(phần 2 trong sách Về Nguồn)
Tác-giả: Đoàn-Xuân
Dẫn-nhập
Học tiếng Việt/Hán-Nôm sang tiếng Việt/Việt-ngữ abc, nên quan-niệm như nhà hoá-học Pháp Lavoisier (1743-1794): “Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme” (Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ biến-đổi lẫn nhau mà thôi).
Học ngôn-ngữ chia ra làm hai phần rõ-rệt để nhận-định:
- Phần hình-thức: là phần công-truyền, ai học cũng được, học để biết nói, biết đọc và biết viết. Ví-dụ: Ai cũng biết người Việt nói tiếng Việt, người Mỹ nói tiếng Anh,…nhưng khi nghe có hiểu được hay không là một chuyện khác. Nghe, sờ, thấy,… là hình-thức; hiểu là nội-dung hay ý-nghĩa, phải dùng đến lý-trí.
- Phần nội-dung: là phần ý-nghĩa của các ký-hiệu ngôn-ngữ.
Muốn hiểu được ý-nghĩa của ngôn-ngữ phải có sự vận-dụng của trí-tuệ. Đây là phần tâm-truyền: tất-cả những sách-vở, kinh-truyện, giảng-giải,…chỉ là phương-tiện giúp cho ta thành-công, yếu-tố ‘tự-hoá’ ( = hiểu+làm) của từng cá-nhân mới quyết-định sự thành-công ( = hạ-đạt [ = ngu] hay thượng-đạt [ = trí]).
1.- Các dân-tộc Châu Á:
a/- Trung-tâm phát-sinh nhân-loại:
Thời thượng-cổ, theo các nhà nhân-chủng-học và ngôn-ngữ-học, ở trung-tâm châu Á đã có người.
Các đường giao-thông thiên-nhiên như sông-ngòi và đường biển, dựa theo hiện-tượng gió mùa, đã giúp các dân-tộc ở trung-tâm phân-tán đi khắp nơi để sinh-sống. Nuí cao, rừng rậm làm trở-ngại lớn cho những dân-tộc ở đất liền.
Các nhà nhân-chủng-học và ngôn-ngữ-học đã cho rằng ‘trung-tâm nhân-loại’ đã phát-sinh từ châu Á, gồm có đủ ba chủng-tộc và ba chủng-loại-ngữ của loài người.
Theo De Quatrefages, nhà nhân-chủng-học, nhân-loại phát-sinh giữa vùng cao-nguyên bao-la bao-bọc bởi các dãy núi lớn:
Phía Nam và phiá Tây có dãy Himalaya.
Phiá Tây có núi Bolor.
Phía Tây-Bắc có núi Tagh-Ata (vùng Pamir).
Phiá Bắc có núi Altai (A-nhĩ-thái-sơn).
Phía Đông có núi Kingkhan (Hưng-an-lãnh).
Phía Nam và Đông-Nam có núi Kouenlun (Côn-lôn).
b/- Nhân-chủng-loại:
* Giống da đen:
Những giống ở xa vùng trung-tâm phát-sinh, tại những quần-đảo miền Bắc như Kiousou (Nhật-bản), đến đảo Andaman (vịnh Bengale, thuộc Ấn-độ-dương) còn thuần-tuý hoặc đã lai.
Ở đất liền, giống da đen lai với các giống dân từ sông Gange đến Népal, về phiá Tây thì lai với dân ở vùng vịnh Persique.
* Giống da vàng:
Chiếm vùng trung-tâm và vùng phụ-cận, còn thuần-tuý hay đã lai với giống da trắng, ở miền Bắc, miền Đông, miền Đông-Nam, và miền Tây.
Ở phiá Nam, pha-lẫn với nhiều giống dân thiểu-số, không trở-thành phần-tử quan-trọng.
* Giống da trắng:
Về thời cổ giống da trắng đã tranh-giành với giống da vàng ở vùng trung-tâm châu Á. Số da trắng còn sót lại ngày nay là giống dân người Mèo ở vùng cao-nguyên; và ở về phiá Đông có giống người Aino và giống người Nhật-bản thượng-lưu, cùng với giống người Tinguiames ở Philippines; ở về phiá Nam có giống Hindous ở Ấn-độ; ở về phiá Tây-Bắc và phiá Tây thì có giống da trắng, thuần-tuý hoặc lai, chiếm đa-số.
c/- Sự di-dân:
Từ thượng-cổ, các giống dân kể trên, nhờ điều-kiện thiên-nhiên thuận-tiện, từ trung-tâm di-dân ra các vùng phụ-cận theo năm ngã chính:
1/- Từ vùng Pamir đi sang phía Tây, hoặc dọc theo biển Caspienne xuống vùng Á-tế-á Thổ-nhĩ-kỳ, Hy-lạp sang Âu-châu, hoặc đi ngang qua Iran, Palestine đến châu Phi; miền Bắc thì theo ngả Ai-cập, hoặc đi ngang qua Arabie đến Hồng-hải, rồi đến Phi-châu, dọc ven biển Ấn-độ.
2/- Từ vùng Altai đi qua vùng sa-mạc Sibérie đến Nga, rồi tràn vào vùng Bắc-Âu.
3/- Về phiá Đông-Bắc, từ Ngoại-Mông vượt qua vùng Hưng-an-lãnh, đi về hướng Bắc vùng Sibérie, tràn sang vùng Alaska (thuộc châu Mỹ).
4/- Về phiá Tây-Nam, từ vùng Pamir dọc theo vùng núi Himalaya, có-thể đi theo ngả sông Gange đến Miến-điện, sang Malacca, đến các quần-đảo thuộc Ấn-độ-dương.
5/- Về phiá Đông-Nam, từ trung-tâm ở Trung-hoa theo hướng Động-đình-hồ đi xuống vùng Ngũ-lĩnh, sang Vân-nam, theo miền Thái-lan và Việt-nam đến bán-đảo Đông-dương.
d/- Chủng-loại-ngữ: Tiếng-nói của nhân-loại:
Các nhà ngôn-ngữ-học cho rằng vùng cao-nguyên Á-châu là nơi tập-trung của ba chủng-loại-ngữ lớn:
1/- Loại tiếng biệt-vận (P: monosyllabique, isolante): Gồm các thứ tiếng Trung-hoa, Việt-nam, Thái-lan, Tây-tạng.
2/- Loại tiếng hợp-vận (Pháp: langues agglutinantes): Gồm các thứ tiếng Altaique, Nhật ở phía Tây-Bắc; tiếng Dravidien và Mã-lai ở phiá Nam; tiếng Turc ở phiá Tây.
3/- Loại tiếng chuyển-vận (P: langues flexionnelles): Tiếng Phạn (Sanskrit), tiếng Iran ở phiá Tây-nam và phiá Tây.
Riêng vùng Đông-Nam châu Á, có tám dân-tộc nói tiếng biệt-vận, gồm có: Trung-hoa, Việt-nam, Mèo, Mán, Lô-lô, Thái, Tây-tạng, và Stieng.
Tiếng biệt-vận có một hình tam-giác với ba góc là: phiá Tây là Tây-tạng; phiá Bắc là vịnh Petchili; phiá Nam là vịnh Xiêm-la (Thái-lan).Và Hán-Nôm cùng tổ là tiếng biệt-vận.
Trung-tâm-điểm của tam-giác ngôn-ngữ nầy là vùng Quý-châu (thuộc Qảng-tây), là nơi tụ-họp của các con sông lớn của châu Á, như: Hoàng-hà, Dương-tử, Tây-giang, Hồng-hà, Cửu-long (Mékong), Ménam, Salouen và Irraouaddy.
Các con sông lớn nầy chính là những đường giao-thông thiên-nhiên rất thuận-tiện, cùng với hiện-tượng gió mùa hằng năm, đã giúp các dân-tộc di-chuyển dễ-dàng đến những vùng thích-ứng và định-cư sau nầy.
2.- Nguồn-gốc của dân-tộc Việt-nam.
Đây là vấn-đề khó giải-quyết nhất, vì không có sử-liệu thật chính-xác, chỉ dựa trên truyền-thuyết và khảo-cổ mà thôi.
Có ba nguyên-nhân để hình-thành chủng-tộc:
- Sự thích-nghi môi-trường địa-lý tự-nhiên: hình-thành các đặc-điểm cơ-bản của các đại-chủng về màu da, dạng tóc, tầm-vóc cơ-thể, mí-mắt. Chỉ có giá-trị ở các giai-đoạn nguyên-thuỷ, không còn giá-trị ở những giai-đoạn phát-triển của xã-hội.
- Trạng-thái sống biệt-lập giữa các nhóm người: những nhóm người sống biệt-lập, với chế-độ nội-hôn tác-động qá-trình hình-thành chủng-tộc.
- Sự lai-giống: ở những xã-hội phát-triển hơn, sự lai-giống tạo nên các loại-hình nhân-chủng mới.
2a.- Bán-đảo Đông-dương là vùng kéo dài của Á-châu, là đầu cầu nối liền với Nam-dương quần-đảo, Úc-châu:
- Vùng đồng cỏ ở cao-nguyên là con đường di-dân của nhân-loại từ thời tiền-sử như chủng-tộc Négritos, Mélanésien (Australien), Indonésien và Mông-cổ.
- Vùng duyên-hải, người Tàu đến miền Trung và miền Nam nước Việt, và Cao-miên, theo gió mùa.
- Người Mã-lai, Indonésien, Philippines ở tại các quần-đảo cũng dạt đến Đông-dương.
- Đông-Nam Á-châu, Thái-bình-dương là đường hàng-hải Âu-Á từ đời xưa.
2b.- Theo các nhà nhân-chủng-học, ta có những luồng di-dân trên bán-đảo Đông-dương:
- Miền Tây-nam, dân Dravidien bị dân Aryen đánh-đuổi, tràn trên đất liền, phiá Bắc đến Miến-điện (dân Môn, dân Pégouan), đến Thái-lan (dân Shan), hoặc định-cư tại Cao-miên (dân Khmer, dân Chàm); phiá Nam, vượt vịnh Bengale đến quần-đảo Andaman, Nicobar, đến Malacca, Nam-dương quần-đảo, lên Philippines hoặc các quần-đảo ở Océanie.
- Miền Tây-bắc, dân từ Tây-tạng xuống Vân-nam (Thái).
- Dân Mông-cổ, từ miền bắc Trung-hoa, theo ngả Quý-châu, Quế-châu, Lạng-sơn tràn đến; hoặc theo ngả sông Dương-tử đến Chiết-giang, rồi dọc miền duyên-hải, theo gió mùa, đến Thanh-hoá, về sau đến Hội-an, Hà-tiên.
- Phiá Nam, từ các quần-đảo Thái-bình-dương tạt đến bán-đảo Đông-dương.
- Các nhà tiền-sử-học và ngôn-ngữ-học phát-biểu rằng ‘suốt từ miền A-xam ở phiá bắc Ấn-độ trải qua nam-bộ Trung-hoa, xuống tới Nam-dương quần-đảo, có một thứ văn-hoá hiện-nay còn di-tích trong các dân-tộc Anh-đô-nê-diêng’. Chúng-ta có-thể nghi-ngờ (hay khẳng-định) rằng người Việt-nam xưa có-lẽ là một nhánh của chủng-tộc Anh-đô-nê-diêng. Chủng-tộc này trong thời thái-cổ đã có mặt hầu khắp miềm Đông-Nam Á-châu.
2c.- Sáu dân-tộc lớn ở bán-đảo Đông-dương hiện-thời:
- Chiếm vùng đồng-bằng, hạ-lưu mấy con sông lớn, đất-đai phì-nhiêu, xã-hội có tổ-chức [vua, chúa]:
* Phiá Tây-bắc: dân Thái.
* Phiá Đông-bắc, Đông và Nam, hạ-lưu sông lớn, ven biển, dễ sinh-sống: dân Việt-nam.
* Phiá Tây-nam, vùng Tonlé-Sap và gần biển: dân Cam-bốt và dân Chàm.
- Chiếm vùng cao-nguyên, rừng-rú, xã-hội không có tổ-chức, sống từng bộ-lạc:
* Phiá Bắc: dân Lô-lô thuộc dân Miến-điện, Tây-tạng, dân Mán, Dao, Mèo.
* Phiá Nam: dân Mã-lai, chi-nhánh của dân-tộc ở Malacca.
* Tại cao-nguyên trung-ương, dân Indonésien là chủng-tộc các dân thượng-du và rừng-núi, từ Bắc-Việt đến Cam-bốt, ở vùng Trường-sơn, có thân-tộc với dân Da-Vak (ở Bornéo), dân Batto (ở Sumatra, không phải dân Nam-dương quần-đảo), dân Kha (Lào thượng), Mường (tiến-bộ hơn, ở vùng núi Hoà-bình, Thanh-hoá, Nghệ-an tới Qảng-trị), đồng-bào Thượng: Phong, Sách, Sô, Đá-vách, Sedang, Bahnar, Stieng, Maa, Koho,…
Ở vùng Cam-bốt thì có giống: Brao, Kouy, Por, Samré, Saotch, Angkrak, Mnong.
2d.- Tại Việt-nam tới thế-kỷ thứ X trước Công-nguyên, nhiều nhà sử-học và khảo-cổ, về tiền-sử, có nhiều giả-thuyết:
- Trước thời-kỳ Trung-thạch (12,000 năm trước Công-nguyên): không có dân-cư ở bán-đảo Đông-dương.
- Trong thời-kỳ Trung-thạch (12,000-6,000 trước Công-nguyên): có giống người Négritos và Mélanésien (văn-hoá Bắc-sơn: sơ-kỳ đá mới, cách nay từ 7 đến 10 ngàn năm).
- Thời-kỳ Tân-thạch (6,000-2,000 trước Công-nguyên): có người Indonésien từ phiá Tây tràn sang, hoặc tiêu-diệt, hoặc xua-đuổi mấy giống dân có trước ra khỏi bán-đảo. Có-lẽ là giống người Dravidien ở Ấn-độ bị người Aryen đánh-đuổi.
Họ chiếm bán-đảo trong mấy ngàn năm liền, phát-huy văn-minh đến cực-độ, nhưng cư-trú ở rừng-núi, không biết trồng luá nước. Vết-tích là nền văn-hoá Hoà-bình, cách nay khoảng 18,000-7,500 năm.
- Vào khoảng 300 năm trước Công-nguyên, một bộ-lạc giống Indonésien tràn từ phiá Tây qua, có lẽ qua Tây-tạng, Vân-nam, có mang theo kỹ-thuật nấu đồng. Khi đến đồng-bằng Bắc-Việt vào đến vùng Thanh-hoá, tạo-thành nền văn-hoá Đông-sơn (Indonésien có lai Tàu, từ thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên).
Pha giống với người Indonésien cũ (Kha, Mọi) đã tới dãy Trường-sơn trước, người Indonésien mới nầy hình như cùng di-cư với người Thái, nhưng tiến trước người Thái. Người Thái đến sau và dừng lại ở Vân-nam lập ra nước Nam-chiếu.
Theo những dữ-kiện kể trên, ta thấy dân-tộc Việt-nam không được thuần-chủng. Với sức-sống dồi-dào, tinh-thần bất-khuất, tạo thành một chủng-tộc riêng, có phong-tục và ngôn-ngữ riêng không giống với dân Thái, Trung-hoa hay với dân Mã-lai hoặc Môn (Mon, dân-cư cổ ở lục-điạ Đông-nam Á-châu), Mên (Miên, Khmer).
2e.- Nguồn-gốc dân-tộc Việt-nam: có nhiều thuyết:
- Các nhà khảo-cổ Pháp cho rằng người Việt-nam phát-tích ở miền núi Tây-tạng cũng như người Thái, di-cư về phiá Đông-nam và thành-lập nước Việt-nam ngày nay. Người Thái thì theo sông Cửu-long (Mékong) tạo ra nước Tiêm-la và Mên, Lào.
Vậy dân-tộc Việt-nam là một trong nhiều chủng-tộc đã do các miền Tây-bắc tràn vào.
Đồng thời, một vài chủng-tộc khác ở các quần-đảo Đông-nam như Mã-lai, Phù-nam, Chiêm-thành cũng tập-hợp trên bán-đảo Đông-dương.
- Có thuyết cho rằng người Việt thuộc giống Indonésien bị giống Aryen đánh bạt ra khỏi Ấn-độ, chạy qua bán-đảo Hoa-Ấn.
Tới đây chia ra làm hai nhánh, một nhánh ở bán-đảo Hoa-Ấn, tiêu-diệt đám thổ-dân là người Mélanésien; một nhánh thiên xuống Nam-dương quần-đảo.
Ở mạn Bắc, hoà với giống người Mông-cổ, chịu ảnh-hưởng văn-minh Trung-kuốc.
Ở mạn Nam, giống Indonésien hợp thành giống Cao-miên và Chiêm-thành, chịu ảnh-hưởng văn-hoá Ấn-độ.
Riêng nhánh ở mạn Bắc cũng chia làm hai chi-phái: một nhánh sinh-tụ ở Trung-châu sông Nhị và các miền duyên-hải, nhờ đất-cát phì-nhiêu và chịu nhiều cuộc biến-chuyển lịch-sử mà tiếp-xúc nền văn-minh Trung-kuốc nên tiến-bộ mau-lẹ; một nhánh lên ở các vùng cao-nguyên, sống với rừng-rú, chịu ảnh-hưởng của giống Thái. Người Mường cư-trú ở Hoà-bình và Nghệ-an là hậu-duệ của chi-phái nầy.
- Ông Léonard Aurousseau cho người Việt thuộc dòng-dõi người nước Việt đời Xuân-thu, vào thế-kỷ thứ 6 trước Công-lịch thuộc quyền Kuốc-vương Câu-Tiễn, kinh-đô ở Thiệu-hưng, tỉnh Chiết-giang ngày nay.
Năm 333 trước Công-lịch, nước Sở diệt nước Việt, người Việt chạy về phiá Nam và chia thành 4 phái:
* Đông-âu hay Việt-Đông-hải, thuộc miền Ôn-châu (phiá Nam tỉnh Chiết-giang).
* Mân-Việt tụ-tập tại Phúc-châu (Phúc-kiến).
* Nam-Việt thuộc Qảng-đông và phiá Bắc Qảng-tây.
* Lạc-Việt hay Tây Âu-lạc ở phiá Nam Qảng-tây và miền Bắc Việt-nam bây giờ.
- Có thuyết giải-thích ‘Âu-Lạc’: quốc-gia cổ-đại người Việt, ra đời sau nước Văn-lang, trên địa-bàn Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ ngày nay, có hai tộc lớn là Tây-âu [đứng đầu là Thục-Phán] và Lạc-việt [đứng đầu là Hùng-vương] sinh-sống. Cuối thế-kỷ thứ 3 trước Công-nguyên, Thục-Phán hợp-nhất hai tộc và thành-lập nước Âu-Lạc, đóng đô ở Cổ-loa.
- Có thuyết cho rằng nước Âu-Lạc thành-lập năm 257 trước Công-nguyên, tồn-tại cho đến khi Triệu-Đà thôn-tính vào năm 179 trước Công-nguyên.
- Có thuyết giải-thích ‘Bách Việt’: danh-từ dùng trong thư-tịch thời Chiến-kuốc (thế-kỷ thứ 4-3 trước Công-lịch) ở Trung-kuốc để chỉ các tộc người không phải Hán ở Nam Trường-giang (sông Dương-tử): Ngô-Việt ở vùng Chiết-giang; Mân-Việt vùng Phúc-kiến; Nam-Việt vùng Qảng-đông và Qảng-tây; người Việt ở nước Âu-Lạc (Bắc Việt-nam) là Lạc-Việt và Âu-Lạc.
- Có thuyết cho rằng: Lạc-Việt là một bộ-phận của Bách Việt (các dân-tộc không phải Hán ở phiá Nam sông Dương-tử), phân-bố ở vùng Bắc Việt-nam ngày nay. Người Lạc-Việt là tổ-tiên của người Việt và người Mường hiện-đại. Mang nguồn-gốc bản-địa. Giống người Lạc-Việt gồm hai loại-hình nhân-chủng Indonésien và Đông-nam Á (thuộc đại-chủng Mongoloid), và ngôn-ngữ Việt-Mường (thuộc ngữ-hệ Nam-Á). Người Lạc-Việt xây-dựng kuốc-gia cổ-đại đầu-tiên của Việt-nam là Văn-lang, sau đó cùng người Tây-âu xây-dựng nên kuốc-gia Âu-Lạc. Là chủ-nhân lớp văn-hoá đầu-tiên của văn-minh sông Hồng, nền văn-hoá Đông-sơn với những chiếc trống đồng nổi-tiếng.
- Có thuyết giải-thích ‘Mân-Việt’: một chi của người Việt cổ (Bách Việt), thời Tần-Hán, người Mân-Việt phân-bố ở các tỉnh Phúc-kiến, nam tỉnh Chiết-giang, đông-bắc tỉnh Giang-tây và các đảo ven biển Phúc-kiến, Đài-loan hiện nay. Thủ-lĩnh là Vô-Chư, tương-truyền là hậu-duệ của Việt-vương Câu-Tiễn. Thời Tần, Vô-Chư bị giáng làm quân-trưởng, đất-đai ở vào quận Mân-trung; sau có công giúp nhà Hán diệt nhà Tần, đến năm thứ 5 đời Hán Cao-tổ (202 trước Công-nguyên), được lập làm Mân Việt-vương, đóng đô ở Đông-dã, thuộc Phúc-châu ngày nay. Thời Hán, Mân-Việt đem quân đánh vùng Ôn-châu (thuộc tỉnh Chiết-giang) và Nam-Việt. Về sau, nội-bộ phân-hoá, một bộ-phận tách ra thành Đông-Việt. Năm Nguyên-đỉnh thứ 6 (111 trước Công-nguyên), sau khi Đông Việt-vương là Dư-Thiện chống lại nhà Hán bị thất-bại, vua Võ-đế chuyển một bộ-phận của tộc nầy về vùng Trường-giang, sông Hoài, người Mân-Việt dần-dần hoà-nhập vào dân-tộc Hán.
- Có thuyết cho rằng: Nhóm người Việt (Câu-Tiễn) miền Chiết-giang thời Xuân-thu bị tan-rã (vào năm 333 trước Công-nguyên), người di-cư về Nam theo đất-liền tới Đông-hải, Mân-Việt, Nam-Việt, Lạc-Việt và hỗn-hợp với dân bản-xứ; người vượt biển vào dịp gió-muà tới vùng Thanh-hoá (Cửu-chân). Trường-hợp nầy cũng giống như những di-thần nhà Minh không tùng-phục Mãn-Thanh, vượt biển đến Hội-an hồi thế-kỷ 17.
Những di-dân nầy đem đến Giao-chỉ nhiều kinh-nghiệm chiến-tranh với các khí-giới và kỹ-thuật đúc đồ đồng cùng văn-hoá chữ-viết. Họ sống chung-đụng và có-thể chiến-thắng người bản-xứ, vì họ có tiến-bộ hơn, có tổ-chức, có kỹ-thuật và thiện-chiến hơn. Chủng-tộc-ngữ hình-thành ở giai-đoạn nầy.
Tuy nắm được ưu-thế, nhưng vì họ là nhóm thiểu-số nên dần-dần bị đồng-hoá với người bản-xứ, theo một phần lớn phong-tục và tiếng-nói của số đông.
Vậy dân-tộc Việt-nam đã có từ lâu đời, sinh-sống tại đồng-bằng Bắc-Việt, và nhóm người Việt miền Chiết-giang mới đến sau bị đồng-hoá, chứ họ không phải là gốc-tích tổ-tiên của dân-tộc Việt-nam. Tiếng biệt-vận là ngôn-ngữ cuả hai sắc-tộc.
- Có thuyết cho rằng: Trên lãnh-thổ của Việt-nam hiện-nay, khảo-cổ-học đã phát-hiện được di-tích đá cũ và hoá-thạch của người Homo erectus cách nay trên dưới 50 vạn năm, và tiếp-theo là di-tích hậu-kỳ đá cũ, rồi các giai-đoạn phát-triển của thời-kỳ đồ đá mới. Cách nay khoảng 4-5 ngàn năm, văn-hoá hậu-kỳ đá mới phân-bố từ bắc chí nam, từ rừng-núi đến đồng-bằng châu-thổ, từ đất-liền đến hải-đảo.
Đây là lúc biển lùi và bắt-đầu qá-trình bồi-tụ hình-thành đồng-bằng sông Hồng, sông Cửu-long và các đồng-bằng ven biển. Cư-dân nguyên-thuỷ từ miền cao-nguyên tiến xuống khai-phá vùng đồng-bằng để làm luá nước.
Từ đầu thiên-niên-kỷ thứ 2 trước Công-nguyên, Việt-nam bước vào thời-đại kim-khí, từ thời-đại đồ đồng tiến lên sơ-kỳ đồ sắt, tạo nên những tiến-bộ về kinh-tế xã-hội.
Chế-độ công-xã nguyên-thuỷ tan-rã, và trong thiên-niên-kỷ thứ nhất đến những thế-kỷ đầu Công-nguyên, Việt-nam hình-thành những trung-tâm văn-minh và nhà-nước đầu-tiên: Văn-hoá Đông-sơn với kuốc-gia Văn-lang - Âu-lạc ở miền Bắc; Văn-hoá Sa-huỳnh với kuốc-gia Chămpa ở miền Trung; và Văn-hoá Óc-eo với kuốc-gia Phù-nam ở miền Nam. qua nhiều tiến-trình lịch-sử lâu-dài, ba nền văn-hoá giao-lưu và hội-nhập thành lịch-sử văn-hoá Việt-nam ngày nay, mà tuyến Đông-sơn, Văn-lang, Âu-lạc giữ vai-trò chính-yếu.
2f.- Các nhà khoa-học đã chia văn-hoá Việt-nam làm 7 vùng văn-hoá lớn:
1/-Vùng văn-hoá Trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ, trung-tâm là Thăng-long – Hà-nội.
2/- Vùng văn-hoá Việt-Bắc.
3/- Vùng văn-hoá Tây-Bắc và miền núi Bắc Trung-bộ.
4/- Vùng văn-hoá đồng-bằng duyên-hải Bắc Trung-bộ.
5/- Vùng văn-hoá duyên-hải Trung và Nam Trung-bộ.
6/- Vùng văn-hoá Trường-sơn – Tây-nguyên.
7/- Vùng văn-hoá Nam-bộ, trung-tâm là Sài-gòn - Gia-định (trung-khu văn-hoá Đồng-nai).
- Những trung-tâm văn-hoá đáng kể ở Việt-nam:
* Văn-hoá Bàu Tró (hay Bàu-tró): ở Đồng-hới (Qảng-bình), có hơn 20 địa-điểm với các loại-hình: cồn sò-điệp, cồn cát và cồn đất, phân-bố dọc đồng-bằng ven biển từ Nghệ-an tới Qảng-bình. Công-cụ có rìu, bôn, cuốc, đục, dao, cưa, mũi khoan, bàn mài, chày, bàn nghiền và hòn nghè; tiêu-biểu nhất là rìu, bôn có vai được ghè lại lưỡi. Đồ gốm có số-lượng lớn, ổn-định về chất-liệu, có loại-hình và văn-hoá trang-trí, đặc-trưng nhất là loại gốm gắn tai, trang-trí hoa-văn mai rùa, văn khắc vạch hình khuông nhạc trên nền văn thừng, kết-hợp với tô-màu đỏ hoặc đen-chì. Có niên-đại khoảng 4,000 năm.
Văn-hoá của dân định-cư, săn-bắt, hái-lượm và có-thể đã biết làm nông-nghiệp; có nguồn-gốc từ văn-hoá Quỳnh-văn và có quan-hệ giao-lưu trao-đổi với cư-dân văn-hoá Hoa-lộc, Hạ-long ở phiá Bắc, với cư-dân văn-hoá Xóm-cồn ở phiá Nam, với các bộ-lạc miền núi Trung-bộ và Tây-nguyên.
Văn-hoá Bàu Tró là thành-tố đóng-góp sự ra đời của văn-hoá Sa-huỳnh ở miền Trung Việt-nam.
* Văn-hóa Bắc-sơn: Cư-dân văn-hoá Bắc-sơn sống trong hang-động hoặc mái đá vùng núi đá-vôi Bắc-sơn. Kinh-tế: săn-bắt, hái-lượm và làm gốm. Công-cụ tiêu-biểu: rìu-cuội ghè-đẽo mài lưỡi, thường được gọi là ‘rìu Bắc-sơn’ và thỏi đá phiến có dấu hai rãnh song-song, gọi là ‘dấu Bắc-sơn’.
Văn-hoá Bắc-sơn phát-triển tiếp-theo sau nền văn-hoá Hoà-bình, cách nay khoảng từ 7 đến 10 ngàn năm.
* Văn-hoá Đa-bút: ở đồng-bằng Thanh-hoá và Ninh-bình, có niên-đại từ 4 đến 6 ngàn năm. Cư-dân đã từng khai-phá đồng-bằng châu-thổ sông Mã để trồng rau, củ; phát-triển nghề đánh cá trên sông, biển; trung-tâm sản-xuất gốm thời-đại đá-mới; có nguồn-gốc từ văn-hoá Hoà-bình.
Đặc-trưng: đồ gốm pha nhiều sạn, đáy tròn, không chân, miệng cao hơi loe, bụng hình cầu, hoa-văn hình nan đan.
* Văn-hoá Tiền Đông-sơn: Thuộc văn-hoá thời-đại đồ đồng trước văn-hoá Đông-sơn, như nền văn-hoá Phùng-nguyên, văn-hoá Đồng-đậu, văn-hoá Gò Mun trong lưu-vực sông Hồng; như văn-hoá cồn Chân-tiên, Đông-khối, Quỳ-chữ thuộc lưu-vực sông Mã; như văn-hoá Đền Đồi, Rú-trăn trong vùng lưu-vực sông Lam.
* Văn-hoá Đông-sơn: khai-qật ở trên bờ sông Mã tỉnh Thanh-hoá, phân-bố rất rộng ở vùng Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ, từ biên-giới Việt-Trung đến bờ sông Gianh.
Đặc-trưng: đồ đồng đa-dạng và độc-đáo, rìu, giáo, dao găm, thố, bình, thạp, chuông, trống,…với hợp-kim đồng, thiếc, chì, sắt. Cư-dân làm nông-nghiệp, chăn-nuôi gia-súc như trâu, bò, lợn, gà,…Có từ thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên.
* Văn-hoá Đồng-đậu: Sau nền văn-hoá Phùng-nguyên nhưng rộng hơn (di-tích tiêu-biểu ở Gò Diễn, Mã-lao, Nội-gan, Thành Dền, Đồng Dền, Bãi Mèn, Đình Tràng [lớp dưới], Tiên-hội, Đông-lâm [lớp dưới]), trong hệ-thống văn-hoá Tiền Đông-sơn, phân-bố ở trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ. Có niên-đại khoảng 3 ngàn đến 3,5 ngàn năm. Dụng-cụ gồm có đồ gốm có hoa-văn, đồ trang-sức, đồ đồng, đồ xương,…Cư-dân sống bằng nông-nghiệp trồng lúa nước, có chăn-nuôi gia-súc.
* Văn-hoá Đồng-nai: Phân-bố ở khắp vùng trung-du và đồng-bằng miền Đông Nam-bộ, ven sông Đồng-nai, sông Sài-gòn và sông Vàm-cỏ, sơ-kỳ thời-đại đồng đến sơ-kỳ thời-đại sắt. Có niên-đại khoảng 2,500-4,500 năm. Dụng-cụ: đồ đá mài, đồ gốm có hoa-văn đẹp, đồ đồng, vũ-khí có liên-hệ các di-tích ở Cao-miên và Thái-lan. Có người gọi là văn-hoá Phước-tân, văn-hoá Bến Đò, hay văn-hoá Cù-lao Rùa. Có nhiều địa-điểm khảo-sát: Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình-đa, Cái-vạn, Cù-lao Rùa, Hưng-thịnh, Đồi Xoài, Đồi Mít, Gò Me, Đồi Phòng-không, Cái-lăng, Long-bửu, Bến-đò, Phước-tân, Gò Đá, Dốc Chùa, Bù-đốp, Gò Tháp, Gò Canh-nông, Gò Cao-su, An-sơn, Rạch Núi,…
* Văn-hoá Gò Mun (hay Gò-mun): ở xã Tứ-xã, huyện Phong-châu, tỉnh Phú-thọ. Cư-dân sống về nông-nghiệp. Dụng-cụ gồm có đồ đồng đa-dạng [liềm, dao, giáo, lao, rìu, mũi-tên, chuông,…], đồ gốm có hoa-văn đẹp [bình, nồi,…], đồ trang-sức [vòng-tay, khuyên-tai, trâm-cài và tượng động-vật]. Nó có cùng địa-bàn với văn-hoá Phùng-nguyên và văn-hoá Đồng-đậu trước đó, trong các tỉnh Vĩnh-phúc, Phú-thọ, Bắc-ninh, Bắc-giang, Hà-tây và thành-phố Hà-nội. Phát-triển từ văn-hoá Đồng-đậu và tồn-tại trước văn-hoá Đông-sơn, có niên-đại từ thế-kỷ thứ 11 đến thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên.
* Văn-hoá Hạ-long: ở Qảng-ninh, phát-triển từ văn-hoá Cái Bèo, giao-lưu, trao-đổi với các nền văn-hoá đồng-đại khác như văn-hoá Phùng-nguyên, Hà-giang, Mai-pha, Hoa-lộc (Bắc Việt-nam) và các đảo ven biển Nam Trung-kuốc; đóng-góp vào sự hình-thành văn-hoá Đông-sơn vùng ven biển Việt-nam. Cư-dân làm nghề biển, kỹ-thuật cao về gốm, biết trồng-trọt, xe sợi, đan lưới, làm dây câu, đóng bè và đi biển; có niên-đại khoảng 4,000 năm.
* Văn-hoá Hoa-lộc: tại xã Hoa-lộc, huyện Hậu-lộc, tỉnh Thanh-hoá; các di-chỉ phân-bố trên các doi cát cao dọc theo ven biển Bắc Thanh-hoá, thuộc điạ-phận huyện Hậu-lộc và Nga-sơn. Cư-dân sống bằng nghề nông, chăn-nuôi, săn-bắn, đánh-cá.
Có quan-hệ với nền văn-hoá Phùng-nguyên, văn-hoá Hạ-long, nhóm di-tích văn-hoá Cồn Chân-tiên, Mả Đống. Có niên-đại khoảng 4,000 năm. Dụng-cụ: đồ đá [cuốc, rìu, bàn mài], đồ trang-sức, đồ gốm [nồi, bình, chậu], đồ đồng.
* Văn-hoá Hoà-bình: Phân-bố khắp các nước Đông-Nam Á [tuy thống-nhất nhưng đa-dạng], ở Việt-nam có đến 120 di-chỉ. Cư-dân sống trong các hang-động đá-vôi, săn-bắn, hái-lượm, nông-nghiệp sơ-khai. Phát-triển qua ba giai-đoạn: văn-hoá Hoà-bình sớm từ 18,000 đến 12,000 năm; văn-hoá Hoà-bình điển-hình có từ 12,000 đến 9,000 năm; và văn-hoá Hoà-bình phát-triển có từ 9,000 đến 7,500 năm.
Có nguồn-gốc từ văn-hoá Sơn-vi, và đóng-góp vào sự hình-thành một số văn-hoá như Đa-bút, Cái-bèo, Quỳnh-văn
* Văn-hoá Hậu Hoà-bình: Đó là nền văn-hoá Đa-bút ở Thanh-hoá, văn-hoá Quỳnh-văn ở Nghệ-an, di-chỉ Cái Bèo ở Hải-phòng, di-chỉ Bàu Dũ ở Qảng-nam – Đà-nẵng.
Có sau nền văn-hoá Hoà-bình và có-thể đã phát-triển từ nền văn-hoá Hoà-bình.
* Văn-hoá Óc-eo: theo di-tích ở Óc-eo, xã Vọng-thê, huyện Thoại-sơn, tỉnh An-giang. Đồ dùng có gỗ, đá quý, gốm, thuỷ-tinh; đã biết dùng kim-loại như vàng, đồng, chì, sắt, thiếc.
Có chứng-cớ liên-hệ đến con đường tơ-lụa trên biển từ Đông-Nam Á đến vùng Địa-trung-hải.
Văn-hoá Óc-eo có liên-hệ đến nền văn-hoá Tiền Óc-eo từ cuối thời-đại đồ đồng ở Nam-bộ, và văn-hoá Hậu Óc-eo có liên-quan đến nước Chân-lạp và Thuỷ Chân-lạp.
* Văn-hoá Phùng-nguyên: nền văn-hoá mở-đầu cho nền văn-hoá Tiền Đông-sơn trên lưu-vực sông Hồng; phân-bố ở vùng trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ vào sơ-kỳ thời-đại đồ đồng; niên đại khoảng 3,500 đến 4,000 năm.
Những di-tích tiêu-biểu như Phùng-nguyên, Xóm Rền, Gò Bông, An-đạo, nghĩa-lập, Đồng-đậu [lớp dưới], Lũng Hoà, Chùa Gio, Văn-điển, Bãi Tự,…Cư-dân sống bằng nông-nghiệp. Đồ dùng có gốm [nồi, bình, bát, vò,…], đá [rìu, bôn, đục, bàn mài, mũi tên, mũi giáo, qua,…], đồng [còn rất hiếm],
* Văn-hoá Phước-tân: Xem lại Văn-hoá Đồng-nai. Có người cho nên viết ‘Đồng nai’, có nghĩa là nơi [ = đồng] có nhiều nai. Ngày nay ‘Đồng nai’ trở-thành địa-danh, nên viết là ‘Đồng-nai’.
* Văn-hoá Quỳnh-văn: ở Quỳnh-văn, huyện Quỳnh-lưu, tỉnh Nghệ-an; có 21 địa-điểm được khai-qật; công-cụ bằng đá thô-sơ, đồ gốm; niên-đại khoảng 5,000 năm [thời-đại đá mới]. Cư-dân sống bằng khai-thác nhuyễn-thể nước mặn, đánh-cá, săn-bắt và hái-lượm.
Có nguồn-gốc từ văn-hoá Hoà-bình, và phát-triển thành văn-hoá Bàu Tró [ở loại-hình nền văn-hoá Thạch-lạc].
* Văn-hoá Tiền Sa-huỳnh: có trước nền văn-hoá Sa-huỳnh, thuộc thời-đại đồ đồng. Địa-điểm khai-quật tại Long-thạnh, Bình-châu (thuộc tỉnh Qảng-ngãi).
* Văn-hoá Sa-huỳnh: địa-danh ở bờ đầm An-khê, tỉnh Qảng-ngãi; thuộc sơ-kỳ thời-đại sắt [sau thời-đại đồ đồng], tồn-tại khoảng 500 năm đến đầu Công-nguyên. Phân-bố ở miền Trung, từ Đà-nẵng, Qảng-nam đến Bình-thuận. Ở khu-vực Huế và Qảng-trị, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có sự hội-nhập với nền văn-hoá Đông-sơn; về phiá Nam, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có sự hội-nhập với cư-dân văn-hoá Đồng-nai; về phiá Tây, văn-hoá Sa-huỳnh có ảnh-hưởng đến các nền văn-hoá khảo-cổ Tây-nguyên; về miền ven biển, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có liên-hệ đến văn-hoá Trung-kuốc, Ấn-độ và các hải-đảo Đông-Nam Á. Có-thể hình-thành nền văn-hoá Chăm-pa. Đồ dùng có gốm, sắt, đồng, thuỷ-tinh, đồ trang-sức bằng ngọc mã-não.
* Văn-hoá Sơn-vi: xã Sơn-vi, huyện Lâm-thao, tỉnh Phú-thọ; có hơn 140 địa-điểm được khai-qật; phân-bố trên các đồi, gò trung-du, hang-động Bắc Việt-nam. Cư-dân văn-hoá Sơn-vi sống bằng săn-bắn và hái-lượm, chưa biết trồng-trọt và chăn-nuôi. Có niên-đại khoảng từ 23,000 đến 11,000 năm.
Văn-hoá Sơn-vi [thuộc hậu-kỳ thời-đại đá cũ] có trước và khác văn-hoá Hoà-bình, phát-triển sang văn-hoá Hoà-bình.
- Theo truyền-thuyết cho rằng: Vua Đế-minh, cháu thứ ba đời của vua Thần-nông, đi tuần-thú phương Nam, đến miền núi Ngũ-lĩnh thuộc tỉnh Hồ-nam, gặp một nàng tiên, lấy nhau rồi sinh ra Kinh-Dương-vương đặt làm vua phương Nam.
Sau nầy Kinh Dương-vương lấy con gái Động-Đình-quân là Long-Nữ sinh ra Lạc-Long-quân.
Lạc-Long-quân lấy Âu-Cơ, sinh ra một bọc có 100 trứng, nở ra 100 con trai, nửa theo mẹ (giống tiên) lên núi, nửa theo cha (giống rồng) xuống Nam-hải. Do đó có giống Bách-Việt ở khắp miền Nam Trung-kuốc. Nước của Kinh-Dương-vương lấy kuốc-hiệu là Xích-quỷ, gồm tỉnh Hồ-nam và Qảng-tây bây-giờ.
Lạc-Long-quân phong cho con cả làm vua nước Văn-lang, kuốc-hiệu đầu-tiên của dân-tộc ta, xưng là Lạc-vương.
Họ Hồng-Bàng kể từ đời Kinh-Dương-vương, Lạc-Long-quân và 18 đời vua Lạc-vương là những triều-đại trước tiên của nước ta. Truyền-thuyết cho rằng họ Hồng-Bàng kéo dài từ năm 2879 trước Công-lịch đến năm 258 trước Công-lịch.
Kinh-Dương có người cho là đất Kinh và đất Dương, tên hai châu thuộc điạ-bàn của giống Giao-chỉ ngày xưa.
Những chữ Âu, như Âu-giang (tên sông thuộc nước Việt ngày xưa ở vùng Chiết-giang, ngày nay vẫn còn tên ấy), Âu-Lạc, Âu-Việt, Đông-Âu, Tây-Âu,… chắc cũng đều là tên đất.
Vào thế-kỷ thứ 9 trước Công-lịch, một số thị-tộc Việt lập ra nước Việt do một nhà quý-tộc họ Mị, cùng họ với vua nước Sở.
Vua nước Sở, họ Hùng, có niên-kỷ như sau:
1.- Hùng-Dịch: 1122-1078 trước Công-nguyên.
2.- Hùng-Nghệ: 1078-1052 trước Công-nguyên.
3.- Hùng-Đán: 1052-1001 trước Công-nguyên.
4.- Hùng-Thắng: 1001-946 trước Công-nguyên.
5.- Hùng-Dương: 946-887 trước Công-nguyên.
6.- Hùng-Cừ: 887-877 trước Công-nguyên.
7.- Hùng-Chấp: 877-876 trước Công-nguyên.
8.- Hùng-Duyên: 876-847 trước Công-nguyên.
9.- Hùng-Dõng: 847-837 trước Công-nguyên.
Và 18 đời vua Hồng-Bàng cũng lấy hiệu như sau:
1.- Kinh-Dương-vương (Lục-dục-vương).
2.- Lạc-Long-quân (Hùng-hiền-vương) .
3.- Hùng-Lân (Hùng-quốc-vương).
4.- Hùng-Việt-vương.
5.- Hùng-Hi-vương.
6.- Hùng-Huy-vương. (Người Tàu gọi là Câu-Tiễn).
7.- Hùng-Chiêu-vương.
8.- Hùng-Vị-vương.
9.- Hùng-Định-vương.
10.- Hùng-Uy-vương.
11.- Hùng-Trinh-vương.
12.- Hùng-Vũ-vương.
13.- Hùng-Việt-vương.
14.- Hùng-Anh-vương.
15.- Hùng-Triều-vương.
16.- Hùng-Tạo-vương.
17.- Hùng-Nghị-vương.
18.- Hùng-Duệ-vương.
Một nửa theo mẹ lên núi là những người sống ở miền sơn-cước, rải-rác các vùng đồng-bằng lưu-vực sông Dương-tử tới miền núi Nam-lĩnh ra đến bể, chậm khai-hoá nên còn theo chế-độ mẫu-hệ. Đây là các dân ở vùng Quý-châu, Vân-nam.
Ở Quý-châu có dân Miêu-tử, ở Vân-nam có dân Sâm-ly hay Xa-lý đến đời Nguyên mới bị chinh-phục.
Tương-truyền đời Chu-Thành-vương có sai sứ sang triều-cống, khi về được Chu-công Đán làm xe chỉ Nam tiễn-chân, từ đó họ có tên là Xa-lý.
Cũng có bộ-lạc tên là Lão-qua, xưng là Việt-thường dưới đời nhà Chu, bộ-lạc nầy về sau bị nhà Minh chinh-phục.
Dân tiến xuống biển được nhiều điều-kiện thuận-tiện nên tiến-bộ hơn, vì vậy đã sống vào trạng-thái phụ-hệ.
- Có thuyết cho rằng: Vào thế-kỷ thứ 30 trước Công-nguyên Hán-tộc sống ở dọc Hoàng-hà. Tại lưu-vực sông Dương-tử đã người bản-thổ: bờ sông phiá Bắc có dân Miêu và Man; bên bờ phiá Nam vùng Động-đình và Phiên-dung có dân Việt ở rải-rác đến núi Ngũ-lĩnh, các dân nầy có trình-độ canh-nông.
- Có một nhà quý-tộc dạy dân khai-khẩn ruộng-đất, dân nhớ ơn thờ người ấy làm thần Nông.
Dân Miêu, Man, Việt tuy không cùng chủng-tộc, nhưng thuộc quyền nhà quý-tộc thuộc dòng-dõi thần Nông.
Người cháu ba đời của thần Nông đi tuần-thú về phương Nam, đến Ngũ-lĩnh gặp một nàng con gái đẹp như tiên, ăn ở với nhau, sinh được một người con trai đặt tên là Lộc-Tục.
Sau vua phong cho con trưởng làm vua dân Miêu và Man ở phiá Bắc sông Dương-tử; phong cho Lộc-Tục làm vua dân Việt ở phiá Nam, gồm có đất Kinh và Dương, lấy kuốc-hiệu là Xích-quỷ, vào khoảng thế-kỷ thứ 29 trước Công-lịch.
Bấy giờ là thời-đại phong-kiến, Xích-quỷ chia làm ba nước nhỏ. Trong ba nước, có một nước ở vùng Động-đình cuả Kinh-Dương-vương. Kinh-Dương-vương lấy con gái vua kế Động-đình là Long-Nữ, sinh được một trai tên là Sùng-Lãm. Sùng-Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc-Long-quân.
Vua Lạc-Long lấy con gái của một vua nước láng-giềng ở đất Âu là nàng Âu-Cơ. (Truyền-thuyết ‘Con Rồng cháu Tiên’).
Sau nầy Hán-tộc tràn xuống phiá Nam qua nước Sở, lúc đó hàng trăm nhà quý-tộc đều xưng là dòng-dõi của vua Lạc-Long và Âu-Cơ. Có-lẽ đây là lời kêu-gọi đoàn-kết chống ngoại-xâm?
Vào thế-kỷ thứ 24 trước Công-lịch, trong ba nước kể trên có nước Việt-thường kinh-đô ở phiá Nam hồ Phiên-dương trở-nên cường-thịnh và làm bá-chủ cả vùng Phiên-dương và Động-đình. Nước nầy vào năm 1352 trước Công-lịch có sai sứ sang cống vua Đế-Nghiêu một con rùa lớn, và vào năm 1109 trước Công-lịch có cống chim trĩ cho vua Thành-vương nhà Chu.
Trước thế-kỷ thứ 12 trước Công-lịch có nhà quý-tộc nước Sở tên Hùng-Dịch chinh-phục được các dân Miêu, Man ở miền sông Hán chảy vào sông Dương-tử, tổ-chức thành một kuốc-gia. Người Tàu gọi kuốc-gia nầy là Kinh-Man, có đóng đô ở Đan-dương gần thành Nghi-xương ngày nay.
Đến đời vua nước Sở là Hùng-Cừ đem binh đánh lấy nước Đông và Dương-Việt (người Việt ở dất Dương-tử).
Nước Việt-chương (trước kia là nước Việt-thường) và nước Ngạc (ở vào khoảng thành Vũ-xương, thuộc tỉnh Hà-bắc) cũng bị kiêm-tính luôn.
Hùng-Cừ cho con trưởng là Khang ở đất Cú-đản, con thứ hai là Hồng ở đất Ngạc, con thứ ba là Chấp-Tỳ làm vua Việt-chương.
Dân Việt sống thái-bình lâu năm, không chống nổi quân Kinh-Man, nên tản-nát khắp nơi.
Dân Việt càng ngày càng đông, một số tiến lên núi vùng Lĩnh-nam, một số tiến xuống Nam-hải; về sau lại gặp nhau ở vùng Qảng-đông và Qảng-tây, sau nầy gọi là Bách-Việt.
Vào năm 581 trước Công-nguyên, con-cháu Chấp-Tỳ có người làm vua Việt-thường xưng là Hùng-vương thứ nhất.
Dân Việt lúc bấy giờ ở Nam sông Dương-tử cho đến hồ Động-đình và dọc theo bờ Nam-hải, họ có tục xâm mình nên người Tàu thường gọi là Văn-lang.
Nước Sở ở Kinh-Man trở nên cường-thịnh, theo văn-hoá Hán-tộc, bành-trướng nhanh về phương Nam nên tạo nguy-hiểm cho nước Viêt-thường.
Một ông vua họ Hùng thiên-đô qua đất Thiệu-hưng ở tỉnh Chiết-giang, và đặt kuốc-hiệu là U-Việt.
Đến đời vua Hùng-vương thứ 6 mà người Tàu gọi là Câu-Tiễn nước Việt. Năm 496 trước Công-lịch, Câu-Tiễn đem quân diệt nước Ngô, trở thành một cường-kuốc, làm bá-chủ cả một vùng đất rộng, phiá Bắc đến gần tỉnh Sơn-đông, phiá Tây gồm Việt-thường, phiá Nam giáp Hồ-tôn.
Câu-Tiễn làm vua 27 năm thì chết, con-cháu xưng bá.
Câu-Tiễn mất, đế-kuốc chia cho con-cháu. Một người con của Câu-Tiễn được làm vua đất Lạc-Việt, ở tận phiá Nam giáp Hồ-tôn, xưng là Hùng-vương thứ 7, hoặc vì có-lẽ là con trưởng, hoặc vì có-ý dòm-ngó các nước Việt ở phiá Bắc, nên xưng như thế để tỏ ra là dòng chính-thức của dân Văn-lang.
Đến đời Hùng-vương thứ 18, phiá Bắc của Lạc-Việt có nước Âu-Việt. Vua nước Âu-Việt là Thục-An-Dương-vương cướp nước Lạc-Việt, nhập hai nước lại làm một gọi là Âu-Lạc.
Vì dân của hai nước đều có thị-tộc Việt, và cùng ngôn-ngữ: con gái vua Hùng-vương thứ 18 gọi là Mị-nương, con gái vua An-Dương-vương gọi là Mị-châu. Do đó, ta có-thể nói rằng dân Âu-Lạc, tuy hai nước nhưng vẫn là người Văn-lang, tức tổ-tiên của người Việt.
- Có thuyết cho rằng: Cương-vực nước Văn-lang phiá Bắc giáp hồ Động-đình (tỉnh Hồ-nam), phiá Tây giáp Ba-thục (tỉnh Tứ-xuyên), phiá Nam giáp Hồ-tôn (Chiêm-thành), phiá Đông giáp bể Nam-hải. Đó chính là cương-vực cổ-xưa của toàn-thể gia-đình Bách-Việt hay là của nước Xích-quỷ, mà chúng-ta chỉ là một chi-phái.
Thời khởi-thuỷ dân Giao-chỉ sinh-tụ ở Nam-bộ Trung-kuốc tại lưu-vực sông Dương-tử, rồi di-cư dần xuống lưu-vực sông Nhị và sông Mã. Tới nơi cuối-cùng nầy, điạ-bàn của nước Văn-lang gồm có 15 bộ, theo Việt-sử:
1/- Văn-lang (Bạch-hạc, tỉnh Vĩnh-yên).
2/- Châu-diên (Sơn-tây, vùng núi Ba-vì).
3/- Phước-lộc (miền đồng-bằng).
4/- Tân-hưng (Hưng-hoá, Tuyên-quang).
5/- Vũ-định (Thái-nguyên và một phần đất Hoa-nam).
6/- Vũ-ninh (Bắc-ninh).
7/- Lục-hải (Lạng-sơn và một phần của Qảng-tây).
8/- Ninh-hải (Qảng-yên và một phần của Qảng-đông).
9/- Dương-tuyền (Hải-dương).
10/- Giao-chỉ (Hà-nội, Hưng-yên, Nam-định, Ninh-bình).
11/- Cửu-chân (Thanh-hoá).
12/- Hoài-nam (Nghệ-an, Hà-tĩnh).
13/- Cữu-đức (lưu-vực sông Đà và sông Mã).
14/- Việt-thường (Qảng-bình, Qảng-trị).
15/- Bình-văn (?).
- Có thuyết cho rằng: Văn-lang chỉ là một quan-niệm về chủng-tộc, có nghĩa là ‘dân có xăm mình’, dùng để phân-biệt với các chủng-tộc khác không có xăm mình như Hán-tộc chẳng-hạn, chứ không phải là tên một nước.
- Có thuyết của Ngô-Sĩ-Liên: Trong ‘Đại Việt sử-ký toàn-thư’ (1479), Ngô-Sĩ-Liên lần đầu-tiên đưa ra các truyền-thuyết (trong số 100 con trai của Lạc-Long-quân và Âu-Cơ, có 50 người con theo mẹ lên núi cùng suy-tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng-vương, đặt tên nước là Văn-lang, đóng đô ở Phong-châu) nầy vào chính-sử trong ‘kỷ họ Hồng-Bàng’ của phần ‘ngoại-kỷ’ và đối-sánh với Bắc-sử, cho rằng kinh-Dương-Vương ngang với Đế-Nghi khởi-đầu năm 2878 trước Công-nguyên, do đó kỷ Hồng-Bàng gồm Kinh-Dương-vương, Lạc-Long-quân và Hùng-vương từ năm 2878 đến 256 trước Công-nguyên (tổng-cọng 2622 năm). Từ đây hình-thành quan-niệm dân-gian coi nước Văn-lang đời Hùng-vương ra đời cách ngày nay khoảng 4,000 năm.
Theo kết-qả nghiên-cứu khoa-học gần đây, theo khảo-cổ-học, thời-kỳ cách nay khoảng 4,000 năm tương-ứng với giai-đoạn văn-hoá Phùng-nguyên (sơ-kỳ thời-đại đồ đồng) ở vùng trung-du và đồng-bằng sông Hồng.
Có-thể hiểu nước Văn-lang đây chỉ là nhà-nước sơ-khai, trong thời-kỳ nền văn-hoá Đông-sơn, lúc phát-triển cao-độ của đồ đồng sang sơ-kỳ đồ sắt, thuộc thiên-niên-kỷ thứ nhất đến giữa thiên-niên-kỷ đó [từ 1,000 đến 500 trước Công-nguyên].
- Theo sách ‘Đại-Việt sử-lược’ (tác-phẩm sử-học xưa nhất, khuyết-danh, còn lại đến ngày nay; lưu-giữ trong ‘Tứ khố toàn thư’ của Trung-kuốc) cho rằng nước Văn-lang do Hùng-vương thành-lập vào khoảng đời Chu Trang-vương (696-682 trước Công-nguyên) khi thống-nhất được 15 bộ-lạc.
Niên-đại ra đời vào thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên của nước Văn-lang, có ghi-chép trong ‘Đại-Việt sử-lược’ tương-đối phù-hợp với những kết-qả nghiên-cứu khoa-học (khảo-cổ-học về nền văn-hoá Đông-sơn: thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên đến vài thế-kỷ sau Công-nguyên) ngày nay.
- Có thuyết cho rằng: Cương-vực của Giao-chỉ gồm hồ Động-đình ở phiá Bắc, biển Nam-hải ở phiá Đông, Tứ-xuyên ở phiá Tây, và Hồ-tôn ở phiá Nam.
Sau nầy dân Giao-chỉ di-cư xuống vịnh Bắc-Việt, lúc nầy dân ta chỉ ở hoàn-toàn trên đất Bắc-Việt và vào tới Nghệ-an mà thôi. Đây là vị-trí địa-dư cuối-cùng cuả Giao-chỉ sau cuộc Nam-chinh của nhà Tần, và sau khi đế-kuốc Nam-Việt của Triệu-Đà đã thành-lập cơ-sở vững-vàng.
- Có thuyết cho rằng: Ở Trung-hoa, khắp vùng lưu-vực sông Dương-tử, từ miền Vạn-huyện thuộc tỉnh Tứ-xuyên cho đến biển, có những chi-nhánh chủng-tộc Anh-đô-nê. Các thị-tộc nầy đã có mặt tại đây rất lâu, trước đời nhà Chu (khoảng năm 1050 đến 771 trước Công-nguyên). Người Tàu hay gọi đây là những giống Man-di. Những phần-tử Việt-tộc nầy di-cư lẻ-tẻ xuống miền Nam, hoặc theo đường biển hay đường sông. Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến vượt biển theo mùa gió bắc hằng năm đến các vùng duyên-hải phương Nam, như vùng Hải-nam, vùng trung-châu sông Nhị và sông Mã ở phiá Bắc Việt-nam ngày nay. Đến mùa gió nồm, họ lại vượt biển trở về căn-cứ.
Vậy từ những thời-đại rất xưa, đã có những tiếp-xúc giữa người Anh-đô-nê cư-ngụ tại bờ biển Bắc Việt-nam với những người Anh-đô-nê (chi-nhánh Việt-tộc) ở vùng Phước-kiến.
Khi nước Việt bị nước Sở tiêu-diệt khoảng năm 333 trước Công-lịch, làn sóng Việt-tộc tràn xuống phương Nam càng ngày càng đông. Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến di-cư vào miền Bắc Việt-nam, là nơi họ đã đến từ trước.
Họ đem theo cái tên thị-tộc cũ là Lạc, và một nền văn-hoá có nhiều chỗ tương-đồng với dân thổ-trước nhưng đã chịu ảnh-hưởng của giống Mông-gô-lích ở phương Bắc.
Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến đi và về đồng-thời với một giống hậu-điểu thuộc loại ngỗng trời có tên là chim Lạc, họ nhận giống chim ấy là vật-tổ (Pháp: totem). Tên Lạc-Việt là tên ghép của giống dân có vật-tổ là Lạc và thị-tộc là Việt.
Vì là đồng-chủng, có những phương-thức sinh-hoạt tương-tự, giống Lạc-Việt hỗn-hợp dễ-dàng với dân thổ-trước. Sự hỗn-hợp nầy tạo nên một dân-tộc có nhiều máu Anh-đô-nê và một ít máu Mông-gô-lích. Đó chính là tổ-tiên của dân-tộc Việt-nam.
Về chế-độ xã-hội, khi người Lạc-Việt mới đến hợp với người Anh-đô-nê thổ-trước đều theo chế-độ thị-tộc mẫu-hệ. Về sau với điều-kiện sinh-sống thuận-tiện và chuyển sang nông-nghiệp, xã-hội phụ-hệ bắt-đầu xuất-hiện.
- Có thuyết cho rằng: Làn sóng Việt-tộc từ Trung-hoa tràn xuống vào thế-kỷ thứ 4 trước Công-lịch, lân-cận với nhóm Lạc-Việt, và được thành-lập nhóm Tây-Âu (hay Tây-Việt) ở miền đông-nam tỉnh Qảng-tây.
Thục-Phán An-dương-vương là cháu nội vua Thục, đã chạy về phiá Nam sau khi Tần diệt Thục.
Thục-Phán chinh-phục cả Tây-Âu và Lạc-Việt, có-lẽ vào khoảng năm 245 trước Công-lịch. Sau khi thống-nhất Tây-Âu và Lạc-Việt, lập nên kuốc-gia và lấy tên là Âu-Lạc.
Thục-Phán xây Cổ-loa-thành tại kinh-đô của Âu-Lạc vào năm 225 trước kỷ-nguyên.
- Theo Đào Duy-Anh, về phương-diện nhân-chủng, buổi đầu
người Lạc-Việt có lẽ còn mang rất ít yếu-tố Mông-gô-lích, rồi trải qua hai thế-kỷ thuộc nhà Triệu và nhà Tây-Hán do sự hỗn-hợp Việt-Hán, yếu-tố nầy tăng lên, nhưng yếu-tố Anh-đô-nê-diêng vẫn còn giữ phần chủ-yếu.
Sau nầy với Mã-Viện và cuộc đô-hộ trên một ngàn năm, sự tạp-chủng với người Hán lại mạnh-mẽ và ráo-riết hơn lên, vì vậy sự thay-đổi trong con người Lạc-Việt càng rộng lớn.
Chứng-cớ là cái mặt của người đàn-bà Việt đào được ở Đông-sơn dưới đời nhà Tống, sau thời-kỳ Bắc-thuộc, đã có nhiều nét Mông-gô-lích, duy cái sọ là còn dấu-tích Anh-đô-nê-diêng mà thôi.
Đến nay ta có-thể nói rằng, dù cuộc đồng-hoá trong thời Bắc-thuộc đã đi sâu, bé rộng vào cơ-cấu chủng-tộc và văn-hoá của người Lạc-Việt, nhưng qua thời-kỳ nô-lệ Trung-kuốc, người Việt đã lấy tư-cách Lạc-Việt dung-hoà những yếu-tố chủng-tộc và văn-hoá của người Hán-tộc và một ít yếu-tố của các giống khác để thành một nhân-cách riêng.
3.- Tiếng-nói của dân-tộc Việt-nam: Chủng-tộc-ngữ:
* Trên bán-đảo Đông-dương, về chủng-ngữ-tộc, ta có những ngữ-tộc lớn:
a.- Mon-Khmer: họ ngôn-ngữ Nam Á.
- Cam-bốt. - Brao, Ba-na bắc, Ba-na nam.
- Chama. - Boloven, Cơ-tu, Khơ-mú.
- Mnong. - Kouy.
- Bahnar. - Souy.
- Sedang. - Plaung-Wa (Palaung-Oa).
b.- Malayo-Polynésien: họ ngôn-ngữ Nam Đảo.
- Chăm, Ê-đê. - Rhadé, Gia-rai.
- Raglai. - Chu-ru, Hroi.
- Jơrai. - Blao.
c.- Thái: họ ngôn-ngữ Hán-Tạng? Nam Đảo? Độc-lập?
- Shan, Thái-lan, Lào. - Cơ-lao, La-chí.
- Bố-y, Nùng, Tày. - Thái đen, Thái trắng, Lự.
d.- Việt-Mường: họ ngôn-ngữ Nam Á.
- Việt. - Mường.
Trong ngôn-ngữ Việt-Mường có chia thành 5 nhóm nhỏ:
d1/- Tiểu-nhóm Việt: tiếng Việt và các phương-ngữ Việt.
d2/- Tiểu-nhóm Mường: tiếng Mường, tiếng Nguồn [người Nguồn, ở Minh-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình].
d3/- Tiểu-nhóm Chứt: tiếng Mày [người Mày, ở xã Lâm-hoá, Dân-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình], Rục [người Rục, xã Thượng-hoá, huyện Minh-hoá, tỉnh Qảng-bình], Sách [người Sách, ở xã Dân-hoá, Thượng-hoá và Hoá-sơn, huyện Minh-hoá, tỉnh Qảng-bình], Arem [người Arem, xã Tân-trạch, huyện Bố-trạch, tỉnh Qảng-bình], Mã-liềng [người Mã-liềng, xã Lâm-hoá và Thanh-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình].
d4/- Tiểu-nhóm Cuối: tiếng Poọng [người Poọng hay Tày-Poọng, ở huyện Tương-dương, tỉnh Nghệ-an], tiếng Đan-lai, tiếng Ly-hà, tiếng Cuối [người Cuối, xã Tân-hợp, huyện Tân-kỳ; xã nghĩa-quang, huyện nghĩa-đàn; xã Mường-qả, huyện Con-cuông, tỉnh Nghệ-an].
d5/- Tiểu-nhóm Thà-vựng - Pakatan: tiếng Thà-vựng, tiếng Pakatan.
e.- Tibeto-Birman: họ ngôn-ngữ Hán-Tạng.
- Lolo. - Lisu (Lao).
- Moso (Vân-nam, Miến-điện).
f.- Mèo, Mán: họ Hán-Tạng? Nam Á? Mông-Miền?
- Mèo [Mông]. - Mán, Miền, Pa-thẻn, Na-mẻo.
* Theo nhận-xét của nhiều học-giả, thì điều đáng tin-cậy hơn hết là thuyết cho rằng tiếng Việt là thứ tiếng thuộc về dòng Thái (ngữ-pháp đặt xuôi: tĩnh-tự sau danh-tự; khác Hán-Việt).
Dòng tiếng Thái có hai đặc-điểm: vừa có giọng lên cao xuống thấp như tiếng Trung-hoa, vừa có ngữ-pháp đặt xuôi của loại tiếng Ấn-độ - Mã-lai (Môn-Mên, Mon-đa, Xăng-ta-li).
Nhà bác-học Schmidt cho rằng dòng tiếng Thái thuộc về một tông-chi rộng-rãi bao-trùm các ngôn-ngữ của những thị-tộc Đông-Nam-Á và Đại-dương-châu thời sơ-cổ.
Dựa vào những tự-ngữ rất xưa, như những tên số, cách đặt câu, ta có-thể thấy rõ-ràng có rất nhiều tương-tự giữa các tiếng dòng Thái và các tiếng Ấn-độ - Mã-lai.
Thời thượng-cổ, theo các nhà nhân-chủng-học và ngôn-ngữ-học, ở trung-tâm châu Á đã có người.
Các đường giao-thông thiên-nhiên như sông-ngòi và đường biển, dựa theo hiện-tượng gió mùa, đã giúp các dân-tộc ở trung-tâm phân-tán đi khắp nơi để sinh-sống. Nuí cao, rừng rậm làm trở-ngại lớn cho những dân-tộc ở đất liền.
Các nhà nhân-chủng-học và ngôn-ngữ-học đã cho rằng ‘trung-tâm nhân-loại’ đã phát-sinh từ châu Á, gồm có đủ ba chủng-tộc và ba chủng-loại-ngữ của loài người.
Theo De Quatrefages, nhà nhân-chủng-học, nhân-loại phát-sinh giữa vùng cao-nguyên bao-la bao-bọc bởi các dãy núi lớn:
Phía Nam và phiá Tây có dãy Himalaya.
Phiá Tây có núi Bolor.
Phía Tây-Bắc có núi Tagh-Ata (vùng Pamir).
Phiá Bắc có núi Altai (A-nhĩ-thái-sơn).
Phía Đông có núi Kingkhan (Hưng-an-lãnh).
Phía Nam và Đông-Nam có núi Kouenlun (Côn-lôn).
b/- Nhân-chủng-loại:
* Giống da đen:
Những giống ở xa vùng trung-tâm phát-sinh, tại những quần-đảo miền Bắc như Kiousou (Nhật-bản), đến đảo Andaman (vịnh Bengale, thuộc Ấn-độ-dương) còn thuần-tuý hoặc đã lai.
Ở đất liền, giống da đen lai với các giống dân từ sông Gange đến Népal, về phiá Tây thì lai với dân ở vùng vịnh Persique.
* Giống da vàng:
Chiếm vùng trung-tâm và vùng phụ-cận, còn thuần-tuý hay đã lai với giống da trắng, ở miền Bắc, miền Đông, miền Đông-Nam, và miền Tây.
Ở phiá Nam, pha-lẫn với nhiều giống dân thiểu-số, không trở-thành phần-tử quan-trọng.
* Giống da trắng:
Về thời cổ giống da trắng đã tranh-giành với giống da vàng ở vùng trung-tâm châu Á. Số da trắng còn sót lại ngày nay là giống dân người Mèo ở vùng cao-nguyên; và ở về phiá Đông có giống người Aino và giống người Nhật-bản thượng-lưu, cùng với giống người Tinguiames ở Philippines; ở về phiá Nam có giống Hindous ở Ấn-độ; ở về phiá Tây-Bắc và phiá Tây thì có giống da trắng, thuần-tuý hoặc lai, chiếm đa-số.
c/- Sự di-dân:
Từ thượng-cổ, các giống dân kể trên, nhờ điều-kiện thiên-nhiên thuận-tiện, từ trung-tâm di-dân ra các vùng phụ-cận theo năm ngã chính:
1/- Từ vùng Pamir đi sang phía Tây, hoặc dọc theo biển Caspienne xuống vùng Á-tế-á Thổ-nhĩ-kỳ, Hy-lạp sang Âu-châu, hoặc đi ngang qua Iran, Palestine đến châu Phi; miền Bắc thì theo ngả Ai-cập, hoặc đi ngang qua Arabie đến Hồng-hải, rồi đến Phi-châu, dọc ven biển Ấn-độ.
2/- Từ vùng Altai đi qua vùng sa-mạc Sibérie đến Nga, rồi tràn vào vùng Bắc-Âu.
3/- Về phiá Đông-Bắc, từ Ngoại-Mông vượt qua vùng Hưng-an-lãnh, đi về hướng Bắc vùng Sibérie, tràn sang vùng Alaska (thuộc châu Mỹ).
4/- Về phiá Tây-Nam, từ vùng Pamir dọc theo vùng núi Himalaya, có-thể đi theo ngả sông Gange đến Miến-điện, sang Malacca, đến các quần-đảo thuộc Ấn-độ-dương.
5/- Về phiá Đông-Nam, từ trung-tâm ở Trung-hoa theo hướng Động-đình-hồ đi xuống vùng Ngũ-lĩnh, sang Vân-nam, theo miền Thái-lan và Việt-nam đến bán-đảo Đông-dương.
d/- Chủng-loại-ngữ: Tiếng-nói của nhân-loại:
Các nhà ngôn-ngữ-học cho rằng vùng cao-nguyên Á-châu là nơi tập-trung của ba chủng-loại-ngữ lớn:
1/- Loại tiếng biệt-vận (P: monosyllabique, isolante): Gồm các thứ tiếng Trung-hoa, Việt-nam, Thái-lan, Tây-tạng.
2/- Loại tiếng hợp-vận (Pháp: langues agglutinantes): Gồm các thứ tiếng Altaique, Nhật ở phía Tây-Bắc; tiếng Dravidien và Mã-lai ở phiá Nam; tiếng Turc ở phiá Tây.
3/- Loại tiếng chuyển-vận (P: langues flexionnelles): Tiếng Phạn (Sanskrit), tiếng Iran ở phiá Tây-nam và phiá Tây.
Riêng vùng Đông-Nam châu Á, có tám dân-tộc nói tiếng biệt-vận, gồm có: Trung-hoa, Việt-nam, Mèo, Mán, Lô-lô, Thái, Tây-tạng, và Stieng.
Tiếng biệt-vận có một hình tam-giác với ba góc là: phiá Tây là Tây-tạng; phiá Bắc là vịnh Petchili; phiá Nam là vịnh Xiêm-la (Thái-lan).Và Hán-Nôm cùng tổ là tiếng biệt-vận.
Trung-tâm-điểm của tam-giác ngôn-ngữ nầy là vùng Quý-châu (thuộc Qảng-tây), là nơi tụ-họp của các con sông lớn của châu Á, như: Hoàng-hà, Dương-tử, Tây-giang, Hồng-hà, Cửu-long (Mékong), Ménam, Salouen và Irraouaddy.
Các con sông lớn nầy chính là những đường giao-thông thiên-nhiên rất thuận-tiện, cùng với hiện-tượng gió mùa hằng năm, đã giúp các dân-tộc di-chuyển dễ-dàng đến những vùng thích-ứng và định-cư sau nầy.
2.- Nguồn-gốc của dân-tộc Việt-nam.
Đây là vấn-đề khó giải-quyết nhất, vì không có sử-liệu thật chính-xác, chỉ dựa trên truyền-thuyết và khảo-cổ mà thôi.
Có ba nguyên-nhân để hình-thành chủng-tộc:
- Sự thích-nghi môi-trường địa-lý tự-nhiên: hình-thành các đặc-điểm cơ-bản của các đại-chủng về màu da, dạng tóc, tầm-vóc cơ-thể, mí-mắt. Chỉ có giá-trị ở các giai-đoạn nguyên-thuỷ, không còn giá-trị ở những giai-đoạn phát-triển của xã-hội.
- Trạng-thái sống biệt-lập giữa các nhóm người: những nhóm người sống biệt-lập, với chế-độ nội-hôn tác-động qá-trình hình-thành chủng-tộc.
- Sự lai-giống: ở những xã-hội phát-triển hơn, sự lai-giống tạo nên các loại-hình nhân-chủng mới.
2a.- Bán-đảo Đông-dương là vùng kéo dài của Á-châu, là đầu cầu nối liền với Nam-dương quần-đảo, Úc-châu:
- Vùng đồng cỏ ở cao-nguyên là con đường di-dân của nhân-loại từ thời tiền-sử như chủng-tộc Négritos, Mélanésien (Australien), Indonésien và Mông-cổ.
- Vùng duyên-hải, người Tàu đến miền Trung và miền Nam nước Việt, và Cao-miên, theo gió mùa.
- Người Mã-lai, Indonésien, Philippines ở tại các quần-đảo cũng dạt đến Đông-dương.
- Đông-Nam Á-châu, Thái-bình-dương là đường hàng-hải Âu-Á từ đời xưa.
2b.- Theo các nhà nhân-chủng-học, ta có những luồng di-dân trên bán-đảo Đông-dương:
- Miền Tây-nam, dân Dravidien bị dân Aryen đánh-đuổi, tràn trên đất liền, phiá Bắc đến Miến-điện (dân Môn, dân Pégouan), đến Thái-lan (dân Shan), hoặc định-cư tại Cao-miên (dân Khmer, dân Chàm); phiá Nam, vượt vịnh Bengale đến quần-đảo Andaman, Nicobar, đến Malacca, Nam-dương quần-đảo, lên Philippines hoặc các quần-đảo ở Océanie.
- Miền Tây-bắc, dân từ Tây-tạng xuống Vân-nam (Thái).
- Dân Mông-cổ, từ miền bắc Trung-hoa, theo ngả Quý-châu, Quế-châu, Lạng-sơn tràn đến; hoặc theo ngả sông Dương-tử đến Chiết-giang, rồi dọc miền duyên-hải, theo gió mùa, đến Thanh-hoá, về sau đến Hội-an, Hà-tiên.
- Phiá Nam, từ các quần-đảo Thái-bình-dương tạt đến bán-đảo Đông-dương.
- Các nhà tiền-sử-học và ngôn-ngữ-học phát-biểu rằng ‘suốt từ miền A-xam ở phiá bắc Ấn-độ trải qua nam-bộ Trung-hoa, xuống tới Nam-dương quần-đảo, có một thứ văn-hoá hiện-nay còn di-tích trong các dân-tộc Anh-đô-nê-diêng’. Chúng-ta có-thể nghi-ngờ (hay khẳng-định) rằng người Việt-nam xưa có-lẽ là một nhánh của chủng-tộc Anh-đô-nê-diêng. Chủng-tộc này trong thời thái-cổ đã có mặt hầu khắp miềm Đông-Nam Á-châu.
2c.- Sáu dân-tộc lớn ở bán-đảo Đông-dương hiện-thời:
- Chiếm vùng đồng-bằng, hạ-lưu mấy con sông lớn, đất-đai phì-nhiêu, xã-hội có tổ-chức [vua, chúa]:
* Phiá Tây-bắc: dân Thái.
* Phiá Đông-bắc, Đông và Nam, hạ-lưu sông lớn, ven biển, dễ sinh-sống: dân Việt-nam.
* Phiá Tây-nam, vùng Tonlé-Sap và gần biển: dân Cam-bốt và dân Chàm.
- Chiếm vùng cao-nguyên, rừng-rú, xã-hội không có tổ-chức, sống từng bộ-lạc:
* Phiá Bắc: dân Lô-lô thuộc dân Miến-điện, Tây-tạng, dân Mán, Dao, Mèo.
* Phiá Nam: dân Mã-lai, chi-nhánh của dân-tộc ở Malacca.
* Tại cao-nguyên trung-ương, dân Indonésien là chủng-tộc các dân thượng-du và rừng-núi, từ Bắc-Việt đến Cam-bốt, ở vùng Trường-sơn, có thân-tộc với dân Da-Vak (ở Bornéo), dân Batto (ở Sumatra, không phải dân Nam-dương quần-đảo), dân Kha (Lào thượng), Mường (tiến-bộ hơn, ở vùng núi Hoà-bình, Thanh-hoá, Nghệ-an tới Qảng-trị), đồng-bào Thượng: Phong, Sách, Sô, Đá-vách, Sedang, Bahnar, Stieng, Maa, Koho,…
Ở vùng Cam-bốt thì có giống: Brao, Kouy, Por, Samré, Saotch, Angkrak, Mnong.
2d.- Tại Việt-nam tới thế-kỷ thứ X trước Công-nguyên, nhiều nhà sử-học và khảo-cổ, về tiền-sử, có nhiều giả-thuyết:
- Trước thời-kỳ Trung-thạch (12,000 năm trước Công-nguyên): không có dân-cư ở bán-đảo Đông-dương.
- Trong thời-kỳ Trung-thạch (12,000-6,000 trước Công-nguyên): có giống người Négritos và Mélanésien (văn-hoá Bắc-sơn: sơ-kỳ đá mới, cách nay từ 7 đến 10 ngàn năm).
- Thời-kỳ Tân-thạch (6,000-2,000 trước Công-nguyên): có người Indonésien từ phiá Tây tràn sang, hoặc tiêu-diệt, hoặc xua-đuổi mấy giống dân có trước ra khỏi bán-đảo. Có-lẽ là giống người Dravidien ở Ấn-độ bị người Aryen đánh-đuổi.
Họ chiếm bán-đảo trong mấy ngàn năm liền, phát-huy văn-minh đến cực-độ, nhưng cư-trú ở rừng-núi, không biết trồng luá nước. Vết-tích là nền văn-hoá Hoà-bình, cách nay khoảng 18,000-7,500 năm.
- Vào khoảng 300 năm trước Công-nguyên, một bộ-lạc giống Indonésien tràn từ phiá Tây qua, có lẽ qua Tây-tạng, Vân-nam, có mang theo kỹ-thuật nấu đồng. Khi đến đồng-bằng Bắc-Việt vào đến vùng Thanh-hoá, tạo-thành nền văn-hoá Đông-sơn (Indonésien có lai Tàu, từ thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên).
Pha giống với người Indonésien cũ (Kha, Mọi) đã tới dãy Trường-sơn trước, người Indonésien mới nầy hình như cùng di-cư với người Thái, nhưng tiến trước người Thái. Người Thái đến sau và dừng lại ở Vân-nam lập ra nước Nam-chiếu.
Theo những dữ-kiện kể trên, ta thấy dân-tộc Việt-nam không được thuần-chủng. Với sức-sống dồi-dào, tinh-thần bất-khuất, tạo thành một chủng-tộc riêng, có phong-tục và ngôn-ngữ riêng không giống với dân Thái, Trung-hoa hay với dân Mã-lai hoặc Môn (Mon, dân-cư cổ ở lục-điạ Đông-nam Á-châu), Mên (Miên, Khmer).
2e.- Nguồn-gốc dân-tộc Việt-nam: có nhiều thuyết:
- Các nhà khảo-cổ Pháp cho rằng người Việt-nam phát-tích ở miền núi Tây-tạng cũng như người Thái, di-cư về phiá Đông-nam và thành-lập nước Việt-nam ngày nay. Người Thái thì theo sông Cửu-long (Mékong) tạo ra nước Tiêm-la và Mên, Lào.
Vậy dân-tộc Việt-nam là một trong nhiều chủng-tộc đã do các miền Tây-bắc tràn vào.
Đồng thời, một vài chủng-tộc khác ở các quần-đảo Đông-nam như Mã-lai, Phù-nam, Chiêm-thành cũng tập-hợp trên bán-đảo Đông-dương.
- Có thuyết cho rằng người Việt thuộc giống Indonésien bị giống Aryen đánh bạt ra khỏi Ấn-độ, chạy qua bán-đảo Hoa-Ấn.
Tới đây chia ra làm hai nhánh, một nhánh ở bán-đảo Hoa-Ấn, tiêu-diệt đám thổ-dân là người Mélanésien; một nhánh thiên xuống Nam-dương quần-đảo.
Ở mạn Bắc, hoà với giống người Mông-cổ, chịu ảnh-hưởng văn-minh Trung-kuốc.
Ở mạn Nam, giống Indonésien hợp thành giống Cao-miên và Chiêm-thành, chịu ảnh-hưởng văn-hoá Ấn-độ.
Riêng nhánh ở mạn Bắc cũng chia làm hai chi-phái: một nhánh sinh-tụ ở Trung-châu sông Nhị và các miền duyên-hải, nhờ đất-cát phì-nhiêu và chịu nhiều cuộc biến-chuyển lịch-sử mà tiếp-xúc nền văn-minh Trung-kuốc nên tiến-bộ mau-lẹ; một nhánh lên ở các vùng cao-nguyên, sống với rừng-rú, chịu ảnh-hưởng của giống Thái. Người Mường cư-trú ở Hoà-bình và Nghệ-an là hậu-duệ của chi-phái nầy.
- Ông Léonard Aurousseau cho người Việt thuộc dòng-dõi người nước Việt đời Xuân-thu, vào thế-kỷ thứ 6 trước Công-lịch thuộc quyền Kuốc-vương Câu-Tiễn, kinh-đô ở Thiệu-hưng, tỉnh Chiết-giang ngày nay.
Năm 333 trước Công-lịch, nước Sở diệt nước Việt, người Việt chạy về phiá Nam và chia thành 4 phái:
* Đông-âu hay Việt-Đông-hải, thuộc miền Ôn-châu (phiá Nam tỉnh Chiết-giang).
* Mân-Việt tụ-tập tại Phúc-châu (Phúc-kiến).
* Nam-Việt thuộc Qảng-đông và phiá Bắc Qảng-tây.
* Lạc-Việt hay Tây Âu-lạc ở phiá Nam Qảng-tây và miền Bắc Việt-nam bây giờ.
- Có thuyết giải-thích ‘Âu-Lạc’: quốc-gia cổ-đại người Việt, ra đời sau nước Văn-lang, trên địa-bàn Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ ngày nay, có hai tộc lớn là Tây-âu [đứng đầu là Thục-Phán] và Lạc-việt [đứng đầu là Hùng-vương] sinh-sống. Cuối thế-kỷ thứ 3 trước Công-nguyên, Thục-Phán hợp-nhất hai tộc và thành-lập nước Âu-Lạc, đóng đô ở Cổ-loa.
- Có thuyết cho rằng nước Âu-Lạc thành-lập năm 257 trước Công-nguyên, tồn-tại cho đến khi Triệu-Đà thôn-tính vào năm 179 trước Công-nguyên.
- Có thuyết giải-thích ‘Bách Việt’: danh-từ dùng trong thư-tịch thời Chiến-kuốc (thế-kỷ thứ 4-3 trước Công-lịch) ở Trung-kuốc để chỉ các tộc người không phải Hán ở Nam Trường-giang (sông Dương-tử): Ngô-Việt ở vùng Chiết-giang; Mân-Việt vùng Phúc-kiến; Nam-Việt vùng Qảng-đông và Qảng-tây; người Việt ở nước Âu-Lạc (Bắc Việt-nam) là Lạc-Việt và Âu-Lạc.
- Có thuyết cho rằng: Lạc-Việt là một bộ-phận của Bách Việt (các dân-tộc không phải Hán ở phiá Nam sông Dương-tử), phân-bố ở vùng Bắc Việt-nam ngày nay. Người Lạc-Việt là tổ-tiên của người Việt và người Mường hiện-đại. Mang nguồn-gốc bản-địa. Giống người Lạc-Việt gồm hai loại-hình nhân-chủng Indonésien và Đông-nam Á (thuộc đại-chủng Mongoloid), và ngôn-ngữ Việt-Mường (thuộc ngữ-hệ Nam-Á). Người Lạc-Việt xây-dựng kuốc-gia cổ-đại đầu-tiên của Việt-nam là Văn-lang, sau đó cùng người Tây-âu xây-dựng nên kuốc-gia Âu-Lạc. Là chủ-nhân lớp văn-hoá đầu-tiên của văn-minh sông Hồng, nền văn-hoá Đông-sơn với những chiếc trống đồng nổi-tiếng.
- Có thuyết giải-thích ‘Mân-Việt’: một chi của người Việt cổ (Bách Việt), thời Tần-Hán, người Mân-Việt phân-bố ở các tỉnh Phúc-kiến, nam tỉnh Chiết-giang, đông-bắc tỉnh Giang-tây và các đảo ven biển Phúc-kiến, Đài-loan hiện nay. Thủ-lĩnh là Vô-Chư, tương-truyền là hậu-duệ của Việt-vương Câu-Tiễn. Thời Tần, Vô-Chư bị giáng làm quân-trưởng, đất-đai ở vào quận Mân-trung; sau có công giúp nhà Hán diệt nhà Tần, đến năm thứ 5 đời Hán Cao-tổ (202 trước Công-nguyên), được lập làm Mân Việt-vương, đóng đô ở Đông-dã, thuộc Phúc-châu ngày nay. Thời Hán, Mân-Việt đem quân đánh vùng Ôn-châu (thuộc tỉnh Chiết-giang) và Nam-Việt. Về sau, nội-bộ phân-hoá, một bộ-phận tách ra thành Đông-Việt. Năm Nguyên-đỉnh thứ 6 (111 trước Công-nguyên), sau khi Đông Việt-vương là Dư-Thiện chống lại nhà Hán bị thất-bại, vua Võ-đế chuyển một bộ-phận của tộc nầy về vùng Trường-giang, sông Hoài, người Mân-Việt dần-dần hoà-nhập vào dân-tộc Hán.
- Có thuyết cho rằng: Nhóm người Việt (Câu-Tiễn) miền Chiết-giang thời Xuân-thu bị tan-rã (vào năm 333 trước Công-nguyên), người di-cư về Nam theo đất-liền tới Đông-hải, Mân-Việt, Nam-Việt, Lạc-Việt và hỗn-hợp với dân bản-xứ; người vượt biển vào dịp gió-muà tới vùng Thanh-hoá (Cửu-chân). Trường-hợp nầy cũng giống như những di-thần nhà Minh không tùng-phục Mãn-Thanh, vượt biển đến Hội-an hồi thế-kỷ 17.
Những di-dân nầy đem đến Giao-chỉ nhiều kinh-nghiệm chiến-tranh với các khí-giới và kỹ-thuật đúc đồ đồng cùng văn-hoá chữ-viết. Họ sống chung-đụng và có-thể chiến-thắng người bản-xứ, vì họ có tiến-bộ hơn, có tổ-chức, có kỹ-thuật và thiện-chiến hơn. Chủng-tộc-ngữ hình-thành ở giai-đoạn nầy.
Tuy nắm được ưu-thế, nhưng vì họ là nhóm thiểu-số nên dần-dần bị đồng-hoá với người bản-xứ, theo một phần lớn phong-tục và tiếng-nói của số đông.
Vậy dân-tộc Việt-nam đã có từ lâu đời, sinh-sống tại đồng-bằng Bắc-Việt, và nhóm người Việt miền Chiết-giang mới đến sau bị đồng-hoá, chứ họ không phải là gốc-tích tổ-tiên của dân-tộc Việt-nam. Tiếng biệt-vận là ngôn-ngữ cuả hai sắc-tộc.
- Có thuyết cho rằng: Trên lãnh-thổ của Việt-nam hiện-nay, khảo-cổ-học đã phát-hiện được di-tích đá cũ và hoá-thạch của người Homo erectus cách nay trên dưới 50 vạn năm, và tiếp-theo là di-tích hậu-kỳ đá cũ, rồi các giai-đoạn phát-triển của thời-kỳ đồ đá mới. Cách nay khoảng 4-5 ngàn năm, văn-hoá hậu-kỳ đá mới phân-bố từ bắc chí nam, từ rừng-núi đến đồng-bằng châu-thổ, từ đất-liền đến hải-đảo.
Đây là lúc biển lùi và bắt-đầu qá-trình bồi-tụ hình-thành đồng-bằng sông Hồng, sông Cửu-long và các đồng-bằng ven biển. Cư-dân nguyên-thuỷ từ miền cao-nguyên tiến xuống khai-phá vùng đồng-bằng để làm luá nước.
Từ đầu thiên-niên-kỷ thứ 2 trước Công-nguyên, Việt-nam bước vào thời-đại kim-khí, từ thời-đại đồ đồng tiến lên sơ-kỳ đồ sắt, tạo nên những tiến-bộ về kinh-tế xã-hội.
Chế-độ công-xã nguyên-thuỷ tan-rã, và trong thiên-niên-kỷ thứ nhất đến những thế-kỷ đầu Công-nguyên, Việt-nam hình-thành những trung-tâm văn-minh và nhà-nước đầu-tiên: Văn-hoá Đông-sơn với kuốc-gia Văn-lang - Âu-lạc ở miền Bắc; Văn-hoá Sa-huỳnh với kuốc-gia Chămpa ở miền Trung; và Văn-hoá Óc-eo với kuốc-gia Phù-nam ở miền Nam. qua nhiều tiến-trình lịch-sử lâu-dài, ba nền văn-hoá giao-lưu và hội-nhập thành lịch-sử văn-hoá Việt-nam ngày nay, mà tuyến Đông-sơn, Văn-lang, Âu-lạc giữ vai-trò chính-yếu.
2f.- Các nhà khoa-học đã chia văn-hoá Việt-nam làm 7 vùng văn-hoá lớn:
1/-Vùng văn-hoá Trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ, trung-tâm là Thăng-long – Hà-nội.
2/- Vùng văn-hoá Việt-Bắc.
3/- Vùng văn-hoá Tây-Bắc và miền núi Bắc Trung-bộ.
4/- Vùng văn-hoá đồng-bằng duyên-hải Bắc Trung-bộ.
5/- Vùng văn-hoá duyên-hải Trung và Nam Trung-bộ.
6/- Vùng văn-hoá Trường-sơn – Tây-nguyên.
7/- Vùng văn-hoá Nam-bộ, trung-tâm là Sài-gòn - Gia-định (trung-khu văn-hoá Đồng-nai).
- Những trung-tâm văn-hoá đáng kể ở Việt-nam:
* Văn-hoá Bàu Tró (hay Bàu-tró): ở Đồng-hới (Qảng-bình), có hơn 20 địa-điểm với các loại-hình: cồn sò-điệp, cồn cát và cồn đất, phân-bố dọc đồng-bằng ven biển từ Nghệ-an tới Qảng-bình. Công-cụ có rìu, bôn, cuốc, đục, dao, cưa, mũi khoan, bàn mài, chày, bàn nghiền và hòn nghè; tiêu-biểu nhất là rìu, bôn có vai được ghè lại lưỡi. Đồ gốm có số-lượng lớn, ổn-định về chất-liệu, có loại-hình và văn-hoá trang-trí, đặc-trưng nhất là loại gốm gắn tai, trang-trí hoa-văn mai rùa, văn khắc vạch hình khuông nhạc trên nền văn thừng, kết-hợp với tô-màu đỏ hoặc đen-chì. Có niên-đại khoảng 4,000 năm.
Văn-hoá của dân định-cư, săn-bắt, hái-lượm và có-thể đã biết làm nông-nghiệp; có nguồn-gốc từ văn-hoá Quỳnh-văn và có quan-hệ giao-lưu trao-đổi với cư-dân văn-hoá Hoa-lộc, Hạ-long ở phiá Bắc, với cư-dân văn-hoá Xóm-cồn ở phiá Nam, với các bộ-lạc miền núi Trung-bộ và Tây-nguyên.
Văn-hoá Bàu Tró là thành-tố đóng-góp sự ra đời của văn-hoá Sa-huỳnh ở miền Trung Việt-nam.
* Văn-hóa Bắc-sơn: Cư-dân văn-hoá Bắc-sơn sống trong hang-động hoặc mái đá vùng núi đá-vôi Bắc-sơn. Kinh-tế: săn-bắt, hái-lượm và làm gốm. Công-cụ tiêu-biểu: rìu-cuội ghè-đẽo mài lưỡi, thường được gọi là ‘rìu Bắc-sơn’ và thỏi đá phiến có dấu hai rãnh song-song, gọi là ‘dấu Bắc-sơn’.
Văn-hoá Bắc-sơn phát-triển tiếp-theo sau nền văn-hoá Hoà-bình, cách nay khoảng từ 7 đến 10 ngàn năm.
* Văn-hoá Đa-bút: ở đồng-bằng Thanh-hoá và Ninh-bình, có niên-đại từ 4 đến 6 ngàn năm. Cư-dân đã từng khai-phá đồng-bằng châu-thổ sông Mã để trồng rau, củ; phát-triển nghề đánh cá trên sông, biển; trung-tâm sản-xuất gốm thời-đại đá-mới; có nguồn-gốc từ văn-hoá Hoà-bình.
Đặc-trưng: đồ gốm pha nhiều sạn, đáy tròn, không chân, miệng cao hơi loe, bụng hình cầu, hoa-văn hình nan đan.
* Văn-hoá Tiền Đông-sơn: Thuộc văn-hoá thời-đại đồ đồng trước văn-hoá Đông-sơn, như nền văn-hoá Phùng-nguyên, văn-hoá Đồng-đậu, văn-hoá Gò Mun trong lưu-vực sông Hồng; như văn-hoá cồn Chân-tiên, Đông-khối, Quỳ-chữ thuộc lưu-vực sông Mã; như văn-hoá Đền Đồi, Rú-trăn trong vùng lưu-vực sông Lam.
* Văn-hoá Đông-sơn: khai-qật ở trên bờ sông Mã tỉnh Thanh-hoá, phân-bố rất rộng ở vùng Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ, từ biên-giới Việt-Trung đến bờ sông Gianh.
Đặc-trưng: đồ đồng đa-dạng và độc-đáo, rìu, giáo, dao găm, thố, bình, thạp, chuông, trống,…với hợp-kim đồng, thiếc, chì, sắt. Cư-dân làm nông-nghiệp, chăn-nuôi gia-súc như trâu, bò, lợn, gà,…Có từ thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên.
* Văn-hoá Đồng-đậu: Sau nền văn-hoá Phùng-nguyên nhưng rộng hơn (di-tích tiêu-biểu ở Gò Diễn, Mã-lao, Nội-gan, Thành Dền, Đồng Dền, Bãi Mèn, Đình Tràng [lớp dưới], Tiên-hội, Đông-lâm [lớp dưới]), trong hệ-thống văn-hoá Tiền Đông-sơn, phân-bố ở trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ. Có niên-đại khoảng 3 ngàn đến 3,5 ngàn năm. Dụng-cụ gồm có đồ gốm có hoa-văn, đồ trang-sức, đồ đồng, đồ xương,…Cư-dân sống bằng nông-nghiệp trồng lúa nước, có chăn-nuôi gia-súc.
* Văn-hoá Đồng-nai: Phân-bố ở khắp vùng trung-du và đồng-bằng miền Đông Nam-bộ, ven sông Đồng-nai, sông Sài-gòn và sông Vàm-cỏ, sơ-kỳ thời-đại đồng đến sơ-kỳ thời-đại sắt. Có niên-đại khoảng 2,500-4,500 năm. Dụng-cụ: đồ đá mài, đồ gốm có hoa-văn đẹp, đồ đồng, vũ-khí có liên-hệ các di-tích ở Cao-miên và Thái-lan. Có người gọi là văn-hoá Phước-tân, văn-hoá Bến Đò, hay văn-hoá Cù-lao Rùa. Có nhiều địa-điểm khảo-sát: Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình-đa, Cái-vạn, Cù-lao Rùa, Hưng-thịnh, Đồi Xoài, Đồi Mít, Gò Me, Đồi Phòng-không, Cái-lăng, Long-bửu, Bến-đò, Phước-tân, Gò Đá, Dốc Chùa, Bù-đốp, Gò Tháp, Gò Canh-nông, Gò Cao-su, An-sơn, Rạch Núi,…
* Văn-hoá Gò Mun (hay Gò-mun): ở xã Tứ-xã, huyện Phong-châu, tỉnh Phú-thọ. Cư-dân sống về nông-nghiệp. Dụng-cụ gồm có đồ đồng đa-dạng [liềm, dao, giáo, lao, rìu, mũi-tên, chuông,…], đồ gốm có hoa-văn đẹp [bình, nồi,…], đồ trang-sức [vòng-tay, khuyên-tai, trâm-cài và tượng động-vật]. Nó có cùng địa-bàn với văn-hoá Phùng-nguyên và văn-hoá Đồng-đậu trước đó, trong các tỉnh Vĩnh-phúc, Phú-thọ, Bắc-ninh, Bắc-giang, Hà-tây và thành-phố Hà-nội. Phát-triển từ văn-hoá Đồng-đậu và tồn-tại trước văn-hoá Đông-sơn, có niên-đại từ thế-kỷ thứ 11 đến thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên.
* Văn-hoá Hạ-long: ở Qảng-ninh, phát-triển từ văn-hoá Cái Bèo, giao-lưu, trao-đổi với các nền văn-hoá đồng-đại khác như văn-hoá Phùng-nguyên, Hà-giang, Mai-pha, Hoa-lộc (Bắc Việt-nam) và các đảo ven biển Nam Trung-kuốc; đóng-góp vào sự hình-thành văn-hoá Đông-sơn vùng ven biển Việt-nam. Cư-dân làm nghề biển, kỹ-thuật cao về gốm, biết trồng-trọt, xe sợi, đan lưới, làm dây câu, đóng bè và đi biển; có niên-đại khoảng 4,000 năm.
* Văn-hoá Hoa-lộc: tại xã Hoa-lộc, huyện Hậu-lộc, tỉnh Thanh-hoá; các di-chỉ phân-bố trên các doi cát cao dọc theo ven biển Bắc Thanh-hoá, thuộc điạ-phận huyện Hậu-lộc và Nga-sơn. Cư-dân sống bằng nghề nông, chăn-nuôi, săn-bắn, đánh-cá.
Có quan-hệ với nền văn-hoá Phùng-nguyên, văn-hoá Hạ-long, nhóm di-tích văn-hoá Cồn Chân-tiên, Mả Đống. Có niên-đại khoảng 4,000 năm. Dụng-cụ: đồ đá [cuốc, rìu, bàn mài], đồ trang-sức, đồ gốm [nồi, bình, chậu], đồ đồng.
* Văn-hoá Hoà-bình: Phân-bố khắp các nước Đông-Nam Á [tuy thống-nhất nhưng đa-dạng], ở Việt-nam có đến 120 di-chỉ. Cư-dân sống trong các hang-động đá-vôi, săn-bắn, hái-lượm, nông-nghiệp sơ-khai. Phát-triển qua ba giai-đoạn: văn-hoá Hoà-bình sớm từ 18,000 đến 12,000 năm; văn-hoá Hoà-bình điển-hình có từ 12,000 đến 9,000 năm; và văn-hoá Hoà-bình phát-triển có từ 9,000 đến 7,500 năm.
Có nguồn-gốc từ văn-hoá Sơn-vi, và đóng-góp vào sự hình-thành một số văn-hoá như Đa-bút, Cái-bèo, Quỳnh-văn
* Văn-hoá Hậu Hoà-bình: Đó là nền văn-hoá Đa-bút ở Thanh-hoá, văn-hoá Quỳnh-văn ở Nghệ-an, di-chỉ Cái Bèo ở Hải-phòng, di-chỉ Bàu Dũ ở Qảng-nam – Đà-nẵng.
Có sau nền văn-hoá Hoà-bình và có-thể đã phát-triển từ nền văn-hoá Hoà-bình.
* Văn-hoá Óc-eo: theo di-tích ở Óc-eo, xã Vọng-thê, huyện Thoại-sơn, tỉnh An-giang. Đồ dùng có gỗ, đá quý, gốm, thuỷ-tinh; đã biết dùng kim-loại như vàng, đồng, chì, sắt, thiếc.
Có chứng-cớ liên-hệ đến con đường tơ-lụa trên biển từ Đông-Nam Á đến vùng Địa-trung-hải.
Văn-hoá Óc-eo có liên-hệ đến nền văn-hoá Tiền Óc-eo từ cuối thời-đại đồ đồng ở Nam-bộ, và văn-hoá Hậu Óc-eo có liên-quan đến nước Chân-lạp và Thuỷ Chân-lạp.
* Văn-hoá Phùng-nguyên: nền văn-hoá mở-đầu cho nền văn-hoá Tiền Đông-sơn trên lưu-vực sông Hồng; phân-bố ở vùng trung-du và đồng-bằng Bắc-bộ vào sơ-kỳ thời-đại đồ đồng; niên đại khoảng 3,500 đến 4,000 năm.
Những di-tích tiêu-biểu như Phùng-nguyên, Xóm Rền, Gò Bông, An-đạo, nghĩa-lập, Đồng-đậu [lớp dưới], Lũng Hoà, Chùa Gio, Văn-điển, Bãi Tự,…Cư-dân sống bằng nông-nghiệp. Đồ dùng có gốm [nồi, bình, bát, vò,…], đá [rìu, bôn, đục, bàn mài, mũi tên, mũi giáo, qua,…], đồng [còn rất hiếm],
* Văn-hoá Phước-tân: Xem lại Văn-hoá Đồng-nai. Có người cho nên viết ‘Đồng nai’, có nghĩa là nơi [ = đồng] có nhiều nai. Ngày nay ‘Đồng nai’ trở-thành địa-danh, nên viết là ‘Đồng-nai’.
* Văn-hoá Quỳnh-văn: ở Quỳnh-văn, huyện Quỳnh-lưu, tỉnh Nghệ-an; có 21 địa-điểm được khai-qật; công-cụ bằng đá thô-sơ, đồ gốm; niên-đại khoảng 5,000 năm [thời-đại đá mới]. Cư-dân sống bằng khai-thác nhuyễn-thể nước mặn, đánh-cá, săn-bắt và hái-lượm.
Có nguồn-gốc từ văn-hoá Hoà-bình, và phát-triển thành văn-hoá Bàu Tró [ở loại-hình nền văn-hoá Thạch-lạc].
* Văn-hoá Tiền Sa-huỳnh: có trước nền văn-hoá Sa-huỳnh, thuộc thời-đại đồ đồng. Địa-điểm khai-quật tại Long-thạnh, Bình-châu (thuộc tỉnh Qảng-ngãi).
* Văn-hoá Sa-huỳnh: địa-danh ở bờ đầm An-khê, tỉnh Qảng-ngãi; thuộc sơ-kỳ thời-đại sắt [sau thời-đại đồ đồng], tồn-tại khoảng 500 năm đến đầu Công-nguyên. Phân-bố ở miền Trung, từ Đà-nẵng, Qảng-nam đến Bình-thuận. Ở khu-vực Huế và Qảng-trị, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có sự hội-nhập với nền văn-hoá Đông-sơn; về phiá Nam, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có sự hội-nhập với cư-dân văn-hoá Đồng-nai; về phiá Tây, văn-hoá Sa-huỳnh có ảnh-hưởng đến các nền văn-hoá khảo-cổ Tây-nguyên; về miền ven biển, cư-dân văn-hoá Sa-huỳnh có liên-hệ đến văn-hoá Trung-kuốc, Ấn-độ và các hải-đảo Đông-Nam Á. Có-thể hình-thành nền văn-hoá Chăm-pa. Đồ dùng có gốm, sắt, đồng, thuỷ-tinh, đồ trang-sức bằng ngọc mã-não.
* Văn-hoá Sơn-vi: xã Sơn-vi, huyện Lâm-thao, tỉnh Phú-thọ; có hơn 140 địa-điểm được khai-qật; phân-bố trên các đồi, gò trung-du, hang-động Bắc Việt-nam. Cư-dân văn-hoá Sơn-vi sống bằng săn-bắn và hái-lượm, chưa biết trồng-trọt và chăn-nuôi. Có niên-đại khoảng từ 23,000 đến 11,000 năm.
Văn-hoá Sơn-vi [thuộc hậu-kỳ thời-đại đá cũ] có trước và khác văn-hoá Hoà-bình, phát-triển sang văn-hoá Hoà-bình.
- Theo truyền-thuyết cho rằng: Vua Đế-minh, cháu thứ ba đời của vua Thần-nông, đi tuần-thú phương Nam, đến miền núi Ngũ-lĩnh thuộc tỉnh Hồ-nam, gặp một nàng tiên, lấy nhau rồi sinh ra Kinh-Dương-vương đặt làm vua phương Nam.
Sau nầy Kinh Dương-vương lấy con gái Động-Đình-quân là Long-Nữ sinh ra Lạc-Long-quân.
Lạc-Long-quân lấy Âu-Cơ, sinh ra một bọc có 100 trứng, nở ra 100 con trai, nửa theo mẹ (giống tiên) lên núi, nửa theo cha (giống rồng) xuống Nam-hải. Do đó có giống Bách-Việt ở khắp miền Nam Trung-kuốc. Nước của Kinh-Dương-vương lấy kuốc-hiệu là Xích-quỷ, gồm tỉnh Hồ-nam và Qảng-tây bây-giờ.
Lạc-Long-quân phong cho con cả làm vua nước Văn-lang, kuốc-hiệu đầu-tiên của dân-tộc ta, xưng là Lạc-vương.
Họ Hồng-Bàng kể từ đời Kinh-Dương-vương, Lạc-Long-quân và 18 đời vua Lạc-vương là những triều-đại trước tiên của nước ta. Truyền-thuyết cho rằng họ Hồng-Bàng kéo dài từ năm 2879 trước Công-lịch đến năm 258 trước Công-lịch.
Kinh-Dương có người cho là đất Kinh và đất Dương, tên hai châu thuộc điạ-bàn của giống Giao-chỉ ngày xưa.
Những chữ Âu, như Âu-giang (tên sông thuộc nước Việt ngày xưa ở vùng Chiết-giang, ngày nay vẫn còn tên ấy), Âu-Lạc, Âu-Việt, Đông-Âu, Tây-Âu,… chắc cũng đều là tên đất.
Vào thế-kỷ thứ 9 trước Công-lịch, một số thị-tộc Việt lập ra nước Việt do một nhà quý-tộc họ Mị, cùng họ với vua nước Sở.
Vua nước Sở, họ Hùng, có niên-kỷ như sau:
1.- Hùng-Dịch: 1122-1078 trước Công-nguyên.
2.- Hùng-Nghệ: 1078-1052 trước Công-nguyên.
3.- Hùng-Đán: 1052-1001 trước Công-nguyên.
4.- Hùng-Thắng: 1001-946 trước Công-nguyên.
5.- Hùng-Dương: 946-887 trước Công-nguyên.
6.- Hùng-Cừ: 887-877 trước Công-nguyên.
7.- Hùng-Chấp: 877-876 trước Công-nguyên.
8.- Hùng-Duyên: 876-847 trước Công-nguyên.
9.- Hùng-Dõng: 847-837 trước Công-nguyên.
Và 18 đời vua Hồng-Bàng cũng lấy hiệu như sau:
1.- Kinh-Dương-vương (Lục-dục-vương).
2.- Lạc-Long-quân (Hùng-hiền-vương) .
3.- Hùng-Lân (Hùng-quốc-vương).
4.- Hùng-Việt-vương.
5.- Hùng-Hi-vương.
6.- Hùng-Huy-vương. (Người Tàu gọi là Câu-Tiễn).
7.- Hùng-Chiêu-vương.
8.- Hùng-Vị-vương.
9.- Hùng-Định-vương.
10.- Hùng-Uy-vương.
11.- Hùng-Trinh-vương.
12.- Hùng-Vũ-vương.
13.- Hùng-Việt-vương.
14.- Hùng-Anh-vương.
15.- Hùng-Triều-vương.
16.- Hùng-Tạo-vương.
17.- Hùng-Nghị-vương.
18.- Hùng-Duệ-vương.
Một nửa theo mẹ lên núi là những người sống ở miền sơn-cước, rải-rác các vùng đồng-bằng lưu-vực sông Dương-tử tới miền núi Nam-lĩnh ra đến bể, chậm khai-hoá nên còn theo chế-độ mẫu-hệ. Đây là các dân ở vùng Quý-châu, Vân-nam.
Ở Quý-châu có dân Miêu-tử, ở Vân-nam có dân Sâm-ly hay Xa-lý đến đời Nguyên mới bị chinh-phục.
Tương-truyền đời Chu-Thành-vương có sai sứ sang triều-cống, khi về được Chu-công Đán làm xe chỉ Nam tiễn-chân, từ đó họ có tên là Xa-lý.
Cũng có bộ-lạc tên là Lão-qua, xưng là Việt-thường dưới đời nhà Chu, bộ-lạc nầy về sau bị nhà Minh chinh-phục.
Dân tiến xuống biển được nhiều điều-kiện thuận-tiện nên tiến-bộ hơn, vì vậy đã sống vào trạng-thái phụ-hệ.
- Có thuyết cho rằng: Vào thế-kỷ thứ 30 trước Công-nguyên Hán-tộc sống ở dọc Hoàng-hà. Tại lưu-vực sông Dương-tử đã người bản-thổ: bờ sông phiá Bắc có dân Miêu và Man; bên bờ phiá Nam vùng Động-đình và Phiên-dung có dân Việt ở rải-rác đến núi Ngũ-lĩnh, các dân nầy có trình-độ canh-nông.
- Có một nhà quý-tộc dạy dân khai-khẩn ruộng-đất, dân nhớ ơn thờ người ấy làm thần Nông.
Dân Miêu, Man, Việt tuy không cùng chủng-tộc, nhưng thuộc quyền nhà quý-tộc thuộc dòng-dõi thần Nông.
Người cháu ba đời của thần Nông đi tuần-thú về phương Nam, đến Ngũ-lĩnh gặp một nàng con gái đẹp như tiên, ăn ở với nhau, sinh được một người con trai đặt tên là Lộc-Tục.
Sau vua phong cho con trưởng làm vua dân Miêu và Man ở phiá Bắc sông Dương-tử; phong cho Lộc-Tục làm vua dân Việt ở phiá Nam, gồm có đất Kinh và Dương, lấy kuốc-hiệu là Xích-quỷ, vào khoảng thế-kỷ thứ 29 trước Công-lịch.
Bấy giờ là thời-đại phong-kiến, Xích-quỷ chia làm ba nước nhỏ. Trong ba nước, có một nước ở vùng Động-đình cuả Kinh-Dương-vương. Kinh-Dương-vương lấy con gái vua kế Động-đình là Long-Nữ, sinh được một trai tên là Sùng-Lãm. Sùng-Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc-Long-quân.
Vua Lạc-Long lấy con gái của một vua nước láng-giềng ở đất Âu là nàng Âu-Cơ. (Truyền-thuyết ‘Con Rồng cháu Tiên’).
Sau nầy Hán-tộc tràn xuống phiá Nam qua nước Sở, lúc đó hàng trăm nhà quý-tộc đều xưng là dòng-dõi của vua Lạc-Long và Âu-Cơ. Có-lẽ đây là lời kêu-gọi đoàn-kết chống ngoại-xâm?
Vào thế-kỷ thứ 24 trước Công-lịch, trong ba nước kể trên có nước Việt-thường kinh-đô ở phiá Nam hồ Phiên-dương trở-nên cường-thịnh và làm bá-chủ cả vùng Phiên-dương và Động-đình. Nước nầy vào năm 1352 trước Công-lịch có sai sứ sang cống vua Đế-Nghiêu một con rùa lớn, và vào năm 1109 trước Công-lịch có cống chim trĩ cho vua Thành-vương nhà Chu.
Trước thế-kỷ thứ 12 trước Công-lịch có nhà quý-tộc nước Sở tên Hùng-Dịch chinh-phục được các dân Miêu, Man ở miền sông Hán chảy vào sông Dương-tử, tổ-chức thành một kuốc-gia. Người Tàu gọi kuốc-gia nầy là Kinh-Man, có đóng đô ở Đan-dương gần thành Nghi-xương ngày nay.
Đến đời vua nước Sở là Hùng-Cừ đem binh đánh lấy nước Đông và Dương-Việt (người Việt ở dất Dương-tử).
Nước Việt-chương (trước kia là nước Việt-thường) và nước Ngạc (ở vào khoảng thành Vũ-xương, thuộc tỉnh Hà-bắc) cũng bị kiêm-tính luôn.
Hùng-Cừ cho con trưởng là Khang ở đất Cú-đản, con thứ hai là Hồng ở đất Ngạc, con thứ ba là Chấp-Tỳ làm vua Việt-chương.
Dân Việt sống thái-bình lâu năm, không chống nổi quân Kinh-Man, nên tản-nát khắp nơi.
Dân Việt càng ngày càng đông, một số tiến lên núi vùng Lĩnh-nam, một số tiến xuống Nam-hải; về sau lại gặp nhau ở vùng Qảng-đông và Qảng-tây, sau nầy gọi là Bách-Việt.
Vào năm 581 trước Công-nguyên, con-cháu Chấp-Tỳ có người làm vua Việt-thường xưng là Hùng-vương thứ nhất.
Dân Việt lúc bấy giờ ở Nam sông Dương-tử cho đến hồ Động-đình và dọc theo bờ Nam-hải, họ có tục xâm mình nên người Tàu thường gọi là Văn-lang.
Nước Sở ở Kinh-Man trở nên cường-thịnh, theo văn-hoá Hán-tộc, bành-trướng nhanh về phương Nam nên tạo nguy-hiểm cho nước Viêt-thường.
Một ông vua họ Hùng thiên-đô qua đất Thiệu-hưng ở tỉnh Chiết-giang, và đặt kuốc-hiệu là U-Việt.
Đến đời vua Hùng-vương thứ 6 mà người Tàu gọi là Câu-Tiễn nước Việt. Năm 496 trước Công-lịch, Câu-Tiễn đem quân diệt nước Ngô, trở thành một cường-kuốc, làm bá-chủ cả một vùng đất rộng, phiá Bắc đến gần tỉnh Sơn-đông, phiá Tây gồm Việt-thường, phiá Nam giáp Hồ-tôn.
Câu-Tiễn làm vua 27 năm thì chết, con-cháu xưng bá.
Câu-Tiễn mất, đế-kuốc chia cho con-cháu. Một người con của Câu-Tiễn được làm vua đất Lạc-Việt, ở tận phiá Nam giáp Hồ-tôn, xưng là Hùng-vương thứ 7, hoặc vì có-lẽ là con trưởng, hoặc vì có-ý dòm-ngó các nước Việt ở phiá Bắc, nên xưng như thế để tỏ ra là dòng chính-thức của dân Văn-lang.
Đến đời Hùng-vương thứ 18, phiá Bắc của Lạc-Việt có nước Âu-Việt. Vua nước Âu-Việt là Thục-An-Dương-vương cướp nước Lạc-Việt, nhập hai nước lại làm một gọi là Âu-Lạc.
Vì dân của hai nước đều có thị-tộc Việt, và cùng ngôn-ngữ: con gái vua Hùng-vương thứ 18 gọi là Mị-nương, con gái vua An-Dương-vương gọi là Mị-châu. Do đó, ta có-thể nói rằng dân Âu-Lạc, tuy hai nước nhưng vẫn là người Văn-lang, tức tổ-tiên của người Việt.
- Có thuyết cho rằng: Cương-vực nước Văn-lang phiá Bắc giáp hồ Động-đình (tỉnh Hồ-nam), phiá Tây giáp Ba-thục (tỉnh Tứ-xuyên), phiá Nam giáp Hồ-tôn (Chiêm-thành), phiá Đông giáp bể Nam-hải. Đó chính là cương-vực cổ-xưa của toàn-thể gia-đình Bách-Việt hay là của nước Xích-quỷ, mà chúng-ta chỉ là một chi-phái.
Thời khởi-thuỷ dân Giao-chỉ sinh-tụ ở Nam-bộ Trung-kuốc tại lưu-vực sông Dương-tử, rồi di-cư dần xuống lưu-vực sông Nhị và sông Mã. Tới nơi cuối-cùng nầy, điạ-bàn của nước Văn-lang gồm có 15 bộ, theo Việt-sử:
1/- Văn-lang (Bạch-hạc, tỉnh Vĩnh-yên).
2/- Châu-diên (Sơn-tây, vùng núi Ba-vì).
3/- Phước-lộc (miền đồng-bằng).
4/- Tân-hưng (Hưng-hoá, Tuyên-quang).
5/- Vũ-định (Thái-nguyên và một phần đất Hoa-nam).
6/- Vũ-ninh (Bắc-ninh).
7/- Lục-hải (Lạng-sơn và một phần của Qảng-tây).
8/- Ninh-hải (Qảng-yên và một phần của Qảng-đông).
9/- Dương-tuyền (Hải-dương).
10/- Giao-chỉ (Hà-nội, Hưng-yên, Nam-định, Ninh-bình).
11/- Cửu-chân (Thanh-hoá).
12/- Hoài-nam (Nghệ-an, Hà-tĩnh).
13/- Cữu-đức (lưu-vực sông Đà và sông Mã).
14/- Việt-thường (Qảng-bình, Qảng-trị).
15/- Bình-văn (?).
- Có thuyết cho rằng: Văn-lang chỉ là một quan-niệm về chủng-tộc, có nghĩa là ‘dân có xăm mình’, dùng để phân-biệt với các chủng-tộc khác không có xăm mình như Hán-tộc chẳng-hạn, chứ không phải là tên một nước.
- Có thuyết của Ngô-Sĩ-Liên: Trong ‘Đại Việt sử-ký toàn-thư’ (1479), Ngô-Sĩ-Liên lần đầu-tiên đưa ra các truyền-thuyết (trong số 100 con trai của Lạc-Long-quân và Âu-Cơ, có 50 người con theo mẹ lên núi cùng suy-tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng-vương, đặt tên nước là Văn-lang, đóng đô ở Phong-châu) nầy vào chính-sử trong ‘kỷ họ Hồng-Bàng’ của phần ‘ngoại-kỷ’ và đối-sánh với Bắc-sử, cho rằng kinh-Dương-Vương ngang với Đế-Nghi khởi-đầu năm 2878 trước Công-nguyên, do đó kỷ Hồng-Bàng gồm Kinh-Dương-vương, Lạc-Long-quân và Hùng-vương từ năm 2878 đến 256 trước Công-nguyên (tổng-cọng 2622 năm). Từ đây hình-thành quan-niệm dân-gian coi nước Văn-lang đời Hùng-vương ra đời cách ngày nay khoảng 4,000 năm.
Theo kết-qả nghiên-cứu khoa-học gần đây, theo khảo-cổ-học, thời-kỳ cách nay khoảng 4,000 năm tương-ứng với giai-đoạn văn-hoá Phùng-nguyên (sơ-kỳ thời-đại đồ đồng) ở vùng trung-du và đồng-bằng sông Hồng.
Có-thể hiểu nước Văn-lang đây chỉ là nhà-nước sơ-khai, trong thời-kỳ nền văn-hoá Đông-sơn, lúc phát-triển cao-độ của đồ đồng sang sơ-kỳ đồ sắt, thuộc thiên-niên-kỷ thứ nhất đến giữa thiên-niên-kỷ đó [từ 1,000 đến 500 trước Công-nguyên].
- Theo sách ‘Đại-Việt sử-lược’ (tác-phẩm sử-học xưa nhất, khuyết-danh, còn lại đến ngày nay; lưu-giữ trong ‘Tứ khố toàn thư’ của Trung-kuốc) cho rằng nước Văn-lang do Hùng-vương thành-lập vào khoảng đời Chu Trang-vương (696-682 trước Công-nguyên) khi thống-nhất được 15 bộ-lạc.
Niên-đại ra đời vào thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên của nước Văn-lang, có ghi-chép trong ‘Đại-Việt sử-lược’ tương-đối phù-hợp với những kết-qả nghiên-cứu khoa-học (khảo-cổ-học về nền văn-hoá Đông-sơn: thế-kỷ thứ 7 trước Công-nguyên đến vài thế-kỷ sau Công-nguyên) ngày nay.
- Có thuyết cho rằng: Cương-vực của Giao-chỉ gồm hồ Động-đình ở phiá Bắc, biển Nam-hải ở phiá Đông, Tứ-xuyên ở phiá Tây, và Hồ-tôn ở phiá Nam.
Sau nầy dân Giao-chỉ di-cư xuống vịnh Bắc-Việt, lúc nầy dân ta chỉ ở hoàn-toàn trên đất Bắc-Việt và vào tới Nghệ-an mà thôi. Đây là vị-trí địa-dư cuối-cùng cuả Giao-chỉ sau cuộc Nam-chinh của nhà Tần, và sau khi đế-kuốc Nam-Việt của Triệu-Đà đã thành-lập cơ-sở vững-vàng.
- Có thuyết cho rằng: Ở Trung-hoa, khắp vùng lưu-vực sông Dương-tử, từ miền Vạn-huyện thuộc tỉnh Tứ-xuyên cho đến biển, có những chi-nhánh chủng-tộc Anh-đô-nê. Các thị-tộc nầy đã có mặt tại đây rất lâu, trước đời nhà Chu (khoảng năm 1050 đến 771 trước Công-nguyên). Người Tàu hay gọi đây là những giống Man-di. Những phần-tử Việt-tộc nầy di-cư lẻ-tẻ xuống miền Nam, hoặc theo đường biển hay đường sông. Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến vượt biển theo mùa gió bắc hằng năm đến các vùng duyên-hải phương Nam, như vùng Hải-nam, vùng trung-châu sông Nhị và sông Mã ở phiá Bắc Việt-nam ngày nay. Đến mùa gió nồm, họ lại vượt biển trở về căn-cứ.
Vậy từ những thời-đại rất xưa, đã có những tiếp-xúc giữa người Anh-đô-nê cư-ngụ tại bờ biển Bắc Việt-nam với những người Anh-đô-nê (chi-nhánh Việt-tộc) ở vùng Phước-kiến.
Khi nước Việt bị nước Sở tiêu-diệt khoảng năm 333 trước Công-lịch, làn sóng Việt-tộc tràn xuống phương Nam càng ngày càng đông. Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến di-cư vào miền Bắc Việt-nam, là nơi họ đã đến từ trước.
Họ đem theo cái tên thị-tộc cũ là Lạc, và một nền văn-hoá có nhiều chỗ tương-đồng với dân thổ-trước nhưng đã chịu ảnh-hưởng của giống Mông-gô-lích ở phương Bắc.
Nhóm Việt-tộc ở vùng Phước-kiến đi và về đồng-thời với một giống hậu-điểu thuộc loại ngỗng trời có tên là chim Lạc, họ nhận giống chim ấy là vật-tổ (Pháp: totem). Tên Lạc-Việt là tên ghép của giống dân có vật-tổ là Lạc và thị-tộc là Việt.
Vì là đồng-chủng, có những phương-thức sinh-hoạt tương-tự, giống Lạc-Việt hỗn-hợp dễ-dàng với dân thổ-trước. Sự hỗn-hợp nầy tạo nên một dân-tộc có nhiều máu Anh-đô-nê và một ít máu Mông-gô-lích. Đó chính là tổ-tiên của dân-tộc Việt-nam.
Về chế-độ xã-hội, khi người Lạc-Việt mới đến hợp với người Anh-đô-nê thổ-trước đều theo chế-độ thị-tộc mẫu-hệ. Về sau với điều-kiện sinh-sống thuận-tiện và chuyển sang nông-nghiệp, xã-hội phụ-hệ bắt-đầu xuất-hiện.
- Có thuyết cho rằng: Làn sóng Việt-tộc từ Trung-hoa tràn xuống vào thế-kỷ thứ 4 trước Công-lịch, lân-cận với nhóm Lạc-Việt, và được thành-lập nhóm Tây-Âu (hay Tây-Việt) ở miền đông-nam tỉnh Qảng-tây.
Thục-Phán An-dương-vương là cháu nội vua Thục, đã chạy về phiá Nam sau khi Tần diệt Thục.
Thục-Phán chinh-phục cả Tây-Âu và Lạc-Việt, có-lẽ vào khoảng năm 245 trước Công-lịch. Sau khi thống-nhất Tây-Âu và Lạc-Việt, lập nên kuốc-gia và lấy tên là Âu-Lạc.
Thục-Phán xây Cổ-loa-thành tại kinh-đô của Âu-Lạc vào năm 225 trước kỷ-nguyên.
- Theo Đào Duy-Anh, về phương-diện nhân-chủng, buổi đầu
người Lạc-Việt có lẽ còn mang rất ít yếu-tố Mông-gô-lích, rồi trải qua hai thế-kỷ thuộc nhà Triệu và nhà Tây-Hán do sự hỗn-hợp Việt-Hán, yếu-tố nầy tăng lên, nhưng yếu-tố Anh-đô-nê-diêng vẫn còn giữ phần chủ-yếu.
Sau nầy với Mã-Viện và cuộc đô-hộ trên một ngàn năm, sự tạp-chủng với người Hán lại mạnh-mẽ và ráo-riết hơn lên, vì vậy sự thay-đổi trong con người Lạc-Việt càng rộng lớn.
Chứng-cớ là cái mặt của người đàn-bà Việt đào được ở Đông-sơn dưới đời nhà Tống, sau thời-kỳ Bắc-thuộc, đã có nhiều nét Mông-gô-lích, duy cái sọ là còn dấu-tích Anh-đô-nê-diêng mà thôi.
Đến nay ta có-thể nói rằng, dù cuộc đồng-hoá trong thời Bắc-thuộc đã đi sâu, bé rộng vào cơ-cấu chủng-tộc và văn-hoá của người Lạc-Việt, nhưng qua thời-kỳ nô-lệ Trung-kuốc, người Việt đã lấy tư-cách Lạc-Việt dung-hoà những yếu-tố chủng-tộc và văn-hoá của người Hán-tộc và một ít yếu-tố của các giống khác để thành một nhân-cách riêng.
3.- Tiếng-nói của dân-tộc Việt-nam: Chủng-tộc-ngữ:
* Trên bán-đảo Đông-dương, về chủng-ngữ-tộc, ta có những ngữ-tộc lớn:
a.- Mon-Khmer: họ ngôn-ngữ Nam Á.
- Cam-bốt. - Brao, Ba-na bắc, Ba-na nam.
- Chama. - Boloven, Cơ-tu, Khơ-mú.
- Mnong. - Kouy.
- Bahnar. - Souy.
- Sedang. - Plaung-Wa (Palaung-Oa).
b.- Malayo-Polynésien: họ ngôn-ngữ Nam Đảo.
- Chăm, Ê-đê. - Rhadé, Gia-rai.
- Raglai. - Chu-ru, Hroi.
- Jơrai. - Blao.
c.- Thái: họ ngôn-ngữ Hán-Tạng? Nam Đảo? Độc-lập?
- Shan, Thái-lan, Lào. - Cơ-lao, La-chí.
- Bố-y, Nùng, Tày. - Thái đen, Thái trắng, Lự.
d.- Việt-Mường: họ ngôn-ngữ Nam Á.
- Việt. - Mường.
Trong ngôn-ngữ Việt-Mường có chia thành 5 nhóm nhỏ:
d1/- Tiểu-nhóm Việt: tiếng Việt và các phương-ngữ Việt.
d2/- Tiểu-nhóm Mường: tiếng Mường, tiếng Nguồn [người Nguồn, ở Minh-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình].
d3/- Tiểu-nhóm Chứt: tiếng Mày [người Mày, ở xã Lâm-hoá, Dân-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình], Rục [người Rục, xã Thượng-hoá, huyện Minh-hoá, tỉnh Qảng-bình], Sách [người Sách, ở xã Dân-hoá, Thượng-hoá và Hoá-sơn, huyện Minh-hoá, tỉnh Qảng-bình], Arem [người Arem, xã Tân-trạch, huyện Bố-trạch, tỉnh Qảng-bình], Mã-liềng [người Mã-liềng, xã Lâm-hoá và Thanh-hoá, huyện Tuyên-hoá, tỉnh Qảng-bình].
d4/- Tiểu-nhóm Cuối: tiếng Poọng [người Poọng hay Tày-Poọng, ở huyện Tương-dương, tỉnh Nghệ-an], tiếng Đan-lai, tiếng Ly-hà, tiếng Cuối [người Cuối, xã Tân-hợp, huyện Tân-kỳ; xã nghĩa-quang, huyện nghĩa-đàn; xã Mường-qả, huyện Con-cuông, tỉnh Nghệ-an].
d5/- Tiểu-nhóm Thà-vựng - Pakatan: tiếng Thà-vựng, tiếng Pakatan.
e.- Tibeto-Birman: họ ngôn-ngữ Hán-Tạng.
- Lolo. - Lisu (Lao).
- Moso (Vân-nam, Miến-điện).
f.- Mèo, Mán: họ Hán-Tạng? Nam Á? Mông-Miền?
- Mèo [Mông]. - Mán, Miền, Pa-thẻn, Na-mẻo.
* Theo nhận-xét của nhiều học-giả, thì điều đáng tin-cậy hơn hết là thuyết cho rằng tiếng Việt là thứ tiếng thuộc về dòng Thái (ngữ-pháp đặt xuôi: tĩnh-tự sau danh-tự; khác Hán-Việt).
Dòng tiếng Thái có hai đặc-điểm: vừa có giọng lên cao xuống thấp như tiếng Trung-hoa, vừa có ngữ-pháp đặt xuôi của loại tiếng Ấn-độ - Mã-lai (Môn-Mên, Mon-đa, Xăng-ta-li).
Nhà bác-học Schmidt cho rằng dòng tiếng Thái thuộc về một tông-chi rộng-rãi bao-trùm các ngôn-ngữ của những thị-tộc Đông-Nam-Á và Đại-dương-châu thời sơ-cổ.
Dựa vào những tự-ngữ rất xưa, như những tên số, cách đặt câu, ta có-thể thấy rõ-ràng có rất nhiều tương-tự giữa các tiếng dòng Thái và các tiếng Ấn-độ - Mã-lai.
* Bác-sĩ Rivet, trong đại-hội các nhà tiền-sử-học họp tại Hà-nội năm 1932 có đưa ra một ức-thuyết: Từ miền Nam châu Á hoặc từ Nam-dương quần-đảo, vào một thời-đại tối-cổ, đã có những đoàn di-dân đi tản-mác theo hình rẻ qạt, vượt trùng-dương đến ở những đảo rải-rác trên Thái-bình-dương và Đại-tây-dương. Sau đó họ lại lần đến Đông-bộ Mỹ-châu, Bắc-bộ Nhật-bổn, Tây-bộ Âu-châu và Phi-châu.
Những loạt sóng người ấy hỗn-hợp nhau, sống kề-cận nhau, xô-đẩy nhau, trải qua nhiều thời-đại.
Người-ta thường gọi chung họ là các giống Đại-dương-nhân (Pháp: Océaniens). Đó là những giống người Ốt-tra-lô, Tát-ma-nhiên, Mê-la-nê-diên, Pô-ly-nê-diên, Anh-đô-nê-diên, Môn-Mên. Sự thân-thuộc giữa họ chỉ lệ-thuộc về phương-diện ngôn-ngữ-học. (Xem ‘Chủng-tộc-ngữ Việt-nam’ ở Phụ-bản 2).
* Về phương-diện ngôn-ngữ-học, lịch-sử tiếng Việt có-thể chia thành 4 giai-đoạn:
1/- Thời sơ-cổ: Có-thể có sự tương-đồng về ngôn-ngữ của giống dân Anh-đô-nê ở lưu-vực sông Dương-tử (miền Nam Trung-hoa) với người Anh-đô-nê dọc theo duyên-hải Bắc-Vìệt và Bắc Trung-Việt. Họ cùng chung một chủng-tộc, có những phương-thức sinh-hoạt giống nhau, chắc-chắn rằng ngôn-ngữ không khác xa nhau mấy.
Sách ‘Tư trị thông giám’ có nhắc lại chuyện người Việt-thường đi cống chim trĩ trắng (bạch trĩ) cho vua Thành-vương nhà Châu (năm 1109 trước Công-lịch), có câu: ‘Việt-thường dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ’ (Xứ Việt-thường nhờ ba giống Man miền Nam dịch chuyền tiếng để hiến chim trĩ trắng).
‘Tam tượng trùng dịch’ (dịch chuyền ba lần) chứng-tỏ các thị-tộc ở về phương Nam càng xa càng ít hiểu văn-hoá Hán-tộc.
Theo Đào-Duy-Anh, tiếng của Việt-tộc thời Việt Câu-Tiễn ‘khác nhiều với ngôn-ngữ của người Hán-tộc, mà thường một tiếng của người Việt, người Hán phải dùng đến hai ba âm mà phiên ra’.
Về phương-diện ngữ-âm, có-lẽ người Anh-đô-nê mới đến từ miền Bắc (dân Lạc-Việt di-cư) còn giữ những thinh bổng, thinh trầm đã du-nhập từ các thi-tộc có tiếp-xúc rất nhiều với người Trung-hoa, đơn-vận (độc-vận) hay đơn-âm.
Về phương-diện ngữ-pháp thì người Lạc-Việt cũng như người Anh-đô-nê bản-xứ đều dùng ngữ-pháp đặt xuôi, đó là ngữ-pháp chung cho loại tiếng Ấn-độ - Mã-lai.
Sự hoà-hợp ngữ-âm và ngữ-pháp làm cho ngữ-tố đa-vận biến thành độc-vận, thể-hiện rõ-ràng nhất trong cách ‘nói ríu’, như: Chửa = chưa + có; ổng = ông + ấy; bả = bà + ấy;…
Việt-ngữ thời cổ-sơ là ngữ-âm đơn-vận (họ Hán-Tạng) có ít nhiều trầm bổng, và ngữ-pháp đặt xuôi (họ Ấn-Mã, Nam-Á)
2/- Thời thượng-cổ: Đây là thời-kỳ du-nhập văn-hoá Trung-kuốc, kể từ thế-kỷ thứ 1 trước kỷ-nguyên đến thế-kỷ thứ 10 sau kỷ-nguyên.
Sau cuộc chinh-phục của Lộ-Bác-Đức và Dương-Bộc năm 111 trước Công-nguyên, cùng với chế-độ chính-trị thiết-lập tại vùng đất vừa mới chiếm-đóng, văn-hoá Trung-kuốc bắt-đầu xâm-nhập vào Việt-nam.
Trong thời-kỳ bị đô-hộ bởi người Trung-hoa, Tích-quang và Nhâm-Diên rất đắc-lực trong việc mở trường dạy Hán-học.
Trước thời Sĩ-Nhiếp, cũng có những người đã từng được thụ-huấn tại quê-nhà, sang du-học bên Trung-kuốc, như Lý-Tiến, Lý-Cầm, Trương-Trọng, Bốc-Long,…
Việc sáng-tạo chữ Nôm, có-lẽ vào thời Sĩ-Nhiếp (187-226).
Sĩ-Nhiếp là một người Trung-hoa sinh-trưởng tại Việt-nam, con của viên Thái-thú Nhật-nam; khi Sĩ-Nhiếp trưởng-thành trở về Trung-kuốc học-tập, sau khi thi đỗ lại được bổ sang làm Thái-thú quận Giao-chỉ.
Sở-dĩ Sĩ-Nhiếp được tôn làm ‘Nam-Giao học-tổ’ có-lẽ là nhờ công-lao truyền-bá học-thuật rộng-rãi hơn, và nhất là nhờ sự phiên-dịch kinh-sách Trung-hoa.
Việc dùng chữ Hán để viết tiếng Việt, và nhất là cách cấu-trúc chữ Hán, dùng một chữ biểu-ý bên một chữ biểu-âm, ta thấy cấu-trúc của chữ Nôm không có gỳ khác-biệt. Cách viết chữ như thế gọi là ‘hình-thanh hay hài-thanh’, sau nầy gọi là ‘tượng-hình’ (chữ được vẽ bằng hình-ảnh).
Vào thế-kỷ thứ 2, thứ 3 sau Công-nguyên, đạo Phật đã du-nhập vào Việt-nam. Trong thời-kỳ nầy, Việt-nam là trạm đường giao-thoa của các giáo-đồ Ấn-độ và Trung-hoa. Những nhà sư Ấn-độ có hợp-sức với người Trung-hoa và dân bản-xứ để dịch các kinh Phật chữ Phạn, để truyền-bá rộng-rãi ở Giao-châu và ở Trung-kuốc. Dịch kinh-sách là phải có phần dịch-âm, tất phải có phần áp-dụng hình-thanh trong việc sáng-tạo chữ Nôm.
Các tiếng Trung-hoa đọc trại có khi còn giữ nguyên nghĩa, có khi đổi luôn cả nghĩa làm cho Việt-ngữ giàu thêm về từ-ngữ và về các loại thinh trầm-bổng. Đàng khác, chắc cũng có những âm-vận của Ấn-ngữ, được phiên-âm bằng lối chữ Nôm, du-nhập thêm vào kho-tàng Việt-ngữ.
Chứng-cớ rõ-ràng nhất là về sau cuộc khởi-nghĩa của Phùng-Hưng năm Tân-vị (791 sau Công-nguyên), nhân-dân nhớ ơn ông, lập đền thờ và gọi ông là ‘Bố cái đại vương’. Phùng-Hưng bị bệnh mất mấy tháng sau, con ông là Phùng-An được nhân-dân tôn lên để kế-nghiệp. Chữ ‘bố cái’ là chữ Nôm, chắc-chắn đã sáng-tạo trước khi dùng.
Đây chính là thời-kỳ nung-đúc ý-chí quật-cường của giống-nòi Lạc-Việt. Vì khả-năng văn-hoá kém-cỏi, Việt-ngữ phải ép mình nhận sự thống-trị của Hoa-ngữ; nhưng nhận với một tinh-thần kháng-chiến cũng như những cuộc kháng-chiến liên-miên của dân-tộc, như đời nhà Triệu, Bà Trưng, Bà Triệu,…
Rất nhiều từ-ngữ Trung-hoa đã bị tiếng Việt đồng-hoá. Chữ Nôm bày ra từ Sĩ-Nhiếp chỉ dùng vào việc dịch sách trong một thời rồi bị chìm vào trong quên-lãng. Điều nầy chứng-tỏ dân-tộc ta chưa đủ khả-năng lật-đổ nền thống-trị cả ngàn năm của người phương Bắc từ Đông-Hán, đến Đông-Ngô, Lương, Trần, Tuỳ, Đường.
3/- Thời trung-cổ: Đây là thời-kỳ xây-dựng khả-năng văn-hoá dân-tộc, từ thế-kỷ thứ 10 đến thế-kỷ thứ 15 sau Công-nguyên [Tây-lịch].
Sang thế-kỷ thứ 10, sự dấy-nghiệp của ông Khúc-Thừa-Dụ (906-907) mở-đầu cho thời-kỳ xây-dựng và củng-cố nền độc-lập, tự-chủ của Việt-nam.
Nhịp-nhàng với công-cuộc xây-dựng độc-lập, sự xây-dựng một nền văn-hoá riêng có khả-năng làm lợi-khí cho dân-tộc là điều thiết-yếu phải làm đối với nhà cầm-quyền đương-thời.
Theo Paul Perny nghề in đã được phổ-cập rộng-rãi ở Trung-hoa dưới đời nhà Tống (960-1127).
Theo sách ‘Thiền uyển tập anh’ có nói sư Tín-Học (chết năm 1190) trụ-trì ở một ngôi chùa trên núi Không-lộ, thuở trước ông-cha nhiều đời làm nghề khắc bản-in.
Vậy nghề in do ai phát-minh ra trước?
Vào đời nhà Lý (1010-1225) thì việc khắc ván in kinh rất là phổ-cập. Chắc-chắn nhờ đó kinh-sách Nho-học cũng như Phật-học được truyền-bá rộng-rãi hơn trong dân-chúng.
Những tiếng Trung-hoa đã bị đồng-hoá ở những thời-kỳ trước chỉ thông-dụng trong giới sĩ-phu và tăng-lữ, nay có điều-kiện truyền-bá rộng-rãi trong dân-gian.
Ông Nguyễn-Đổng-Chi có kể mấy câu hát tiếng Việt vào đời thượng-cổ:
‘Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui’ tả hoàn-cảnh sinh-hoạt thời bấy-giờ.
‘Giả sang chậm qá, loạn đã nổi lên, nay thấy bình-yên, đâu dám lại phản’ ca-tụng viên Thái-thú Giả-Tông (năm 184).
Đến đời Trần, trước khi Hàn-Thuyên làm văn đuổi cá sấu, cũng đã có thơ ngụ-ngôn ‘Trê cóc’. Bùi-Huy-Bích cho rằng tác-giả truyện ngụ-ngôn nầy là một gia-khách của Trần-Liễu, muốn ám-chỉ việc vua Trần Thái-tông cướp vợ của anh trong khi có mang, lấy con trong bụng chị dâu làm con mình.
Trong thời-kỳ xây-dựng và củng-cố độc-lập, Việt-ngữ vừa phổ-biến rộng-rãi những tiếng Trung-hoa đã đồng-hoá, vừa xúc-tiến việc sáng-tác văn-chương kuốc-ngữ.
Đồng-thời với việc củng-cố nền độc-lập, cũng đặt ra cho tổ-tiên chúng-ta vấn-đề Nam-tiến và việc tiếp-xúc với những dân-tộc khác.
Năm 1069, nhà Lý lấy đất Chiêm-thành lập nên hai tỉnh Qảng-bình và Qảng-trị. Năm 1306, vua Chiêm-thành dâng đất Thừa-thiên. Năm 1402, nhà Hồ lấy đất Chiêm-thành đổi tên thành Qảng-nam và Qảng-ngãi.
Sự tiếp-xúc ở thời-kỳ nầy quan-trọng hơn trước rất nhiều. Người Việt-nam đã đồng-hoá một phần lớn dân-tộc Chiêm-thành (người Chàm). Đồng-thời, những dòng máu Chiêm-thành hoà-lẫn vào dòng máu Việt, ngôn-ngữ Chiêm-thành dĩ-nhiên cũng để những di-tích trong Việt-ngữ.
Việc học tiếng-nói của các dân-tộc lận-cận khác cũng rất thịnh-hành. Việc phát-âm tiếng Trung-hoa chắc không còn cần ‘tam tượng trùng dịch’ (phải chuyển dịch qua ba lần mới hiểu được nhau), nhưng âm Hán-Việt lại thịnh-hành. Nhiều người chuyên tập nói tiếng những dân-tộc lân-cận để giúp triều-đình mỗi khi có sứ-giả các dân-tộc ấy đến.
Theo Việt-sử, có Trần-Nhật-Duật, con thứ sáu vua Thái-tông, đã có-thể nói được tiếng Trung-hoa, tiếng Mông-cổ, tiếng Sách-mã-tích (?), tiếng Chàm, tiếng Mường và tiếng Man.
Đậm nét nhất trong thời-kỳ phát-triển nầy là vào lúc Hồ-Quý-Ly (năm 1400, đầu thế-kỷ thứ 15). Họ Hồ có đủ khả-năng văn-hoá để nhờ đó thực-hiện những sự cải-cách về học-thuật, giáo-dục, văn-chương. Vào lúc nầy các nước Âu-châu hãy còn gần trạng-thái bán-khai, thì ở Việt-nam họ Hồ đã biết áp-dụng tinh-thần phê-bình sắc-bén trong học-thuật, đem văn-chương phụng-sự khoa-học, bày ra việc phát-hành tiền giấy.
Nhưng than ôi! cuộc xâm-lăng của nhà Minh, với những việc tịch-thu sách-vở, bắt nhân-tài, lại một lần nữa cố-gắng tái-lập chủ-quyền của Hán-học, làm nhiều trở-ngại đáng quan-tâm cho việc phát-triển Việt-ngữ ở thời-kỳ kế-tiếp.
4/- Thời cận-kim: Từ thế-kỷ thứ 15 trở về sau, chia làm ba giai-đoạn chính:
- Sau khi nội-thuộc nhà Minh (1413) đến cuối thế-kỷ thứ 19: Khi quân Minh chiếm xong nước Việt, Lữ-Nghị và Hoàng-Phúc được đặc-uỷ mọi công-việc quân-chính; sau đó bọn Trương-Phụ và Mộc-Thạnh rút quân mang theo bản-đồ nước ta, đàn-bà, con-gái, các sử-sách, đồ-thư, truyện-ký về Kim-lăng dâng lên Minh-đế. Chúng-ta mất rất nhiều sách quý mà nhân-tài hai triều Lý-Trần đã biên-soạn.
Theo ‘Lịch-triều hiến-chương văn-tịch’ của Phan-Huy-Chú ghi những sách sau đây đã bị tịch-thu:
1/- Hình-thư của vua Lý Thái-tông 3 quyển.
2/- Kuốc-triều thôn-lễ của Trần Thái-tông 10 ”
3/- Hình-luật 1 ”
4/- Thường-lễ niên-hiệu Kiến-Trung 10 ”
5/- Khoá-hư tập 1 ”
6/- Ngự-thi 1 ”
7/- Di-hậu-lục của vua Trần Thánh-tông 2 ”
8/- Cơ-cừu-lục 1 ”
9/- Thi-tập 1 ”
10/- Trung-hưng thực-lục của Trần Nhân-tông 2 ”
11/- Thi-tập 1 ”
12/- Thuỷ-vân tuỳ-bút của Trần Anh-tông 2 ”
13/- Thi-tập của Trần Minh-tông 1 ”
14/- Trần-triều đại-điển của Trần Dụ-tông 2 ”
15/- Bảo-Hoà-điện dư-bút của Trần Nghệ-tông 8 ”
16/- Thi-tập 1 ”
17/- Binh-gia yếu-lược của Trần Hưng-Đạo 1 ”
18/- Vạn-kiếp bí-truyền của Trần Hưng-Đạo 1 ”
19/- Tứ-thư thuyết-ước của Chu Văn-Trinh 1 ”
20/- Tiền-ẩn-thi 1 ”
21/- Sầm-lâu tập
của Uy Văn-vương Trần Kuốc-Toản 1 ”
22/- Lạc-đạo tập
của Chiêu-minh-vương Trần quang-Khải 1 ”
23/- Băng-Hồ ngọc-hác tập của Trần Nguyên-Đán 1 ”
24/- Giới-hiên thi-tập của Nguyễn Trung-Ngạn 1 ”
25/- Giáp-thạch-tập của Phạm Sư-Mạnh 1 ”
26/- Cúc-đường di-thảo của Trần Nguyên-Đào 2 ”
27/- Thảo-nhàn hiệu-tần của Hồ Tôn-Thước 1 ”
28/- Việt-nam thế-chí 1 bộ.
29/- Việt-sử cương-mục 1 ”
30/- Đại-Việt sử-ký của Lê Văn-Hưu 30 quyển
31/- Nhị-khê thi-tập của Nguyễn Phi-Khanh 1 ”
32/- Phi-sa tập của Hàn-Thuyên 1 ”
33/- Việt-điện u-linh tập của Lý Tế-Xuyên 1 ”
Sau khi cổi ách đô-hộ của nhà Minh, nhà Lê trị-vì được ngót 100 năm (từ năm 1427-1527) thì nhà Mạc giành ngôi bá-chủ. Sau nhà Mạc là thời Trịnh-Nguyễn phân-tranh (1627-1672), đây là giai-đoạn lịch-sử đầy hỗn-loạn.
Những sáng-kiến đời nhà Hồ (1400-1407) không được tiếp-tục; nhưng phong-trào văn-chương kuốc-âm (Nôm) phát-động từ đời Trần vẫn được dân-chúng và các văn-nhân bồi-dưỡng.
Việc lấn đất Chiêm-thành và chinh-phục cả miền Thuỷ Chân-lạp đã hoàn-thành bờ-cõi miền Nam. Trong những cuộc Nam-tiến ấy, Việt-ngữ đồng-hoá một số tiếng Chàm, Miên,… và đây chính là hơn 4,000 ngữ-tộc Nam-Á cuả tiếng Việt.
Đến thời Nguyễn-Huệ (1788-1792), Việt-ngữ mới phục-hồi được cái địa-vị vẻ-vang của thời nhà Hồ, ngoài điạ-hạt văn-chương, nó còn được áp-dụng ở trường-thi, trên văn-kiện,…
Nhưng các sáng-kiến của Nguyễn-Huệ (thời Tây-sơn: 1788-1802) lại cũng chịu chung số-phận với những sáng-kiến của Hồ-Quý-Ly (1400), là không được người-đời tiếp-tục phát-huy.
Ảnh-hưởng Nho-học lại được duy-trì cho đến ngày người Pháp đặt nền thống-trị.
- Giai-đoạn ảnh-hưởng Tây-học từ khi Pháp-thuộc (cuối thế-kỷ thứ 19): Ảnh-hưởng của Tây-phương đối với Việt-ngữ không phải đợi đến ngày Pháp-thuộc mới có; ảnh-hưởng đã bắt-đầu xuất-hiện vào đầu thế-kỷ thứ 17.
Ngay từ cuối thế-kỷ thứ 16 đã có giáo-sĩ Diego Aduarte được chúa Nguyễn cho giảng-đạo ở Đàng-trong.
Đến đầu thế-kỷ thứ 17, khi Mạc-phú Đức-xuyên ở Nhật-bản trục-xuất các giáo-sĩ ngoại-kuốc, thì Thiên-chuá-giáo mới bắt-đầu tiến mạnh vào Việt-nam.
Khoảng năm 1615, Hội dòng Gia-tô (Pháp: Compagnie des Jésuites) phái Francesco Busomi (người Ý), và Diego Carvalho (người Bồ) từ Macao sang cữa Hàn (Tourane) xin phép chuá Nguyễn được truyền-đạo.
Francesco Busomi sáng-lập Giáo-hội Đàng-trong, và ở tại Việt-nam hơn 20 năm. Trong khoảng từ 1615 đến 1625, có vài mươi giáo-sĩ dòng Gia-tô khác nữa, phần nhiều là người Bồ-đào-nha, vài người Nhật và một người Pháp có tên là Alexandre de Rhodes.
Năm 1625, thấy công-việc truyền-bá có hiệu-qả, giáo-hội Đàng-trong phái giáo-sĩ Guilians Baldinotti ra Đàng-ngoài xem-xét và Baldinotti được chúa Trịnh-Tráng cho phép lập Giáo-hội Đàng-ngoài, giao cho Alexandre de Rhodes cai-quản.
Có-lẽ Busomi, Borri (người Ý), Baldinotti, và những giáo-sĩ người Bồ tới Việt-nam trước Alexandre de Rhodes hàng 10 năm đã bày ra chữ ‘kuốc-ngữ’ ( = phiên-âm cách đọc Hán-Nôm, phiên-âm-ngữ) cho các thầy-dòng học tiếng Việt-nam.
Chính Alexandre de Rhodes đã sửa-đổi chữ ‘kuốc-ngữ’ ấy cho hoàn-bị bằng cách đánh dấu-giọng ở các nguyên-âm để ghi đúng các thinh bổng hay trầm trong tiếng Việt.
Theo chân các giáo-sĩ Gia-tô là những tàu buôn ngoại-kuốc đến các thương-cảng Việt-nam càng ngày càng nhiều.
Rồi hoà-ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam-kỳ năm 1862, nhường ba tỉnh miền Tây năm 1867, và hoà-ước Patenôtre năm 1884 với Pháp để định các thể-lệ bảo-hộ.
Chế-độ thuộc-địa của Pháp trên đất-nước Việt-nam càng tinh-vi thì gặp sức phản-kháng về mọi phương-diện của dân-chúng càng ngày càng mãnh-liệt.
Sau khi những nhóm kháng-chiến đã bị đàn-áp, nền thống-trị thêm vững-vàng, thì các phong-trào vận-động giải-phóng lại bùng lên, như phong-trào Đông-du của Phan-Bội-Châu và các đồng-chí, phong-trào Duy-tân của Phan-Chu-Trinh, của Huỳnh-Thúc-Kháng,…
Đối với phái trí-thức đã nhiễm ít nhiều Hán-học, chính-quyền Pháp đã dùng những tạp-chí Nam-phong, Đông-dương tạp-chí, để truyền-bá tư-tưởng và những cái hay của nền văn-nghệ Pháp, Âu-Mỹ, toàn-cầu.
Về phần thế-hệ trí-thức mới nổi lên, thì một lối học ‘vinh-thân phì-gia’, một lối học cử-nghiệp mới, chực sẵn để lôi họ vào quan-trường. Nền học-vấn nhắm vào việc đào-tạo những cán-bộ cai-trị hơn là việc phổ-thông văn-hoá. Những học-sinh tiểu-học chưa rành tiếng Việt đã phải học tiếng Pháp.
Chính-sách đồng-hoá của Pháp đã đưa đến nhiều hậu-qả trái-ngược. Các tạp-chí đáng-lý chỉ dùng để tuyên-truyền cho văn-hoá Pháp lại có cái công-dụng bất-ngờ là chứng-tỏ khả-năng tiếng Việt về các phương-diện triết-học và khoa-học.
Việt-ngữ với những tính-cách linh-động từ ngàn xưa, với cái kho-báu Hán-Việt giàu vô-tận, đã có-thể có một cơ-hội để sinh-nở thêm từ-ngữ mới, những thể-thức văn-pháp mới.
- Giai-đoạn kuốc-ngữ ( = chữ Việt abc), phục-hồi địa-vị làm lợi-khí văn-hoá: Việt-ngữ của ông-cha để lại có sức biến-hoá vô-biên, năng-lực tiềm-tàng mãnh-liệt.
Việt-ngữ có năng-lực sáng-tạo của một ngôn-ngữ đã có hơn ba ngàn năm lịch-sử, đã từng thâu-thái tinh-hoa của nhiều dân-tộc văn-minh, đã thưà-hưởng sinh-lực của hai nền văn-hoá Trung-hoa và Ấn-độ cổ nhất hoàn-cầu.
Việc học tiếng Pháp với tinh-thần phụng-sự quốc-gia lại đem đến nhiều ảnh-hưởng tốt-đẹp cho tiếng Việt. Ngoài những từ-ngữ mới, tiếng nước ta cũng theo ngữ-pháp xuôi như tiếng Pháp, lại còn thu-thập được dễ-dàng sự gãy-gọn và phân-minh của văn-phạm Pháp.
Giới trí-thức Việt-nam còn tìm ra mối liên-lạc với toàn-thể kuốc-dân. Trí-thức cần đem những sở-đắc phụng-sự đồng-bào; quần-chúng cần đủ tiếng để diễn-giải bao nhiêu điều trong ý-thức; tinh-thần kuốc-gia cần một ngôn-ngữ phong-phú để biểu-lộ những tình-cảm nồng-sôi, thâm-viễn, một sức vươn mình trên đường văn-hoá đầy cạnh-tranh của nhân-loại.
Trong Việt-ngữ, tình đồng-bào đã hoà chung một nhịp, bao nhiêu sức tiến-hoá đã cùng bước mạnh một chiều. Việt-ngữ thông-dụng không chỉ cần có phương-tiện về văn-nghệ, mà còn phải có năng-lực trong tất-cả các địa-hạt khoa-học, triết-học.
* Về phương-diện ngôn-ngữ, dân-tộc Việt-nam là kết-qả tạp-chủng, và lai lẫn với mấy dân-tộc đã sinh-sống trên bán-đảo Đông-dương, và tiếng Việt là kết-qả trại-lẫn của nhiều thứ tiếng của các dân-tộc ấy.
Theo nhà Ngôn-ngữ-học Henri Maspéro, tiếng Việt là ‘Kết-qả của sự hỗn-hợp trại-lẫn của nhiều thứ tiếng khác nhau’. quan-hệ nhất trong Việt-ngữ là hai chủng-loại-ngữ lớn như Ấn-độ Chi-na (Hán-Tạng) và Nam-Á quần-đảo (ngữ-pháp xuôi).
* Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn-ngữ Việt-Mường, họ ngôn-ngữ Nam-Á. Tiếng Việt có 3 phương-ngữ chính: Bắc, Trung, Nam; khác nhau về ngữ-âm, một phần về từ-vựng. Về văn-học hình-thành trên cơ-sở phương-ngữ Trung và Bắc, lấy hệ-thống nguyên-âm và phụ-âm của phương-ngữ miền Trung, hệ-thống thanh-điệu của phương-ngữ miền Bắc làm cơ-sở. Cách phát-âm của vùng Hà-nội được coi là chuẩn của tiếng-nói.
* Ngôn-ngữ 54 sắc-tộc Việt-nam: Trên lãnh-thổ Việt-nam có 54 thứ tiếng-nói, khác nhau về nguồn-gốc, đặc-điểm, và chức-năng rộng [nhiều người sử-dụng] hay hẹp [ít người sử-dụng]. Chia làm năm họ ngôn-ngữ (để dễ tìm ngữ-căn):
- Họ Nam-Á: tiếng Việt, Mường, Poọng, Mày, Rục, Sách, Arem, Mã-liềng, Khơ-mú, Xinh-mun, Ơ-đu, Kháng, Mảng, Bru, Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-ho, Hrê, Mơ-nông, Xtiêng, Cơ-tu, Ta-ôi, Pa-cô, Mạ, Co, Gié-triêng, Chơ-ro, Brâu.
- Họ Thái: tiếng Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Cao-lan, Giáy, Puna, Bố-y, Tu-dí, Pa-dí, Thù-lao, Tổng, Thuỷ, Cơ-lao, La-chí, Pu-péo.
- Họ Hán-Tạng: Hán, Lô-lô, Hà-nhì, La-hủ, Cống, Si-la, Phù-lá.
- Họ Mông-Miền: tiếng Miền, Mông, Pa-thẻn, Na-mẻo.
- Họ Nam Đảo: Chăm, Ê-đê, Gia-rai, Raglai, Chu-ru, Hroi.
* Đặc-tính của tiếng Việt:
- Tiếng Việt độc-âm (thường gọi là ‘đơn-vận’), nghĩa là mỗi âm có-thể ghi bằng một nốt nhạc, có cao-độ và trường-độ.
Tố-tính của tiếng Việt sơ-khai là đơn-âm (hay đơn-vận), về sau có thêm hơn 50,000 tiếng-ghép (thường gọi là ‘đa-âm’ hay ‘phối-vận’) chỉ là những nhu-cầu cần-thiết cho sự tiến-hoá của ngôn-ngữ. Đó cũng là trường-hợp cạnh-tranh sinh-tồn chung cho tất-cả những sinh-ngữ cuả nhân-loại.
- Tiếng Việt có tính-chất cụ-thể, khai-sinh là một ngôn-ngữ đơn-vận, tiếng Việt đã được dùng để mô-tả đời sống hằng-ngày, diễn-giải những tình-cảm chơn-chất. Tự buổi sơ-khai, tiếng Việt đã có một công-dụng văn-chương. Văn-chương hồi ấy chỉ căn-cứ vào những điều tai nghe mắt thấy và chỉ thiên về mô-tả, tự-thuật. Về sau, văn-chương Việt-nam phát-triển trước văn-chương Tây-phương rất lâu, nhưng khoa-học lại rất trễ. Chính cái công-dụng văn-chương, cái nhu-cầu mô-tả đã sớm làm nảy-sinh tính-chất cụ-thể trong tiếng Việt.
Sự trễ-tràng về khoa-học lại khiến cho tính-chất cụ-thể của tiếng Việt càng thêm vững-chắc. Những từ-ngữ khoa-học không khiến ta hình-dung mà chỉ ghi lại những tương-quan tư-tưởng: đó chỉ là một thứ công-uớc trong cách mệnh-danh [đặt tên: hình-danh; thanh-danh]; hầu hết là những từ-ngữ trừu-tượng.
Chính tính-chất cụ-thể của đơn-âm tiếng Việt, thêm vào tính-chất phối-vận, làm cho Việt-ngữ có một cách cấu-tạo từ-ngữ rất linh-động và uyển-chuyển. Khi nói hay viết, người Việt không bắt-buộc phải dùng một số danh-từ đã có sẵn để mệnh-danh các sự-vật. Người Việt có rộng quyền dựa vào bản-chất cụ-thể của tiếng Việt để tự mình cấu-tạo các từ-ngữ thích-hợp với những điều mình muốn giải-thích.
- Tiếng Việt không phải là tượng-thanh, nghĩa là trong mỗi âm đều không chứa-đụng ý-nghĩa rõ-ràng, do đó ta không tìm được ngữ-căn trong từng tiếng-nói.
- Tiếng Việt rất giàu nhạc-điệu nhờ có nhiều dấu-giọng như huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Thêm vào đó là tiếng-láy, còn gọi là tiếng-đệm, nhấn-giọng,...
Sự phong-phú về âm-vận của tiếng Việt nhờ có đủ tám bậc-thanh: phù, hay trầm (bình, thượng, khứ, nhập) [ = 2 x 4]:
Phù-bình-thanh: những tiếng không có dấu-giọng.
Trầm-bình-thanh: tiếng có mang dấu-huyền.
Phù-thượng-thanh: tiếng có mang dấu-hỏi.
Trầm-thượng-thanh: tiếng có mang dấu-ngã.
Phù-khứ-thanh: tiếng có mang dấu-sắc.
Trầm-khứ-thanh: tiếng có mang dấu-nặng.
Phù-nhập-thanh: tiếng có mang dấu-sắc và ở cuối có ‘c, ch, p, t’.
Trầm-nhập-thanh: tiếng có mang dấu-nặng và ở cuối có ‘c, ch, p, t’.
- Tiếng Việt theo ngữ-pháp đặt xuôi: Đây là tính-cách của ngôn-ngữ, về phương-diện tương-quan giữa ‘cái chỉ-định’ và cái ‘được chỉ-định’. Gốc Hán-Tạng, chiếm 1/3, đặt ngược. Ví-dụ: ‘Tờ giấy’, ‘tờ’ là được chỉ-định, ‘giấy’ là chỉ-định.
Đây là yếu-tố then-chốt trong việc học văn-phạm tiếng Việt nói chung, và nói riêng trong việc ‘tạo-từ’ của tiếng Việt.
- Tiếng Việt có sức đồng-hoá rất mãnh-liệt: Bất-cứ ngôn-ngữ nào được người Việt tiếp-thu, đều tiếp-nhận với một tinh-thần cải-tiến theo Việt-ngữ. Ví-dụ: Với tổng-số chữ Tàu không thay-đổi nhiều, người Tàu chỉ phát-âm được 1307 tiếng, người Việt phát-âm thành 2,033 tiếng.
Nhờ vào sự đồng-hoá mãnh-liệt nầy, tiếng Việt không bao-giờ thiếu chữ dùng trong bất-cứ lãnh-vực nào: khoảng 10,000 chữ Hán biến-thành 31,577 chữ Nôm [mà người Tàu không hiểu được]; hơn 5,000 ý-nghĩa do tiếng ngoại-kuốc [chính người ngoại-kuốc không hiểu được] mà người Việt có dịp tiếp-xúc.
Công-lao văn-hoá của tiền-nhân là biết vay-mượn để đồng-hoá: mượn 214 bộ-chữ của Hán-văn vừa có nghĩa vừa có âm, để tác-tạo ra chữ Nôm; mượn mẫu-tự La-tinh nhưng không sử-dụng được ngữ-căn của nó, để đồng-hoá rồi ghi-âm ( = chữ-phiên-âm) tất-cả tiếng Việt một cách chính-xác.
Học tiếng Việt nếu không đúng phương-pháp thì chỉ nói được [hay đọc và viết Kuốc-ngữ], nhưng không hiểu được mình đã nói cái gỳ, ý-nghĩa ra sao. Điều nầy có nghĩa là về hình-thức, tiếng Việt rất dễ học, nhưng về nội-dung rất khó thụ-đắc. Ví-dụ: Một người học được tiếng ‘Tiên’, nhờ biết được dấu-giọng, họ có-thể nói thêm những tiếng lân-cận, như ‘Tiến, Tiền, Tiện, Tiển, Tiễn’, nhưng phần ý-nghĩa không đơn-giản như thế.
4.- Chữ-viết của dân-tộc Việt-nam.
Dân-tộc Việt-nam đã dùng ba loại chữ để ghi-âm tiếng-nói:
4a.- Chữ Hán: Hán-Việt, gốc Hán-Tạng.
Cổ-sử chép rằng đời Hiên-viên hoàng-đế (khoảng 2700-2600 trước Tây-lịch) có một sử-thần tên Thương-Hiệt nhân coi những vết chân chim-muông mà nảy ý-nghĩ chế ra những nét để biểu-tả những vật, những ý. Sáng-chế văn-tự nhằm thay-thế lối ‘kết-thằng’ [thắt dây] đời thái-cổ. Đó là lối chữ tượng-hình.
Tuân-Tử sau nầy có nói: ‘Cổ chi tác thư giả chúng, nhi Thương-Hiệt độc truyền’ (Có nhiều người đời xưa đã chế ra chữ-viết, duy một Thương-Hiệt là được lưu-truyền).
Khoảng năm 800 trước Tây-lịch, đời nhà Chu, có Sử-Lựu đặt ra lối Đại-triện, kêu là Lựu-văn (Văn ông Lựu), cũng gọi là Khoa-đẩu (con nòng-nọc: chữ có đuôi dài như con nòng-nọc).
Đời Tần, Thừa-tướng Lý-Tư đặt ra lối Tiểu-triện.
Đời Tần, Trình-Diểu nghĩ ra lối chữ Lệ.
Đời Hán, Hứa-Thận xếp-đặt và cắt-nghĩa những chữ cổ-văn Triện và Lệ trong bộ sách ‘Thuyết văn giải tự’.
Đời Tam-quốc, Chung-Do và Vương Hy-Chi tạo thêm hai lối: Chân và Thảo.
Hiện nay chỉ kể 4 loại: Chân, Thảo, Lệ, Triện.
Sự phát-triển của chữ Hán: Khoảng 800 năm trước Tây-lịch mới có độ 3,300 chữ; đến đầu Tây-lịch đã có 7,380 chữ; vào thế-kỷ thứ 2 sau Tây-lịch tăng lên gần 10,000 chữ.
Ngày nay, tính theo âm Bắc-kinh: 1,307 âm/ 9,812 chữ.
Người Việt biết dùng Chữ Hán từ bao-giờ?
Có thuyết cho rằng: Theo sách xưa chép ở phiá nam đất Giao-chỉ, cuối đời Chu nước Việt-thường đã có phen thông-sứ với Chu Thành-vương, và có cống một con bạch-trĩ. Nước Việt-thường có lẽ xuất-hiện từ đầu đời nhà Chu, ở trên địa-bàn cũ của nước Tam-miêu (ở khoảng giữa hồ Động-đình và hồ Phiên-dương), trung-tâm-điểm của nước ấy là xứ Việt-chương.
Vua Sở Hùng-Cừ (thế-kỷ thứ 9 trước Công-lịch) phong cho con út là Chấp-Tỳ ở đây. Nước Việt-thường bắt-đầu suy từ khi có nước Sở thành-lập ở miền Hồ-nam, Hồ-bắc sau những cuộc lấn đất về phía tây (của Việt-thường, qua đến đời Hùng-Cừ đất Việt-chương ở miền hồ Phiên-dương thì hết).
Có thông-sứ là có biết văn-hoá của nhau.
Có thuyết cho rằng: Người Việt biết chữ Hán từ đời Triệu-Đà, trong thư gởi cho Hán Văn-đế năm 196 trước Tây-lịch, Triệu-Đà có kể tên ba người: Phan nội-sử, Cao trung-uý, Bình ngự-sử.
Có thuyết cho rằng: Khi Bắc-thuộc lần thứ nhất, từ năm 111 trước Tây-lịch đến năm 39 sau Tây-lịch, Hán Vũ-đế sai Thái-thú các quận dạy ta học chữ Nho. Đời Hán quang-võ, có Thái-thú Giao-châu là Tích-Quang dựng trường dạy học.
4b. - Chữ Nôm: ngữ-tộc Nam-Á.
Dựa vào hình-thức chữ Hán, tiền-nhân đã phát-âm bằng tiếng Việt thành tiếng/chữ Hán-Việt, có khoảng 2,033 âm/9,812 chữ. Những âm không ghi được bằng chữ Hán-Việt thì dùng các bộ-chữ của Hán-tự ghép thành chữ để phát-âm theo tiếng Việt, gọi là chữ Nôm, với tổng-số khoảng 31,577 chữ.
Ta có khoảng: 7,164 âm/ 31,577 chữ Nôm.
Lợi-dụng ưu-điểm nầy, về sau các Cụ còn phiên-âm thêm khoảng 5,000 chữ ngoại-kuốc như Anh, Pháp,…
Chữ Nôm, mang hình-ảnh chữ Hán, là chữ tượng-hình.
Cách cấu-tạo chữ Nôm (A: Pictography, Hieroglyph):
* Mượn chữ Hán:
Đọc theo âm Hán-Việt: lấy theo âm Hán-Việt, và hiểu theo nghĩa của chữ Hán đó. Ví-dụ: ‘Hồ công quyết kế thừa cơ’, ‘Hồ công ám hiệu trận tiền’, ‘Mai cốt cách tuyết tinh thần’,…
Đọc theo âm Hán-Việt, nhưng không hiểu theo nghĩa chữ Hán mà hiểu theo nghĩa của âm Nôm. Ví-dụ: Chữ ‘ngã’, âm Hán-Việt có nghĩa là ‘ta, tôi’, nhưng âm Nôm hiểu là ‘bị té, vấp, ngã ngửa, ngã nghiêng’; chữ ‘ta’ âm Hán-Việt có nghĩa là ‘ít’, nhưng hiểu theo âm Nôm có nghĩa là ‘người-ta, chúng-ta, bọn-ta, ông-bà ta, con-cái ta,…’; …
Đọc nghĩa: mượn chữ Hán nhưng không đọc theo âm, mà đọc theo âm-nghĩa của chữ. Ví-dụ: Chữ ‘thiên’ của Hán-Việt đọc là ‘trời’ trong bản-văn Nôm; Hán-Việt viết ‘hàm thinh’, Nôm đọc và hiểu ‘làm-thinh’ [ngậm miệng, im-lặng]; Hán-Việt viết ‘vi thinh’, Nôm đọc và hiểu ‘làm thinh’ [làm ồn];…
Giả-tá: đọc trại-âm của Hán-Việt, mượn nguyên chữ Hán hay một nửa, một phần của chữ Hán, rồi đọc trại-âm để có âm Nôm đúng với âm tương-xứng trong câu-văn hay câu-thơ. Ví-dụ: Chữ ‘mãi’ Hán-Việt có nghĩa là ‘mua’, có-thể đọc thành những âm Nôm: ‘Mãi, Mái, Mải, Mảy, Mầy, Mấy, Mẩy, Máy, Mẻ, Mé, Mới, Mỉa, có khi còn đọc Với’; chữ Hán ‘bối’, có nghĩa là ‘của’, sang Nôm có-thể đọc là ‘Bối, Bói, Buồi, Bởi, Bới, Mới, Với, Vói, Vối, Vuối,…’;… Có 5,980 chữ giả-tá.
* Loại Hội-ý:
Lấy hai chữ Hán đều có nghĩa để chỉ về một ý của một âm Nôm nào đó, rồi ghép lại để tạo ra một chữ mới có âm mang ý-nghĩa của cả hai chữ Hán ấy. Ví-dụ: Chữ Nôm ‘trời’ gồm có chữ ‘thượng’ nghĩa là trên, và chữ ‘thiên’ có nghĩa là trời: cả hai chữ ‘thượng’ và ‘thiên’ không có âm gần giống âm ‘trời’, nhưng có nghĩa chỉ về ‘trời’. Chữ Nôm ‘ngậm’ [giữ trong miệng] gồm chữ ‘khẩu’ [miệng] và chữ ‘hàm’ [ngậm].
* Loại Hài-thanh (hay Hình-thanh):
Gồm có một phần gợi-ý và một phần gợi-âm: lấy chữ Hán nầy ghép với chữ Hán khác, lấy một nửa hay một phần của chữ nầy đêm ghép với cả chữ hay một nửa hay một phần của chữ khác, để tạo chữ mới có âm Nôm. Có khi còn thay-đổi vị-trí của bộ-chữ để tạo âm và nghĩa mới. Ví-dụ: Chữ Nôm ‘sốt’ gồm có chữ ‘chấp’ và chữ ‘hỏa’ bên trái, và chữ ‘tốt’ bên phải. Chữ ‘rủi’ gồm có chữ ‘bất’ chữ ‘hạnh’ bên trái, và chữ ‘lỗi’ bên phải.
Sáng-tác chữ Nôm chỉ để định-nghĩa chữ Hán cùng âm (khoảng 2,000), và viết những âm gốc Nam-Á (khoảng 4,000).
4c.- Kuốc-ngữ: chữ Việt abc phát-âm theo Bồ-văn.
* Giai-đoạn phát-minh: Khi các nhà truyền-giáo Cơ-đốc và những thương-gia ngoại-kuốc đến Việt-nam, họ tìm cách học ngôn-ngữ của người bản-xứ. Tiếng Việt rất dễ học, nhưng cách ghi-âm tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm thì qá rắc-rối. Các nhà truyền-giáo và những thương-gia bèn nghĩ ra cách ghi-âm tiếng Việt bằng cách dùng mẫu-tự La-tinh, vừa đơn-giản vừa chính-xác, ngày ta gọi là Kuốc-ngữ. Trở-ngại lớn của Kuốc-ngữ là không ghi được ý-nghĩa như chữ-tượng-hình (bộ-chữ).
Kuốc-ngữ chỉ là ‘chữ-phiên-âm’ (phiên-âm-ngữ) nên vô-nghĩa, muốn hiểu được nó phải hiểu được văn-phạm tiếng Việt, trước khi tìm-hiểu nó đã phiên-âm từ chữ nào ( = ngữ-căn).
Khi phát-minh hệ-thống ký-hiệu ngôn-ngữ bằng chữ La-tinh cho tiếng Việt, vấn-đề văn-phạm đã được đặt ra để giải-quyết những khúc-mắc cho thứ ngôn-ngữ không tượng-thanh mà nay lại thêm không tượng-hình. Dấu ngang-nối là ký-hiệu chính-yếu dùng để giải-quyết văn-phạm và tìm ngữ-căn.
* Giai-đoạn hoàn-chỉnh:
- Giai-đoạn kuốc-ngữ chưa có dấu-giọng: Theo những tài-liệu sớm nhất, bức thư của giáo-sĩ người Ý tên là Busomi, viết khoảng 1625-1626, cho thấy vài chữ kuốc-ngữ nhưng chưa có dấu-giọng; cuốn ‘Điều trần về xứ Đàng trong’ của giáo-sĩ người Ý tên là Cristoforo Borri, in ở La-mã năm 1631, có chép nhiều câu Việt-ngữ bằng chữ La-tinh nhưng cũng chưa có dấu.
Nên nhớ, các nhà truyền-giáo không phải là những người chuyên-môn và có nhiều kinh-nghiệm về ngôn-ngữ-học.
- Giai-đoạn kuốc-ngữ có dấu-giọng:
Có lẽ bắt-đầu từ năm 1645, có mang dấu hỏi, huyền, ngã; đồng-thời bỏ ảnh-hưởng Ý-ngữ mà lại gần Bồ-ngữ, như bỏ SC mà thay bằng X, bỏ GN thay bằng NH. Các giáo-sĩ người Bồ-đào-nha lúc đó có Francisco de Pina, Gaspar de Amaral (tác-giả một tập tự-điển Việt-Bồ, chưa in), Antonia Barbosa (tác-giả một tập tự-điển Bồ-Việt, chưa in).
- Giai-đoạn tu-bổ:
Cố Alexandre de Rhodes (1591-1660), người Pháp, học-trò của một giáo-sĩ người Bồ tên là Francisco de Pina, tham-khảo hai tập tự-điển chưa in kể trên, chấp-nhận những kết-qả cuối-cùng, đem điển-chế-hoá, viết ra thành cuốn tự-điển và in ở La-mã năm 1651.
So-sánh tự-điển và sách giảng tám ngày, ta thấy kuốc-ngữ của Alexandre de Rhodes và ngày nay có khác:
‘b’ xưa, nay đọc ra ‘v’: bua (vua); bó ngựa (vó ngựa); bui-bẻ (vui-vẻ); bậy (vậy).
‘d’ xuă, nay đọc ra ‘nh’: dìn (nhìn); dè-dẹ (nhè-nhẹ).
‘bl’ chỉ còn ‘l’: blúc-blắc (lúc-lắc).
‘bl’ mất hẳn: dối blá (dối giá); blả ơn (giả ơn).
‘ml’ chỉ còn ‘l’: một mlát (một lát); mlẽ (lẽ).
‘bl’ nay đổi ra ‘tr’: blái núi (trái núi); blổ tài (trổ tài).
‘mnh’ nay đổi là ‘nh’: mnhẽ (nhẽ).
‘tl’ nay đổi ra ‘tr’: con tlâu (con trâu); ăn tlộm (ăn trộm).
‘uân’ nay là ‘uôn’: muấn (muốn).
‘uâng’ xưa, nay là ‘uông’: luấng (luống); huấng (huống).
‘uên’ thành ‘uân’: cuên (quân).
‘c’ [trước u] thành ‘q’: cuên (quân).
‘ưâng’ xưa, nay là ‘ương’: tưầng (tường); xưâng (xương); nhưầng (nhường) .
‘ũ’ xưa, nay là ‘ung’: cũ (cung).
Chồng dấu lên nhau, như để viết âm ‘ùng’ thì viết dấu huyền nằm trên dấu ngã của ‘ũ’; như ‘cũng’ có dấu huyền trên dấu ngã, là ‘cùng’.
‘aõ’ thành ‘ong’: saõ (song); chàõ (chòng).
‘ẩi’ thành ‘ổi’: tuẩi (tuổi).
‘oũ’ thành ‘ông’: coũ (công); sóũ (sống).
‘êo’ thành ‘iêu’: nhềo (nhiều).
‘đầi’ thành ‘đầy’.
‘ếy’ thành ‘ấy’.
‘haọc’ thành ‘học’.
‘đam’ thành ‘đem’.
‘đóũ’ thành ‘đồng’.
‘nhít’ thành ‘nhất’.
‘nhin’ thành ‘nhân’.
‘kiém’ thành ‘kiếm’.
‘tlãõ’ thành ‘trong’.
- Giai-đoạn hoàn-thành:
Pigneau de Béhaine, giám-mục Đàng trong, nhuận-sắc cuốn tự-điển của Alexandre de Rhodes, nhưng bị hoả-tai. Sau đó, cố Taberd xây-dựng lại và đem in ở Serempor thuộc Ấn-độ.
Năm 1838, Taberd in hai cuốn tự-điển: Annam-Latinh và Latinh-Annam, hình-thức kuốc-ngữ như ta có hiện nay.
Hai cuốn sách trên nầy về sau được hai giáo-sĩ Thereul và Leserteur bổ-khuyết, và tái-bản tại Ninh-phú, năm 1877.
* Giai-đoạn phổ-biến:
- Cổ-Tân hoà-điệu:
Đây là giai-đoạn giao-thời của các nhà Nho với Tây-học, văn-chương kuốc-ngữ.
Năm 1915 là năm thi Hương lần chót ở Bắc-kỳ.
Ở giai-đoạn nầy, các nhà Nho chưa qen kuốc-ngữ, và nhận-thấy rõ-ràng kuốc-ngữ chỉ là chữ-phiên-âm vô-nghĩa, nên khi viết kuốc-ngữ thường chú thêm chữ Hán hay Nôm bên cạnh cho rõ nghĩa. Đối với cựu-học, vấn-đề ý-nghĩa của chữ ghi-âm không làm cho họ quan-tâm nhiều, vì khi nghe người khác diễn-ý, nhà cựu-học đã hiểu nên sử-dụng ý-nghĩa của chữ Hán-Nôm nào cùng âm rồi. Giai-đoạn nầy văn-chương còn mang nhiều ảnh-hưởng của Hán-Nôm: súc-tích, biền-ngẫu, huấn-hỗ,…thơ thì phải niêm-luật theo cổ-thi,…
Nhận-thấy Tây-học và Khoa-học càng ngày càng lấn-lướt, các nhà cựu-học càng cố-gắng tìm ưu-điểm của cựu-học để phát-huy lần cuối-cùng, các sách dịch về kinh, truyện, thơ xưa xuất-hiện rất nhiều. Các nhà Tây-học và Khoa-học thì tìm cách chống-phá để ly-khai.
- Cổ-Tân ly-khai:
Khi kuốc-ngữ thịnh-hành và tiện-dụng, và nhất là những người theo Tây-học không đủ khả-năng để thấu-hiểu ý-nghĩa của Hán-Việt và Nôm, bắt-đầu ly-khai hẳn với nền cựu-học.
Ý-nghĩa kuốc-ngữ cũng biến mất theo cựu-học, và trở lại tình-trạng ghi-âm như cũ, còn sót lại vài ý-nghĩa khi đúng khi sai ( = không có định-chuẩn).
Nhiều người theo Tây-học rất giỏi, bằng-cấp cao, hiểu văn-phạm,…nên ‘người-ta có-thể học vài tháng hay vài ngày để viết được mọi chữ Việt, nhưng viết như một cách ký-âm thôi, để chẳng hiểu gì hết’. (Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63, Phạm Thế Ngũ).
Hiện nay, đây là tình-trạng chung cho người Việt ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Thứ văn-chương ký-âm nầy rất phóng-túng, dùng bạch-văn, mang nhiều sắc-thái tân-kỳ,…thơ mới,…nhưng cũng khó hiểu vì chỉ chú-trọng phần phiên-âm mà không lưu-tâm đến phần ý-nghĩa, nên viết một đàng nhưng hiểu một nẻo, ‘ông nói gà, bà bảo vịt’ [Tục-ngữ].
Những loạt sóng người ấy hỗn-hợp nhau, sống kề-cận nhau, xô-đẩy nhau, trải qua nhiều thời-đại.
Người-ta thường gọi chung họ là các giống Đại-dương-nhân (Pháp: Océaniens). Đó là những giống người Ốt-tra-lô, Tát-ma-nhiên, Mê-la-nê-diên, Pô-ly-nê-diên, Anh-đô-nê-diên, Môn-Mên. Sự thân-thuộc giữa họ chỉ lệ-thuộc về phương-diện ngôn-ngữ-học. (Xem ‘Chủng-tộc-ngữ Việt-nam’ ở Phụ-bản 2).
* Về phương-diện ngôn-ngữ-học, lịch-sử tiếng Việt có-thể chia thành 4 giai-đoạn:
1/- Thời sơ-cổ: Có-thể có sự tương-đồng về ngôn-ngữ của giống dân Anh-đô-nê ở lưu-vực sông Dương-tử (miền Nam Trung-hoa) với người Anh-đô-nê dọc theo duyên-hải Bắc-Vìệt và Bắc Trung-Việt. Họ cùng chung một chủng-tộc, có những phương-thức sinh-hoạt giống nhau, chắc-chắn rằng ngôn-ngữ không khác xa nhau mấy.
Sách ‘Tư trị thông giám’ có nhắc lại chuyện người Việt-thường đi cống chim trĩ trắng (bạch trĩ) cho vua Thành-vương nhà Châu (năm 1109 trước Công-lịch), có câu: ‘Việt-thường dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ’ (Xứ Việt-thường nhờ ba giống Man miền Nam dịch chuyền tiếng để hiến chim trĩ trắng).
‘Tam tượng trùng dịch’ (dịch chuyền ba lần) chứng-tỏ các thị-tộc ở về phương Nam càng xa càng ít hiểu văn-hoá Hán-tộc.
Theo Đào-Duy-Anh, tiếng của Việt-tộc thời Việt Câu-Tiễn ‘khác nhiều với ngôn-ngữ của người Hán-tộc, mà thường một tiếng của người Việt, người Hán phải dùng đến hai ba âm mà phiên ra’.
Về phương-diện ngữ-âm, có-lẽ người Anh-đô-nê mới đến từ miền Bắc (dân Lạc-Việt di-cư) còn giữ những thinh bổng, thinh trầm đã du-nhập từ các thi-tộc có tiếp-xúc rất nhiều với người Trung-hoa, đơn-vận (độc-vận) hay đơn-âm.
Về phương-diện ngữ-pháp thì người Lạc-Việt cũng như người Anh-đô-nê bản-xứ đều dùng ngữ-pháp đặt xuôi, đó là ngữ-pháp chung cho loại tiếng Ấn-độ - Mã-lai.
Sự hoà-hợp ngữ-âm và ngữ-pháp làm cho ngữ-tố đa-vận biến thành độc-vận, thể-hiện rõ-ràng nhất trong cách ‘nói ríu’, như: Chửa = chưa + có; ổng = ông + ấy; bả = bà + ấy;…
Việt-ngữ thời cổ-sơ là ngữ-âm đơn-vận (họ Hán-Tạng) có ít nhiều trầm bổng, và ngữ-pháp đặt xuôi (họ Ấn-Mã, Nam-Á)
2/- Thời thượng-cổ: Đây là thời-kỳ du-nhập văn-hoá Trung-kuốc, kể từ thế-kỷ thứ 1 trước kỷ-nguyên đến thế-kỷ thứ 10 sau kỷ-nguyên.
Sau cuộc chinh-phục của Lộ-Bác-Đức và Dương-Bộc năm 111 trước Công-nguyên, cùng với chế-độ chính-trị thiết-lập tại vùng đất vừa mới chiếm-đóng, văn-hoá Trung-kuốc bắt-đầu xâm-nhập vào Việt-nam.
Trong thời-kỳ bị đô-hộ bởi người Trung-hoa, Tích-quang và Nhâm-Diên rất đắc-lực trong việc mở trường dạy Hán-học.
Trước thời Sĩ-Nhiếp, cũng có những người đã từng được thụ-huấn tại quê-nhà, sang du-học bên Trung-kuốc, như Lý-Tiến, Lý-Cầm, Trương-Trọng, Bốc-Long,…
Việc sáng-tạo chữ Nôm, có-lẽ vào thời Sĩ-Nhiếp (187-226).
Sĩ-Nhiếp là một người Trung-hoa sinh-trưởng tại Việt-nam, con của viên Thái-thú Nhật-nam; khi Sĩ-Nhiếp trưởng-thành trở về Trung-kuốc học-tập, sau khi thi đỗ lại được bổ sang làm Thái-thú quận Giao-chỉ.
Sở-dĩ Sĩ-Nhiếp được tôn làm ‘Nam-Giao học-tổ’ có-lẽ là nhờ công-lao truyền-bá học-thuật rộng-rãi hơn, và nhất là nhờ sự phiên-dịch kinh-sách Trung-hoa.
Việc dùng chữ Hán để viết tiếng Việt, và nhất là cách cấu-trúc chữ Hán, dùng một chữ biểu-ý bên một chữ biểu-âm, ta thấy cấu-trúc của chữ Nôm không có gỳ khác-biệt. Cách viết chữ như thế gọi là ‘hình-thanh hay hài-thanh’, sau nầy gọi là ‘tượng-hình’ (chữ được vẽ bằng hình-ảnh).
Vào thế-kỷ thứ 2, thứ 3 sau Công-nguyên, đạo Phật đã du-nhập vào Việt-nam. Trong thời-kỳ nầy, Việt-nam là trạm đường giao-thoa của các giáo-đồ Ấn-độ và Trung-hoa. Những nhà sư Ấn-độ có hợp-sức với người Trung-hoa và dân bản-xứ để dịch các kinh Phật chữ Phạn, để truyền-bá rộng-rãi ở Giao-châu và ở Trung-kuốc. Dịch kinh-sách là phải có phần dịch-âm, tất phải có phần áp-dụng hình-thanh trong việc sáng-tạo chữ Nôm.
Các tiếng Trung-hoa đọc trại có khi còn giữ nguyên nghĩa, có khi đổi luôn cả nghĩa làm cho Việt-ngữ giàu thêm về từ-ngữ và về các loại thinh trầm-bổng. Đàng khác, chắc cũng có những âm-vận của Ấn-ngữ, được phiên-âm bằng lối chữ Nôm, du-nhập thêm vào kho-tàng Việt-ngữ.
Chứng-cớ rõ-ràng nhất là về sau cuộc khởi-nghĩa của Phùng-Hưng năm Tân-vị (791 sau Công-nguyên), nhân-dân nhớ ơn ông, lập đền thờ và gọi ông là ‘Bố cái đại vương’. Phùng-Hưng bị bệnh mất mấy tháng sau, con ông là Phùng-An được nhân-dân tôn lên để kế-nghiệp. Chữ ‘bố cái’ là chữ Nôm, chắc-chắn đã sáng-tạo trước khi dùng.
Đây chính là thời-kỳ nung-đúc ý-chí quật-cường của giống-nòi Lạc-Việt. Vì khả-năng văn-hoá kém-cỏi, Việt-ngữ phải ép mình nhận sự thống-trị của Hoa-ngữ; nhưng nhận với một tinh-thần kháng-chiến cũng như những cuộc kháng-chiến liên-miên của dân-tộc, như đời nhà Triệu, Bà Trưng, Bà Triệu,…
Rất nhiều từ-ngữ Trung-hoa đã bị tiếng Việt đồng-hoá. Chữ Nôm bày ra từ Sĩ-Nhiếp chỉ dùng vào việc dịch sách trong một thời rồi bị chìm vào trong quên-lãng. Điều nầy chứng-tỏ dân-tộc ta chưa đủ khả-năng lật-đổ nền thống-trị cả ngàn năm của người phương Bắc từ Đông-Hán, đến Đông-Ngô, Lương, Trần, Tuỳ, Đường.
3/- Thời trung-cổ: Đây là thời-kỳ xây-dựng khả-năng văn-hoá dân-tộc, từ thế-kỷ thứ 10 đến thế-kỷ thứ 15 sau Công-nguyên [Tây-lịch].
Sang thế-kỷ thứ 10, sự dấy-nghiệp của ông Khúc-Thừa-Dụ (906-907) mở-đầu cho thời-kỳ xây-dựng và củng-cố nền độc-lập, tự-chủ của Việt-nam.
Nhịp-nhàng với công-cuộc xây-dựng độc-lập, sự xây-dựng một nền văn-hoá riêng có khả-năng làm lợi-khí cho dân-tộc là điều thiết-yếu phải làm đối với nhà cầm-quyền đương-thời.
Theo Paul Perny nghề in đã được phổ-cập rộng-rãi ở Trung-hoa dưới đời nhà Tống (960-1127).
Theo sách ‘Thiền uyển tập anh’ có nói sư Tín-Học (chết năm 1190) trụ-trì ở một ngôi chùa trên núi Không-lộ, thuở trước ông-cha nhiều đời làm nghề khắc bản-in.
Vậy nghề in do ai phát-minh ra trước?
Vào đời nhà Lý (1010-1225) thì việc khắc ván in kinh rất là phổ-cập. Chắc-chắn nhờ đó kinh-sách Nho-học cũng như Phật-học được truyền-bá rộng-rãi hơn trong dân-chúng.
Những tiếng Trung-hoa đã bị đồng-hoá ở những thời-kỳ trước chỉ thông-dụng trong giới sĩ-phu và tăng-lữ, nay có điều-kiện truyền-bá rộng-rãi trong dân-gian.
Ông Nguyễn-Đổng-Chi có kể mấy câu hát tiếng Việt vào đời thượng-cổ:
‘Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui’ tả hoàn-cảnh sinh-hoạt thời bấy-giờ.
‘Giả sang chậm qá, loạn đã nổi lên, nay thấy bình-yên, đâu dám lại phản’ ca-tụng viên Thái-thú Giả-Tông (năm 184).
Đến đời Trần, trước khi Hàn-Thuyên làm văn đuổi cá sấu, cũng đã có thơ ngụ-ngôn ‘Trê cóc’. Bùi-Huy-Bích cho rằng tác-giả truyện ngụ-ngôn nầy là một gia-khách của Trần-Liễu, muốn ám-chỉ việc vua Trần Thái-tông cướp vợ của anh trong khi có mang, lấy con trong bụng chị dâu làm con mình.
Trong thời-kỳ xây-dựng và củng-cố độc-lập, Việt-ngữ vừa phổ-biến rộng-rãi những tiếng Trung-hoa đã đồng-hoá, vừa xúc-tiến việc sáng-tác văn-chương kuốc-ngữ.
Đồng-thời với việc củng-cố nền độc-lập, cũng đặt ra cho tổ-tiên chúng-ta vấn-đề Nam-tiến và việc tiếp-xúc với những dân-tộc khác.
Năm 1069, nhà Lý lấy đất Chiêm-thành lập nên hai tỉnh Qảng-bình và Qảng-trị. Năm 1306, vua Chiêm-thành dâng đất Thừa-thiên. Năm 1402, nhà Hồ lấy đất Chiêm-thành đổi tên thành Qảng-nam và Qảng-ngãi.
Sự tiếp-xúc ở thời-kỳ nầy quan-trọng hơn trước rất nhiều. Người Việt-nam đã đồng-hoá một phần lớn dân-tộc Chiêm-thành (người Chàm). Đồng-thời, những dòng máu Chiêm-thành hoà-lẫn vào dòng máu Việt, ngôn-ngữ Chiêm-thành dĩ-nhiên cũng để những di-tích trong Việt-ngữ.
Việc học tiếng-nói của các dân-tộc lận-cận khác cũng rất thịnh-hành. Việc phát-âm tiếng Trung-hoa chắc không còn cần ‘tam tượng trùng dịch’ (phải chuyển dịch qua ba lần mới hiểu được nhau), nhưng âm Hán-Việt lại thịnh-hành. Nhiều người chuyên tập nói tiếng những dân-tộc lân-cận để giúp triều-đình mỗi khi có sứ-giả các dân-tộc ấy đến.
Theo Việt-sử, có Trần-Nhật-Duật, con thứ sáu vua Thái-tông, đã có-thể nói được tiếng Trung-hoa, tiếng Mông-cổ, tiếng Sách-mã-tích (?), tiếng Chàm, tiếng Mường và tiếng Man.
Đậm nét nhất trong thời-kỳ phát-triển nầy là vào lúc Hồ-Quý-Ly (năm 1400, đầu thế-kỷ thứ 15). Họ Hồ có đủ khả-năng văn-hoá để nhờ đó thực-hiện những sự cải-cách về học-thuật, giáo-dục, văn-chương. Vào lúc nầy các nước Âu-châu hãy còn gần trạng-thái bán-khai, thì ở Việt-nam họ Hồ đã biết áp-dụng tinh-thần phê-bình sắc-bén trong học-thuật, đem văn-chương phụng-sự khoa-học, bày ra việc phát-hành tiền giấy.
Nhưng than ôi! cuộc xâm-lăng của nhà Minh, với những việc tịch-thu sách-vở, bắt nhân-tài, lại một lần nữa cố-gắng tái-lập chủ-quyền của Hán-học, làm nhiều trở-ngại đáng quan-tâm cho việc phát-triển Việt-ngữ ở thời-kỳ kế-tiếp.
4/- Thời cận-kim: Từ thế-kỷ thứ 15 trở về sau, chia làm ba giai-đoạn chính:
- Sau khi nội-thuộc nhà Minh (1413) đến cuối thế-kỷ thứ 19: Khi quân Minh chiếm xong nước Việt, Lữ-Nghị và Hoàng-Phúc được đặc-uỷ mọi công-việc quân-chính; sau đó bọn Trương-Phụ và Mộc-Thạnh rút quân mang theo bản-đồ nước ta, đàn-bà, con-gái, các sử-sách, đồ-thư, truyện-ký về Kim-lăng dâng lên Minh-đế. Chúng-ta mất rất nhiều sách quý mà nhân-tài hai triều Lý-Trần đã biên-soạn.
Theo ‘Lịch-triều hiến-chương văn-tịch’ của Phan-Huy-Chú ghi những sách sau đây đã bị tịch-thu:
1/- Hình-thư của vua Lý Thái-tông 3 quyển.
2/- Kuốc-triều thôn-lễ của Trần Thái-tông 10 ”
3/- Hình-luật 1 ”
4/- Thường-lễ niên-hiệu Kiến-Trung 10 ”
5/- Khoá-hư tập 1 ”
6/- Ngự-thi 1 ”
7/- Di-hậu-lục của vua Trần Thánh-tông 2 ”
8/- Cơ-cừu-lục 1 ”
9/- Thi-tập 1 ”
10/- Trung-hưng thực-lục của Trần Nhân-tông 2 ”
11/- Thi-tập 1 ”
12/- Thuỷ-vân tuỳ-bút của Trần Anh-tông 2 ”
13/- Thi-tập của Trần Minh-tông 1 ”
14/- Trần-triều đại-điển của Trần Dụ-tông 2 ”
15/- Bảo-Hoà-điện dư-bút của Trần Nghệ-tông 8 ”
16/- Thi-tập 1 ”
17/- Binh-gia yếu-lược của Trần Hưng-Đạo 1 ”
18/- Vạn-kiếp bí-truyền của Trần Hưng-Đạo 1 ”
19/- Tứ-thư thuyết-ước của Chu Văn-Trinh 1 ”
20/- Tiền-ẩn-thi 1 ”
21/- Sầm-lâu tập
của Uy Văn-vương Trần Kuốc-Toản 1 ”
22/- Lạc-đạo tập
của Chiêu-minh-vương Trần quang-Khải 1 ”
23/- Băng-Hồ ngọc-hác tập của Trần Nguyên-Đán 1 ”
24/- Giới-hiên thi-tập của Nguyễn Trung-Ngạn 1 ”
25/- Giáp-thạch-tập của Phạm Sư-Mạnh 1 ”
26/- Cúc-đường di-thảo của Trần Nguyên-Đào 2 ”
27/- Thảo-nhàn hiệu-tần của Hồ Tôn-Thước 1 ”
28/- Việt-nam thế-chí 1 bộ.
29/- Việt-sử cương-mục 1 ”
30/- Đại-Việt sử-ký của Lê Văn-Hưu 30 quyển
31/- Nhị-khê thi-tập của Nguyễn Phi-Khanh 1 ”
32/- Phi-sa tập của Hàn-Thuyên 1 ”
33/- Việt-điện u-linh tập của Lý Tế-Xuyên 1 ”
Sau khi cổi ách đô-hộ của nhà Minh, nhà Lê trị-vì được ngót 100 năm (từ năm 1427-1527) thì nhà Mạc giành ngôi bá-chủ. Sau nhà Mạc là thời Trịnh-Nguyễn phân-tranh (1627-1672), đây là giai-đoạn lịch-sử đầy hỗn-loạn.
Những sáng-kiến đời nhà Hồ (1400-1407) không được tiếp-tục; nhưng phong-trào văn-chương kuốc-âm (Nôm) phát-động từ đời Trần vẫn được dân-chúng và các văn-nhân bồi-dưỡng.
Việc lấn đất Chiêm-thành và chinh-phục cả miền Thuỷ Chân-lạp đã hoàn-thành bờ-cõi miền Nam. Trong những cuộc Nam-tiến ấy, Việt-ngữ đồng-hoá một số tiếng Chàm, Miên,… và đây chính là hơn 4,000 ngữ-tộc Nam-Á cuả tiếng Việt.
Đến thời Nguyễn-Huệ (1788-1792), Việt-ngữ mới phục-hồi được cái địa-vị vẻ-vang của thời nhà Hồ, ngoài điạ-hạt văn-chương, nó còn được áp-dụng ở trường-thi, trên văn-kiện,…
Nhưng các sáng-kiến của Nguyễn-Huệ (thời Tây-sơn: 1788-1802) lại cũng chịu chung số-phận với những sáng-kiến của Hồ-Quý-Ly (1400), là không được người-đời tiếp-tục phát-huy.
Ảnh-hưởng Nho-học lại được duy-trì cho đến ngày người Pháp đặt nền thống-trị.
- Giai-đoạn ảnh-hưởng Tây-học từ khi Pháp-thuộc (cuối thế-kỷ thứ 19): Ảnh-hưởng của Tây-phương đối với Việt-ngữ không phải đợi đến ngày Pháp-thuộc mới có; ảnh-hưởng đã bắt-đầu xuất-hiện vào đầu thế-kỷ thứ 17.
Ngay từ cuối thế-kỷ thứ 16 đã có giáo-sĩ Diego Aduarte được chúa Nguyễn cho giảng-đạo ở Đàng-trong.
Đến đầu thế-kỷ thứ 17, khi Mạc-phú Đức-xuyên ở Nhật-bản trục-xuất các giáo-sĩ ngoại-kuốc, thì Thiên-chuá-giáo mới bắt-đầu tiến mạnh vào Việt-nam.
Khoảng năm 1615, Hội dòng Gia-tô (Pháp: Compagnie des Jésuites) phái Francesco Busomi (người Ý), và Diego Carvalho (người Bồ) từ Macao sang cữa Hàn (Tourane) xin phép chuá Nguyễn được truyền-đạo.
Francesco Busomi sáng-lập Giáo-hội Đàng-trong, và ở tại Việt-nam hơn 20 năm. Trong khoảng từ 1615 đến 1625, có vài mươi giáo-sĩ dòng Gia-tô khác nữa, phần nhiều là người Bồ-đào-nha, vài người Nhật và một người Pháp có tên là Alexandre de Rhodes.
Năm 1625, thấy công-việc truyền-bá có hiệu-qả, giáo-hội Đàng-trong phái giáo-sĩ Guilians Baldinotti ra Đàng-ngoài xem-xét và Baldinotti được chúa Trịnh-Tráng cho phép lập Giáo-hội Đàng-ngoài, giao cho Alexandre de Rhodes cai-quản.
Có-lẽ Busomi, Borri (người Ý), Baldinotti, và những giáo-sĩ người Bồ tới Việt-nam trước Alexandre de Rhodes hàng 10 năm đã bày ra chữ ‘kuốc-ngữ’ ( = phiên-âm cách đọc Hán-Nôm, phiên-âm-ngữ) cho các thầy-dòng học tiếng Việt-nam.
Chính Alexandre de Rhodes đã sửa-đổi chữ ‘kuốc-ngữ’ ấy cho hoàn-bị bằng cách đánh dấu-giọng ở các nguyên-âm để ghi đúng các thinh bổng hay trầm trong tiếng Việt.
Theo chân các giáo-sĩ Gia-tô là những tàu buôn ngoại-kuốc đến các thương-cảng Việt-nam càng ngày càng nhiều.
Rồi hoà-ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam-kỳ năm 1862, nhường ba tỉnh miền Tây năm 1867, và hoà-ước Patenôtre năm 1884 với Pháp để định các thể-lệ bảo-hộ.
Chế-độ thuộc-địa của Pháp trên đất-nước Việt-nam càng tinh-vi thì gặp sức phản-kháng về mọi phương-diện của dân-chúng càng ngày càng mãnh-liệt.
Sau khi những nhóm kháng-chiến đã bị đàn-áp, nền thống-trị thêm vững-vàng, thì các phong-trào vận-động giải-phóng lại bùng lên, như phong-trào Đông-du của Phan-Bội-Châu và các đồng-chí, phong-trào Duy-tân của Phan-Chu-Trinh, của Huỳnh-Thúc-Kháng,…
Đối với phái trí-thức đã nhiễm ít nhiều Hán-học, chính-quyền Pháp đã dùng những tạp-chí Nam-phong, Đông-dương tạp-chí, để truyền-bá tư-tưởng và những cái hay của nền văn-nghệ Pháp, Âu-Mỹ, toàn-cầu.
Về phần thế-hệ trí-thức mới nổi lên, thì một lối học ‘vinh-thân phì-gia’, một lối học cử-nghiệp mới, chực sẵn để lôi họ vào quan-trường. Nền học-vấn nhắm vào việc đào-tạo những cán-bộ cai-trị hơn là việc phổ-thông văn-hoá. Những học-sinh tiểu-học chưa rành tiếng Việt đã phải học tiếng Pháp.
Chính-sách đồng-hoá của Pháp đã đưa đến nhiều hậu-qả trái-ngược. Các tạp-chí đáng-lý chỉ dùng để tuyên-truyền cho văn-hoá Pháp lại có cái công-dụng bất-ngờ là chứng-tỏ khả-năng tiếng Việt về các phương-diện triết-học và khoa-học.
Việt-ngữ với những tính-cách linh-động từ ngàn xưa, với cái kho-báu Hán-Việt giàu vô-tận, đã có-thể có một cơ-hội để sinh-nở thêm từ-ngữ mới, những thể-thức văn-pháp mới.
- Giai-đoạn kuốc-ngữ ( = chữ Việt abc), phục-hồi địa-vị làm lợi-khí văn-hoá: Việt-ngữ của ông-cha để lại có sức biến-hoá vô-biên, năng-lực tiềm-tàng mãnh-liệt.
Việt-ngữ có năng-lực sáng-tạo của một ngôn-ngữ đã có hơn ba ngàn năm lịch-sử, đã từng thâu-thái tinh-hoa của nhiều dân-tộc văn-minh, đã thưà-hưởng sinh-lực của hai nền văn-hoá Trung-hoa và Ấn-độ cổ nhất hoàn-cầu.
Việc học tiếng Pháp với tinh-thần phụng-sự quốc-gia lại đem đến nhiều ảnh-hưởng tốt-đẹp cho tiếng Việt. Ngoài những từ-ngữ mới, tiếng nước ta cũng theo ngữ-pháp xuôi như tiếng Pháp, lại còn thu-thập được dễ-dàng sự gãy-gọn và phân-minh của văn-phạm Pháp.
Giới trí-thức Việt-nam còn tìm ra mối liên-lạc với toàn-thể kuốc-dân. Trí-thức cần đem những sở-đắc phụng-sự đồng-bào; quần-chúng cần đủ tiếng để diễn-giải bao nhiêu điều trong ý-thức; tinh-thần kuốc-gia cần một ngôn-ngữ phong-phú để biểu-lộ những tình-cảm nồng-sôi, thâm-viễn, một sức vươn mình trên đường văn-hoá đầy cạnh-tranh của nhân-loại.
Trong Việt-ngữ, tình đồng-bào đã hoà chung một nhịp, bao nhiêu sức tiến-hoá đã cùng bước mạnh một chiều. Việt-ngữ thông-dụng không chỉ cần có phương-tiện về văn-nghệ, mà còn phải có năng-lực trong tất-cả các địa-hạt khoa-học, triết-học.
* Về phương-diện ngôn-ngữ, dân-tộc Việt-nam là kết-qả tạp-chủng, và lai lẫn với mấy dân-tộc đã sinh-sống trên bán-đảo Đông-dương, và tiếng Việt là kết-qả trại-lẫn của nhiều thứ tiếng của các dân-tộc ấy.
Theo nhà Ngôn-ngữ-học Henri Maspéro, tiếng Việt là ‘Kết-qả của sự hỗn-hợp trại-lẫn của nhiều thứ tiếng khác nhau’. quan-hệ nhất trong Việt-ngữ là hai chủng-loại-ngữ lớn như Ấn-độ Chi-na (Hán-Tạng) và Nam-Á quần-đảo (ngữ-pháp xuôi).
* Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn-ngữ Việt-Mường, họ ngôn-ngữ Nam-Á. Tiếng Việt có 3 phương-ngữ chính: Bắc, Trung, Nam; khác nhau về ngữ-âm, một phần về từ-vựng. Về văn-học hình-thành trên cơ-sở phương-ngữ Trung và Bắc, lấy hệ-thống nguyên-âm và phụ-âm của phương-ngữ miền Trung, hệ-thống thanh-điệu của phương-ngữ miền Bắc làm cơ-sở. Cách phát-âm của vùng Hà-nội được coi là chuẩn của tiếng-nói.
* Ngôn-ngữ 54 sắc-tộc Việt-nam: Trên lãnh-thổ Việt-nam có 54 thứ tiếng-nói, khác nhau về nguồn-gốc, đặc-điểm, và chức-năng rộng [nhiều người sử-dụng] hay hẹp [ít người sử-dụng]. Chia làm năm họ ngôn-ngữ (để dễ tìm ngữ-căn):
- Họ Nam-Á: tiếng Việt, Mường, Poọng, Mày, Rục, Sách, Arem, Mã-liềng, Khơ-mú, Xinh-mun, Ơ-đu, Kháng, Mảng, Bru, Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-ho, Hrê, Mơ-nông, Xtiêng, Cơ-tu, Ta-ôi, Pa-cô, Mạ, Co, Gié-triêng, Chơ-ro, Brâu.
- Họ Thái: tiếng Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Cao-lan, Giáy, Puna, Bố-y, Tu-dí, Pa-dí, Thù-lao, Tổng, Thuỷ, Cơ-lao, La-chí, Pu-péo.
- Họ Hán-Tạng: Hán, Lô-lô, Hà-nhì, La-hủ, Cống, Si-la, Phù-lá.
- Họ Mông-Miền: tiếng Miền, Mông, Pa-thẻn, Na-mẻo.
- Họ Nam Đảo: Chăm, Ê-đê, Gia-rai, Raglai, Chu-ru, Hroi.
* Đặc-tính của tiếng Việt:
- Tiếng Việt độc-âm (thường gọi là ‘đơn-vận’), nghĩa là mỗi âm có-thể ghi bằng một nốt nhạc, có cao-độ và trường-độ.
Tố-tính của tiếng Việt sơ-khai là đơn-âm (hay đơn-vận), về sau có thêm hơn 50,000 tiếng-ghép (thường gọi là ‘đa-âm’ hay ‘phối-vận’) chỉ là những nhu-cầu cần-thiết cho sự tiến-hoá của ngôn-ngữ. Đó cũng là trường-hợp cạnh-tranh sinh-tồn chung cho tất-cả những sinh-ngữ cuả nhân-loại.
- Tiếng Việt có tính-chất cụ-thể, khai-sinh là một ngôn-ngữ đơn-vận, tiếng Việt đã được dùng để mô-tả đời sống hằng-ngày, diễn-giải những tình-cảm chơn-chất. Tự buổi sơ-khai, tiếng Việt đã có một công-dụng văn-chương. Văn-chương hồi ấy chỉ căn-cứ vào những điều tai nghe mắt thấy và chỉ thiên về mô-tả, tự-thuật. Về sau, văn-chương Việt-nam phát-triển trước văn-chương Tây-phương rất lâu, nhưng khoa-học lại rất trễ. Chính cái công-dụng văn-chương, cái nhu-cầu mô-tả đã sớm làm nảy-sinh tính-chất cụ-thể trong tiếng Việt.
Sự trễ-tràng về khoa-học lại khiến cho tính-chất cụ-thể của tiếng Việt càng thêm vững-chắc. Những từ-ngữ khoa-học không khiến ta hình-dung mà chỉ ghi lại những tương-quan tư-tưởng: đó chỉ là một thứ công-uớc trong cách mệnh-danh [đặt tên: hình-danh; thanh-danh]; hầu hết là những từ-ngữ trừu-tượng.
Chính tính-chất cụ-thể của đơn-âm tiếng Việt, thêm vào tính-chất phối-vận, làm cho Việt-ngữ có một cách cấu-tạo từ-ngữ rất linh-động và uyển-chuyển. Khi nói hay viết, người Việt không bắt-buộc phải dùng một số danh-từ đã có sẵn để mệnh-danh các sự-vật. Người Việt có rộng quyền dựa vào bản-chất cụ-thể của tiếng Việt để tự mình cấu-tạo các từ-ngữ thích-hợp với những điều mình muốn giải-thích.
- Tiếng Việt không phải là tượng-thanh, nghĩa là trong mỗi âm đều không chứa-đụng ý-nghĩa rõ-ràng, do đó ta không tìm được ngữ-căn trong từng tiếng-nói.
- Tiếng Việt rất giàu nhạc-điệu nhờ có nhiều dấu-giọng như huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Thêm vào đó là tiếng-láy, còn gọi là tiếng-đệm, nhấn-giọng,...
Sự phong-phú về âm-vận của tiếng Việt nhờ có đủ tám bậc-thanh: phù, hay trầm (bình, thượng, khứ, nhập) [ = 2 x 4]:
Phù-bình-thanh: những tiếng không có dấu-giọng.
Trầm-bình-thanh: tiếng có mang dấu-huyền.
Phù-thượng-thanh: tiếng có mang dấu-hỏi.
Trầm-thượng-thanh: tiếng có mang dấu-ngã.
Phù-khứ-thanh: tiếng có mang dấu-sắc.
Trầm-khứ-thanh: tiếng có mang dấu-nặng.
Phù-nhập-thanh: tiếng có mang dấu-sắc và ở cuối có ‘c, ch, p, t’.
Trầm-nhập-thanh: tiếng có mang dấu-nặng và ở cuối có ‘c, ch, p, t’.
- Tiếng Việt theo ngữ-pháp đặt xuôi: Đây là tính-cách của ngôn-ngữ, về phương-diện tương-quan giữa ‘cái chỉ-định’ và cái ‘được chỉ-định’. Gốc Hán-Tạng, chiếm 1/3, đặt ngược. Ví-dụ: ‘Tờ giấy’, ‘tờ’ là được chỉ-định, ‘giấy’ là chỉ-định.
Đây là yếu-tố then-chốt trong việc học văn-phạm tiếng Việt nói chung, và nói riêng trong việc ‘tạo-từ’ của tiếng Việt.
- Tiếng Việt có sức đồng-hoá rất mãnh-liệt: Bất-cứ ngôn-ngữ nào được người Việt tiếp-thu, đều tiếp-nhận với một tinh-thần cải-tiến theo Việt-ngữ. Ví-dụ: Với tổng-số chữ Tàu không thay-đổi nhiều, người Tàu chỉ phát-âm được 1307 tiếng, người Việt phát-âm thành 2,033 tiếng.
Nhờ vào sự đồng-hoá mãnh-liệt nầy, tiếng Việt không bao-giờ thiếu chữ dùng trong bất-cứ lãnh-vực nào: khoảng 10,000 chữ Hán biến-thành 31,577 chữ Nôm [mà người Tàu không hiểu được]; hơn 5,000 ý-nghĩa do tiếng ngoại-kuốc [chính người ngoại-kuốc không hiểu được] mà người Việt có dịp tiếp-xúc.
Công-lao văn-hoá của tiền-nhân là biết vay-mượn để đồng-hoá: mượn 214 bộ-chữ của Hán-văn vừa có nghĩa vừa có âm, để tác-tạo ra chữ Nôm; mượn mẫu-tự La-tinh nhưng không sử-dụng được ngữ-căn của nó, để đồng-hoá rồi ghi-âm ( = chữ-phiên-âm) tất-cả tiếng Việt một cách chính-xác.
Học tiếng Việt nếu không đúng phương-pháp thì chỉ nói được [hay đọc và viết Kuốc-ngữ], nhưng không hiểu được mình đã nói cái gỳ, ý-nghĩa ra sao. Điều nầy có nghĩa là về hình-thức, tiếng Việt rất dễ học, nhưng về nội-dung rất khó thụ-đắc. Ví-dụ: Một người học được tiếng ‘Tiên’, nhờ biết được dấu-giọng, họ có-thể nói thêm những tiếng lân-cận, như ‘Tiến, Tiền, Tiện, Tiển, Tiễn’, nhưng phần ý-nghĩa không đơn-giản như thế.
4.- Chữ-viết của dân-tộc Việt-nam.
Dân-tộc Việt-nam đã dùng ba loại chữ để ghi-âm tiếng-nói:
4a.- Chữ Hán: Hán-Việt, gốc Hán-Tạng.
Cổ-sử chép rằng đời Hiên-viên hoàng-đế (khoảng 2700-2600 trước Tây-lịch) có một sử-thần tên Thương-Hiệt nhân coi những vết chân chim-muông mà nảy ý-nghĩ chế ra những nét để biểu-tả những vật, những ý. Sáng-chế văn-tự nhằm thay-thế lối ‘kết-thằng’ [thắt dây] đời thái-cổ. Đó là lối chữ tượng-hình.
Tuân-Tử sau nầy có nói: ‘Cổ chi tác thư giả chúng, nhi Thương-Hiệt độc truyền’ (Có nhiều người đời xưa đã chế ra chữ-viết, duy một Thương-Hiệt là được lưu-truyền).
Khoảng năm 800 trước Tây-lịch, đời nhà Chu, có Sử-Lựu đặt ra lối Đại-triện, kêu là Lựu-văn (Văn ông Lựu), cũng gọi là Khoa-đẩu (con nòng-nọc: chữ có đuôi dài như con nòng-nọc).
Đời Tần, Thừa-tướng Lý-Tư đặt ra lối Tiểu-triện.
Đời Tần, Trình-Diểu nghĩ ra lối chữ Lệ.
Đời Hán, Hứa-Thận xếp-đặt và cắt-nghĩa những chữ cổ-văn Triện và Lệ trong bộ sách ‘Thuyết văn giải tự’.
Đời Tam-quốc, Chung-Do và Vương Hy-Chi tạo thêm hai lối: Chân và Thảo.
Hiện nay chỉ kể 4 loại: Chân, Thảo, Lệ, Triện.
Sự phát-triển của chữ Hán: Khoảng 800 năm trước Tây-lịch mới có độ 3,300 chữ; đến đầu Tây-lịch đã có 7,380 chữ; vào thế-kỷ thứ 2 sau Tây-lịch tăng lên gần 10,000 chữ.
Ngày nay, tính theo âm Bắc-kinh: 1,307 âm/ 9,812 chữ.
Người Việt biết dùng Chữ Hán từ bao-giờ?
Có thuyết cho rằng: Theo sách xưa chép ở phiá nam đất Giao-chỉ, cuối đời Chu nước Việt-thường đã có phen thông-sứ với Chu Thành-vương, và có cống một con bạch-trĩ. Nước Việt-thường có lẽ xuất-hiện từ đầu đời nhà Chu, ở trên địa-bàn cũ của nước Tam-miêu (ở khoảng giữa hồ Động-đình và hồ Phiên-dương), trung-tâm-điểm của nước ấy là xứ Việt-chương.
Vua Sở Hùng-Cừ (thế-kỷ thứ 9 trước Công-lịch) phong cho con út là Chấp-Tỳ ở đây. Nước Việt-thường bắt-đầu suy từ khi có nước Sở thành-lập ở miền Hồ-nam, Hồ-bắc sau những cuộc lấn đất về phía tây (của Việt-thường, qua đến đời Hùng-Cừ đất Việt-chương ở miền hồ Phiên-dương thì hết).
Có thông-sứ là có biết văn-hoá của nhau.
Có thuyết cho rằng: Người Việt biết chữ Hán từ đời Triệu-Đà, trong thư gởi cho Hán Văn-đế năm 196 trước Tây-lịch, Triệu-Đà có kể tên ba người: Phan nội-sử, Cao trung-uý, Bình ngự-sử.
Có thuyết cho rằng: Khi Bắc-thuộc lần thứ nhất, từ năm 111 trước Tây-lịch đến năm 39 sau Tây-lịch, Hán Vũ-đế sai Thái-thú các quận dạy ta học chữ Nho. Đời Hán quang-võ, có Thái-thú Giao-châu là Tích-Quang dựng trường dạy học.
4b. - Chữ Nôm: ngữ-tộc Nam-Á.
Dựa vào hình-thức chữ Hán, tiền-nhân đã phát-âm bằng tiếng Việt thành tiếng/chữ Hán-Việt, có khoảng 2,033 âm/9,812 chữ. Những âm không ghi được bằng chữ Hán-Việt thì dùng các bộ-chữ của Hán-tự ghép thành chữ để phát-âm theo tiếng Việt, gọi là chữ Nôm, với tổng-số khoảng 31,577 chữ.
Ta có khoảng: 7,164 âm/ 31,577 chữ Nôm.
Lợi-dụng ưu-điểm nầy, về sau các Cụ còn phiên-âm thêm khoảng 5,000 chữ ngoại-kuốc như Anh, Pháp,…
Chữ Nôm, mang hình-ảnh chữ Hán, là chữ tượng-hình.
Cách cấu-tạo chữ Nôm (A: Pictography, Hieroglyph):
* Mượn chữ Hán:
Đọc theo âm Hán-Việt: lấy theo âm Hán-Việt, và hiểu theo nghĩa của chữ Hán đó. Ví-dụ: ‘Hồ công quyết kế thừa cơ’, ‘Hồ công ám hiệu trận tiền’, ‘Mai cốt cách tuyết tinh thần’,…
Đọc theo âm Hán-Việt, nhưng không hiểu theo nghĩa chữ Hán mà hiểu theo nghĩa của âm Nôm. Ví-dụ: Chữ ‘ngã’, âm Hán-Việt có nghĩa là ‘ta, tôi’, nhưng âm Nôm hiểu là ‘bị té, vấp, ngã ngửa, ngã nghiêng’; chữ ‘ta’ âm Hán-Việt có nghĩa là ‘ít’, nhưng hiểu theo âm Nôm có nghĩa là ‘người-ta, chúng-ta, bọn-ta, ông-bà ta, con-cái ta,…’; …
Đọc nghĩa: mượn chữ Hán nhưng không đọc theo âm, mà đọc theo âm-nghĩa của chữ. Ví-dụ: Chữ ‘thiên’ của Hán-Việt đọc là ‘trời’ trong bản-văn Nôm; Hán-Việt viết ‘hàm thinh’, Nôm đọc và hiểu ‘làm-thinh’ [ngậm miệng, im-lặng]; Hán-Việt viết ‘vi thinh’, Nôm đọc và hiểu ‘làm thinh’ [làm ồn];…
Giả-tá: đọc trại-âm của Hán-Việt, mượn nguyên chữ Hán hay một nửa, một phần của chữ Hán, rồi đọc trại-âm để có âm Nôm đúng với âm tương-xứng trong câu-văn hay câu-thơ. Ví-dụ: Chữ ‘mãi’ Hán-Việt có nghĩa là ‘mua’, có-thể đọc thành những âm Nôm: ‘Mãi, Mái, Mải, Mảy, Mầy, Mấy, Mẩy, Máy, Mẻ, Mé, Mới, Mỉa, có khi còn đọc Với’; chữ Hán ‘bối’, có nghĩa là ‘của’, sang Nôm có-thể đọc là ‘Bối, Bói, Buồi, Bởi, Bới, Mới, Với, Vói, Vối, Vuối,…’;… Có 5,980 chữ giả-tá.
* Loại Hội-ý:
Lấy hai chữ Hán đều có nghĩa để chỉ về một ý của một âm Nôm nào đó, rồi ghép lại để tạo ra một chữ mới có âm mang ý-nghĩa của cả hai chữ Hán ấy. Ví-dụ: Chữ Nôm ‘trời’ gồm có chữ ‘thượng’ nghĩa là trên, và chữ ‘thiên’ có nghĩa là trời: cả hai chữ ‘thượng’ và ‘thiên’ không có âm gần giống âm ‘trời’, nhưng có nghĩa chỉ về ‘trời’. Chữ Nôm ‘ngậm’ [giữ trong miệng] gồm chữ ‘khẩu’ [miệng] và chữ ‘hàm’ [ngậm].
* Loại Hài-thanh (hay Hình-thanh):
Gồm có một phần gợi-ý và một phần gợi-âm: lấy chữ Hán nầy ghép với chữ Hán khác, lấy một nửa hay một phần của chữ nầy đêm ghép với cả chữ hay một nửa hay một phần của chữ khác, để tạo chữ mới có âm Nôm. Có khi còn thay-đổi vị-trí của bộ-chữ để tạo âm và nghĩa mới. Ví-dụ: Chữ Nôm ‘sốt’ gồm có chữ ‘chấp’ và chữ ‘hỏa’ bên trái, và chữ ‘tốt’ bên phải. Chữ ‘rủi’ gồm có chữ ‘bất’ chữ ‘hạnh’ bên trái, và chữ ‘lỗi’ bên phải.
Sáng-tác chữ Nôm chỉ để định-nghĩa chữ Hán cùng âm (khoảng 2,000), và viết những âm gốc Nam-Á (khoảng 4,000).
4c.- Kuốc-ngữ: chữ Việt abc phát-âm theo Bồ-văn.
* Giai-đoạn phát-minh: Khi các nhà truyền-giáo Cơ-đốc và những thương-gia ngoại-kuốc đến Việt-nam, họ tìm cách học ngôn-ngữ của người bản-xứ. Tiếng Việt rất dễ học, nhưng cách ghi-âm tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm thì qá rắc-rối. Các nhà truyền-giáo và những thương-gia bèn nghĩ ra cách ghi-âm tiếng Việt bằng cách dùng mẫu-tự La-tinh, vừa đơn-giản vừa chính-xác, ngày ta gọi là Kuốc-ngữ. Trở-ngại lớn của Kuốc-ngữ là không ghi được ý-nghĩa như chữ-tượng-hình (bộ-chữ).
Kuốc-ngữ chỉ là ‘chữ-phiên-âm’ (phiên-âm-ngữ) nên vô-nghĩa, muốn hiểu được nó phải hiểu được văn-phạm tiếng Việt, trước khi tìm-hiểu nó đã phiên-âm từ chữ nào ( = ngữ-căn).
Khi phát-minh hệ-thống ký-hiệu ngôn-ngữ bằng chữ La-tinh cho tiếng Việt, vấn-đề văn-phạm đã được đặt ra để giải-quyết những khúc-mắc cho thứ ngôn-ngữ không tượng-thanh mà nay lại thêm không tượng-hình. Dấu ngang-nối là ký-hiệu chính-yếu dùng để giải-quyết văn-phạm và tìm ngữ-căn.
* Giai-đoạn hoàn-chỉnh:
- Giai-đoạn kuốc-ngữ chưa có dấu-giọng: Theo những tài-liệu sớm nhất, bức thư của giáo-sĩ người Ý tên là Busomi, viết khoảng 1625-1626, cho thấy vài chữ kuốc-ngữ nhưng chưa có dấu-giọng; cuốn ‘Điều trần về xứ Đàng trong’ của giáo-sĩ người Ý tên là Cristoforo Borri, in ở La-mã năm 1631, có chép nhiều câu Việt-ngữ bằng chữ La-tinh nhưng cũng chưa có dấu.
Nên nhớ, các nhà truyền-giáo không phải là những người chuyên-môn và có nhiều kinh-nghiệm về ngôn-ngữ-học.
- Giai-đoạn kuốc-ngữ có dấu-giọng:
Có lẽ bắt-đầu từ năm 1645, có mang dấu hỏi, huyền, ngã; đồng-thời bỏ ảnh-hưởng Ý-ngữ mà lại gần Bồ-ngữ, như bỏ SC mà thay bằng X, bỏ GN thay bằng NH. Các giáo-sĩ người Bồ-đào-nha lúc đó có Francisco de Pina, Gaspar de Amaral (tác-giả một tập tự-điển Việt-Bồ, chưa in), Antonia Barbosa (tác-giả một tập tự-điển Bồ-Việt, chưa in).
- Giai-đoạn tu-bổ:
Cố Alexandre de Rhodes (1591-1660), người Pháp, học-trò của một giáo-sĩ người Bồ tên là Francisco de Pina, tham-khảo hai tập tự-điển chưa in kể trên, chấp-nhận những kết-qả cuối-cùng, đem điển-chế-hoá, viết ra thành cuốn tự-điển và in ở La-mã năm 1651.
So-sánh tự-điển và sách giảng tám ngày, ta thấy kuốc-ngữ của Alexandre de Rhodes và ngày nay có khác:
‘b’ xưa, nay đọc ra ‘v’: bua (vua); bó ngựa (vó ngựa); bui-bẻ (vui-vẻ); bậy (vậy).
‘d’ xuă, nay đọc ra ‘nh’: dìn (nhìn); dè-dẹ (nhè-nhẹ).
‘bl’ chỉ còn ‘l’: blúc-blắc (lúc-lắc).
‘bl’ mất hẳn: dối blá (dối giá); blả ơn (giả ơn).
‘ml’ chỉ còn ‘l’: một mlát (một lát); mlẽ (lẽ).
‘bl’ nay đổi ra ‘tr’: blái núi (trái núi); blổ tài (trổ tài).
‘mnh’ nay đổi là ‘nh’: mnhẽ (nhẽ).
‘tl’ nay đổi ra ‘tr’: con tlâu (con trâu); ăn tlộm (ăn trộm).
‘uân’ nay là ‘uôn’: muấn (muốn).
‘uâng’ xưa, nay là ‘uông’: luấng (luống); huấng (huống).
‘uên’ thành ‘uân’: cuên (quân).
‘c’ [trước u] thành ‘q’: cuên (quân).
‘ưâng’ xưa, nay là ‘ương’: tưầng (tường); xưâng (xương); nhưầng (nhường) .
‘ũ’ xưa, nay là ‘ung’: cũ (cung).
Chồng dấu lên nhau, như để viết âm ‘ùng’ thì viết dấu huyền nằm trên dấu ngã của ‘ũ’; như ‘cũng’ có dấu huyền trên dấu ngã, là ‘cùng’.
‘aõ’ thành ‘ong’: saõ (song); chàõ (chòng).
‘ẩi’ thành ‘ổi’: tuẩi (tuổi).
‘oũ’ thành ‘ông’: coũ (công); sóũ (sống).
‘êo’ thành ‘iêu’: nhềo (nhiều).
‘đầi’ thành ‘đầy’.
‘ếy’ thành ‘ấy’.
‘haọc’ thành ‘học’.
‘đam’ thành ‘đem’.
‘đóũ’ thành ‘đồng’.
‘nhít’ thành ‘nhất’.
‘nhin’ thành ‘nhân’.
‘kiém’ thành ‘kiếm’.
‘tlãõ’ thành ‘trong’.
- Giai-đoạn hoàn-thành:
Pigneau de Béhaine, giám-mục Đàng trong, nhuận-sắc cuốn tự-điển của Alexandre de Rhodes, nhưng bị hoả-tai. Sau đó, cố Taberd xây-dựng lại và đem in ở Serempor thuộc Ấn-độ.
Năm 1838, Taberd in hai cuốn tự-điển: Annam-Latinh và Latinh-Annam, hình-thức kuốc-ngữ như ta có hiện nay.
Hai cuốn sách trên nầy về sau được hai giáo-sĩ Thereul và Leserteur bổ-khuyết, và tái-bản tại Ninh-phú, năm 1877.
* Giai-đoạn phổ-biến:
- Cổ-Tân hoà-điệu:
Đây là giai-đoạn giao-thời của các nhà Nho với Tây-học, văn-chương kuốc-ngữ.
Năm 1915 là năm thi Hương lần chót ở Bắc-kỳ.
Ở giai-đoạn nầy, các nhà Nho chưa qen kuốc-ngữ, và nhận-thấy rõ-ràng kuốc-ngữ chỉ là chữ-phiên-âm vô-nghĩa, nên khi viết kuốc-ngữ thường chú thêm chữ Hán hay Nôm bên cạnh cho rõ nghĩa. Đối với cựu-học, vấn-đề ý-nghĩa của chữ ghi-âm không làm cho họ quan-tâm nhiều, vì khi nghe người khác diễn-ý, nhà cựu-học đã hiểu nên sử-dụng ý-nghĩa của chữ Hán-Nôm nào cùng âm rồi. Giai-đoạn nầy văn-chương còn mang nhiều ảnh-hưởng của Hán-Nôm: súc-tích, biền-ngẫu, huấn-hỗ,…thơ thì phải niêm-luật theo cổ-thi,…
Nhận-thấy Tây-học và Khoa-học càng ngày càng lấn-lướt, các nhà cựu-học càng cố-gắng tìm ưu-điểm của cựu-học để phát-huy lần cuối-cùng, các sách dịch về kinh, truyện, thơ xưa xuất-hiện rất nhiều. Các nhà Tây-học và Khoa-học thì tìm cách chống-phá để ly-khai.
- Cổ-Tân ly-khai:
Khi kuốc-ngữ thịnh-hành và tiện-dụng, và nhất là những người theo Tây-học không đủ khả-năng để thấu-hiểu ý-nghĩa của Hán-Việt và Nôm, bắt-đầu ly-khai hẳn với nền cựu-học.
Ý-nghĩa kuốc-ngữ cũng biến mất theo cựu-học, và trở lại tình-trạng ghi-âm như cũ, còn sót lại vài ý-nghĩa khi đúng khi sai ( = không có định-chuẩn).
Nhiều người theo Tây-học rất giỏi, bằng-cấp cao, hiểu văn-phạm,…nên ‘người-ta có-thể học vài tháng hay vài ngày để viết được mọi chữ Việt, nhưng viết như một cách ký-âm thôi, để chẳng hiểu gì hết’. (Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63, Phạm Thế Ngũ).
Hiện nay, đây là tình-trạng chung cho người Việt ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Thứ văn-chương ký-âm nầy rất phóng-túng, dùng bạch-văn, mang nhiều sắc-thái tân-kỳ,…thơ mới,…nhưng cũng khó hiểu vì chỉ chú-trọng phần phiên-âm mà không lưu-tâm đến phần ý-nghĩa, nên viết một đàng nhưng hiểu một nẻo, ‘ông nói gà, bà bảo vịt’ [Tục-ngữ].
* Kiểm-chứng:
Ký-hiệu ngôn-ngữ, chữ-viết hay ký-hiệu phiên-âm, đều phát-âm được. Những dấu chấm-câu thì không phát-âm được, nhưng nó có ý-nghĩa như dấu-lặng trong âm-nhạc, như dấu phảy (hay phẩy) có trường-độ nghỉ ngắn hơn dấu chấm; dấu ba-chấm có trường-độ nghỉ dài nhất; dấu chấm-hết cho biết vấn-đề đã giải-quyết xong; dấu ngang-nối cho biết phải nói hay đọc thành ‘liên-bình-âm’; dấu chấm-than khác nghĩa dấu chấm-hỏi;…
- Chữ La-tinh có nghĩa: chữ tượng-thanh.
Trong tiếng La-tinh đã có nghĩa sẵn trong tiếng-nói, thường gọi là tượng-thanh, nên khi ghi lại những âm đó bằng chữ-viết cũng là ghi lại ý-nghĩa của nó trong chữ-viết. Ví-dụ: Âm ‘a’ trong Anh-ngữ:
‘a’ (indefinite article, or adjective): one, some, each, any (not a drop); in each, to each, for each (one dollar a bushel).
‘a’ (preposition): per (once a day).
‘-a’ (feminine): alumna (cựu nữ-sinh-viên; cựu nam-sinh-viên: alumnus), Frederika (nữ-danh), Eugenia (nữ-danh).
‘-a’ ( < Greek plural ending): phenomena (số-ít của nó là: phenomenon [hiện-tượng, dị-thường]), criteria (số-ít: criterion [tiêu-chuẩn]), phyla (số ít: phylum [ngành, đơn-vị phân-loại]).
‘a-’ (in, on, at, up, away, of, from): aboard (ở trên [tàu, thuyền, xe,…]); aside (về một bên); asleep (đang ngủ); arise (xuất-hiện); abide (chịu-đựng); anew (một lần nữa).
‘-a’ (Latin ending): formula (công-thức; số nhiều của nó: formulas, formulae); lacuna (chỗ thiếu; số nhiều: lacunae, lacunas); scintilla (không một chút).
‘-a’ (Latin plural ending): data (dữ-kiện; số ít: datum); agenda (chương-trình nghị-sự; số ít: agendum); impedimenta (mối trở-ngại; số ít: impediment).
‘a-, an-’ (not, without): atheist (người vô-thần chủ-nghĩa); anarchy (tình-trạng vô-chính-phủ); anonymous (giấu tên, nặc-danh, khuyết-danh).
‘a-’: Reduced variant of AB-.
‘a-’: Reduced variant of AD-.
- Quốc-ngữ vô-nghĩa: chữ-phiên-âm nên không có nghĩa.
Các nhà phát-minh quốc-ngữ chỉ mượn được các mẫu-tự La-tinh để ghi-âm tiếng Việt, nhưng không ghi lại được ý-nghĩa của nó. Muốn hiểu âm ‘a’ nghĩa là gì, phải truy-nguyên nó đã ghi-âm từ chữ hay tiếng nào. Ví-dụ:
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (thán-từ): uả, chứ, ạ, bất-ngờ, ngạc-nhiên, nghi-hoặc, hiểu rõ.
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (thán-từ): sao-thế, kinh-ngạc, nghi-vấn.
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (trợ-từ): đi, đấy, ạ; (thán-từ): ồ, chà; (thanh): kẹt, két.
‘a’ (Hán, bộ khẩu): câm, khản giọng, bập-bẹ, tiếng cười, tiếng chim kêu.
‘a’ (Hán, bộ thi): (đi) iả, (đi) đái.
‘a’ (Hán, bộ nạch): bệnh, đau.
‘a’ (Hán, bộ phụ): lăn vào, sấn vào; gò đất lớn; mái nhà cong, oằn xuống; nương, dựa; đón ý hùa theo, a-dua; cây cột, cây trụ; bờ sông, bờ nước; góc, cạnh; thon và đẹp; Họ.
‘a’ (Hán, bộ cổn): kẽ, chạc, chạc cây.
‘a’ (Hán, bộ bát) (trợ-từ): hề, chừ, a.
‘a’ (Hán, bộ nữ): xinh, đẹp, thướt-tha, mũm-mỉm, mềm-mại.
‘a’ (Hán, bộ kim): Actinium [ký-hiệu: Ac].
‘a’ (Pháp: are): đơn-vị diện-tích dùng cho ruộng-đất, bằng 100 mét-vuông.
‘A’ (Pháp: bombe atomique): bom nguyên-tử ứng-dụng phản-ứng tách nhân (fission).
Và 11 chữ Nôm, có nghĩa nhờ bộ-chữ ( = tượng-hình), viết cho âm ‘a’.
- Áp-dụng văn-phạm: Kể từ hai chữ trở lên.
Trên đây chỉ là giải-thích ý-nghĩa của từng ‘âm-đơn’, từ hai chữ trở lên phải nhờ vào văn-phạm mới tìm được ngữ-căn:
* Hai (hay nhiều) chữ đứng gần không bao-giờ mang cùng một nhiệm-vụ văn-phạm.
* Hai (hay nhiều) chữ ghép nhau có cùng một nhiệm-vụ văn-phạm.
Ví-dụ 1: ‘Canh gà [hay Canh-gà] Thọ-xương’:
Canh gà: phở gà hay cháo gà. Canh: đồ-ăn có nước; gà: chỉ-định ý-nghĩa cho chữ canh. Hai chữ khác nhiệm-vụ văn-phạm. Canh < Canh (Hán, bộ dương): đồ-ăn có nước, loãng (hay lỏng), như cháo, canh, phở,…
Canh-gà: lúc rạng-đông, khi gà gáy sáng. Hai chữ ghép nên có cùng nhiệm-vụ văn-phạm. Canh < Canh (Hán, bộ viết): đơn-vị thời-gian, lúc, khi; sửa-đổi.
Ví-dụ 2: Lá diêu bông, và lá diêu-bông:
Diêu bông: bông đẹp. Và: Diêu bông < Diêu pông (tiếng Mường) < Diêu hoa (Hán). Diêu < Diêu (Hán, bộ nữ): đẹp-đẽ.
Diêu-bông: loại cây có lá thay-đổi hình-thể khi có lay-động nhẹ, như cây mắc-cở (còn gọi là cây trinh-nữ, cây hổ-ngươi, cây chết-giả), cây hàm-tu-thảo, cây thực-trùng-thảo (thường gọi là cây ăn ruồi). Diêu < Diêu (Hán, bộ thủ): lay-động.
Điều đáng nhớ: Viết rời (không có ngang-nối) hay nói rời hoàn-toàn khác ý-nghĩa với nói liền và viết liền (có ngang-nối). Và trong Việt-ngữ có hơn 50,000 trường-hợp rắc-rối như trên.
Khoa-học-hoá cho dễ nhớ và dễ hiểu, ta có công-thức:
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Phần ‘Xác-định văn-phạm’, theo Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà: ‘Bỏ dấu gạch-nối là một sai-lầm lớn’. Giải-thích bằng ‘cụm từ’ và ‘từ ghép’ (Chinhta cho nhung tu nhieu amtiet).
Phần ‘Xác-định ngữ-căn’, theo Giáo-sư Lê Ngọc Trụ: ‘Mỗi từ lại có căn-cội, lý-do, có sự liên-hệ xa gần với âm-thinh và ý-nghĩa của một hoặc nhiều từ khác’ (Tầm-nguyên tự-điển Việt-nam, trang 13).
Ngữ-căn: nguồn-gốc những biến-âm từ 1,307 âm/chữ Hán thành 2,033 âm/chữ Hán-Việt, và Việt abc phiên-âm từ đâu.
Và ý-nghĩa cuả Việt-ngữ abc là: ‘Chữ a, b, c chỉ là những hàng ngoằn ngoèo vô nghĩa’ (Phạm Thế Ngũ, Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63).
Muốn hiểu được một hệ-thống ký-âm không tượng-thanh và không tượng-hình, điều-kiện ‘cần và đủ’ là phải có một ký-hiệu liên-kết để ‘giải-mã’ ( = 100%): Xác-định văn-phạm [ngữ-pháp] ( = 50%) + Xác-định ngữ-căn [ngữ-âm] ( = 50%).
5.- So-sánh Tượng-thanh và Tượng-hình:
Ngôn-ngữ, hay khoa-học nhân-văn, cần phải có độ chính-xác, để tránh sự hiểu lầm.
a.- Tượng-thanh: Tiếng-nói và chữ-viết đều có ý-nghĩa, nên có độ chính-xác như nhau: ngữ-căn có trong tiếng-nói hay chữ-viết. Ví-dụ: Người có học tiếng Anh, khi nghe tiếng-nói hay thấy chữ-viết ‘port’ đều hiểu là ‘to carry’ (động-tự; mang), hay ‘harbor, gate’ (danh-tự; cữa, cảng). Đem ‘port’ ráp với chữ khác (tiếp-đầu-ngữ, ngữ-căn, tiếp-vĩ-ngữ), ta có: portal, opportune, portable, import, export, report, porter, reporter, transport, transportation,…mà ý-nghĩa ‘port’ vẫn không thay-đổi.
Anh-ngữ có 3,065 ngữ-căn từ 66 nguồn-gốc ( = chủng-tộc-ngữ) khác nhau, dùng để thành-lập hơn 250,000 từ-ngữ.
b.- Tượng-hình: Tiếng-nói không có ý-nghĩa, chữ-viết có ý-nghĩa (có hình-ảnh sẵn), nên độ chính-xác khác nhau: ngữ-căn không có trong tiếng-nói nhưng có trong chữ-viết. Ví-dụ: Người học tiếng Tàu hay Việt khi nghe nói ‘thông minh’, họ không hiểu được người-nói định diễn-ý như thế nào. Khi họ nhìn vào chữ-viết ‘thông minh’ là hiểu được ý của người kia xác-định về cái gỳ. Tại-sao vậy? Có đến 12 chữ khác nhau về ý-nghĩa, nhưng cùng mang âm ‘thông’; và có đến 12 chữ khác nhau về ý-nghĩa, cùng mang âm ‘minh’. Nhờ vào chữ-viết để hiểu nhau, vì chữ-viết có mang hình-ảnh của vấn-đề cần diễn-đạt.
Hán-tự và chữ Nôm có 214 bộ-chữ (hình-ảnh có nghĩa, nội-dung), được xem như ngữ-căn để dùng cho việc diễn-ý.
c.- Vấn-đề kuốc-ngữ ( = Việt-ngữ abc):
Tiếng Việt không có tượng-thanh, Kuốc-ngữ không có tượng-hình. ‘Cách viết La-tinh đã cắt đứt tiếng Việt với nguồn gốc của nó là Hán tự’ (Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63, Phạm Thế Ngũ). Điều nầy chứng-minh kuốc-ngữ hoàn-toàn không có ngữ-căn như Hán-Nôm ngày xưa nữa.
Không mượn được ngữ-căn của La-tinh [tượng-thanh], mất đi ngữ-căn Hán-Nôm [tượng-hình], tiếng Việt và kuốc-ngữ trở nên vô-nghĩa (Kuốc-ngữ = phiên-âm-ngữ = Việt abc).
Đây là một đại-nạn văn-hoá cho dân-tộc Việt-nam! Thức-giả Việt-nam có hiểu được chăng?
Có hơn 99.99% người Việt, và những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ, không hiểu được vấn-đề qá phức-tạp nầy nên thường nói sai tiếng Việt và viết sai Kuốc-ngữ (chính-tả).
Muốn hiểu được ý-nghĩa của chữ-phiên-âm ( = kuốc-ngữ), ta chỉ có một chọn-lựa duy-nhất là phải tìm-hiểu văn-phạm (= ngữ-pháp) tiếng Việt, trước khi tìm-hiểu tiếng hay chữ ( = ngữ-âm) đó đã phiên-âm từ tiếng hay chữ Hán-Nôm nào.
Ví-dụ: Trở lại ví-dụ hai tiếng ‘thông minh’ ở trên, ta không-thể xác-định được ý-nghĩa của nó là gỳ, nếu không hiểu được văn-phạm của hai chữ. Có mười-hai chữ ‘thông’ khác nghĩa, và mười-hai chữ ‘minh’ khác nghĩa, nhưng kuốc-ngữ chỉ đủ khả-năng viết và đọc hai chữ ‘thông minh’ mà thôi.
Phần ý-nghĩa của kuốc-ngữ chỉ thể-hiện trong trí-tuệ, chứ không thể-hiện ngoài thực-tế như Hán-Nôm được.
Muốn hiểu đúng ý-nghĩa của nó, ta phải làm những công-việc như sau:
* Khảo-sát ngữ-vựng: ngữ-tộc Hán-Tạng hay Nam-Á.
Phải tìm-hiểu tất-cả ý-nghĩa của chữ ‘thông’ và chữ ‘minh’.
* Thường-đàm:
- Nếu ‘thông minh’ là hai chữ nói và viết rời, chữ ‘minh’ có nhiệm-vụ văn-phạm là bổ-túc-từ cho chữ ‘thông’, ngữ-tộc Nam-Á (không có ở H-V).Vậy: thông minh = đần-độn tối-tăm.
- Nếu ‘thông minh’ là hai chữ nói và viết liền thành ‘thông-minh’, cả hai chữ có nhiệm-vụ văn-phạm giống nhau, ngữ-tộc Hán-Tạng. Vậy: thông-minh = có trí-tuệ, sáng-suốt.
* Chơi-chữ:
Trong 24 ý-nghĩa ( = 12 + 12) của hai chữ ‘thông’ và ‘minh’, ta mới sử-dụng được 4 ý-nghĩa trong hai chữ thường-đàm (dùng hằng-ngày) là ‘thông minh’ [ = đần-độn] và ‘thông-minh’ [ = sáng-suốt]; 20 ý-nghĩa khác còn lại, người thích chơi-chữ có quyền sử-dụng tối-đa tuỳ theo khả-năng của họ.
6.- Khảo-sát riêng về Việt-ngữ abc ( = chữ-phiên-âm):
* Những điều nên nhớ trước khi khảo-sát:
- Tiếng Việt vô-nghĩa: không có ngữ-căn. Ví-dụ: Hai âm ‘thông’ và ‘minh’ hoàn-toàn vô-nghĩa khi ta không biết nó đã phiên-âm cách đọc của chữ Hán-Nôm ‘thông’ và ‘minh’ nào.
- Chữ-phiên-âm vô-nghĩa: không có ngữ-căn. Ví-dụ: Chữ ‘thông’ và ‘minh’ hoàn-toàn vô-nghĩa khi ta không biết nó đã ghi theo ý-nghĩa của chữ Hán-Nôm nào. ‘Thông’ của Hán (bộ thảo) có nghĩa là ‘cây hành’, trong khi ‘thông’ của Nôm (bộ mộc) có nghĩa là ‘cây thông, họ dương-liễu’.
- Phải nhờ vào văn-phạm tiếng Việt để tìm-hiểu ngữ-căn: dựa vào yếu-tố văn-phạm để hiểu ý-nghĩa từ ngữ-căn Hán-Nôm hay ngoại-kuốc. Ví-dụ: Xem lại cách giải-thích ý-nghĩa của ‘thông minh’ và ‘thông-minh’ ở trên, và ngữ-căn ở sau đây:
‘Thông’ ( < Hán, bộ tâm: đần-độn) và ‘minh’ ( < Hán, bộ mịch: tối-tăm) trong ‘thông minh’.
‘Thông’ ( < Hán, bộ nhĩ: nghe thì hiểu, suốt) và ‘minh’ ( < Hán, bộ nhật: thấy thì hiểu, sáng) trong chữ ‘thông-minh’.
Cần nhớ: Bất-cứ vấn-đề gỳ cũng có nguyên-nhân và kết-qả. Ngôn-ngữ không thoát ra ngoài định-luật đó. Học được ngữ-căn là hiểu được: tại-sao phải có, có để làm gỳ, kết-qả ra sao, đúng hay sai, hữu-ích hay vô-dụng,…
Nếu con-người không đủ khả-năng sử-dụng ngôn-ngữ bằng lý-trí, là rơi vào tình-trạng sử-dụng ngôn-ngữ như bản-năng đầy thú-tính, mất hết cả ý-nghĩa của ngôn-ngữ.
- Khoa-học-hoá (hay công-thức-hoá) vấn-đề học ngôn-ngữ cho đơn-giản và dễ nhớ, dễ hiểu:
Ngôn-ngữ = Văn-phạm + Ngữ-vựng.
‘Văn-phạm’ còn gọi là ‘ngữ-pháp’, ‘ngữ-vựng’ còn gọi là ‘ngữ-âm’, ‘ngữ-căn’ là ‘ý-nghĩa của ngữ-vựng’.
Đây chỉ là nhận-xét thông-thường của việc học ngôn-ngữ có sẵn ngữ-căn như chữ tượng-thanh hay tượng-hình.
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Trong Kuốc-ngữ, vì không thuộc ngôn-ngữ tượng-thanh hay ngôn-ngữ tượng-hình, vấn-đề văn-phạm phải đặt lên hàng đầu để nhằm giải-quyết vấn-đề ngữ-căn. Không hiểu được ngữ-căn, sẽ hoàn-toàn không hiểu được ý-nghĩa của ngôn-ngữ.
Có học (Mù-mắt + Mù-trí) = Mù-chữ.
Đây chỉ là cách trình-bày câu ‘Thị nhi bất kiến’ (Thấy [bằng mắt, thị-giác: thị] mà không hiểu [thấy bằng trí-tuệ, kiến-thức, lý-trí: kiến]) dưới một hình-thức khác.
* Những việc phải làm:
Đây là những việc thiết-yếu phải làm để hiểu được ý-nghĩa của tiếng Việt và Kuốc-ngữ, sau khi biết nói tiếng Việt, biết đọc và biết viết Kuốc-ngữ. Cùng một vấn-đề, Biết là hình-thức, Hiểu là nội-dung. Ví-dụ: Cùng là chữ ‘bệnh’, bệnh-nhân thì biết mình bị bệnh (nhưng không hiểu tại-sao đau, do đâu,…), nhưng bác-sĩ trị-liệu mới là người hiểu bệnh (nhưng không biết đau đến cấp-độ nào,…).
Nhiều người chưa đủ khả-năng phân-biệt được Biết và Hiểu của chính-mình, thường viết sách, làm thơ, soạn tự-điển hay từ-điển,…nhưng khi xét về nội-dung thì cái sai nhiều hơn cái đúng.
- Xác-định văn-phạm:
Vấn-đề qan-yếu nhất của tiếng Việt và Kuốc-ngữ là ngữ-căn. Nhưng hiểu được ngữ-căn không đúng văn-phạm là hiểu sai ý-nghĩa của nó.
Có đến 99.99% người Việt-nam và những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ hiểu đúng ngữ-căn của từng chữ một trong Kuốc-ngữ (như những người soạn tự-điển hay từ-điển), nhưng vấn-đề sai-trái khi ráp các ngữ-căn đó lại với nhau chỉ là vấn-đề văn-phạm: Sai văn-phạm tạo-thành sai ngữ-căn, hay ngược lại, hiểu sai ngữ-căn là do hiểu sai văn-phạm.
Phần xác-định văn-phạm tương-đối dễ-dàng, vì nó thuộc phần hữu-hình, và có tính-cách công-truyền, hình-nhi-hạ, nên ai học cũng được cả.
Nhắc lại: Hai (hay nhiều) chữ đứng gần nhau không bao-giờ có cùng một nhiệm-vụ văn-phạm, ngoại-trừ chữ-ghép.
Ví-dụ: Trong hai chữ ‘Học giả’, chữ ‘học’ là danh-tự, chữ ‘giả’ là tĩnh-tự: chúng có nhiệm-vụ văn-phạm khác nhau. Trong hai chữ ‘Học-giả’, chữ ‘học’ là danh-tự, và chữ ‘giả’ cũng là danh-tự: chúng có nhiệm-vụ văn-phạm như nhau.
- Xác-định ngữ-căn:
Khi đã xác-định được nhiệm-vụ văn-phạm của hai hay nhiều chữ, là đã gỡ-rối được 50% cho việc học kuốc-ngữ; vấn-đề còn lại (50%) là chọn đúng ngữ-căn (đã có tự-điển hay từ-điển giảng-nghĩa cho đơn-tự) mà thôi.
Vấn-đề chọn ngữ-căn có phần phức-tạp hơn, vì nó thuộc phần tâm-học, có tính-cách trừu-tượng hơn phần xác-định văn-phạm, phải dùng nhiều suy-luận (lý-trí) mới lãnh-hội được:
Dễ-dàng ở những chữ cùng âm nhưng khác ngữ-tộc.
Ví-dụ: Học giả: không có học, Nam-Á (Nôm). (Học < Học, bộ tử: nghiên-cứu; Giả < Giả, bộ nhân: không thật); Học-giả: có học, Hán-Việt. (Học < Học, bộ tử; -Giả < Giả, bộ lão: người).
Khó-khăn ở những chữ cùng âm và cùng ngữ-tộc.
Ví-dụ: Phù kiều: nếu ta dùng chữ ‘phù’ ( < phù, Hán, bộ mộc: bằng cây) thì ‘phù kiều’ có nghĩa là ‘cầu tre hay cầu ván’; nếu ta dùng chữ ‘phù’ ( < phù, Hán, bộ thuỷ: nổi trên mặt nước) thì ‘phù kiều’ có nghĩa là ‘cầu phao hay cầu nổi’.
* Kết-qả:
Giống như trong khoa-học thực-nghiệm, vấn-đề nào đã có nguyên-nhân, tất phải có hậu-qả, hậu-qả tốt hay xấu hoàn-toàn tuỳ-thuộc vào nguyên-nhân.
- Biết tiếng Việt và Kuốc-ngữ ( = Chiếm hơn 99.99%):
Khi học tiếng Việt đến trình-độ biết nói, học Kuốc-ngữ đến trình-độ biết đọc và biết viết, mà không học được văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn kuốc-ngữ, thì đó là biết tiếng Việt và kuốc-ngữ, chứ chưa đạt trình-độ hiểu tiếng Việt và kuốc-ngữ. Cái biết có-thể sử-dụng được theo bản-năng, tập-qán,…nên hoàn-toàn không đạt được ý-nghĩa sâu-xa của vấn-đề. Ví-dụ: Ngày nay có hơn 99.99% người Việt-nam chỉ biết ‘học giả là người có thực-học’; đó là cái biết không có sự can-dự của lý-trí.
Và đây chính là trình-độ kuốc-ngữ của những người làm thơ, viết sách, soạn tự-điển hay từ-điển ngày nay (năm 2000).
Biết và Hiểu tuy cùng gốc nhưng khác ngọn.
- Hiểu tiếng Việt và Kuốc-ngữ ( = Chiếm gần 0.01%):
Sau khi biết nói tiếng Việt, biết đọc và biết viết Kuốc-ngữ, người-ta phải học thêm phần văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ; khi đã thấm-nhuần văn-phạm và ngữ-căn mới được gọi là hiểu đúng ý-nghĩa tiếng Việt và Kuốc-ngữ.
Từ việc-học ( = Biết) đến sự-học ( = Hiểu), dầu ‘tiệm-ngộ’ hay ‘đốn-ngộ’, có sự khác-biệt rất xa.
Học cho Biết là một điều tốt, nhưng học cho Hiểu là một điều tốt hơn (có-thể phát-minh được).
Ví-dụ: Khi hiểu được ý-nghĩa khác nhau giữa ‘học giả’ và ‘học-giả’, ta mới hiểu được giá-trị của dấu ngang-nối. Không ai dùng lời chê-trách ( = học giả; ngữ-pháp Nam-Á) mà viết với dấu ngang-nối; và cũng không ai dùng lời khen-tặng ( = học-giả; ngữ-pháp Hán-Tạng) mà viết thiếu dấu ngang-nối.
Nên nhớ: Dấu ngang-nối là con dao hai lưỡi, khi biết ( = hình-thức) đừng dùng, khi hiểu ( = nội-dung) nên dùng.
* Đặc-điểm tiếng Việt:
- Nói-trại:
Tiếng Việt có trại-bẹ, biến-đổi (gọi chung là biến-trại), do ảnh-hưởng địa-lý, như núi cao rừng thẳm, phong-thổ khí-hậu, nên có nhiều phương-âm (còn gọi là phương-ngữ [Pháp: dialecte]: Bắc, Trung, Nam) và thổ-ngữ (Pháp: patois [tiếng-nói riêng của từng vùng nhỏ]). Ví-dụ: Vùng Nam-định nói âm ‘D’ ra âm ‘R’, như ‘áo dài’ thành ‘áo rài’; có vùng âm ‘l’ thành ‘n’ (‘đi làm’ thành ‘đi nàm’; ‘cụ lý’ thành ‘cụ ný’); ‘th’ thành ‘s’ (‘thưa thầy’ thành ‘sưa sầy’); ‘tr’ thành ‘t’ (‘con trâu’ thành ‘con tâu’; ‘cái trống’ thành ‘cái tống’). Vùng Qảng-trị, Huế, nói giọng ‘sắc’ ra ‘nặng’ (‘có con trâu báng’ thành ‘cọ con trâu bạng’). Qảng-nam nói ‘ăn mắm’ thành ‘eng mém’, ‘làm nhà hướng nam’ thành ‘loàm nhoà hướng noam’. Năm 1902, trong quyển Phonétique-Dialecte du Haut Annam, ông L. Cadière khảo-sát sự biến-trại vùng Bình-Trị-Thiên (đến sông Gianh) có ghi âm ‘a’ thành ‘o, ô’: ‘Bẩm lạy cha’ thành ‘Bẩm lạy cho’ hay ‘Bẩm lạy chô’. Miền Nam phát-âm ‘V’ thành ‘Bi’ hay ‘D’(‘đi về’ thành ‘đi biề’ hay ‘đi dề’). Vùng Cà-mau, Bạc-liêu nói ‘cá rô’ thành ‘cá gô’; ‘cái rổ’ thành ‘cái gổ’.
Nói-trại cũng là một phần của kiêng-huý bắt-buộc: ‘Lợi’ thành ‘Lị’ (Lê Thái-tổ [Lê-Lợi]); ‘Kim’ thành ‘Câm’ (Triệu-tổ nhà Nguyễn [Nguyễn Kim]); ‘Ánh’ thành ‘yếng’ (vua Gia-long [Nguyễn-Ánh]); ‘Cảnh’ nói-trại thành ‘kiểng’ (hoàng-tử Cảnh); ‘phương’ thành ‘phang’; ‘thành’ thành ‘thiềng’; ‘duyệt’ thành ‘duợt’; ‘nam’ thành ‘nôm’; ‘phúc’ thành ‘phước’; ‘hoàng’ thành ‘huỳnh’; ‘mũ’ thành ‘mão’; ‘vũ’ thành ‘võ’; ‘tính’ thành ‘tánh’; ‘thinh’ thành ‘thanh’; ‘dung’ thành ‘dong’,…
- Biến-âm: biến-đổi nguyên-âm (biến vận-trơn).
Đây là sự thay-đổi âm-thanh tuỳ theo trường-hợp, như: ‘vạn’ thành ‘vàn’; ‘vãn’ thành ‘vén’; ‘hấp’ thành ‘húp, hớp, hút, hít’; ‘niên’ thành ‘năm’; ‘bàn’ thành ‘mâm’; ‘hôn’ thành ‘hôm’; ‘thôn’ thành ‘xóm’; ‘làng’ thành ‘xã’; ‘phòng’ thành ‘buồng’; ‘thành’ thành ‘xong’; ‘thôi’ thành ‘rồi’; ‘đình’ thành ‘dừng’; ‘phương’ thành ‘vuông, chuông’; ‘chinh’ thành ‘chiêng’; ‘tỉnh’ thành ‘gyếng’; ‘dũng’ thành ‘thùng’; ‘bích’ thành ‘biếc’; ‘đĩnh’ thành ‘xuồng’; ‘tích’ thành ‘tiếc’; ‘nghịch’ thành ‘ngược’;…
Ta có ba loại như sau (còn gọi biến vận-cản [phụ-âm]):
Biến một phần:
1/- Biến âm đầu, như: ‘cánh’ thành ‘cành, ngành, nhánh, ngạnh’; ‘thanh’ thành ‘xanh’; ‘đầu’ thành ‘thầu’; ‘các’ thành ‘gác’; ‘nhẫm’ thành ‘ngẫm, gẫm’; ‘cấp’ thành ‘gấp, kíp’; ‘can’ thành ‘gan’; ‘đao’ thành ‘dao’; ‘lánh’ thành ‘dành, lánh, tránh’; ‘khiếm’ thành ‘hiếm’; ‘tao’ thành ‘cào, qào’;…
2/- Biến vận, như: ‘điểm’ thành ‘điểm, đếm, đốm, chấm’; ‘đảo’ thành ‘đổ’; ‘sáp’ thành ‘lắp, chắp’; ‘nam’ thành ‘nôm, nồm’; ‘hấp’ thành ‘húp, hớp, hít’; ‘giáp’ thành ‘cắp, cặp, gắp, kép’; ‘cát’ thành ‘cắt’; ‘chi’ thành ‘chia’;…
3/- Biến thinh, như: ‘độn’ thành ‘đần-độn, cùn, lụt, nhụt’; ‘đái’ thành ‘đai’; ‘khai’ thành ‘khơi’; ‘lai’ thành ‘lại’; ‘long’ thành ‘lựng, lừng’; ‘lợi’ thành ‘lời’; ‘tán’ thành ‘tan, tản’; ‘cấu’ thành ‘cáu, qạu’; ‘châu’ thành ‘chu’; ‘trệ’ thành ‘trễ, trệ, xệ, xễ’; ‘chuyển’ (-vận) thành ‘chuyễn’ (-vận);…
Biến hai phần:
1/- Âm và thinh, như: ‘hoạch’ thành ‘vạch, gạch, rạch’; ‘cận, lân’ thành ‘gần’; ‘cánh’ thành ‘cành, ngành, nhánh, ngạnh’; ‘cưỡng’ thành ‘gượng’; ‘qả’ thành ‘goá’;…
2/- Âm và vận, như: ‘đoản’ thành ‘vắn, ngắn’; ‘giác’ thành ‘góc, cắc, hào’; ‘bích’ thành ‘vách’; ‘thục’ thành ‘chuộc’; ‘dũng’ thành ‘nhộng, đuông’; ‘chúc’ thành ‘đuốc’;…
3/- Vận và thinh, như: ‘đả’ thành ‘đánh’; ‘dị’ thành ‘dễ’; ‘đái’ thành ‘đội’; ‘một, mai’ thành ‘mất’;…
Biến toàn-phần: gồm cả âm, vân, và thinh, như: ‘xác’ thành ‘chắc’; ‘Bụt’ thành ‘Phật’; ‘bố’ thành ‘vải’; ‘cúc’ thành ‘vúc, vốc, múc’; ‘chủng’ thành ‘giống’; ‘dư’ thành ‘thừa, lưa’; ‘dược’ thành ‘thuốc’; ‘kiếm’ thành ‘gươm’;…
Trong vấn-đề biến-âm (còn gọi là biến-vận) cũng nên qan-tâm đến ‘biến-vận trơn [nguyên-âm]’:
a > a > â: khả thành khá; giá thành gả; ám thành câm;…
a > e: giả thành kẻ; há thành hé, hẻ; hoạ thành vẽ;…
a > ai > ao: dã thành (hoang) dại; ma thành mài; nga thành ngài; ta thành tao; hà thành sao; na thành nào;…
a > ê: giá thành kệ, kê; phá thành bể;…
a > o: bà thành bò; bả thành bó (cỏ); nga thành ngó;…
a > ô: ba thành bố; ba-ba thành (nói) bô-bô;…
ai > ai: bài thành (chê) bai; đái thành đai, dải; lai thành lai, lại; lại thành rái; tại thành chài;…
ai > ay: bài thành bày; hài thành giày; trai thành chay;…
ai > e: phái thành phe; qái thành qẻ; thái thành vẻ;…
ai > ê: bại thành (ống) bễ; hải thành bể;…
ai > ôi: bài thành (hát) bội; đái thành đội; giải thành cổi;…
ai > oi, ơi: thái thành thói; đại thành đời; khai thành khơi; ngãi thành ngỡi; bái thành bới;…
ao > ao: bào thành bào, cào, qào; đạo thành gạo; giao thành trao; giảo thành xảo; tao thành cào, qào;…
ao > eo: báo thành beo; giao thành keo; xảo thành khéo;…
ao > iêu: bảo thành biểu; cảo thành kiểu; trào thành diễu (giễu); dao thành diệu (-vợi);…
â > u > ơ >i: hấp thành húp, hớp, hút, hít; khớp thành khít; khẩn thành xin; câu thành (ngựa) cu;…
âu > âu > au: cấu thành cáu, qạu; hậu thành sau; chu thành (đỏ) au; cấu thành gấu; sầu thành sầu, rầu, sấu;…
âu > u: cầu thành cù; châu thành chu; thâu thành thu;…
ây > ây: tây thành tây; tẩy thành tẩy;…
ê > ê: đế thành rễ (cây); lệ thành lệ, lề, nề (nếp); thệ thành thề; trệ thành trệ, trễ, xệ, xễ;…
ê > e: khê thành khe; tế thành (gạo) tẻ; nghễ thành nghé;…
ê > ay: để thành đáy; lễ thành lạy; thế thành thay;…
â > ây: để thành tẩy; nê thành lầy; trệ thành chầy;…
i > i, iê: di thành dì; tỉ thành ví; hiệp thành giúp, giùm;…
i > ia: bi thành bia; chi thành chia; xỉ thành xỉa, xía;…
i > ai: di thành dái; dị thành dài; quỷ thành (cúng) qải, (ông) vải; thỉ thành (thuốc) xái;…
i > ay: di thành day, lay; khỉ thành xảy; phi thành bay;…
i > ây: chỉ thành giấy; khỉ thành dấy, dậy, (đông) dầy; thì thành giây (phút); thi thành thây;…
i > ê, e: dị thành dễ; kỷ thành ghế; lý thành lẽ;…
i > ơ, ơi: di thành rợ; kỳ thành cờ; nghi thành ngờ; di thành dời; thị thành chợ; khí thành hơi;…
iêu > iêu, êu, eo, oi, ơi: chiếu thành chiếu, chói, soi, rọi; khiêu thành khêu, khều, qều, qào, qèo; tiêu thành teo, xìu; tiêu thành nêu, bêu; triệu thành mời, vời, đòi;…
o > oa > oai: do thành do, dò, dọ, dõi; hoà thành hoà, và, vừa; loại thành loại, loài, nòi;… Oa > uê: hoa thành huê;…
ô > ô, o, ơ, u: cố thành cố, cớ; độ thành đo, đọ, đỗi; hô thành hô, hò, thở; lộ thành lộ, lối; độn thành nhụt;…
ôi > ôi, ui: bồi thành vùi; thối thành lui, lùi, thối; đôi thành đồi; hội thành hụi; tối thành thui, lùi, tôi, tui (dao), trui;…
ơ > ơ, ua, ưa: sơ thành (con) so, (cứt) su, thơ, thuở, xưa; sơ thành sơ (-qa), thưa (-thớt); sở (đất) thành sở, thửa (ruộng);…
u > u, ư, âu, ua, ưa, ơ: thủ thành giữ; chủ thành chúa; dụ thành dụ, dỗ, rủ, rù (qến); phủ thành búa, bửa, bổ; vụ thành mùa; xú thành xấu; mù thành mờ; vũ thành mưa;…
u > au, iu, oi: trụ thành cháu; vụ thành mau; nhu thành dịu, dẻo; thụ thành chịu;…
uê > uê: huệ thành huệ; quế thành quế; thuế thành thuế;…
uy > uy: huý thành huý; luỹ thành luỹ; suy thành suy;…
ư > ư, ơ, ưa, ôi: cư thành ở; cứ thành cưa, khứa; dư thành thừa,lưa, dư, dôi; trừ thành trừ, chừa;…
ưu > ưu, u, âu, ôi: cựu thành cũ; cữu thành cậu; cửu thành lâu; ngưu thành (mưa) ngâu; sưu thành giấu, giú; ưu thành âu; tựu thành chầu, tựu; sưu thành (làm) xâu;…
ưu > ươu: tửu thành rượu; vưu thành bướu;…
- Biến-thinh: biến-đổi dấu-giọng:
1/- Thinh cùng bực:
Ba giọng bổng (còn gọi giọng thanh): ‘ngang, hỏi, sắc’ đổi lẫn nhau, như: ‘tán’ thành ‘tan, tản’; ‘phan’ thành ‘phướn’; ‘phế’ thành ‘phổi’; ‘bổn’ thành ‘vốn’; ‘điêu’ thành ‘đểu’; ‘thế’ thành ‘thay’; ‘sản’ thành ‘sanh’;…
Ba giọng trầm (còn gọi giọng trọc): ‘huyền, ngã, nặng’ đổi lẫn nhau, như: ‘lợi’ thành ‘lời, lãi’; ‘vãn’ thành ‘muộn’; ‘vụ’ thành ‘mùa’; ‘dị’ thành ‘dễ’; ‘nhẫn’ thành ‘nhịn’; ‘sự’ thành ‘thờ’; ‘vị’ thành ‘mùi’;…
2/- Thinh khác bực:
Đây là lối biến-đổi bất-thường, như: ‘đắc, đạt’ thành ‘được’; ‘một’ thành ‘mất’; ‘di’ thành ‘dì’; ‘do’ thành ‘dò’; ‘liên’ thành ‘liền’; ‘nam’ thành ‘nồm’; ‘viên’ thành ‘vườn’; ‘khởi, khỉ’ thành ‘dấy, dậy, [đông] dầy’; ‘bí’ thành ‘bịa, phiạ’; ‘dụ’ thành ‘rủ’; ‘dược’ thành ‘thuốc’; ‘điếm’ thành ‘tiệm’;…
- Nói-ríu: có người cho đây là lối ‘tụ nghĩa’ (Đào-Trọng-Đủ, Ca-dao toán-học), như: ‘ông ấy’ thành ‘ổng’; ‘bà ấy’ thành ‘bả’; ‘thằng ấy’ thành ‘thẳng’; ‘con ấy’ thành ‘cỏn’; ‘cực-khổ’ thành ‘cực’; ‘hai mươi lẻ một’ thành ‘hăm-mốt’; ‘ba mươi sáu’ thành ‘băm-sáu’; ‘bằng nào dài’ thành ‘bao-dai’; ‘bằng ấy nhiều’ thành ‘bấy-nhiêu’;…
- Dị-hoá: biến-đổi khác tiếng gốc về âm-đầu, vận, và thinh, như: ‘bái’ thành ‘vái’, rồi dị-hoá ra ‘vía’; ‘hiệp’ thành ‘giúp’; ‘bàn’ thành ‘mâm’;…
- Đồng-hoá: chỉ dùng cho từ-ghép, có ba loại đồng-hoá:
1/- Tiếng sau đồng-hoá với tiếng trước, như: ‘phong-thanh’ (gió và tiếng; tin-tức) thành ‘phong-phanh’ (không rõ-ràng); ‘nghiêm-nhặt’ thành ‘nghiêm-ngặt’; ‘truân-chiên’ thành ‘truân-chuyên’; ‘giấu-nhẹm’ thành ‘giấu-giếm’; ‘tiết-nhật’ thành ‘tết, tết-nhất’ (chữ ‘nhật’ bị đồng-hoá thành ‘nhất’);…
2/- Tiếng trước đồng-hoá vào tiếng sau, như: ‘hiên-ngang’ thành ‘nghinh-ngang’; chữ ‘khuôn-phép’ thành ‘phuôn-phép’; ‘trịch-thượng’ thành ‘thịch-thượng’;…
3/- Hai tiếng bị đồng-hoá, như: ‘lỗ-mỗ’ thành ‘lỗ-mãng’ (thô-tục, vô-lễ); ‘trồng-trọt’ thành ‘giồng-giọt’; ‘rầy-rà’ thành ‘ngầy-ngà’; ‘nhắm-nhía’ thành ‘ngắm-nghía’; ‘ghiền-gập’ thành ‘nghiện-ngập’; ‘đắt-đỏ’ thành ‘mắt-mỏ’; …
Biến-âm và Biến-thinh trong Việt-ngữ là vấn-đề rất nhiêu-khê, không sao nói cho hết được. Nhưng đây chính là đề-tài dễ bị tranh-cãi đúng hay sai khi nói tiếng Việt hay viết kuốc-ngữ.
* Kiểm-chứng:
Tạo-hoá phát-sinh vũ-trụ, muôn vật,…theo Dịch-lý; con-người phát-minh tiếng-nói và chữ-viết cũng thuận theo Dịch-lý. Dùng đúng thì Chân-lý, dùng sai là phản Chân-lý (thường gọi là Phi-lý, nghịch-lý).
Phật nói: ‘Ta dạy các người: cái nầy là cái thế nầy, thì cái kia là cái thế kia, cái nầy không như thế nầy, thì cái kia sẽ không thành thế kia’.
Biết, thuộc hình-thức, bên ngoài, công-truyền, theo thói-qen (bản-năng) hay tập-qán (phong-tục), không có phân-biệt đúng hay sai theo lý-trí được.
Hiểu, thuộc nội-dung, bên trong, tâm-truyền, do lý-trí, có phán-xét đúng hay sai, có rộng hay hẹp.
‘Thông-hiểu các nghĩa chữ, nó biết phân-biệt cái gỳ nên làm cái gỳ không nên làm, cũng như người chủ-nhà sau khi đã thăm-hỏi những điều thiết-yếu, thông-thuộc cái nhà của nó’. Hiểu được vấn-đề là do ‘tự-hoá’, ta chỉ nhờ phương-tiện ( = biết) để đạt được cứu-cánh ( = hiểu).
Trên thế-gian nầy chưa từng có một Thánh-nhân nào có đủ khả-năng truyền-đạt cái hiểu của mình cho đệ-tử một cách trọn-vẹn cả! ( = Ông Thánh cũng không dạy được thằng ngu).
Về tâm-truyền, người đời sau chỉ hiểu được người đời trước bằng chính sự tự-tìm-hiểu của cá-nhân, khác hẳn với cái biết của công-truyền.
Người đời sau có-thể giỏi hơn người đời trước, nhờ họ đã tự-hoá và đạt được, nhưng số nầy không bao-giờ tính đủ trên năm đầu ngón tay. Ví-dụ: Phật Thích-Ca thất-truyền nên không có tên người nào đứng sau tên Thích-Ca. Sau Lão-Tử có Trang-Tử đạt được, nên thường gọi là Lão-Trang. Sau Khổng-Tử có Mạnh-Tử đạt được, nên thường gọi là Khổng-Mạnh.
Bậc Thánh-trí biết rất ít vấn-đề, nhưng hiểu rất thâm-viễn vấn-đề họ qan-tâm đến. Ngược lại, bậc trung-nhân dĩ hạ biết rất nhiều vấn-đề, nhưng chẳng hiểu được vấn-đề gì cả. Chỉ có bậc trung-nhân dĩ thượng mới gần bậc Thánh-trí mà thôi. Ví-dụ: Mọi người đều biết Thiên-chúa-giáo hình-thành trên cơ-sở của Bác-ái, Phật-giáo trên cơ-bản của Từ-bi, Khổng-giáo trên nền-tảng của chữ Nhân, Lão-giáo trên lý-thuyết của chữ Đạo, Khoa-học-gia trên các công-thức,…nhưng được bao-nhiêu người hiểu Bác-ái giống như Chúa Giê-su? Hiểu Từ-bi như Thích-Ca? Hiểu chữ Nhân như Khổng-Mạnh? Hiểu chữ Đạo như Lão-Trang? Hiểu công-thức như các nhà phát-minh?…
Thẩm-xét một vấn-đề, không nên dựa vào lý-thuyết của vấn-đề, mà phải dựa vào thực-chất ( = Chân-lý) của vấn-đề.
Chân-lý độc-lập, vô-tư, và vĩnh-cửu đối với con-người.
Thế-nhân vì lầm-lẫn mà xa Chân-lý, nhưng Chân-lý không bao-giờ tránh xa con-người: ‘Phật tại tâm, khí hạo-nhiên, thiên-tính,…’.
Muốn biết một xã-hội loài-người có văn-minh tiến-bộ hay không, người-ta chỉ căn-cứ vào số người ‘trung-nhân’ và ‘trung-nhân dĩ thượng’ ít hay nhiều; không bao-giờ kể đến số ‘trung-nhân dĩ hạ’ và hạng ‘hạ-ngu bất di’. Số người ‘trung-nhân dĩ hạ’ và ‘hạ-ngu bất di’ chỉ được tính như mẫu-số của một phân-số mà thôi.
Điều đáng-tiếc cho thế-gian là mẫu-số qá lớn, khiến cho nhân-loại không còn biết đến tử-số là cái gỳ nữa.
‘Hãy tự mình làm bó-buộc cho mình, tự-cứu lấy mình. Chân-lý là đuốc soi đường và trợ-lực, đừng tìm trợ-lực nào khác’ (Parinirvana).
Hiểu đúng ngữ-căn (Hán-Tạng hay Nam-Á) là nói đúng tiếng Việt, và viết đúng kuốc-ngữ (chính-tả).
Ví-dụ 1: Hiểu sao câu: ‘Ngu như bò’.
Trâu hay bò là động-vật rất gần với con-người trong thời-kỳ nông-nghiệp là chính-yếu (trọng-nông). Trâu có đôi phần khôn hơn bò, như biết tránh trẻ-con đứng cản lối đi.
Suốt đời, bò chỉ hiểu được ba tiếng của con-người dùng riêng cho bò: thá ( = sang bên trái), ví ( = sang bên phải), và dờ-hờ, họ ( = dừng lại). Đừng lầm với ‘thá, thớ’ < Thế (Hán, bộ lực: thế-lực, quyền-lực, địa-vị, khí-khái). Có-lẽ ngày xưa đã thử tiếng ‘hữu’, nhưng không có kết-qả bằng tiếng ‘ví’.
‘Ngu như bò’ dùng để chỉ sự hạn-chế kiến-thức của con-người, chỉ học được nhờ bản-năng chứ không có lý-trí.
Ví-dụ 2: Hiểu sao câu: ‘Ngu hơn bò’.
Con-người khôn hơn con-bò ở chỗ biết giải-thích hành-động của mình theo lý-trí.
Tiếng ‘thá’ là biến-âm của chữ ‘tả’ ( < Tả, Hán, bộ công), có nghĩa là ‘bên trái’; tiếng ‘ví’ là biến-âm của chữ ‘vi’ ( < Vi, Hán, bộ sước), có nghĩa là ‘làm trái lại’; tiếng ‘dờ-hờ’ (có nơi dùng tiếng ‘họ’ < Hộ, bộ ngôn: giữ lại) là biến-âm của tiếng ‘dừng’ ( < Đình, Hán, bộ nhân), có nghĩa là ‘nghỉ, đứng lại’.
Nếu con-người chỉ dùng ba tiếng ‘thá, ví, dờ-hờ hay họ’ mà không hiểu được ý-nghĩa của nó, hay chỉ đủ hiểu như con-bò, thì quả thật… ‘ngu như bò’! ( = 99.99% thực-trạng Việt-ngữ).
Ví-dụ 3: Hiểu sao câu: ‘Bầu cua cá cọp [hay cọc]’ (Nam-Á).
(Giải theo cả 2 cách đặt tên của ‘hình-danh’ [ = đặt tên theo hình-ảnh] và ‘thanh-danh’ [ = đặt tên theo âm-thanh]).
Phân-tích văn-phạm:
Bầu, cua: danh-tự, chủ-từ ( = hình-danh).
Cá (động-tự): cuộc, cược, đánh-cá, cá-độ (Pháp: parier).
Cọp: trạng-tự, túc-từ.‘Cọp, cộp, cọc, cốc, cộc’: tiếng kêu của đồ-vật khi ‘cóp’ ( = gõ, chạm, đụng) vào nhau ( = thanh-danh).
Vậy, câu ‘Bầu cua cá cọp’ được hiểu: ‘Chọn bầu hay chọn cua để đánh-cá thì gõ vào cho kêu thành tiếng [cọc, cọp, cộp]’.
Nên nhớ: Trong lối chơi ‘bầu cua’ ( = chẵn, lẻ; về sau thêm thành sáu con vật khác nhau), khi chưa gõ thành tiếng kêu là lúc còn đang chọn ‘bầu’ hay ‘cua’, người-chủ không được ‘khui’ (để tránh tình-trạng xem lén); nhưng khi đã ‘cọp’ rồi, dầu biết chắc là thua, người-chủ cũng phải ‘khui’.
Ví-dụ 4: Hiểu sao câu ‘Thuốc đắng đã tật’.
Nguyên-văn câu chữ Hán: ‘Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh’, còn viết ngắn: ‘Dược khổ lợi bệnh’.
Tiếng Hán cũng như tiếng Việt, biến-tự là vấn-đề nan-giải từ xưa đến nay. Ta khảo-sát hai chữ khó hiểu vì biến-tự: Khổ (động-tự: làm cho khó-chịu, mệt-nhọc; tĩnh-tự: đắng), và Lợi (động-tự: làm cho tốt hơn; tĩnh-tự: khá, tốt, thuận-tiện). Chữ ‘bệnh’ có nghĩa là ‘bệnh-nhân’: làm lợi cho bệnh-nhân = làm cho hết bệnh; khác với ‘làm lợi cho bệnh’ = làm hại bệnh-nhân.
Có người dịch chữ ‘lợi’ thành ‘đã’ ( = khỏi, thích, thoả-mãn), hay ‘dã’ ( = giải, làm cho phai, bớt dần, hết độc), hay ‘đả’ (đánh, đóng-góp, chế-tạo; ‘đả chẩn’: chẩn bệnh, khám bệnh, gõ nhẹ vào ngực người-bệnh và nghiêng tai nghe).
Vậy chữ ‘Dược khổ’, khi hiểu ‘khổ’ là tĩnh-tự để dịch thành ‘thuốc đắng’ là không đúng, ‘thuốc đắng’ (N) = ‘khổ dược’ (H).
Trong Hán-văn, ngữ-tộc Hán-Tạng, tĩnh-từ đứng trước danh-từ; trong Việt-văn, ngữ-tộc Nam-Á, tĩnh-từ đứng sau danh-từ.
Ví-dụ 5: Giải-thích hai chữ ‘phù kiều’ trong câu ca-dao sau:
‘Muốn sang thì bắt phù kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.’
Phù ( < Phù [Hán, bộ mộc]: bằng ván, bằng tre); vậy ‘phù kiều’ là ‘cầu ván’ hay ‘cầu tre’. Chữ Hán ‘Kiều’, Nôm đọc-nghĩa là ‘cầu’.
Phù ( < Phù [Hán, bộ thuỷ]: nổi ở trên); vậy ‘phù kiều’ là ‘cầu phao’ hay ‘cầu nổi’.
Chú-thích: Cách tìm ngữ-căn của những chữ cùng âm và cùng văn-phạm khó-khăn hơn những chữ cùng âm khác văn-phạm ( = cùng Chủng-tộc-ngữ).
Ví-dụ 6: Giải-thích: ‘tiên tiên’ và ‘tiên-tiên’.
Tiên tiên ( < Tiên [Hán, bộ thuỷ]): dáng nước chảy mau.
Tiên-tiên ( < Tiên [Hán, bộ thuỷ]): nước chảy re-re.
Tiên tiên ( < Tiên [Hán, bộ qua]): nhỏ-mọn, cạn, hẹp.
Tiên-tiên ( < Tiên [Hán, bộ nữ]): dáng đi tha-thướt của người con-gái, chậm-chạp, chậm-rãi.
Vậy: nghe, nói hay viết ‘tiên tiên’ hay ‘tiên-tiên’ là việc ai cũng làm được, nhưng hiểu đúng được ý-nghĩa của nó qả không đơn-giản. Có người cho tất-cả đều là chữ-ghép?.
Ví-dụ 7: Giải-thích ‘Lá diêu bông’ và ‘Lá diêu-bông’.
Diêu bông ( < Diêu hoa; Diêu [ < Diêu, bộ nữ: đẹp]); vậy ‘Diêu bông’ là ‘bông đẹp, hoa đẹp’. Tiếng Mường: Diêu pông.
Diêu-bông ( < Diêu [Hán, bộ thủ]: lay-động); vậy ‘Diêu-bông’ là ‘loại cây có lá hay thay-đổi hình-thái khi có lay-động nhẹ’, như cây mắc-cở (còn gọi cây hổ-ngươi, cây trinh-nữ), cây hàm-tu-thảo, cây thực-trùng-thảo (thường gọi là cây ăn ruồi).
Chú-thích: Người-ta thường dùng ‘Lá diêu bông’ như là câu-đố (‘Ai tìm được lá diêu bông, tôi sẽ lấy làm chồng’).
Muốn giải-đáp ta phải tìm loại cây có hai tên, một tên thật xấu ( = không-thể khen là đẹp được), và một tên khác thật đẹp ( = không-thể chê là xấu được), đứng ở trung-bình ( = không khen được, không chê được) là hoàn-hảo, như ‘cây thúi-địt’ còn gọi là ‘cây mơ’; ‘cây cứt-lợn’ (lá mọc đối, cụm hoa hình đầu, màu tím hay trắng. Có nơi dùng làm thuốc chữa viêm-mũi, điều-kinh, viêm-xoan dị-ứng) còn gọi là ‘cây thiên-thảo’ (lá mọc đối có khía răng cưa, hoa hồng-tía không cuống mọc sít nhau ở kẽ lá).
Ví-dụ 8: Giải-thích: ‘Canh gà Thọ-xương’, và ‘Canh-gà Thọ-xương’.
‘Canh gà Thọ-xương’, trong đó chữ ‘canh’ ( < Hán, bộ dương) có nghĩa là ‘đồ-ăn có nước’; vậy ‘canh gà’ có-thể là ‘cháo gà, phở gà, nước gà luộc,…’. Thọ-xương là địa-danh.
‘Canh-gà’, trong đó ‘canh’ ( < Hán, bộ viết) có nghĩa là ‘lúc, khi’. Vậy ‘canh-gà’ là ‘lúc gà gáy sáng, rạng-đông’.
Lưu-ý: Đây chỉ là cách giải-thích đúng theo văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn kuốc-ngữ.
Muốn hiểu đúng ý-nghĩa, phải hỏi lại tác-giả muốn diễn-tả cái gỳ (canh-gà hay canh gà), để tránh ngộ-nhận.
Ví-dụ 9: Sự khác nhau giữa ‘Hiểu-biết’ và ‘hiểu biết’.
Xét về văn-phạm:
‘Hiểu’ là danh-tự hay động-tự; ‘biết’ là danh-tự hay động-tự, làm túc-từ cho ‘hiểu’. Và ‘hiểu-biết’ là chữ-ghép.
Khảo-sát chữ-đơn:
Hiểu (Hán, bộ nhật): lúc sáng sớm; biết rõ.
Hiểu (Hán, bộ cữu): dùng thià để múc chất nước.
Biết (Hán, bộ cung): không thuận, không hợp.
Biết (Hán, bộ tâm): nhịn, chịu-đựng.
Biết (Hán, bộ túc): chân thọt, kém phẩm-chất, lận-đận.
Biết (Hán, bộ ngư): con ba-ba.
Biết (Hán, bộ mẫn): con cua-đinh.
Biết [Nôm] ( < Biệt [Hán, bộ đao]): phân-biệt, tách ra.
Kết-quả: tuỳ-theo ngữ-căn:
Nếu nói và viết rời ‘hiểu biết’, ta có-thể chọn ý-nghĩa của ‘hiểu’ hợp với ý-nghĩa của ‘biết’, là giải-quyết được vấn-đề.
Nếu nói và viết liền ‘hiểu-biết’ (có ngang-nối), ta chỉ có một ý-nghĩa cố-định là ‘hiểu rõ vấn-đề’.
Ví-dụ 10: ‘Làm-thinh’ có khác ‘làm thinh’ không?
‘Làm-thinh’ là chữ/tiếng đọc-nghĩa của ‘hàm thinh’ ( < Hán), có nghĩa là ‘ngậm miệng, không làm ồn’.
‘Làm thinh’ là chữ/tiếng đọc-nghĩa của ‘vi thinh’( < Hán), có nghĩa là ‘làm ồn, gây tiếng-động’.
Vậy, lầm-lẫn giữa ‘làm-thinh’ và ‘làm thinh’ là làm mất ý-nghĩa của văn-tự.
Ví-dụ 11: ‘Cây thông’ là cây gỳ?
Kuốc-ngữ là chữ-phiên-âm nên vô-nghĩa, muốn hiểu được ý-nghĩa của nó, ta phải truy-nguyên nó đã phiên-âm từ chữ/tiếng nào, Hán hay Nôm.
‘Cây thông’, ‘thông’ ( < Thông [Hán, bộ thảo]) là ‘cây hành’.
‘Cây thông’, ‘thông’( < Thông [Nôm, bộ mộc]) là ‘cây thông hay cây tùng [Hán], thuộc họ dương-liễu’.
Ví-dụ 12: ‘Kẹt ga’ có nghĩa gỳ?
Phân-tích văn-phạm và ngữ-căn:
Kẹt: (động-tự) mắc vào chỗ nào hay việc gỳ mà không ra được (Pháp: être coincé).
Kẹt: (danh-tự) góc nhỏ-hẹp thường bị đồ-vật che-lấp (Pháp: encognure, repli).
Ga: danh-tự, làm túc-từ cho danh-tự hay động-tự ‘kẹt’.
Phân-tích ngữ-căn:
Ga: (Pháp: gare) trạm xe-lửa.
Ga: (Pháp: gaz) khí nhiên-liệu, khí đốt.
Ga: (Pháp: regard d’égout) lỗ vuông hay tròn có vỉ đậy ở ống cống, đường mương, để gạn lại rác-rến, bùn, cát trôi xuống cống-rãnh.
Kết-quả: Tuỳ diễn-ý của tác-giả.
Khi đã rõ-ràng ý-nghĩa của chữ/tiếng ‘ga’, ta không còn sợ hiểu lầm diễn-ý của tác-giả.
Ví-dụ 13: ‘Chữ nghĩa’ và ‘Chữ-nghĩa’.
Khảo-sát văn-phạm và ngữ-căn (hay ý-nghĩa):
Chữ ( < Tự [Hán, bộ tử; Nôm đọc-nghĩa]): 1/- ký-hiệu ngôn-ngữ, chữ-viết. 2/- một thứ tên gọi, khác với ‘danh’.
nghĩa ( < nghĩa [Hán, bộ dương]): 1/- điều công-chính, thích-nghi. 2/- trách-nhiệm phải làm. 3/- ý-nghĩa, lời giải-thích. 4/- nhận làm thân-thuộc (nghĩa-tử: con-nuôi). 5/- giả, không thật (nghĩa chi: tay chân giả). 6/- vì, cho nhiều người (nghĩa-thương: kho lúa để cứu-tế; nghĩa-trủng: phần-mộ công-cọng).
Khảo-sát văn-phạm:
Chữ nghĩa: nói về trách-nhiệm phải làm theo. nghĩa (Anh: goodness, righteousness; Pháp: devoir, fidélité): việc làm theo đường-lối phải, đúng.
Chữ-nghĩa: (danh-tự-ghép) chữ-viết và ý-nghĩa riêng của nó (Anh: word [letters] and its meaning); (tĩnh-tự-ghép): có hiểu-biết (Anh: literary knowledged).
Ví-dụ 14: Sao gọi là đánh ‘lú’?
Lú ( < Lộ [Hán, bộ vũ]): hiện rõ, ló ra.
Có người cho ‘lú’ là tĩnh-từ, có nghĩa là ‘mê-tối, ngu-đần’, vì ‘đánh-bạc là bác thằng bần’, như thường dùng trong chữ ‘cháo lú’ (cho người ở âm-phủ ăn trước khi trở về dương-thế để qên hết mọi điều). Xét về văn-phạm và ngữ-căn đều sai.
Chơi ‘lú’ cũng giống như đánh ‘me’ (ngày xưa dùng bằng hột me), có bốn cữa: yêu, lượng, tam, túc:
Yêu ( < Yêu [Hán, bộ yêu]): nhỏ, số một.
Lượng ( < Lưỡng [Hán, bộ nhập): số hai.
Tam ( < Tam [Hán, bộ nhất): số 3.
Túc ( < Túc [Hán, bộ túc]): đủ, không thiếu. (chia chẵn cho 4 = túc, không thiếu; thừa 1 là ‘yêu’; thừa 2 là ‘lượng’; thừa 3 là ‘tam’).
Lưu-ý: Người ngồi ở ‘cữa Tứ’, có nghĩa là người ngồi ở cữa chia chẵn cho 4 ( = túc), gọi theo cách tuyên-bố của ‘nhà cái’ là ‘túc’: chữ ‘túc’ không biến-âm từ chữ ‘tứ’.
Ví-dụ 15: Bắt cầu hay Bắc cầu?
Hán-Việt chỉ có một chữ ‘bắc’ ( < Bắc [Hán, bộ bao]), có nghĩa là ‘phương bắc; bại, thua trận; phản-bội’.
Chữ ‘bắt’ Nôm do chữ ‘bát’ [ < Hán, bộ thủ] mà có, nghĩa là ‘giữ lấy, cầm lấy’.
Chữ Hán viết ‘Bắc kiều’, chữ Nôm đọc là ‘bắc cầu’, có nghĩa là ‘cây cầu ở phía bắc’.
Chữ Hán viết ‘Bát bản vi kiều’, ‘Bát kiều bình bản’, chữ Nôm đọc ‘bắt ván làm cầu’, ‘bắt cầu bằng ván’, ý-nghĩa như cách đọc ( = đọc-nghĩa), và rút-gọn hay nói-tắt là ‘bắt cầu’.
Vậy: ‘Bắc cầu’ khác ‘Bắt cầu’.
Ví-dụ 16: Rưởi hay Rưỡi?
Nhiều tự-điển viết: ‘Tiếng rưởi viết với dấu hỏi thường đứng sau tiếng trăm, nghìn, vạn, ví dụ như: trăm rưởi, nghìn rưởi. Rưỡi viết với dấu ngã khi nào chỉ một phân số đứng sau tiếng chỉ một đơn vị về loại gì, ví dụ như: cân rưỡi đường, một ngàn rưỡi’ (Trích).
Đây là điều sỉ-nhục công-lao văn-hoá của tiền-nhân và là điều lầm-lẫn tai-hại trong giới soạn tự-điển hay từ-điển Việt-nam ngày nay; nhưng chính là câu xác-định ‘Thưa ông con ở bụi nầy’ hay ‘Dốt lòi đuôi’.
Việt-ngữ không có thứ văn-phạm cách-ly như thế.
Phải so-sánh để thấy sự lầm-lẫn tai-hại:
Trăm rưởi. Cân rưỡi.
Nghìn rưởi. Một nghìn rưỡi.
Tại-sao thay chữ ‘trăm’ bằng chữ ‘cân’ thì chữ ‘rưởi’ [dấu hỏi] biến-thành ‘rưỡi’ [dấu ngã]?
Tại-sao ‘nghìn rưởi’ khi thêm chữ ‘một’ ở phiá trước thì biến thành dấu ngã trong ‘một nghìn rưỡi’?
* Chữ ‘rưỡi’ có nghĩa là ‘một nửa đơn-vị’, ví-dụ: trăm rưỡi [ = 150], cân rưỡi đường [ = 1,5 kg],…
* Chữ ‘rưởi’ vô-nghĩa, chỉ dùng trong tiếng-đệm [như: rác-rưởi = rác] hay để tạo-từ [như: bưởi-rưởi = mỏi-mệt].
Ví-dụ 17: Sao gọi là ‘bánh ít’?
‘Bánh ít’ là một loại bánh nhỏ, có-thể ăn đở đói được, nó thật là có ‘ích’. Chữ ‘ít’ là biến-âm của chữ ‘ích’ (Hán viết ‘ích’, Nôm đọc ‘ít’).
Lưu-ý: Cách gọi tương-tự trong chữ ‘Tết’ (ngày tết), ‘Tét’ (bánh tét, bánh vào ngày lễ) do chữ ‘Tiết’ ( < Hán, bộ trúc: khí-hậu, thời-tiết).
Ví-dụ 18: Độc-giả tự giải-thích sự khác nhau về ý-nghĩa của ‘Có thể’ và ‘Có-thể’; ‘Chung-cư’ và ‘Chúng-cư’;…
Tiếng Việt và Kuốc-ngữ ngày nay có hơn 100,000 rắc-rối như trên, nhưng chưa có ai đủ khả-năng để giải-quyết cả.
7.- Sách Về nguồn:
7a.- Tên sách: Như ý-nghĩa ở tên sách, ‘Về nguồn’ chỉ là thuật-thuyết những sự-kiện có sẵn trong sách-vở lưu-truyền: ‘Thuật nhi bất tác’ theo tinh-thần cuả khoa-học thực-nghiệm.
Muốn hiểu được một vấn-đề gỳ, công-việc ‘cần và đủ’ là phải truy-nguyên được những nguyên-nhân, rồi đến diễn-tiến, và cuối-cùng ta mới có được một kết-luận chính-xác.
Trong vấn-đề Việt-ngữ, ta phải trả-lời được những câu-hỏi: Dân-tộc Việt-nam có từ bao-giờ? Có tại đâu? Sinh-hoạt ra sao? Nguồn-gốc của Tiếng Việt? Diễn-tiến của tiếng Việt? Vấn-đề chữ-viết của người Việt? Diễn-tiến của văn-tự Việt-nam?… Không phải ‘để biết Việt-ngữ’, mà ‘để hiểu được Việt-ngữ’.
7b.- Cách đọc: Như đã ghi-chép ở trước, Kuốc-ngữ không tượng-thanh và không tượng-hình. Muốn hiểu được Kuốc-ngữ phải thông-suốt cả tượng-thanh lẫn tượng-hình. Hay nói rõ hơn, phần tượng-thanh của kuốc-ngữ chỉ là phần Biết (về hình-thức), phần tượng-hình của kuốc-ngữ mới là phần Hiểu (về nội-dung). Nhưng phần tượng-hình lại được xác-định bằng Hán-Nôm.
Ngày nay, với tiến-bộ khoa-học kỹ-thuật, chúng-ta không còn trở-ngại trong việc học phần công-truyền; nhưng cũng vì sự tiến-bộ của khoa-học kỹ-thuật, phần tâm-truyền bị mai-một.
Việt-ngữ abc lại rơi đúng vào hai tình-trạng trên: học để nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ là phần công-truyền, nên ai cũng đạt được; hiểu được tiếng Việt và Kuốc-ngữ lại rơi vào phần tâm-truyền, nên có hơn 99.99% người nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ không đạt được phần ý-nghĩa của nó ( = ngữ-âm + ngữ-pháp = ngữ-nghĩa).
Những công-thức thường sử-dụng trong sách Về nguồn:
1*.- Ngôn-ngữ = Văn-phạm + Ngữ-vựng.
Đây chỉ là chuyện thường-tình của một người muốn học ngôn-ngữ để hiểu, họ phải học ‘ngữ-âm’ ( = cách phát-âm, ngữ-vựng, ngữ-căn) và ‘ngữ-pháp’ ( = cú-pháp, văn-phạm).
Thiếu ‘văn-phạm’ thì ‘văn bất thành cú’ ( = văn-chương, nói, đọc hay viết, không thành câu), mà thiếu ‘ngữ-vựng’ thì ‘văn nhát-gừng’ (Anh: broken language).
2*.- A + B = C. (Gọi: A liên-hệ với B: Dùng trong chữ-ghép. Muốn tìm A = C - B; Muốn tìm B = C - A).
A.B. = A.B. (Gọi: A tương-qan với B: Dùng cho chữ rời).
Trong ‘A + B’ có nghĩa là ‘khi A liên-hệ chặc-chẽ với B’, trong Việt-ngữ là ‘chữ-ghép’, phải có đáp-số chính-xác là ‘C’.
Trong ‘A. B.’ có nghĩa là ‘A. có tương-qan ( = tương-đối) với B.’, thì tương-qan đó tuỳ-thuộc vào A. và vào B. Ví-dụ:
‘Học-giả’ là liên-hệ ( = kết-hợp) ‘A + B’ hay ‘chữ-ghép’, nên có đáp-số chính-xác, không thay-đổi.
‘Học giả’ là tương-qan ( = tương-đối) A. B. nên không có đáp-số chính-xác, ý-nghĩa thay-đổi theo tương-qan A. B., vì A. có-thể là danh-tự hay động-tự, và B. có-thể là danh-tự, động-tự, hay tĩnh-tự. Giải-thích trong thường-đàm và chơi-chữ.
3*.- Về ‘Dấu ngang-nối’:
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Hay: 100% = 50% + 50%
Xác-định văn-phạm ( = ngữ-pháp; hình-nhi-hạ, thấy bằng mắt): ‘Có-thể’ (Nam-Á) khác nghĩa với ‘có thể’ (Nam-Á).
Xác-định ngữ-căn ( = ngữ-âm; hình-nhi-thượng, hiểu bằng trí): ‘Học-giả’ (Hán-Tạng) khác nghĩa với ‘Học giả’ (Nam-Á).
4*.- Về cách hiểu Việt-ngữ abc:
Viết bằng Hán-Nôm + Nói, đọc bằng Việt abc = Ý-nghĩa.
Có học (Mù-mắt + Mù-trí) = Mù-chữ.
Hay: Có học (Sáng-mắt + Sáng-trí) = Biết-chữ.
Hay: Không mù-mắt + Không mù-trí = Hiểu Việt-ngữ.
Đây chỉ là cách diễn-ý câu ‘Thị nhi bất kiến’ (Nhìn mà không thấy; hay thấy mà không hiểu) của người xưa.
Mù-mắt: thấy nhưng không phân-biệt được.
Mù-trí: trí-óc không còn minh-mẫn để xét-đoán đúng hay sai.
Mù-chữ: nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ, nhưng không hiểu đúng được ý-nghĩa của nó.
Ký-hiệu ngôn-ngữ, chữ-viết hay ký-hiệu phiên-âm, đều phát-âm được. Những dấu chấm-câu thì không phát-âm được, nhưng nó có ý-nghĩa như dấu-lặng trong âm-nhạc, như dấu phảy (hay phẩy) có trường-độ nghỉ ngắn hơn dấu chấm; dấu ba-chấm có trường-độ nghỉ dài nhất; dấu chấm-hết cho biết vấn-đề đã giải-quyết xong; dấu ngang-nối cho biết phải nói hay đọc thành ‘liên-bình-âm’; dấu chấm-than khác nghĩa dấu chấm-hỏi;…
- Chữ La-tinh có nghĩa: chữ tượng-thanh.
Trong tiếng La-tinh đã có nghĩa sẵn trong tiếng-nói, thường gọi là tượng-thanh, nên khi ghi lại những âm đó bằng chữ-viết cũng là ghi lại ý-nghĩa của nó trong chữ-viết. Ví-dụ: Âm ‘a’ trong Anh-ngữ:
‘a’ (indefinite article, or adjective): one, some, each, any (not a drop); in each, to each, for each (one dollar a bushel).
‘a’ (preposition): per (once a day).
‘-a’ (feminine): alumna (cựu nữ-sinh-viên; cựu nam-sinh-viên: alumnus), Frederika (nữ-danh), Eugenia (nữ-danh).
‘-a’ ( < Greek plural ending): phenomena (số-ít của nó là: phenomenon [hiện-tượng, dị-thường]), criteria (số-ít: criterion [tiêu-chuẩn]), phyla (số ít: phylum [ngành, đơn-vị phân-loại]).
‘a-’ (in, on, at, up, away, of, from): aboard (ở trên [tàu, thuyền, xe,…]); aside (về một bên); asleep (đang ngủ); arise (xuất-hiện); abide (chịu-đựng); anew (một lần nữa).
‘-a’ (Latin ending): formula (công-thức; số nhiều của nó: formulas, formulae); lacuna (chỗ thiếu; số nhiều: lacunae, lacunas); scintilla (không một chút).
‘-a’ (Latin plural ending): data (dữ-kiện; số ít: datum); agenda (chương-trình nghị-sự; số ít: agendum); impedimenta (mối trở-ngại; số ít: impediment).
‘a-, an-’ (not, without): atheist (người vô-thần chủ-nghĩa); anarchy (tình-trạng vô-chính-phủ); anonymous (giấu tên, nặc-danh, khuyết-danh).
‘a-’: Reduced variant of AB-.
‘a-’: Reduced variant of AD-.
- Quốc-ngữ vô-nghĩa: chữ-phiên-âm nên không có nghĩa.
Các nhà phát-minh quốc-ngữ chỉ mượn được các mẫu-tự La-tinh để ghi-âm tiếng Việt, nhưng không ghi lại được ý-nghĩa của nó. Muốn hiểu âm ‘a’ nghĩa là gì, phải truy-nguyên nó đã ghi-âm từ chữ hay tiếng nào. Ví-dụ:
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (thán-từ): uả, chứ, ạ, bất-ngờ, ngạc-nhiên, nghi-hoặc, hiểu rõ.
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (thán-từ): sao-thế, kinh-ngạc, nghi-vấn.
‘a’ (Hán, bộ khẩu) (trợ-từ): đi, đấy, ạ; (thán-từ): ồ, chà; (thanh): kẹt, két.
‘a’ (Hán, bộ khẩu): câm, khản giọng, bập-bẹ, tiếng cười, tiếng chim kêu.
‘a’ (Hán, bộ thi): (đi) iả, (đi) đái.
‘a’ (Hán, bộ nạch): bệnh, đau.
‘a’ (Hán, bộ phụ): lăn vào, sấn vào; gò đất lớn; mái nhà cong, oằn xuống; nương, dựa; đón ý hùa theo, a-dua; cây cột, cây trụ; bờ sông, bờ nước; góc, cạnh; thon và đẹp; Họ.
‘a’ (Hán, bộ cổn): kẽ, chạc, chạc cây.
‘a’ (Hán, bộ bát) (trợ-từ): hề, chừ, a.
‘a’ (Hán, bộ nữ): xinh, đẹp, thướt-tha, mũm-mỉm, mềm-mại.
‘a’ (Hán, bộ kim): Actinium [ký-hiệu: Ac].
‘a’ (Pháp: are): đơn-vị diện-tích dùng cho ruộng-đất, bằng 100 mét-vuông.
‘A’ (Pháp: bombe atomique): bom nguyên-tử ứng-dụng phản-ứng tách nhân (fission).
Và 11 chữ Nôm, có nghĩa nhờ bộ-chữ ( = tượng-hình), viết cho âm ‘a’.
- Áp-dụng văn-phạm: Kể từ hai chữ trở lên.
Trên đây chỉ là giải-thích ý-nghĩa của từng ‘âm-đơn’, từ hai chữ trở lên phải nhờ vào văn-phạm mới tìm được ngữ-căn:
* Hai (hay nhiều) chữ đứng gần không bao-giờ mang cùng một nhiệm-vụ văn-phạm.
* Hai (hay nhiều) chữ ghép nhau có cùng một nhiệm-vụ văn-phạm.
Ví-dụ 1: ‘Canh gà [hay Canh-gà] Thọ-xương’:
Canh gà: phở gà hay cháo gà. Canh: đồ-ăn có nước; gà: chỉ-định ý-nghĩa cho chữ canh. Hai chữ khác nhiệm-vụ văn-phạm. Canh < Canh (Hán, bộ dương): đồ-ăn có nước, loãng (hay lỏng), như cháo, canh, phở,…
Canh-gà: lúc rạng-đông, khi gà gáy sáng. Hai chữ ghép nên có cùng nhiệm-vụ văn-phạm. Canh < Canh (Hán, bộ viết): đơn-vị thời-gian, lúc, khi; sửa-đổi.
Ví-dụ 2: Lá diêu bông, và lá diêu-bông:
Diêu bông: bông đẹp. Và: Diêu bông < Diêu pông (tiếng Mường) < Diêu hoa (Hán). Diêu < Diêu (Hán, bộ nữ): đẹp-đẽ.
Diêu-bông: loại cây có lá thay-đổi hình-thể khi có lay-động nhẹ, như cây mắc-cở (còn gọi là cây trinh-nữ, cây hổ-ngươi, cây chết-giả), cây hàm-tu-thảo, cây thực-trùng-thảo (thường gọi là cây ăn ruồi). Diêu < Diêu (Hán, bộ thủ): lay-động.
Điều đáng nhớ: Viết rời (không có ngang-nối) hay nói rời hoàn-toàn khác ý-nghĩa với nói liền và viết liền (có ngang-nối). Và trong Việt-ngữ có hơn 50,000 trường-hợp rắc-rối như trên.
Khoa-học-hoá cho dễ nhớ và dễ hiểu, ta có công-thức:
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Phần ‘Xác-định văn-phạm’, theo Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà: ‘Bỏ dấu gạch-nối là một sai-lầm lớn’. Giải-thích bằng ‘cụm từ’ và ‘từ ghép’ (Chinhta cho nhung tu nhieu amtiet).
Phần ‘Xác-định ngữ-căn’, theo Giáo-sư Lê Ngọc Trụ: ‘Mỗi từ lại có căn-cội, lý-do, có sự liên-hệ xa gần với âm-thinh và ý-nghĩa của một hoặc nhiều từ khác’ (Tầm-nguyên tự-điển Việt-nam, trang 13).
Ngữ-căn: nguồn-gốc những biến-âm từ 1,307 âm/chữ Hán thành 2,033 âm/chữ Hán-Việt, và Việt abc phiên-âm từ đâu.
Và ý-nghĩa cuả Việt-ngữ abc là: ‘Chữ a, b, c chỉ là những hàng ngoằn ngoèo vô nghĩa’ (Phạm Thế Ngũ, Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63).
Muốn hiểu được một hệ-thống ký-âm không tượng-thanh và không tượng-hình, điều-kiện ‘cần và đủ’ là phải có một ký-hiệu liên-kết để ‘giải-mã’ ( = 100%): Xác-định văn-phạm [ngữ-pháp] ( = 50%) + Xác-định ngữ-căn [ngữ-âm] ( = 50%).
5.- So-sánh Tượng-thanh và Tượng-hình:
Ngôn-ngữ, hay khoa-học nhân-văn, cần phải có độ chính-xác, để tránh sự hiểu lầm.
a.- Tượng-thanh: Tiếng-nói và chữ-viết đều có ý-nghĩa, nên có độ chính-xác như nhau: ngữ-căn có trong tiếng-nói hay chữ-viết. Ví-dụ: Người có học tiếng Anh, khi nghe tiếng-nói hay thấy chữ-viết ‘port’ đều hiểu là ‘to carry’ (động-tự; mang), hay ‘harbor, gate’ (danh-tự; cữa, cảng). Đem ‘port’ ráp với chữ khác (tiếp-đầu-ngữ, ngữ-căn, tiếp-vĩ-ngữ), ta có: portal, opportune, portable, import, export, report, porter, reporter, transport, transportation,…mà ý-nghĩa ‘port’ vẫn không thay-đổi.
Anh-ngữ có 3,065 ngữ-căn từ 66 nguồn-gốc ( = chủng-tộc-ngữ) khác nhau, dùng để thành-lập hơn 250,000 từ-ngữ.
b.- Tượng-hình: Tiếng-nói không có ý-nghĩa, chữ-viết có ý-nghĩa (có hình-ảnh sẵn), nên độ chính-xác khác nhau: ngữ-căn không có trong tiếng-nói nhưng có trong chữ-viết. Ví-dụ: Người học tiếng Tàu hay Việt khi nghe nói ‘thông minh’, họ không hiểu được người-nói định diễn-ý như thế nào. Khi họ nhìn vào chữ-viết ‘thông minh’ là hiểu được ý của người kia xác-định về cái gỳ. Tại-sao vậy? Có đến 12 chữ khác nhau về ý-nghĩa, nhưng cùng mang âm ‘thông’; và có đến 12 chữ khác nhau về ý-nghĩa, cùng mang âm ‘minh’. Nhờ vào chữ-viết để hiểu nhau, vì chữ-viết có mang hình-ảnh của vấn-đề cần diễn-đạt.
Hán-tự và chữ Nôm có 214 bộ-chữ (hình-ảnh có nghĩa, nội-dung), được xem như ngữ-căn để dùng cho việc diễn-ý.
c.- Vấn-đề kuốc-ngữ ( = Việt-ngữ abc):
Tiếng Việt không có tượng-thanh, Kuốc-ngữ không có tượng-hình. ‘Cách viết La-tinh đã cắt đứt tiếng Việt với nguồn gốc của nó là Hán tự’ (Việt nam văn học sử giản ước tân biên, quyển 3, trang 63, Phạm Thế Ngũ). Điều nầy chứng-minh kuốc-ngữ hoàn-toàn không có ngữ-căn như Hán-Nôm ngày xưa nữa.
Không mượn được ngữ-căn của La-tinh [tượng-thanh], mất đi ngữ-căn Hán-Nôm [tượng-hình], tiếng Việt và kuốc-ngữ trở nên vô-nghĩa (Kuốc-ngữ = phiên-âm-ngữ = Việt abc).
Đây là một đại-nạn văn-hoá cho dân-tộc Việt-nam! Thức-giả Việt-nam có hiểu được chăng?
Có hơn 99.99% người Việt, và những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ, không hiểu được vấn-đề qá phức-tạp nầy nên thường nói sai tiếng Việt và viết sai Kuốc-ngữ (chính-tả).
Muốn hiểu được ý-nghĩa của chữ-phiên-âm ( = kuốc-ngữ), ta chỉ có một chọn-lựa duy-nhất là phải tìm-hiểu văn-phạm (= ngữ-pháp) tiếng Việt, trước khi tìm-hiểu tiếng hay chữ ( = ngữ-âm) đó đã phiên-âm từ tiếng hay chữ Hán-Nôm nào.
Ví-dụ: Trở lại ví-dụ hai tiếng ‘thông minh’ ở trên, ta không-thể xác-định được ý-nghĩa của nó là gỳ, nếu không hiểu được văn-phạm của hai chữ. Có mười-hai chữ ‘thông’ khác nghĩa, và mười-hai chữ ‘minh’ khác nghĩa, nhưng kuốc-ngữ chỉ đủ khả-năng viết và đọc hai chữ ‘thông minh’ mà thôi.
Phần ý-nghĩa của kuốc-ngữ chỉ thể-hiện trong trí-tuệ, chứ không thể-hiện ngoài thực-tế như Hán-Nôm được.
Muốn hiểu đúng ý-nghĩa của nó, ta phải làm những công-việc như sau:
* Khảo-sát ngữ-vựng: ngữ-tộc Hán-Tạng hay Nam-Á.
Phải tìm-hiểu tất-cả ý-nghĩa của chữ ‘thông’ và chữ ‘minh’.
* Thường-đàm:
- Nếu ‘thông minh’ là hai chữ nói và viết rời, chữ ‘minh’ có nhiệm-vụ văn-phạm là bổ-túc-từ cho chữ ‘thông’, ngữ-tộc Nam-Á (không có ở H-V).Vậy: thông minh = đần-độn tối-tăm.
- Nếu ‘thông minh’ là hai chữ nói và viết liền thành ‘thông-minh’, cả hai chữ có nhiệm-vụ văn-phạm giống nhau, ngữ-tộc Hán-Tạng. Vậy: thông-minh = có trí-tuệ, sáng-suốt.
* Chơi-chữ:
Trong 24 ý-nghĩa ( = 12 + 12) của hai chữ ‘thông’ và ‘minh’, ta mới sử-dụng được 4 ý-nghĩa trong hai chữ thường-đàm (dùng hằng-ngày) là ‘thông minh’ [ = đần-độn] và ‘thông-minh’ [ = sáng-suốt]; 20 ý-nghĩa khác còn lại, người thích chơi-chữ có quyền sử-dụng tối-đa tuỳ theo khả-năng của họ.
6.- Khảo-sát riêng về Việt-ngữ abc ( = chữ-phiên-âm):
* Những điều nên nhớ trước khi khảo-sát:
- Tiếng Việt vô-nghĩa: không có ngữ-căn. Ví-dụ: Hai âm ‘thông’ và ‘minh’ hoàn-toàn vô-nghĩa khi ta không biết nó đã phiên-âm cách đọc của chữ Hán-Nôm ‘thông’ và ‘minh’ nào.
- Chữ-phiên-âm vô-nghĩa: không có ngữ-căn. Ví-dụ: Chữ ‘thông’ và ‘minh’ hoàn-toàn vô-nghĩa khi ta không biết nó đã ghi theo ý-nghĩa của chữ Hán-Nôm nào. ‘Thông’ của Hán (bộ thảo) có nghĩa là ‘cây hành’, trong khi ‘thông’ của Nôm (bộ mộc) có nghĩa là ‘cây thông, họ dương-liễu’.
- Phải nhờ vào văn-phạm tiếng Việt để tìm-hiểu ngữ-căn: dựa vào yếu-tố văn-phạm để hiểu ý-nghĩa từ ngữ-căn Hán-Nôm hay ngoại-kuốc. Ví-dụ: Xem lại cách giải-thích ý-nghĩa của ‘thông minh’ và ‘thông-minh’ ở trên, và ngữ-căn ở sau đây:
‘Thông’ ( < Hán, bộ tâm: đần-độn) và ‘minh’ ( < Hán, bộ mịch: tối-tăm) trong ‘thông minh’.
‘Thông’ ( < Hán, bộ nhĩ: nghe thì hiểu, suốt) và ‘minh’ ( < Hán, bộ nhật: thấy thì hiểu, sáng) trong chữ ‘thông-minh’.
Cần nhớ: Bất-cứ vấn-đề gỳ cũng có nguyên-nhân và kết-qả. Ngôn-ngữ không thoát ra ngoài định-luật đó. Học được ngữ-căn là hiểu được: tại-sao phải có, có để làm gỳ, kết-qả ra sao, đúng hay sai, hữu-ích hay vô-dụng,…
Nếu con-người không đủ khả-năng sử-dụng ngôn-ngữ bằng lý-trí, là rơi vào tình-trạng sử-dụng ngôn-ngữ như bản-năng đầy thú-tính, mất hết cả ý-nghĩa của ngôn-ngữ.
- Khoa-học-hoá (hay công-thức-hoá) vấn-đề học ngôn-ngữ cho đơn-giản và dễ nhớ, dễ hiểu:
Ngôn-ngữ = Văn-phạm + Ngữ-vựng.
‘Văn-phạm’ còn gọi là ‘ngữ-pháp’, ‘ngữ-vựng’ còn gọi là ‘ngữ-âm’, ‘ngữ-căn’ là ‘ý-nghĩa của ngữ-vựng’.
Đây chỉ là nhận-xét thông-thường của việc học ngôn-ngữ có sẵn ngữ-căn như chữ tượng-thanh hay tượng-hình.
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Trong Kuốc-ngữ, vì không thuộc ngôn-ngữ tượng-thanh hay ngôn-ngữ tượng-hình, vấn-đề văn-phạm phải đặt lên hàng đầu để nhằm giải-quyết vấn-đề ngữ-căn. Không hiểu được ngữ-căn, sẽ hoàn-toàn không hiểu được ý-nghĩa của ngôn-ngữ.
Có học (Mù-mắt + Mù-trí) = Mù-chữ.
Đây chỉ là cách trình-bày câu ‘Thị nhi bất kiến’ (Thấy [bằng mắt, thị-giác: thị] mà không hiểu [thấy bằng trí-tuệ, kiến-thức, lý-trí: kiến]) dưới một hình-thức khác.
* Những việc phải làm:
Đây là những việc thiết-yếu phải làm để hiểu được ý-nghĩa của tiếng Việt và Kuốc-ngữ, sau khi biết nói tiếng Việt, biết đọc và biết viết Kuốc-ngữ. Cùng một vấn-đề, Biết là hình-thức, Hiểu là nội-dung. Ví-dụ: Cùng là chữ ‘bệnh’, bệnh-nhân thì biết mình bị bệnh (nhưng không hiểu tại-sao đau, do đâu,…), nhưng bác-sĩ trị-liệu mới là người hiểu bệnh (nhưng không biết đau đến cấp-độ nào,…).
Nhiều người chưa đủ khả-năng phân-biệt được Biết và Hiểu của chính-mình, thường viết sách, làm thơ, soạn tự-điển hay từ-điển,…nhưng khi xét về nội-dung thì cái sai nhiều hơn cái đúng.
- Xác-định văn-phạm:
Vấn-đề qan-yếu nhất của tiếng Việt và Kuốc-ngữ là ngữ-căn. Nhưng hiểu được ngữ-căn không đúng văn-phạm là hiểu sai ý-nghĩa của nó.
Có đến 99.99% người Việt-nam và những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ hiểu đúng ngữ-căn của từng chữ một trong Kuốc-ngữ (như những người soạn tự-điển hay từ-điển), nhưng vấn-đề sai-trái khi ráp các ngữ-căn đó lại với nhau chỉ là vấn-đề văn-phạm: Sai văn-phạm tạo-thành sai ngữ-căn, hay ngược lại, hiểu sai ngữ-căn là do hiểu sai văn-phạm.
Phần xác-định văn-phạm tương-đối dễ-dàng, vì nó thuộc phần hữu-hình, và có tính-cách công-truyền, hình-nhi-hạ, nên ai học cũng được cả.
Nhắc lại: Hai (hay nhiều) chữ đứng gần nhau không bao-giờ có cùng một nhiệm-vụ văn-phạm, ngoại-trừ chữ-ghép.
Ví-dụ: Trong hai chữ ‘Học giả’, chữ ‘học’ là danh-tự, chữ ‘giả’ là tĩnh-tự: chúng có nhiệm-vụ văn-phạm khác nhau. Trong hai chữ ‘Học-giả’, chữ ‘học’ là danh-tự, và chữ ‘giả’ cũng là danh-tự: chúng có nhiệm-vụ văn-phạm như nhau.
- Xác-định ngữ-căn:
Khi đã xác-định được nhiệm-vụ văn-phạm của hai hay nhiều chữ, là đã gỡ-rối được 50% cho việc học kuốc-ngữ; vấn-đề còn lại (50%) là chọn đúng ngữ-căn (đã có tự-điển hay từ-điển giảng-nghĩa cho đơn-tự) mà thôi.
Vấn-đề chọn ngữ-căn có phần phức-tạp hơn, vì nó thuộc phần tâm-học, có tính-cách trừu-tượng hơn phần xác-định văn-phạm, phải dùng nhiều suy-luận (lý-trí) mới lãnh-hội được:
Dễ-dàng ở những chữ cùng âm nhưng khác ngữ-tộc.
Ví-dụ: Học giả: không có học, Nam-Á (Nôm). (Học < Học, bộ tử: nghiên-cứu; Giả < Giả, bộ nhân: không thật); Học-giả: có học, Hán-Việt. (Học < Học, bộ tử; -Giả < Giả, bộ lão: người).
Khó-khăn ở những chữ cùng âm và cùng ngữ-tộc.
Ví-dụ: Phù kiều: nếu ta dùng chữ ‘phù’ ( < phù, Hán, bộ mộc: bằng cây) thì ‘phù kiều’ có nghĩa là ‘cầu tre hay cầu ván’; nếu ta dùng chữ ‘phù’ ( < phù, Hán, bộ thuỷ: nổi trên mặt nước) thì ‘phù kiều’ có nghĩa là ‘cầu phao hay cầu nổi’.
* Kết-qả:
Giống như trong khoa-học thực-nghiệm, vấn-đề nào đã có nguyên-nhân, tất phải có hậu-qả, hậu-qả tốt hay xấu hoàn-toàn tuỳ-thuộc vào nguyên-nhân.
- Biết tiếng Việt và Kuốc-ngữ ( = Chiếm hơn 99.99%):
Khi học tiếng Việt đến trình-độ biết nói, học Kuốc-ngữ đến trình-độ biết đọc và biết viết, mà không học được văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn kuốc-ngữ, thì đó là biết tiếng Việt và kuốc-ngữ, chứ chưa đạt trình-độ hiểu tiếng Việt và kuốc-ngữ. Cái biết có-thể sử-dụng được theo bản-năng, tập-qán,…nên hoàn-toàn không đạt được ý-nghĩa sâu-xa của vấn-đề. Ví-dụ: Ngày nay có hơn 99.99% người Việt-nam chỉ biết ‘học giả là người có thực-học’; đó là cái biết không có sự can-dự của lý-trí.
Và đây chính là trình-độ kuốc-ngữ của những người làm thơ, viết sách, soạn tự-điển hay từ-điển ngày nay (năm 2000).
Biết và Hiểu tuy cùng gốc nhưng khác ngọn.
- Hiểu tiếng Việt và Kuốc-ngữ ( = Chiếm gần 0.01%):
Sau khi biết nói tiếng Việt, biết đọc và biết viết Kuốc-ngữ, người-ta phải học thêm phần văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ; khi đã thấm-nhuần văn-phạm và ngữ-căn mới được gọi là hiểu đúng ý-nghĩa tiếng Việt và Kuốc-ngữ.
Từ việc-học ( = Biết) đến sự-học ( = Hiểu), dầu ‘tiệm-ngộ’ hay ‘đốn-ngộ’, có sự khác-biệt rất xa.
Học cho Biết là một điều tốt, nhưng học cho Hiểu là một điều tốt hơn (có-thể phát-minh được).
Ví-dụ: Khi hiểu được ý-nghĩa khác nhau giữa ‘học giả’ và ‘học-giả’, ta mới hiểu được giá-trị của dấu ngang-nối. Không ai dùng lời chê-trách ( = học giả; ngữ-pháp Nam-Á) mà viết với dấu ngang-nối; và cũng không ai dùng lời khen-tặng ( = học-giả; ngữ-pháp Hán-Tạng) mà viết thiếu dấu ngang-nối.
Nên nhớ: Dấu ngang-nối là con dao hai lưỡi, khi biết ( = hình-thức) đừng dùng, khi hiểu ( = nội-dung) nên dùng.
* Đặc-điểm tiếng Việt:
- Nói-trại:
Tiếng Việt có trại-bẹ, biến-đổi (gọi chung là biến-trại), do ảnh-hưởng địa-lý, như núi cao rừng thẳm, phong-thổ khí-hậu, nên có nhiều phương-âm (còn gọi là phương-ngữ [Pháp: dialecte]: Bắc, Trung, Nam) và thổ-ngữ (Pháp: patois [tiếng-nói riêng của từng vùng nhỏ]). Ví-dụ: Vùng Nam-định nói âm ‘D’ ra âm ‘R’, như ‘áo dài’ thành ‘áo rài’; có vùng âm ‘l’ thành ‘n’ (‘đi làm’ thành ‘đi nàm’; ‘cụ lý’ thành ‘cụ ný’); ‘th’ thành ‘s’ (‘thưa thầy’ thành ‘sưa sầy’); ‘tr’ thành ‘t’ (‘con trâu’ thành ‘con tâu’; ‘cái trống’ thành ‘cái tống’). Vùng Qảng-trị, Huế, nói giọng ‘sắc’ ra ‘nặng’ (‘có con trâu báng’ thành ‘cọ con trâu bạng’). Qảng-nam nói ‘ăn mắm’ thành ‘eng mém’, ‘làm nhà hướng nam’ thành ‘loàm nhoà hướng noam’. Năm 1902, trong quyển Phonétique-Dialecte du Haut Annam, ông L. Cadière khảo-sát sự biến-trại vùng Bình-Trị-Thiên (đến sông Gianh) có ghi âm ‘a’ thành ‘o, ô’: ‘Bẩm lạy cha’ thành ‘Bẩm lạy cho’ hay ‘Bẩm lạy chô’. Miền Nam phát-âm ‘V’ thành ‘Bi’ hay ‘D’(‘đi về’ thành ‘đi biề’ hay ‘đi dề’). Vùng Cà-mau, Bạc-liêu nói ‘cá rô’ thành ‘cá gô’; ‘cái rổ’ thành ‘cái gổ’.
Nói-trại cũng là một phần của kiêng-huý bắt-buộc: ‘Lợi’ thành ‘Lị’ (Lê Thái-tổ [Lê-Lợi]); ‘Kim’ thành ‘Câm’ (Triệu-tổ nhà Nguyễn [Nguyễn Kim]); ‘Ánh’ thành ‘yếng’ (vua Gia-long [Nguyễn-Ánh]); ‘Cảnh’ nói-trại thành ‘kiểng’ (hoàng-tử Cảnh); ‘phương’ thành ‘phang’; ‘thành’ thành ‘thiềng’; ‘duyệt’ thành ‘duợt’; ‘nam’ thành ‘nôm’; ‘phúc’ thành ‘phước’; ‘hoàng’ thành ‘huỳnh’; ‘mũ’ thành ‘mão’; ‘vũ’ thành ‘võ’; ‘tính’ thành ‘tánh’; ‘thinh’ thành ‘thanh’; ‘dung’ thành ‘dong’,…
- Biến-âm: biến-đổi nguyên-âm (biến vận-trơn).
Đây là sự thay-đổi âm-thanh tuỳ theo trường-hợp, như: ‘vạn’ thành ‘vàn’; ‘vãn’ thành ‘vén’; ‘hấp’ thành ‘húp, hớp, hút, hít’; ‘niên’ thành ‘năm’; ‘bàn’ thành ‘mâm’; ‘hôn’ thành ‘hôm’; ‘thôn’ thành ‘xóm’; ‘làng’ thành ‘xã’; ‘phòng’ thành ‘buồng’; ‘thành’ thành ‘xong’; ‘thôi’ thành ‘rồi’; ‘đình’ thành ‘dừng’; ‘phương’ thành ‘vuông, chuông’; ‘chinh’ thành ‘chiêng’; ‘tỉnh’ thành ‘gyếng’; ‘dũng’ thành ‘thùng’; ‘bích’ thành ‘biếc’; ‘đĩnh’ thành ‘xuồng’; ‘tích’ thành ‘tiếc’; ‘nghịch’ thành ‘ngược’;…
Ta có ba loại như sau (còn gọi biến vận-cản [phụ-âm]):
Biến một phần:
1/- Biến âm đầu, như: ‘cánh’ thành ‘cành, ngành, nhánh, ngạnh’; ‘thanh’ thành ‘xanh’; ‘đầu’ thành ‘thầu’; ‘các’ thành ‘gác’; ‘nhẫm’ thành ‘ngẫm, gẫm’; ‘cấp’ thành ‘gấp, kíp’; ‘can’ thành ‘gan’; ‘đao’ thành ‘dao’; ‘lánh’ thành ‘dành, lánh, tránh’; ‘khiếm’ thành ‘hiếm’; ‘tao’ thành ‘cào, qào’;…
2/- Biến vận, như: ‘điểm’ thành ‘điểm, đếm, đốm, chấm’; ‘đảo’ thành ‘đổ’; ‘sáp’ thành ‘lắp, chắp’; ‘nam’ thành ‘nôm, nồm’; ‘hấp’ thành ‘húp, hớp, hít’; ‘giáp’ thành ‘cắp, cặp, gắp, kép’; ‘cát’ thành ‘cắt’; ‘chi’ thành ‘chia’;…
3/- Biến thinh, như: ‘độn’ thành ‘đần-độn, cùn, lụt, nhụt’; ‘đái’ thành ‘đai’; ‘khai’ thành ‘khơi’; ‘lai’ thành ‘lại’; ‘long’ thành ‘lựng, lừng’; ‘lợi’ thành ‘lời’; ‘tán’ thành ‘tan, tản’; ‘cấu’ thành ‘cáu, qạu’; ‘châu’ thành ‘chu’; ‘trệ’ thành ‘trễ, trệ, xệ, xễ’; ‘chuyển’ (-vận) thành ‘chuyễn’ (-vận);…
Biến hai phần:
1/- Âm và thinh, như: ‘hoạch’ thành ‘vạch, gạch, rạch’; ‘cận, lân’ thành ‘gần’; ‘cánh’ thành ‘cành, ngành, nhánh, ngạnh’; ‘cưỡng’ thành ‘gượng’; ‘qả’ thành ‘goá’;…
2/- Âm và vận, như: ‘đoản’ thành ‘vắn, ngắn’; ‘giác’ thành ‘góc, cắc, hào’; ‘bích’ thành ‘vách’; ‘thục’ thành ‘chuộc’; ‘dũng’ thành ‘nhộng, đuông’; ‘chúc’ thành ‘đuốc’;…
3/- Vận và thinh, như: ‘đả’ thành ‘đánh’; ‘dị’ thành ‘dễ’; ‘đái’ thành ‘đội’; ‘một, mai’ thành ‘mất’;…
Biến toàn-phần: gồm cả âm, vân, và thinh, như: ‘xác’ thành ‘chắc’; ‘Bụt’ thành ‘Phật’; ‘bố’ thành ‘vải’; ‘cúc’ thành ‘vúc, vốc, múc’; ‘chủng’ thành ‘giống’; ‘dư’ thành ‘thừa, lưa’; ‘dược’ thành ‘thuốc’; ‘kiếm’ thành ‘gươm’;…
Trong vấn-đề biến-âm (còn gọi là biến-vận) cũng nên qan-tâm đến ‘biến-vận trơn [nguyên-âm]’:
a > a > â: khả thành khá; giá thành gả; ám thành câm;…
a > e: giả thành kẻ; há thành hé, hẻ; hoạ thành vẽ;…
a > ai > ao: dã thành (hoang) dại; ma thành mài; nga thành ngài; ta thành tao; hà thành sao; na thành nào;…
a > ê: giá thành kệ, kê; phá thành bể;…
a > o: bà thành bò; bả thành bó (cỏ); nga thành ngó;…
a > ô: ba thành bố; ba-ba thành (nói) bô-bô;…
ai > ai: bài thành (chê) bai; đái thành đai, dải; lai thành lai, lại; lại thành rái; tại thành chài;…
ai > ay: bài thành bày; hài thành giày; trai thành chay;…
ai > e: phái thành phe; qái thành qẻ; thái thành vẻ;…
ai > ê: bại thành (ống) bễ; hải thành bể;…
ai > ôi: bài thành (hát) bội; đái thành đội; giải thành cổi;…
ai > oi, ơi: thái thành thói; đại thành đời; khai thành khơi; ngãi thành ngỡi; bái thành bới;…
ao > ao: bào thành bào, cào, qào; đạo thành gạo; giao thành trao; giảo thành xảo; tao thành cào, qào;…
ao > eo: báo thành beo; giao thành keo; xảo thành khéo;…
ao > iêu: bảo thành biểu; cảo thành kiểu; trào thành diễu (giễu); dao thành diệu (-vợi);…
â > u > ơ >i: hấp thành húp, hớp, hút, hít; khớp thành khít; khẩn thành xin; câu thành (ngựa) cu;…
âu > âu > au: cấu thành cáu, qạu; hậu thành sau; chu thành (đỏ) au; cấu thành gấu; sầu thành sầu, rầu, sấu;…
âu > u: cầu thành cù; châu thành chu; thâu thành thu;…
ây > ây: tây thành tây; tẩy thành tẩy;…
ê > ê: đế thành rễ (cây); lệ thành lệ, lề, nề (nếp); thệ thành thề; trệ thành trệ, trễ, xệ, xễ;…
ê > e: khê thành khe; tế thành (gạo) tẻ; nghễ thành nghé;…
ê > ay: để thành đáy; lễ thành lạy; thế thành thay;…
â > ây: để thành tẩy; nê thành lầy; trệ thành chầy;…
i > i, iê: di thành dì; tỉ thành ví; hiệp thành giúp, giùm;…
i > ia: bi thành bia; chi thành chia; xỉ thành xỉa, xía;…
i > ai: di thành dái; dị thành dài; quỷ thành (cúng) qải, (ông) vải; thỉ thành (thuốc) xái;…
i > ay: di thành day, lay; khỉ thành xảy; phi thành bay;…
i > ây: chỉ thành giấy; khỉ thành dấy, dậy, (đông) dầy; thì thành giây (phút); thi thành thây;…
i > ê, e: dị thành dễ; kỷ thành ghế; lý thành lẽ;…
i > ơ, ơi: di thành rợ; kỳ thành cờ; nghi thành ngờ; di thành dời; thị thành chợ; khí thành hơi;…
iêu > iêu, êu, eo, oi, ơi: chiếu thành chiếu, chói, soi, rọi; khiêu thành khêu, khều, qều, qào, qèo; tiêu thành teo, xìu; tiêu thành nêu, bêu; triệu thành mời, vời, đòi;…
o > oa > oai: do thành do, dò, dọ, dõi; hoà thành hoà, và, vừa; loại thành loại, loài, nòi;… Oa > uê: hoa thành huê;…
ô > ô, o, ơ, u: cố thành cố, cớ; độ thành đo, đọ, đỗi; hô thành hô, hò, thở; lộ thành lộ, lối; độn thành nhụt;…
ôi > ôi, ui: bồi thành vùi; thối thành lui, lùi, thối; đôi thành đồi; hội thành hụi; tối thành thui, lùi, tôi, tui (dao), trui;…
ơ > ơ, ua, ưa: sơ thành (con) so, (cứt) su, thơ, thuở, xưa; sơ thành sơ (-qa), thưa (-thớt); sở (đất) thành sở, thửa (ruộng);…
u > u, ư, âu, ua, ưa, ơ: thủ thành giữ; chủ thành chúa; dụ thành dụ, dỗ, rủ, rù (qến); phủ thành búa, bửa, bổ; vụ thành mùa; xú thành xấu; mù thành mờ; vũ thành mưa;…
u > au, iu, oi: trụ thành cháu; vụ thành mau; nhu thành dịu, dẻo; thụ thành chịu;…
uê > uê: huệ thành huệ; quế thành quế; thuế thành thuế;…
uy > uy: huý thành huý; luỹ thành luỹ; suy thành suy;…
ư > ư, ơ, ưa, ôi: cư thành ở; cứ thành cưa, khứa; dư thành thừa,lưa, dư, dôi; trừ thành trừ, chừa;…
ưu > ưu, u, âu, ôi: cựu thành cũ; cữu thành cậu; cửu thành lâu; ngưu thành (mưa) ngâu; sưu thành giấu, giú; ưu thành âu; tựu thành chầu, tựu; sưu thành (làm) xâu;…
ưu > ươu: tửu thành rượu; vưu thành bướu;…
- Biến-thinh: biến-đổi dấu-giọng:
1/- Thinh cùng bực:
Ba giọng bổng (còn gọi giọng thanh): ‘ngang, hỏi, sắc’ đổi lẫn nhau, như: ‘tán’ thành ‘tan, tản’; ‘phan’ thành ‘phướn’; ‘phế’ thành ‘phổi’; ‘bổn’ thành ‘vốn’; ‘điêu’ thành ‘đểu’; ‘thế’ thành ‘thay’; ‘sản’ thành ‘sanh’;…
Ba giọng trầm (còn gọi giọng trọc): ‘huyền, ngã, nặng’ đổi lẫn nhau, như: ‘lợi’ thành ‘lời, lãi’; ‘vãn’ thành ‘muộn’; ‘vụ’ thành ‘mùa’; ‘dị’ thành ‘dễ’; ‘nhẫn’ thành ‘nhịn’; ‘sự’ thành ‘thờ’; ‘vị’ thành ‘mùi’;…
2/- Thinh khác bực:
Đây là lối biến-đổi bất-thường, như: ‘đắc, đạt’ thành ‘được’; ‘một’ thành ‘mất’; ‘di’ thành ‘dì’; ‘do’ thành ‘dò’; ‘liên’ thành ‘liền’; ‘nam’ thành ‘nồm’; ‘viên’ thành ‘vườn’; ‘khởi, khỉ’ thành ‘dấy, dậy, [đông] dầy’; ‘bí’ thành ‘bịa, phiạ’; ‘dụ’ thành ‘rủ’; ‘dược’ thành ‘thuốc’; ‘điếm’ thành ‘tiệm’;…
- Nói-ríu: có người cho đây là lối ‘tụ nghĩa’ (Đào-Trọng-Đủ, Ca-dao toán-học), như: ‘ông ấy’ thành ‘ổng’; ‘bà ấy’ thành ‘bả’; ‘thằng ấy’ thành ‘thẳng’; ‘con ấy’ thành ‘cỏn’; ‘cực-khổ’ thành ‘cực’; ‘hai mươi lẻ một’ thành ‘hăm-mốt’; ‘ba mươi sáu’ thành ‘băm-sáu’; ‘bằng nào dài’ thành ‘bao-dai’; ‘bằng ấy nhiều’ thành ‘bấy-nhiêu’;…
- Dị-hoá: biến-đổi khác tiếng gốc về âm-đầu, vận, và thinh, như: ‘bái’ thành ‘vái’, rồi dị-hoá ra ‘vía’; ‘hiệp’ thành ‘giúp’; ‘bàn’ thành ‘mâm’;…
- Đồng-hoá: chỉ dùng cho từ-ghép, có ba loại đồng-hoá:
1/- Tiếng sau đồng-hoá với tiếng trước, như: ‘phong-thanh’ (gió và tiếng; tin-tức) thành ‘phong-phanh’ (không rõ-ràng); ‘nghiêm-nhặt’ thành ‘nghiêm-ngặt’; ‘truân-chiên’ thành ‘truân-chuyên’; ‘giấu-nhẹm’ thành ‘giấu-giếm’; ‘tiết-nhật’ thành ‘tết, tết-nhất’ (chữ ‘nhật’ bị đồng-hoá thành ‘nhất’);…
2/- Tiếng trước đồng-hoá vào tiếng sau, như: ‘hiên-ngang’ thành ‘nghinh-ngang’; chữ ‘khuôn-phép’ thành ‘phuôn-phép’; ‘trịch-thượng’ thành ‘thịch-thượng’;…
3/- Hai tiếng bị đồng-hoá, như: ‘lỗ-mỗ’ thành ‘lỗ-mãng’ (thô-tục, vô-lễ); ‘trồng-trọt’ thành ‘giồng-giọt’; ‘rầy-rà’ thành ‘ngầy-ngà’; ‘nhắm-nhía’ thành ‘ngắm-nghía’; ‘ghiền-gập’ thành ‘nghiện-ngập’; ‘đắt-đỏ’ thành ‘mắt-mỏ’; …
Biến-âm và Biến-thinh trong Việt-ngữ là vấn-đề rất nhiêu-khê, không sao nói cho hết được. Nhưng đây chính là đề-tài dễ bị tranh-cãi đúng hay sai khi nói tiếng Việt hay viết kuốc-ngữ.
* Kiểm-chứng:
Tạo-hoá phát-sinh vũ-trụ, muôn vật,…theo Dịch-lý; con-người phát-minh tiếng-nói và chữ-viết cũng thuận theo Dịch-lý. Dùng đúng thì Chân-lý, dùng sai là phản Chân-lý (thường gọi là Phi-lý, nghịch-lý).
Phật nói: ‘Ta dạy các người: cái nầy là cái thế nầy, thì cái kia là cái thế kia, cái nầy không như thế nầy, thì cái kia sẽ không thành thế kia’.
Biết, thuộc hình-thức, bên ngoài, công-truyền, theo thói-qen (bản-năng) hay tập-qán (phong-tục), không có phân-biệt đúng hay sai theo lý-trí được.
Hiểu, thuộc nội-dung, bên trong, tâm-truyền, do lý-trí, có phán-xét đúng hay sai, có rộng hay hẹp.
‘Thông-hiểu các nghĩa chữ, nó biết phân-biệt cái gỳ nên làm cái gỳ không nên làm, cũng như người chủ-nhà sau khi đã thăm-hỏi những điều thiết-yếu, thông-thuộc cái nhà của nó’. Hiểu được vấn-đề là do ‘tự-hoá’, ta chỉ nhờ phương-tiện ( = biết) để đạt được cứu-cánh ( = hiểu).
Trên thế-gian nầy chưa từng có một Thánh-nhân nào có đủ khả-năng truyền-đạt cái hiểu của mình cho đệ-tử một cách trọn-vẹn cả! ( = Ông Thánh cũng không dạy được thằng ngu).
Về tâm-truyền, người đời sau chỉ hiểu được người đời trước bằng chính sự tự-tìm-hiểu của cá-nhân, khác hẳn với cái biết của công-truyền.
Người đời sau có-thể giỏi hơn người đời trước, nhờ họ đã tự-hoá và đạt được, nhưng số nầy không bao-giờ tính đủ trên năm đầu ngón tay. Ví-dụ: Phật Thích-Ca thất-truyền nên không có tên người nào đứng sau tên Thích-Ca. Sau Lão-Tử có Trang-Tử đạt được, nên thường gọi là Lão-Trang. Sau Khổng-Tử có Mạnh-Tử đạt được, nên thường gọi là Khổng-Mạnh.
Bậc Thánh-trí biết rất ít vấn-đề, nhưng hiểu rất thâm-viễn vấn-đề họ qan-tâm đến. Ngược lại, bậc trung-nhân dĩ hạ biết rất nhiều vấn-đề, nhưng chẳng hiểu được vấn-đề gì cả. Chỉ có bậc trung-nhân dĩ thượng mới gần bậc Thánh-trí mà thôi. Ví-dụ: Mọi người đều biết Thiên-chúa-giáo hình-thành trên cơ-sở của Bác-ái, Phật-giáo trên cơ-bản của Từ-bi, Khổng-giáo trên nền-tảng của chữ Nhân, Lão-giáo trên lý-thuyết của chữ Đạo, Khoa-học-gia trên các công-thức,…nhưng được bao-nhiêu người hiểu Bác-ái giống như Chúa Giê-su? Hiểu Từ-bi như Thích-Ca? Hiểu chữ Nhân như Khổng-Mạnh? Hiểu chữ Đạo như Lão-Trang? Hiểu công-thức như các nhà phát-minh?…
Thẩm-xét một vấn-đề, không nên dựa vào lý-thuyết của vấn-đề, mà phải dựa vào thực-chất ( = Chân-lý) của vấn-đề.
Chân-lý độc-lập, vô-tư, và vĩnh-cửu đối với con-người.
Thế-nhân vì lầm-lẫn mà xa Chân-lý, nhưng Chân-lý không bao-giờ tránh xa con-người: ‘Phật tại tâm, khí hạo-nhiên, thiên-tính,…’.
Muốn biết một xã-hội loài-người có văn-minh tiến-bộ hay không, người-ta chỉ căn-cứ vào số người ‘trung-nhân’ và ‘trung-nhân dĩ thượng’ ít hay nhiều; không bao-giờ kể đến số ‘trung-nhân dĩ hạ’ và hạng ‘hạ-ngu bất di’. Số người ‘trung-nhân dĩ hạ’ và ‘hạ-ngu bất di’ chỉ được tính như mẫu-số của một phân-số mà thôi.
Điều đáng-tiếc cho thế-gian là mẫu-số qá lớn, khiến cho nhân-loại không còn biết đến tử-số là cái gỳ nữa.
‘Hãy tự mình làm bó-buộc cho mình, tự-cứu lấy mình. Chân-lý là đuốc soi đường và trợ-lực, đừng tìm trợ-lực nào khác’ (Parinirvana).
Hiểu đúng ngữ-căn (Hán-Tạng hay Nam-Á) là nói đúng tiếng Việt, và viết đúng kuốc-ngữ (chính-tả).
Ví-dụ 1: Hiểu sao câu: ‘Ngu như bò’.
Trâu hay bò là động-vật rất gần với con-người trong thời-kỳ nông-nghiệp là chính-yếu (trọng-nông). Trâu có đôi phần khôn hơn bò, như biết tránh trẻ-con đứng cản lối đi.
Suốt đời, bò chỉ hiểu được ba tiếng của con-người dùng riêng cho bò: thá ( = sang bên trái), ví ( = sang bên phải), và dờ-hờ, họ ( = dừng lại). Đừng lầm với ‘thá, thớ’ < Thế (Hán, bộ lực: thế-lực, quyền-lực, địa-vị, khí-khái). Có-lẽ ngày xưa đã thử tiếng ‘hữu’, nhưng không có kết-qả bằng tiếng ‘ví’.
‘Ngu như bò’ dùng để chỉ sự hạn-chế kiến-thức của con-người, chỉ học được nhờ bản-năng chứ không có lý-trí.
Ví-dụ 2: Hiểu sao câu: ‘Ngu hơn bò’.
Con-người khôn hơn con-bò ở chỗ biết giải-thích hành-động của mình theo lý-trí.
Tiếng ‘thá’ là biến-âm của chữ ‘tả’ ( < Tả, Hán, bộ công), có nghĩa là ‘bên trái’; tiếng ‘ví’ là biến-âm của chữ ‘vi’ ( < Vi, Hán, bộ sước), có nghĩa là ‘làm trái lại’; tiếng ‘dờ-hờ’ (có nơi dùng tiếng ‘họ’ < Hộ, bộ ngôn: giữ lại) là biến-âm của tiếng ‘dừng’ ( < Đình, Hán, bộ nhân), có nghĩa là ‘nghỉ, đứng lại’.
Nếu con-người chỉ dùng ba tiếng ‘thá, ví, dờ-hờ hay họ’ mà không hiểu được ý-nghĩa của nó, hay chỉ đủ hiểu như con-bò, thì quả thật… ‘ngu như bò’! ( = 99.99% thực-trạng Việt-ngữ).
Ví-dụ 3: Hiểu sao câu: ‘Bầu cua cá cọp [hay cọc]’ (Nam-Á).
(Giải theo cả 2 cách đặt tên của ‘hình-danh’ [ = đặt tên theo hình-ảnh] và ‘thanh-danh’ [ = đặt tên theo âm-thanh]).
Phân-tích văn-phạm:
Bầu, cua: danh-tự, chủ-từ ( = hình-danh).
Cá (động-tự): cuộc, cược, đánh-cá, cá-độ (Pháp: parier).
Cọp: trạng-tự, túc-từ.‘Cọp, cộp, cọc, cốc, cộc’: tiếng kêu của đồ-vật khi ‘cóp’ ( = gõ, chạm, đụng) vào nhau ( = thanh-danh).
Vậy, câu ‘Bầu cua cá cọp’ được hiểu: ‘Chọn bầu hay chọn cua để đánh-cá thì gõ vào cho kêu thành tiếng [cọc, cọp, cộp]’.
Nên nhớ: Trong lối chơi ‘bầu cua’ ( = chẵn, lẻ; về sau thêm thành sáu con vật khác nhau), khi chưa gõ thành tiếng kêu là lúc còn đang chọn ‘bầu’ hay ‘cua’, người-chủ không được ‘khui’ (để tránh tình-trạng xem lén); nhưng khi đã ‘cọp’ rồi, dầu biết chắc là thua, người-chủ cũng phải ‘khui’.
Ví-dụ 4: Hiểu sao câu ‘Thuốc đắng đã tật’.
Nguyên-văn câu chữ Hán: ‘Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh’, còn viết ngắn: ‘Dược khổ lợi bệnh’.
Tiếng Hán cũng như tiếng Việt, biến-tự là vấn-đề nan-giải từ xưa đến nay. Ta khảo-sát hai chữ khó hiểu vì biến-tự: Khổ (động-tự: làm cho khó-chịu, mệt-nhọc; tĩnh-tự: đắng), và Lợi (động-tự: làm cho tốt hơn; tĩnh-tự: khá, tốt, thuận-tiện). Chữ ‘bệnh’ có nghĩa là ‘bệnh-nhân’: làm lợi cho bệnh-nhân = làm cho hết bệnh; khác với ‘làm lợi cho bệnh’ = làm hại bệnh-nhân.
Có người dịch chữ ‘lợi’ thành ‘đã’ ( = khỏi, thích, thoả-mãn), hay ‘dã’ ( = giải, làm cho phai, bớt dần, hết độc), hay ‘đả’ (đánh, đóng-góp, chế-tạo; ‘đả chẩn’: chẩn bệnh, khám bệnh, gõ nhẹ vào ngực người-bệnh và nghiêng tai nghe).
Vậy chữ ‘Dược khổ’, khi hiểu ‘khổ’ là tĩnh-tự để dịch thành ‘thuốc đắng’ là không đúng, ‘thuốc đắng’ (N) = ‘khổ dược’ (H).
Trong Hán-văn, ngữ-tộc Hán-Tạng, tĩnh-từ đứng trước danh-từ; trong Việt-văn, ngữ-tộc Nam-Á, tĩnh-từ đứng sau danh-từ.
Ví-dụ 5: Giải-thích hai chữ ‘phù kiều’ trong câu ca-dao sau:
‘Muốn sang thì bắt phù kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.’
Phù ( < Phù [Hán, bộ mộc]: bằng ván, bằng tre); vậy ‘phù kiều’ là ‘cầu ván’ hay ‘cầu tre’. Chữ Hán ‘Kiều’, Nôm đọc-nghĩa là ‘cầu’.
Phù ( < Phù [Hán, bộ thuỷ]: nổi ở trên); vậy ‘phù kiều’ là ‘cầu phao’ hay ‘cầu nổi’.
Chú-thích: Cách tìm ngữ-căn của những chữ cùng âm và cùng văn-phạm khó-khăn hơn những chữ cùng âm khác văn-phạm ( = cùng Chủng-tộc-ngữ).
Ví-dụ 6: Giải-thích: ‘tiên tiên’ và ‘tiên-tiên’.
Tiên tiên ( < Tiên [Hán, bộ thuỷ]): dáng nước chảy mau.
Tiên-tiên ( < Tiên [Hán, bộ thuỷ]): nước chảy re-re.
Tiên tiên ( < Tiên [Hán, bộ qua]): nhỏ-mọn, cạn, hẹp.
Tiên-tiên ( < Tiên [Hán, bộ nữ]): dáng đi tha-thướt của người con-gái, chậm-chạp, chậm-rãi.
Vậy: nghe, nói hay viết ‘tiên tiên’ hay ‘tiên-tiên’ là việc ai cũng làm được, nhưng hiểu đúng được ý-nghĩa của nó qả không đơn-giản. Có người cho tất-cả đều là chữ-ghép?.
Ví-dụ 7: Giải-thích ‘Lá diêu bông’ và ‘Lá diêu-bông’.
Diêu bông ( < Diêu hoa; Diêu [ < Diêu, bộ nữ: đẹp]); vậy ‘Diêu bông’ là ‘bông đẹp, hoa đẹp’. Tiếng Mường: Diêu pông.
Diêu-bông ( < Diêu [Hán, bộ thủ]: lay-động); vậy ‘Diêu-bông’ là ‘loại cây có lá hay thay-đổi hình-thái khi có lay-động nhẹ’, như cây mắc-cở (còn gọi cây hổ-ngươi, cây trinh-nữ), cây hàm-tu-thảo, cây thực-trùng-thảo (thường gọi là cây ăn ruồi).
Chú-thích: Người-ta thường dùng ‘Lá diêu bông’ như là câu-đố (‘Ai tìm được lá diêu bông, tôi sẽ lấy làm chồng’).
Muốn giải-đáp ta phải tìm loại cây có hai tên, một tên thật xấu ( = không-thể khen là đẹp được), và một tên khác thật đẹp ( = không-thể chê là xấu được), đứng ở trung-bình ( = không khen được, không chê được) là hoàn-hảo, như ‘cây thúi-địt’ còn gọi là ‘cây mơ’; ‘cây cứt-lợn’ (lá mọc đối, cụm hoa hình đầu, màu tím hay trắng. Có nơi dùng làm thuốc chữa viêm-mũi, điều-kinh, viêm-xoan dị-ứng) còn gọi là ‘cây thiên-thảo’ (lá mọc đối có khía răng cưa, hoa hồng-tía không cuống mọc sít nhau ở kẽ lá).
Ví-dụ 8: Giải-thích: ‘Canh gà Thọ-xương’, và ‘Canh-gà Thọ-xương’.
‘Canh gà Thọ-xương’, trong đó chữ ‘canh’ ( < Hán, bộ dương) có nghĩa là ‘đồ-ăn có nước’; vậy ‘canh gà’ có-thể là ‘cháo gà, phở gà, nước gà luộc,…’. Thọ-xương là địa-danh.
‘Canh-gà’, trong đó ‘canh’ ( < Hán, bộ viết) có nghĩa là ‘lúc, khi’. Vậy ‘canh-gà’ là ‘lúc gà gáy sáng, rạng-đông’.
Lưu-ý: Đây chỉ là cách giải-thích đúng theo văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn kuốc-ngữ.
Muốn hiểu đúng ý-nghĩa, phải hỏi lại tác-giả muốn diễn-tả cái gỳ (canh-gà hay canh gà), để tránh ngộ-nhận.
Ví-dụ 9: Sự khác nhau giữa ‘Hiểu-biết’ và ‘hiểu biết’.
Xét về văn-phạm:
‘Hiểu’ là danh-tự hay động-tự; ‘biết’ là danh-tự hay động-tự, làm túc-từ cho ‘hiểu’. Và ‘hiểu-biết’ là chữ-ghép.
Khảo-sát chữ-đơn:
Hiểu (Hán, bộ nhật): lúc sáng sớm; biết rõ.
Hiểu (Hán, bộ cữu): dùng thià để múc chất nước.
Biết (Hán, bộ cung): không thuận, không hợp.
Biết (Hán, bộ tâm): nhịn, chịu-đựng.
Biết (Hán, bộ túc): chân thọt, kém phẩm-chất, lận-đận.
Biết (Hán, bộ ngư): con ba-ba.
Biết (Hán, bộ mẫn): con cua-đinh.
Biết [Nôm] ( < Biệt [Hán, bộ đao]): phân-biệt, tách ra.
Kết-quả: tuỳ-theo ngữ-căn:
Nếu nói và viết rời ‘hiểu biết’, ta có-thể chọn ý-nghĩa của ‘hiểu’ hợp với ý-nghĩa của ‘biết’, là giải-quyết được vấn-đề.
Nếu nói và viết liền ‘hiểu-biết’ (có ngang-nối), ta chỉ có một ý-nghĩa cố-định là ‘hiểu rõ vấn-đề’.
Ví-dụ 10: ‘Làm-thinh’ có khác ‘làm thinh’ không?
‘Làm-thinh’ là chữ/tiếng đọc-nghĩa của ‘hàm thinh’ ( < Hán), có nghĩa là ‘ngậm miệng, không làm ồn’.
‘Làm thinh’ là chữ/tiếng đọc-nghĩa của ‘vi thinh’( < Hán), có nghĩa là ‘làm ồn, gây tiếng-động’.
Vậy, lầm-lẫn giữa ‘làm-thinh’ và ‘làm thinh’ là làm mất ý-nghĩa của văn-tự.
Ví-dụ 11: ‘Cây thông’ là cây gỳ?
Kuốc-ngữ là chữ-phiên-âm nên vô-nghĩa, muốn hiểu được ý-nghĩa của nó, ta phải truy-nguyên nó đã phiên-âm từ chữ/tiếng nào, Hán hay Nôm.
‘Cây thông’, ‘thông’ ( < Thông [Hán, bộ thảo]) là ‘cây hành’.
‘Cây thông’, ‘thông’( < Thông [Nôm, bộ mộc]) là ‘cây thông hay cây tùng [Hán], thuộc họ dương-liễu’.
Ví-dụ 12: ‘Kẹt ga’ có nghĩa gỳ?
Phân-tích văn-phạm và ngữ-căn:
Kẹt: (động-tự) mắc vào chỗ nào hay việc gỳ mà không ra được (Pháp: être coincé).
Kẹt: (danh-tự) góc nhỏ-hẹp thường bị đồ-vật che-lấp (Pháp: encognure, repli).
Ga: danh-tự, làm túc-từ cho danh-tự hay động-tự ‘kẹt’.
Phân-tích ngữ-căn:
Ga: (Pháp: gare) trạm xe-lửa.
Ga: (Pháp: gaz) khí nhiên-liệu, khí đốt.
Ga: (Pháp: regard d’égout) lỗ vuông hay tròn có vỉ đậy ở ống cống, đường mương, để gạn lại rác-rến, bùn, cát trôi xuống cống-rãnh.
Kết-quả: Tuỳ diễn-ý của tác-giả.
Khi đã rõ-ràng ý-nghĩa của chữ/tiếng ‘ga’, ta không còn sợ hiểu lầm diễn-ý của tác-giả.
Ví-dụ 13: ‘Chữ nghĩa’ và ‘Chữ-nghĩa’.
Khảo-sát văn-phạm và ngữ-căn (hay ý-nghĩa):
Chữ ( < Tự [Hán, bộ tử; Nôm đọc-nghĩa]): 1/- ký-hiệu ngôn-ngữ, chữ-viết. 2/- một thứ tên gọi, khác với ‘danh’.
nghĩa ( < nghĩa [Hán, bộ dương]): 1/- điều công-chính, thích-nghi. 2/- trách-nhiệm phải làm. 3/- ý-nghĩa, lời giải-thích. 4/- nhận làm thân-thuộc (nghĩa-tử: con-nuôi). 5/- giả, không thật (nghĩa chi: tay chân giả). 6/- vì, cho nhiều người (nghĩa-thương: kho lúa để cứu-tế; nghĩa-trủng: phần-mộ công-cọng).
Khảo-sát văn-phạm:
Chữ nghĩa: nói về trách-nhiệm phải làm theo. nghĩa (Anh: goodness, righteousness; Pháp: devoir, fidélité): việc làm theo đường-lối phải, đúng.
Chữ-nghĩa: (danh-tự-ghép) chữ-viết và ý-nghĩa riêng của nó (Anh: word [letters] and its meaning); (tĩnh-tự-ghép): có hiểu-biết (Anh: literary knowledged).
Ví-dụ 14: Sao gọi là đánh ‘lú’?
Lú ( < Lộ [Hán, bộ vũ]): hiện rõ, ló ra.
Có người cho ‘lú’ là tĩnh-từ, có nghĩa là ‘mê-tối, ngu-đần’, vì ‘đánh-bạc là bác thằng bần’, như thường dùng trong chữ ‘cháo lú’ (cho người ở âm-phủ ăn trước khi trở về dương-thế để qên hết mọi điều). Xét về văn-phạm và ngữ-căn đều sai.
Chơi ‘lú’ cũng giống như đánh ‘me’ (ngày xưa dùng bằng hột me), có bốn cữa: yêu, lượng, tam, túc:
Yêu ( < Yêu [Hán, bộ yêu]): nhỏ, số một.
Lượng ( < Lưỡng [Hán, bộ nhập): số hai.
Tam ( < Tam [Hán, bộ nhất): số 3.
Túc ( < Túc [Hán, bộ túc]): đủ, không thiếu. (chia chẵn cho 4 = túc, không thiếu; thừa 1 là ‘yêu’; thừa 2 là ‘lượng’; thừa 3 là ‘tam’).
Lưu-ý: Người ngồi ở ‘cữa Tứ’, có nghĩa là người ngồi ở cữa chia chẵn cho 4 ( = túc), gọi theo cách tuyên-bố của ‘nhà cái’ là ‘túc’: chữ ‘túc’ không biến-âm từ chữ ‘tứ’.
Ví-dụ 15: Bắt cầu hay Bắc cầu?
Hán-Việt chỉ có một chữ ‘bắc’ ( < Bắc [Hán, bộ bao]), có nghĩa là ‘phương bắc; bại, thua trận; phản-bội’.
Chữ ‘bắt’ Nôm do chữ ‘bát’ [ < Hán, bộ thủ] mà có, nghĩa là ‘giữ lấy, cầm lấy’.
Chữ Hán viết ‘Bắc kiều’, chữ Nôm đọc là ‘bắc cầu’, có nghĩa là ‘cây cầu ở phía bắc’.
Chữ Hán viết ‘Bát bản vi kiều’, ‘Bát kiều bình bản’, chữ Nôm đọc ‘bắt ván làm cầu’, ‘bắt cầu bằng ván’, ý-nghĩa như cách đọc ( = đọc-nghĩa), và rút-gọn hay nói-tắt là ‘bắt cầu’.
Vậy: ‘Bắc cầu’ khác ‘Bắt cầu’.
Ví-dụ 16: Rưởi hay Rưỡi?
Nhiều tự-điển viết: ‘Tiếng rưởi viết với dấu hỏi thường đứng sau tiếng trăm, nghìn, vạn, ví dụ như: trăm rưởi, nghìn rưởi. Rưỡi viết với dấu ngã khi nào chỉ một phân số đứng sau tiếng chỉ một đơn vị về loại gì, ví dụ như: cân rưỡi đường, một ngàn rưỡi’ (Trích).
Đây là điều sỉ-nhục công-lao văn-hoá của tiền-nhân và là điều lầm-lẫn tai-hại trong giới soạn tự-điển hay từ-điển Việt-nam ngày nay; nhưng chính là câu xác-định ‘Thưa ông con ở bụi nầy’ hay ‘Dốt lòi đuôi’.
Việt-ngữ không có thứ văn-phạm cách-ly như thế.
Phải so-sánh để thấy sự lầm-lẫn tai-hại:
Trăm rưởi. Cân rưỡi.
Nghìn rưởi. Một nghìn rưỡi.
Tại-sao thay chữ ‘trăm’ bằng chữ ‘cân’ thì chữ ‘rưởi’ [dấu hỏi] biến-thành ‘rưỡi’ [dấu ngã]?
Tại-sao ‘nghìn rưởi’ khi thêm chữ ‘một’ ở phiá trước thì biến thành dấu ngã trong ‘một nghìn rưỡi’?
* Chữ ‘rưỡi’ có nghĩa là ‘một nửa đơn-vị’, ví-dụ: trăm rưỡi [ = 150], cân rưỡi đường [ = 1,5 kg],…
* Chữ ‘rưởi’ vô-nghĩa, chỉ dùng trong tiếng-đệm [như: rác-rưởi = rác] hay để tạo-từ [như: bưởi-rưởi = mỏi-mệt].
Ví-dụ 17: Sao gọi là ‘bánh ít’?
‘Bánh ít’ là một loại bánh nhỏ, có-thể ăn đở đói được, nó thật là có ‘ích’. Chữ ‘ít’ là biến-âm của chữ ‘ích’ (Hán viết ‘ích’, Nôm đọc ‘ít’).
Lưu-ý: Cách gọi tương-tự trong chữ ‘Tết’ (ngày tết), ‘Tét’ (bánh tét, bánh vào ngày lễ) do chữ ‘Tiết’ ( < Hán, bộ trúc: khí-hậu, thời-tiết).
Ví-dụ 18: Độc-giả tự giải-thích sự khác nhau về ý-nghĩa của ‘Có thể’ và ‘Có-thể’; ‘Chung-cư’ và ‘Chúng-cư’;…
Tiếng Việt và Kuốc-ngữ ngày nay có hơn 100,000 rắc-rối như trên, nhưng chưa có ai đủ khả-năng để giải-quyết cả.
7.- Sách Về nguồn:
7a.- Tên sách: Như ý-nghĩa ở tên sách, ‘Về nguồn’ chỉ là thuật-thuyết những sự-kiện có sẵn trong sách-vở lưu-truyền: ‘Thuật nhi bất tác’ theo tinh-thần cuả khoa-học thực-nghiệm.
Muốn hiểu được một vấn-đề gỳ, công-việc ‘cần và đủ’ là phải truy-nguyên được những nguyên-nhân, rồi đến diễn-tiến, và cuối-cùng ta mới có được một kết-luận chính-xác.
Trong vấn-đề Việt-ngữ, ta phải trả-lời được những câu-hỏi: Dân-tộc Việt-nam có từ bao-giờ? Có tại đâu? Sinh-hoạt ra sao? Nguồn-gốc của Tiếng Việt? Diễn-tiến của tiếng Việt? Vấn-đề chữ-viết của người Việt? Diễn-tiến của văn-tự Việt-nam?… Không phải ‘để biết Việt-ngữ’, mà ‘để hiểu được Việt-ngữ’.
7b.- Cách đọc: Như đã ghi-chép ở trước, Kuốc-ngữ không tượng-thanh và không tượng-hình. Muốn hiểu được Kuốc-ngữ phải thông-suốt cả tượng-thanh lẫn tượng-hình. Hay nói rõ hơn, phần tượng-thanh của kuốc-ngữ chỉ là phần Biết (về hình-thức), phần tượng-hình của kuốc-ngữ mới là phần Hiểu (về nội-dung). Nhưng phần tượng-hình lại được xác-định bằng Hán-Nôm.
Ngày nay, với tiến-bộ khoa-học kỹ-thuật, chúng-ta không còn trở-ngại trong việc học phần công-truyền; nhưng cũng vì sự tiến-bộ của khoa-học kỹ-thuật, phần tâm-truyền bị mai-một.
Việt-ngữ abc lại rơi đúng vào hai tình-trạng trên: học để nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ là phần công-truyền, nên ai cũng đạt được; hiểu được tiếng Việt và Kuốc-ngữ lại rơi vào phần tâm-truyền, nên có hơn 99.99% người nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ không đạt được phần ý-nghĩa của nó ( = ngữ-âm + ngữ-pháp = ngữ-nghĩa).
Những công-thức thường sử-dụng trong sách Về nguồn:
1*.- Ngôn-ngữ = Văn-phạm + Ngữ-vựng.
Đây chỉ là chuyện thường-tình của một người muốn học ngôn-ngữ để hiểu, họ phải học ‘ngữ-âm’ ( = cách phát-âm, ngữ-vựng, ngữ-căn) và ‘ngữ-pháp’ ( = cú-pháp, văn-phạm).
Thiếu ‘văn-phạm’ thì ‘văn bất thành cú’ ( = văn-chương, nói, đọc hay viết, không thành câu), mà thiếu ‘ngữ-vựng’ thì ‘văn nhát-gừng’ (Anh: broken language).
2*.- A + B = C. (Gọi: A liên-hệ với B: Dùng trong chữ-ghép. Muốn tìm A = C - B; Muốn tìm B = C - A).
A.B. = A.B. (Gọi: A tương-qan với B: Dùng cho chữ rời).
Trong ‘A + B’ có nghĩa là ‘khi A liên-hệ chặc-chẽ với B’, trong Việt-ngữ là ‘chữ-ghép’, phải có đáp-số chính-xác là ‘C’.
Trong ‘A. B.’ có nghĩa là ‘A. có tương-qan ( = tương-đối) với B.’, thì tương-qan đó tuỳ-thuộc vào A. và vào B. Ví-dụ:
‘Học-giả’ là liên-hệ ( = kết-hợp) ‘A + B’ hay ‘chữ-ghép’, nên có đáp-số chính-xác, không thay-đổi.
‘Học giả’ là tương-qan ( = tương-đối) A. B. nên không có đáp-số chính-xác, ý-nghĩa thay-đổi theo tương-qan A. B., vì A. có-thể là danh-tự hay động-tự, và B. có-thể là danh-tự, động-tự, hay tĩnh-tự. Giải-thích trong thường-đàm và chơi-chữ.
3*.- Về ‘Dấu ngang-nối’:
Dấu ngang-nối = Xác-định văn-phạm + Xác-định ngữ-căn.
Hay: 100% = 50% + 50%
Xác-định văn-phạm ( = ngữ-pháp; hình-nhi-hạ, thấy bằng mắt): ‘Có-thể’ (Nam-Á) khác nghĩa với ‘có thể’ (Nam-Á).
Xác-định ngữ-căn ( = ngữ-âm; hình-nhi-thượng, hiểu bằng trí): ‘Học-giả’ (Hán-Tạng) khác nghĩa với ‘Học giả’ (Nam-Á).
4*.- Về cách hiểu Việt-ngữ abc:
Viết bằng Hán-Nôm + Nói, đọc bằng Việt abc = Ý-nghĩa.
Có học (Mù-mắt + Mù-trí) = Mù-chữ.
Hay: Có học (Sáng-mắt + Sáng-trí) = Biết-chữ.
Hay: Không mù-mắt + Không mù-trí = Hiểu Việt-ngữ.
Đây chỉ là cách diễn-ý câu ‘Thị nhi bất kiến’ (Nhìn mà không thấy; hay thấy mà không hiểu) của người xưa.
Mù-mắt: thấy nhưng không phân-biệt được.
Mù-trí: trí-óc không còn minh-mẫn để xét-đoán đúng hay sai.
Mù-chữ: nói được tiếng Việt, đọc và viết được Kuốc-ngữ, nhưng không hiểu đúng được ý-nghĩa của nó.
Ví-dụ 1: ‘Học giả’ và ‘Học-giả’.
a/- Biết và Hiểu:
Bất-cứ người nào có học tiếng Việt và Kuốc-ngữ, từ một em bé mới học vỡ-lòng đến một người có bằng tiến-sĩ ngôn-ngữ-học, đều có cái Biết giống nhau, nghĩa là họ có-thể nói tiếng Việt, đọc và viết kuốc-ngữ giống nhau: ‘H, o, c, dấu nặng cho ‘học’; và g, i, a, dấu hỏi cho ‘giả’.
Nhưng muốn hiểu được ý-nghĩa của ‘học giả’ hay ‘học-giả’ một cách rõ-ràng, ta phải truy-nguyên văn-phạm và ngữ-căn của chúng: Từ đâu? tại-sao? Kết-quả.
b/- Phân-tích ngữ-vựng:
- Học [< Học (Hán, bộ tử)]: Môn học, nghiên-cứu, làm theo, bắt-chước; Họ Học.
- Học [ < Học (Hán, bộ điểu)]: Chim sơn-thước, chim bồ-cắc rừng, chim-khách rừng; còn đọc ‘Hạc’.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ nhân)]: Không đúng, không thật; vay, mượn; khoan-dung.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ hựu)]: dùng như ‘giả bộ nhân’ ở trên.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ đẩu)]: Chén ngọc.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ mộc)]: Cây thu, cây trà.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ lão)]: Người, kẻ, cái, vật; Họ Giả.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ bối)]: Họ Giả. Còn đọc là ‘Cổ’: Nhà-buôn, thương-nhân; mua, bán. Còn đọc là ‘Giá’: giá-trị, giá-tiền.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ xích)]: Đất đỏ (dùng làm thuốc màu); đốt tiêu-tan. Giả sắc: màu son.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ kim)]: chất Germanium, ký-hiệu Ge.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ băng)]: Nấu đúc đồ kim-thuộc; trau-giồi; thợ đúc; đẹp, quyến-rũ; Họ Giả. Còn đọc ‘Dã’: Họ Dã. Giả dung: Làm đỏm; Giả du: Đi chơi gái, lui tới nhà thổ.
- Học [ < Học (Hán, bộ điểu)]: Chim sơn-thước, chim bồ-cắc rừng, chim-khách rừng; còn đọc ‘Hạc’.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ nhân)]: Không đúng, không thật; vay, mượn; khoan-dung.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ hựu)]: dùng như ‘giả bộ nhân’ ở trên.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ đẩu)]: Chén ngọc.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ mộc)]: Cây thu, cây trà.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ lão)]: Người, kẻ, cái, vật; Họ Giả.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ bối)]: Họ Giả. Còn đọc là ‘Cổ’: Nhà-buôn, thương-nhân; mua, bán. Còn đọc là ‘Giá’: giá-trị, giá-tiền.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ xích)]: Đất đỏ (dùng làm thuốc màu); đốt tiêu-tan. Giả sắc: màu son.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ kim)]: chất Germanium, ký-hiệu Ge.
- Giả [ < Giả (Hán, bộ băng)]: Nấu đúc đồ kim-thuộc; trau-giồi; thợ đúc; đẹp, quyến-rũ; Họ Giả. Còn đọc ‘Dã’: Họ Dã. Giả dung: Làm đỏm; Giả du: Đi chơi gái, lui tới nhà thổ.
c/- Phân-tích văn-phạm:
- Học giả: không có thực-học. ‘Học’ tương-quan với ‘giả’: ‘học’ là danh-tự, và ‘giả’ là tĩnh-tự.
- Học-giả: người có thực-học và hạnh-kiểm tốt. ‘Học’ liên-hệ với ‘giả’, nên có ý-nghĩa cố-định. ‘Học’ và ‘giả’ là danh-tự.
d/- Kết-quả:
* Thường-đàm: Lối phân-tích văn-phạm như trên chỉ có giá-trị trong cách sử-dụng Việt-ngữ hằng-ngày, để tránh sự hiểu lầm trong các giao-tế xã-hội.
* Chơi-chữ: Cũng dựa vào việc phân-tích văn-phạm như trên, nhưng thay-đổi ngữ-căn, ta lại có một trò-chơi về chữ. Chơi-chữ rất khó áp-dụng trong chữ-ghép vì có nghĩa cố-định.
Nên nhớ, ngữ-căn trong chữ Hán-Nôm thì thấy và hiểu được dễ-dàng, ngữ-căn trong kuốc-ngữ chỉ hiểu (nội-dung) chứ không thấy (hình-thức).
Ví-dụ:
- Học giả: chim bồ-cắc giả.
- Học giả: nghiên-cứu về cây trà.
- Học giả: nghiên-cứu về người.
- Học giả: học nghề đúc kim-loại. Vân-vân.
- Học giả: nghiên-cứu về cây trà.
- Học giả: nghiên-cứu về người.
- Học giả: học nghề đúc kim-loại. Vân-vân.
Ví-dụ 2: Phân-biệt ‘Biết kuốc-ngữ’ và ‘Hiểu kuốc-ngữ’.
* ‘Biết kuốc-ngữ’, như đã nói ở trên, chỉ là biết nói tiếng Việt, biết đọc và biết viết Kuốc-ngữ, vấn-đề ý-nghĩa ( = nội-dung) của nó thuộc phạm-vi hiểu. Một em bé Việt-nam học vỡ-lòng đến một người có bằng Tiến-sĩ Ngôn-ngữ-học đều có cái Biết giống nhau. Khi biết được chữ ‘Tiên’, ta chỉ cần thêm dấu-giọng là nói, đọc và viết được các chữ ‘Tiến, Tiền, Tiện, Tiển, Tiễn’. Nhưng ý-nghĩa của chúng không đơn-giản như vậy.
* ‘Hiểu kuốc-ngữ’ là truy-nguyên ‘ngữ-căn’ của ‘Tiên, Tiến, Tiền, Tiện, Tiển, Tiễn’ từ đâu mà có, ý-nghĩa của nó:
Chữ Tiên: phiên-âm của 26 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ nhân): ông Tiên, người theo đạo Trường-sinh; nhẹ-nhàng, tự-tại, xu.
2/- (bộ nhân): dùng như chữ ở trên.
3/- (bộ nhân): trước, người đã chết, gấp; Họ.
4/- (bộ qa): nhỏ, bé, ít.
5/- (bộ khí): nguyên-tố hoá-học, Xenon.
6/- (bộ khí): khí Xenon, ký-hiệu Xe.
7/- (bộ thuỷ): nước bọt, nước dãi.
8/- (bộ thuỷ): nhanh, lẹ, ve-ve, tung-toé.
9/- (bộ thuỷ): rửa sạch; tên sông ở Tứ-xuyên.
10/- (bộ hoả): ngâm, đun, nấu, chiên, rán; thống-khổ, sầu-não, lo-lắng; luyện-kim.
11/- (bộ hoà): giống lúa tẻ chín sớm.
12/- (bộ mễ): lúa tẻ.
13/- (bộ trúc): thứ giấy đẹp khổ nhỏ, tờ thư, sách xưa, thể văn, chú-giải.
14/- (bộ trúc): ghế hay kiệu đan bằng tre.
15/- (bộ trúc): Họ Tiên.
16/- (bộ dậu): chất Acyl.
17/- (bộ y): phất-phới, lụng-thụng, rộng-rãi.
18/- (bộ túc): đầu-gối; uốn-éo, mềm-dẻo; chùn bước, do-dự. Còn đọc ‘Biền’: (dáng đi, dáng múa) ẻo-lả, thướt-tha.
19/- (bộ cách): roi ngựa, đánh bằng roi; tên cuả một loại binh-khí xưa; dương-vật của bò hay dê; pháo; cổ-lệ; khuyến-khích, khuyến-lệ, khích-lệ.
20/- (bộ cách): cái nệm lót dưới yên ngựa.
21/- (bộ ngư): sống, tươi, chưa chín, còn mới, ngon, sáng-sủa, đẹp-đẽ; tên bộ-tộc; ít có; Họ Tiên.
22/- (bộ ngư): dùng như trên.
23/- (bộ nữ): tha-thướt, chậm-rãi.
24/- (bộ phiến): thứ giấy đẹp khổ nhỏ.
25/- (bộ mộc): nêu, mốc.
26/- (bộ tiêu): hớt tóc, tóc mai của đàn-bà.
2/- (bộ nhân): dùng như chữ ở trên.
3/- (bộ nhân): trước, người đã chết, gấp; Họ.
4/- (bộ qa): nhỏ, bé, ít.
5/- (bộ khí): nguyên-tố hoá-học, Xenon.
6/- (bộ khí): khí Xenon, ký-hiệu Xe.
7/- (bộ thuỷ): nước bọt, nước dãi.
8/- (bộ thuỷ): nhanh, lẹ, ve-ve, tung-toé.
9/- (bộ thuỷ): rửa sạch; tên sông ở Tứ-xuyên.
10/- (bộ hoả): ngâm, đun, nấu, chiên, rán; thống-khổ, sầu-não, lo-lắng; luyện-kim.
11/- (bộ hoà): giống lúa tẻ chín sớm.
12/- (bộ mễ): lúa tẻ.
13/- (bộ trúc): thứ giấy đẹp khổ nhỏ, tờ thư, sách xưa, thể văn, chú-giải.
14/- (bộ trúc): ghế hay kiệu đan bằng tre.
15/- (bộ trúc): Họ Tiên.
16/- (bộ dậu): chất Acyl.
17/- (bộ y): phất-phới, lụng-thụng, rộng-rãi.
18/- (bộ túc): đầu-gối; uốn-éo, mềm-dẻo; chùn bước, do-dự. Còn đọc ‘Biền’: (dáng đi, dáng múa) ẻo-lả, thướt-tha.
19/- (bộ cách): roi ngựa, đánh bằng roi; tên cuả một loại binh-khí xưa; dương-vật của bò hay dê; pháo; cổ-lệ; khuyến-khích, khuyến-lệ, khích-lệ.
20/- (bộ cách): cái nệm lót dưới yên ngựa.
21/- (bộ ngư): sống, tươi, chưa chín, còn mới, ngon, sáng-sủa, đẹp-đẽ; tên bộ-tộc; ít có; Họ Tiên.
22/- (bộ ngư): dùng như trên.
23/- (bộ nữ): tha-thướt, chậm-rãi.
24/- (bộ phiến): thứ giấy đẹp khổ nhỏ.
25/- (bộ mộc): nêu, mốc.
26/- (bộ tiêu): hớt tóc, tóc mai của đàn-bà.
Chữ Tiến: phiên-âm của 7 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ thuỷ): lại, lần nữa.
2/- (bộ ngưu): chống, sửa cho ngay, lấp.
3/- (bộ trúc): cái tên, tre nhỏ, đồ dùng trong cái hồ để tính thời-khắc đời xưa.
4/- (bộ thảo): hai lần.
5/- (bộ thảo): giới-thiệu; cỏ thú ăn, cỏ chất đống; hiến, cúng chay (không có thịt), dâng; chiếc chiếu.
6/- (bộ sước): đi trước, dắt-dẫn lên, dâng; thu vào, mua vào; đời, lớp; ăn, dùng; dãy, sân trong nhà.
7/- (bộ nhân): làm trước.
2/- (bộ ngưu): chống, sửa cho ngay, lấp.
3/- (bộ trúc): cái tên, tre nhỏ, đồ dùng trong cái hồ để tính thời-khắc đời xưa.
4/- (bộ thảo): hai lần.
5/- (bộ thảo): giới-thiệu; cỏ thú ăn, cỏ chất đống; hiến, cúng chay (không có thịt), dâng; chiếc chiếu.
6/- (bộ sước): đi trước, dắt-dẫn lên, dâng; thu vào, mua vào; đời, lớp; ăn, dùng; dãy, sân trong nhà.
7/- (bộ nhân): làm trước.
Chữ Tiền: phiên-âm của 3 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ đao): trước, xưa, cách đây; trước mặt, đi tới.
2/- (bộ chỉ): dùng như ở trên.
3/- (bộ kim): đồng tiền, tiền-bạc, hoa, chỉ, đồng-cân ( = 1/10 lạng hay lượng); Họ Tiền.
2/- (bộ chỉ): dùng như ở trên.
3/- (bộ kim): đồng tiền, tiền-bạc, hoa, chỉ, đồng-cân ( = 1/10 lạng hay lượng); Họ Tiền.
Chữ Tiện: phiên-âm của 3 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ nhân): thuận-tiện, an, thường, xoàng, liền, bằng, thì, qen-thuộc; ỉa, đái.
2/- (bộ bối): rẻ, hèn-hạ, khinh-bỉ, xem-thường; tự-khiêm, nhún-nhường.
3/- (bộ dương): thích, muốn; thừa; đường đi ra mồ.
Chữ Tiển: phiên-âm của 15 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ túc): đi chân không.
2/- (bộ tiểu): hiếm, ít.
3/- (bộ qua): hết, rất, huỷ-diệt; hoàn-toàn; phúc, lành.
4/- (bộ thuỷ): kính-cẩn, sâu.
5/- (bộ thuỷ): rửa chân; sạch-sẽ; Họ Tiển.
6/- (bộ hoả): làm cháy lan, lửa đồng, lửa rừng.
7/- (bộ khuyển): săn, giết.
8/- (bộ nạch): ghẻ-lở, hắc-lào, bịnh lác.
9/- (bộ túc): cái chổi, bàn chải bằng tre để rửa nồi.
10/- (bộ trúc): dùng như trên.
11/- (bộ thảo): rêu.
12/- (bộ kim): thép, gang; cái đục nhỏ; phay (để cắt).
13/- (bộ ngư): hiếm, ít.
14/- (bộ vũ): hạt tuyết (rơi trước khi tuyết xuống).
15/- (bộ mục): thăm; giảm, bớt, tằn-tiện.
Chữ Tiễn: phiên-âm của 14 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ đao): cái kéo; cắt (bằng kéo); tiểu-trừ.
2/- (bộ thủ): cắt, bỏ.
3/- (bộ thuỷ): nhiều lần.
4/- (bộ thuỷ): bắn, tung-toé.
5/- (bộ hoả): lửa; sự tàn-phá của chiến-tranh.
6/- (bộ hoả): ngâm, sắc (thuốc), rán, chiên; làm cho khổ-sở; mứt trái cây.
7/- (bộ trúc): mũi tên (để bắn).
8/- (bộ dương): ham, muốn, hâm-mộ; dư, thừa; Họ Tiễn.
9/- (bộ vũ): màu nhạt; cái kéo; cắt đứt, diệt; Họ Tiễn.
10/- (bộ ngôn): nông-nổi, hẹp-hòi, nông-cạn.
11/- (bộ túc): giẫm, xéo; đến, tới; chiếm-giữ; noi-theo; hàng-lối.
12/- (bộ kim): cái thuổng, cái xuổng (nông-cụ).
13/- (bộ thực): tiệc tiễn-hành, tiễn-đưa; đưa qà, mứt.
14/- (bộ tiêu): tóc mai xõa xuống (của phụ-nữ); cắt tóc.
2/- (bộ bối): rẻ, hèn-hạ, khinh-bỉ, xem-thường; tự-khiêm, nhún-nhường.
3/- (bộ dương): thích, muốn; thừa; đường đi ra mồ.
Chữ Tiển: phiên-âm của 15 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ túc): đi chân không.
2/- (bộ tiểu): hiếm, ít.
3/- (bộ qua): hết, rất, huỷ-diệt; hoàn-toàn; phúc, lành.
4/- (bộ thuỷ): kính-cẩn, sâu.
5/- (bộ thuỷ): rửa chân; sạch-sẽ; Họ Tiển.
6/- (bộ hoả): làm cháy lan, lửa đồng, lửa rừng.
7/- (bộ khuyển): săn, giết.
8/- (bộ nạch): ghẻ-lở, hắc-lào, bịnh lác.
9/- (bộ túc): cái chổi, bàn chải bằng tre để rửa nồi.
10/- (bộ trúc): dùng như trên.
11/- (bộ thảo): rêu.
12/- (bộ kim): thép, gang; cái đục nhỏ; phay (để cắt).
13/- (bộ ngư): hiếm, ít.
14/- (bộ vũ): hạt tuyết (rơi trước khi tuyết xuống).
15/- (bộ mục): thăm; giảm, bớt, tằn-tiện.
Chữ Tiễn: phiên-âm của 14 chữ Hán-Việt:
1/- (bộ đao): cái kéo; cắt (bằng kéo); tiểu-trừ.
2/- (bộ thủ): cắt, bỏ.
3/- (bộ thuỷ): nhiều lần.
4/- (bộ thuỷ): bắn, tung-toé.
5/- (bộ hoả): lửa; sự tàn-phá của chiến-tranh.
6/- (bộ hoả): ngâm, sắc (thuốc), rán, chiên; làm cho khổ-sở; mứt trái cây.
7/- (bộ trúc): mũi tên (để bắn).
8/- (bộ dương): ham, muốn, hâm-mộ; dư, thừa; Họ Tiễn.
9/- (bộ vũ): màu nhạt; cái kéo; cắt đứt, diệt; Họ Tiễn.
10/- (bộ ngôn): nông-nổi, hẹp-hòi, nông-cạn.
11/- (bộ túc): giẫm, xéo; đến, tới; chiếm-giữ; noi-theo; hàng-lối.
12/- (bộ kim): cái thuổng, cái xuổng (nông-cụ).
13/- (bộ thực): tiệc tiễn-hành, tiễn-đưa; đưa qà, mứt.
14/- (bộ tiêu): tóc mai xõa xuống (của phụ-nữ); cắt tóc.
Sau khi hiểu được ý-nghĩa của từng chữ (đơn-vận), dùng văn-phạm để tạo-thành chữ-ghép (phối-vận).
Rắc-rối khi có từ hai (hay nhiều) tiếng hay chữ đứng gần hay chữ-ghép mà ra:
- Chữ đứng gần trùng-âm với chữ-ghép dễ tìm ngữ-căn, vì chúng khác văn-phạm. Xem lại ví-dụ số 9 ở trên (‘hiểu biết’ khác ‘hiểu-biết’).
- Chữ-ghép trùng-âm với chữ-ghép rất khó tìm ngữ-căn, vì chúng cùng văn-phạm. Xem lại ví-dụ 6 ở trên (‘tiên-tiên’ khác ‘tiên-tiên’).
- Chữ đứng gần trùng-âm với chữ đứng gần rất khó tìm ngữ-căn, vì chúng cùng văn-phạm. Xem lại ví-dụ 6 ở trên (‘tiên tiên’ khác ‘tiên tiên’). Có người cho là ‘chữ-ghép’.
- Hiểu văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ không cần-thiết với hạng ‘biết Việt-ngữ’ ( = bọn ‘côn-đồ ngôn-ngữ’).
7c.- Phương-pháp dạy và học Việt-ngữ:
Có ba giai-đoạn chính:
- Học cho Biết: Người-học cần phải học cách phát-âm đúng ( = ngữ-âm), cách đọc và cách viết đúng chính-tả ( = ngữ-pháp). Đây là giai-đoạn qan-trọng nhất, phải cố-gắng để biết tất-cả những ký-hiệu Việt-ngữ abc và cách sử-dụng nó.
‘Học cho Biết’ thuộc tục-học, công-truyền, hình-nhi-hạ, có hình-ảnh rõ-ràng,…nên ai học cũng được, không phân-biệt tuổi-tác, giới-tính, chức-vụ, bằng-cấp,… Hạ-đạt: bằng-cấp, chức-vụ, danh-vọng, tài-sản, trọc-phú, đạo-tặc, tiểu-nhân,…
Nhiều người Việt-nam và những người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ, mới đạt được trình-độ ‘biết Việt-ngữ’ đã vội-vàng viết sách, làm thơ, soạn tự-điển hay từ-điển, khảo-cứu, dịch-thuật,…khi hỏi đến ý-nghĩa của Việt-ngữ thì không biết trả-lời sao cho đúng được ngữ-âm và ngữ-pháp Bắc hay Nam.
Tệ-trạng Việt-ngữ ngày nay là do chính bọn ‘côn-đồ ngôn-ngữ’ ( = biết tiếng Việt và biết Kuốc-ngữ) gây ra, bọn nầy có đủ thứ bằng-cấp cao, địa-vị xã-hội cao, tài-sản kếch-xù, thích khoa-trương,...nhưng không có lương-tâm hay trí-tuệ.
Phải nắm vững vấn-đề là Việt-ngữ gồm có tiếng-nói vô-nghĩa (vì không phải tượng-thanh), và chữ-viết vô-nghĩa (vì không phải tượng-hình), để chuẩn-bị cho việc ‘học để hiểu’.
- Học cho Hiểu: Muốn hiểu được Việt-ngữ, người-học phải quán-triệt (hay tinh-thông) được văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ. Ngày xưa, lúc còn dùng Hán-tự và Nôm, vấn-đề ngữ-căn không quan-trọng vì trong chữ-viết đã có ‘bộ-chữ’ xác-định ý-nghĩa cho cách diễn-ý (bằng tiếng-nói). Phải nắm vững ngữ-tộc để tránh hiểu lầm. Ví-dụ: Cây thông: có nghĩa là ‘cây hành, một loại rau ăn-được’, thuộc ngữ-tộc Hán-Tạng; trong lúc ‘cây thông’ thuộc ngữ-tộc Nam Á thì có nghĩa là ‘cây thông, thuộc họ dương-liễu’ (nhưng theo ngữ-tộc Hán-Tạng gọi là ‘cây tùng’). Còn cây ‘vàng-anh’ (tên khoa-học là: Saraca indica, họ Fabaceae) lại thuộc ngữ-tộc Nam Á; nhưng chim ‘vàng-anh’ (họ Oriolidae) thuộc ngữ-tộc Hán-Tạng ( < Hoàng-oanh hay Hoàng-anh). Làm-thinh: Nôm, đọc-nghĩa, có nghĩa là ‘không nói, câm miệng’, thuộc ngữ-tộc Hán-Tạng; Làm thinh: Nôm, đọc-nghĩa, có nghĩa ‘làm ồn’, thuộc ngữ-tộc Hán-Tạng. Vân-vân.
‘Học cho hiểu’ thuộc tâm-học, hình-nhi-thượng, không có hình-ảnh rõ-ràng,…phải dùng trí-tuệ, suy-luận để hiểu. Chỉ có hạng ‘trung-nhân dĩ thượng’ đến ‘thượng-trí bất di’ mới lĩnh-hội được mà thôi. Thượng-đạt: tự-hoá, đắc-đạo, hiền-triết, thánh-nhân, khoa-học-gia, nhà phát-minh, cự-phú, quân-tử, …
- Thực-hành: Nói sai, đọc sai và viết sai chính-tả do không hiểu được văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ. Ví-dụ: Nói, đọc hay viết ‘học giả’ mà hiểu là ‘người có-học và có hạnh-kiểm tốt’, là không hiểu được văn-phạm (ngữ-pháp) tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ (ngữ-âm). Có hai phương-diện:
1/.- Người-viết quá lầm-lẫn, không đủ khả-năng để phân-biệt ‘ngữ-âm’ và ‘ngữ-pháp’ của Việt-ngữ.
2/.- Người-nghe hay người-đọc quá lầm-lẫn, không đủ khả-năng để hiểu ‘ngữ-âm’ và ‘ngữ-pháp’ của Việt-ngữ.
Ví-dụ: Việt-ngữ Hán-Nôm viết “Trùng bị”, các Cụ đọc và Việt-ngữ abc ghi-âm “Chồng (bị, bợ) vợ”. Vậy “Trùng bị” là ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng, nhưng “Chồng vợ” là Nam-Á.
Nhiều người học tiếng Việt và Kuốc-ngữ hay thắc-mắc về vấn-đề ‘chính-tả Việt-ngữ’. Đây là một vấn-nạn mà từ ngày có Kuốc-ngữ đến nay không ai có-thể trả-lời dứt-khoát được cả.
Kuốc-ngữ chỉ là chữ-phiên-âm nên vô-nghĩa, muốn hiểu đúng được nó, điều-kiện cần và đủ là phải truy-nguyên nó đã phiên-âm từ chữ Hán-Nôm nào, tức phải hiểu văn-phạm tiếng Việt (= ngữ-pháp) và ngữ-căn ( = ngữ-âm) Kuốc-ngữ trước.
Hiểu đúng được ý-nghĩa (= phiên-âm từ chữ nào) là nói đúng và viết đúng ‘chính-tả’. Ví-dụ: Chữ ‘cữa’, phải viết với dấu ngã, vì nó do chữ ‘hộ’ (dấu nặng) mà ra; chữ ‘giượng’ (chồng của dì), phải viết với ‘gi-’, vì do chữ ‘trượng’ mà ra; chữ ‘trả-nũa’ [= trả-đũa], phải viết ‘nũa’ dấu ngã vì do chữ ‘nộ’ [giận];…theo luật biến-âm. ‘Học giả’ khác nghĩa ‘học-giả’;…do ngữ-pháp. Từ Biết đến Hiểu, tuy cùng gốc nhưng cách xa!
7d.- Kết-luận:
Tiếng Việt không có tượng-thanh và Kuốc-ngữ không có tượng-hình ( = Chữ-phiên-âm vô-nghĩa). Học để Biết thì tốt, nhưng không nên sử-dụng nó, như viết sách, làm thơ, soạn tự-điển hay từ-điển: ‘Dốt lòi đuôi’ , hay: ‘Thưa ông con ở bụi nầy’.
Muốn hiểu được tiếng Việt và chữ Việt abc, phải quán-triệt văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Việt-ngữ; nhiên-hậu mới nói đến việc sử-dụng tiếng Việt và viết chữ Việt abc được.
Chỉ cần khoảng 50% người hiểu văn-phạm tiếng Việt và ngữ-căn Kuốc-ngữ; hay về dấu ngang-nối, có 50% người hiểu được phần ‘xác-định văn-phạm’ như Giáo-sư Nguyễn Đình-Hoà và 50% hiểu được phần ‘xác-định ngữ-căn’ như Giáo-sư Lê Ngọc Trụ, những ghi-chép ở trên sẽ trở-thành vô-giá-trị.
Kể từ sau ngày phát-minh Việt-ngữ abc (1615 - 1625) đến nay, đã đến lúc người Việt-nam nên gắng-sức, tận-dụng lý-trí để học thứ tiếng-nói vô-nghĩa (= không tượng-thanh) và chữ-viết vô-nghĩa (= không tượng-hình), tìm-hiểu ngữ-âm và ngữ-pháp Hán-Tạng (chiếm 1/3 = 2,000 âm/6,000 âm) hay Nam-Á (chiếm 2/3 = 4,000 âm/6,000 âm) để hiểu Việt-ngữ abc
* * *
Ai khinh ai trong cách-dùng tiếng Việt/Việt-ngữ abc?
Không ai có quyền khinh ta mù-chữ, chính tự ta làm cho người khác khinh mình vì ta chỉ biết nói tiếng Việt như vẹt, đọc và viết chữ Việt abc như máy nhưng không hiểu đúng được ý-nghĩa cuả nó. Biết là một việc, Hiểu là một việc khác.
Không ai có quyền khinh ta mù-chữ, chính tự ta làm cho người khác khinh mình vì ta chỉ biết nói tiếng Việt như vẹt, đọc và viết chữ Việt abc như máy nhưng không hiểu đúng được ý-nghĩa cuả nó. Biết là một việc, Hiểu là một việc khác.
* * *
Nguồn: http://tvvn.org/forum
Mục-lục:
1. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Mở đầu
2. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Thuật nhi bất tác
3. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Hành-trình Việt-ngữ ABC
4. Đoàn-Xuân, Về Nguồn - Dấu ngang-nối trong Việt-ngữ
5. Đoàn-Xuân, Về Nguồn – Vài nhận-xét về danh-từ Việt-ngữ
6. Đoàn Xuân, Về Nguồn - Chữ ghép trong Việt ngữ ABC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét