-cả người sử-dụng kuốc-ngữ đều phân-biệt rõ-ràng được đơn-tự (= đơn-âm) và chữ-ghép ( = đa-âm) như ông-cha chúng-ta (= Tri-giả bất ngôn: Học-giả Hán-Nôm) đã làm trong phát-âm cũng như trong chữ-viết để không bao-giờ bị lầm-lẫn ý-nghĩa cả.

- Người-viết thành-tâm tưởng-niệm cố Giáo-sư Nguyễn Đình-Hòa (1924-2000) đã để lại cho người dùng kuốc-ngữ câu: ‘Bỏ dấu gạch-nối là một sai-lầm lớn’. Câu nói nầy trùng-hợp với sự quan-tâm của mình, khiến người-viết hoàn-thành được những bài-viết ở sau để cống-hiến quý độc-giả. Trong những bài-viết, người-viết rất hãnh-diện vì theo được cái đúng của người xưa và của giáo-sư. Qua nhiều cách chứng-minh, dẫn-chứng, ví-dụ... khác nhau để giải-thích dấu gạch-nối, người-viết đạt Chân-lý dấu gạch-nối trong Việt-ngữ: ‘KHÔNG CÓ DẤU GẠCH-NỐI LÀ KHÔNG CÓ CHỮ-GHÉP, HÁN-TẠNG HAY NAM-Á’.

* Người-viết mong được các bậc thật cao-minh bổ-khuyết những thiếu-sót (chắc-chắn phải có; dầu đã trải qua hơn bốn thập niên sưu-tầm, tham-khảo và ứng-dụng dấu gạch-nối: Thời-gian tạm đủ cho việc xác-nhận giá-trị của nó) để bảo-tồn tiếng Việt và Việt-ngữ abc: Ngôn-ngữ gồm có 2 ngữ-âm và 2 ngữ-pháp.

Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý’.
(Viết không hết lời, nói không cạn ý).
(Dịch-kinh).

Thành-thật kính-chúc tất-cả độc-giả có đủ khả-năng hiểu rõ giá-trị dấu ngang-nối và hãnh-diện với ngôn-ngữ Việt-nam.
Trân-trọng,
Đoàn Xuân.

* * *

Lưu-ý: Nếu cảm-thấy bị mù-mắt và mù-trí, thì đừng nên đọc tiếp...sẽ bị loạn-trí... mà không tìm ra Chân-lý của Việt-ngữ abc.

* Thuật-thuyết ở Về Nguồn là ghi lại những tinh-hoa của tiền-nhân Việt-nam về vấn-đề ngôn-ngữ, mà ngày-nay có đến hơn 99.99% người học tiếng Việt và Việt-ngữ abc không hiểu được (= ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng hay Nam-Á), kể từ sau ngày có phát-minh Việt-ngữ abc (từ năm 1615-1625).

* Phải học phần Hình-nhi-hạ của Việt-ngữ trước để biết nói, biết đọc và biết viết; và phải học thêm phần Hình-nhi-thượng của Việt-ngữ (ngữ-căn khoảng 40,000 và ngữ-pháp thuộc Hán-Tạng hay Nam-Á) để hiểu đúng ý-nghiã của nó.

* Chuyển-ngữ (hay Phiên-âm) sai từ Hán-Nôm sang Việt abc, tạo cho người học Việt-ngữ không hiểu đúng ý-nghĩa.

* * *

THUẬT NHI BẤT TÁC: Toàn-bộ (3 quyển) “Về Nguồn” là “Thánh-kinh” ( = ghi trung-thực công-lao văn-hoá cuả tiền-nhân Việt-nam) cho người học để hiểu Việt-ngữ abc ngày-nay.

Mục-lục:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét