Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Về các thành·tố phụ sau trung·tâm trong danh·ngữ tiếng Việt

Tác·giả: Hoàng·Dũng - Nguyễn·Thị·Ly·Kha(Bài đã đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ, năm 2004)

Người đầu tiên đưa ra sơ đồ danh ngữ tiếng Việt là M. B. Emeneau (1951:85). Theo ông, danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc như sau:


Numerator

(từ chỉ lượng)


Classifier

(loại từ)


Classified noun

(danh từ biệt loại)


Attribute(s)

(định ngữ)


Demonstrative numerator

(từ chỉ trỏ)


Nonclassified noun

(danh từ không biệt loại)



Chín năm sau, Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (hoàn thành năm 1960, xuất bản năm 1975) sửa đổi sơ đồ của Emeneau, thành sơ đồ sau đây (Nguyễn Tài Cẩn 1975:27):

tất cả

4


ba

3


cái

2


con

1


mèo

0


đen

1'


ấy

2'



Với Phụ lục 2 Vài ý nghĩ hiện nay in ở cuối sách, ông khẳng định về mặt ngữ pháp, chính loại từ mới là từ trung tâm danh ngữ (1975:293). Một năm sau, ông nói một cách hiển ngôn: loại từ chính là danh từ (1976a:163-170). Đây cũng là kết luận của Cao Xuân Hạo (1986, 1992, 1999) với nhiều luận cứ mới [1]. Nếu thế, sơ đồ trên cần được đánh số lại như sau [2]:


tất cả3


ba2


cái1


con0


mèo1'


đen2'


ấy3'



Tuy hiện nay còn có một số người phản đối, không công nhận loại từ là danh từ, vẫn muốn cho loại từ cái cương vị phần phụ trước của trung tâm danh ngữ, nhưng họ không đưa ra một luận cứ nào vững chắc. Cho nên, có thể nói, vấn đề trung tâm của danh ngữ đã được giải quyết hoàn toàn. Song các thành tố phụ sau vẫn còn là vấn đề cần thảo luận. Bài viết này sẽ bàn đến các loại thành tố phụ sau trung tâm và vị trí của từng thành tố trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt.

1. Các thành tố đứng sau danh từ trung tâm (ngoài thành tố kết thúc danh ngữ)

1.1. Nếu chấp nhận quan điểm của Jerpersen (1924:108ff) thì cần phân biệt hai loại định ngữ: định ngữ hạn định (restrictive adjunct) có tác dụng thu hẹp ngoại diên của khái niệm do danh từ trung tâm biểu thị và định ngữ trang trí (epitheton ornantium) chỉ sự thông báo thêm một phẩm chất bổ sung của đối tượng biểu thị. Chẳng hạn ở các ví dụ cái con cá ươn ấy, con gà gầy ốm ấy, cái quyển sách dày cộp ấy, những người công nhân nhanh nhẹn ấy , thì cá, gà, sách, công nhân là định ngữ hạn định còn ươn, gầy ốm, dày cộp, nhanh nhẹn là định ngữ trang trí [3].

Định ngữ trang trí chỉ xuất hiện trong điều kiện danh ngữ có danh từ trung tâm biểu thị thực thể được tri nhận như những vật rời, đếm được, tức danh từ đếm được [4]. Bởi lẽ, ta chỉ có thể bổ sung thêm một phẩm chất cho vật, nếu vật đó có một đường viền đủ để tách rời với những vật cùng loại. Ví dụ: có thể nói cầm bàn tay xinh xắn, bắt con gà mập ú, nhưng không nói *cầm tay xinh xắn; *bắt gà mập ú .

Trong tiếng Việt, hai loại định ngữ này tương ứng với hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Theo trật tự cú pháp tiếng Việt, vật được nói đến được đề cập trước và đặc điểm về vật đó được nêu sau; định ngữ hạn định bao giờ cũng đứng trước định ngữ trang trí . Ví dụ:
(1)
Có thể nóinhưng không thể nói
a. hai con bé xíu * hai con bé xíu [5]
b. tờ giấy trắng tinh * tờ trắng tinh giấy
c. quyển sách dày cộp * quyển dày cộp sách
d. những chiếc bút xinh xắn * những chiếc xinh xắn bút


1.2. Nếu định ngữ hạn định là một danh ngữ thì danh từ mở đầu là danh từ khối (loại danh từ biểu thị các thuộc tính chủng loại của sự vật và có chức năng chuyên làm định ngữ hạn định) làm thành tố chính chỉ loại, các yếu tố chỉ loại khác, nếu có, đứng sau nó chỉ loại nhỏ hơn và luôn xuất hiện theo quan hệ tôn ti (loại à hạng). Vị trí của định ngữ hạn định có tính ổn định nhất và được sắp xếp theo một trật tự minh bạch và nhất quán nhất (so với những loại thành tố phụ khác sau danh từ trung tâm, x. những phần tiếp theo) [6].

Như vậy, vị trí 1' – vị trí của định ngữ hạn định – có thể tách thành 1'a và 1'b. Vị trí 1'a bao giờ cũng là danh từ khối . Còn vị trí 1'b có thể do danh từ (khối hay đơn vị), vị từ, hoặc số từ đảm nhận , như mật mía, dưa chuột, thuốc viên, bia lon, cá rán, khăn lau, hoa hồng, cày 51, v.v., nhưng cũng không hiếm trường hợp ta khó có thể xác quyết cái yếu tố chiếm vị trí 1b mang bản chất của từ loại nào, ví dụ: con cá thu / ngừ / đé . [7] So sánh thêm:
(2)

1'a1'b
con , bông hoa trê , cá thu , hoa hồng , hoa cúc
quyển sách , cuộn vải sách giáo khoa , vải đũi , vải đen , vải thô
cái quạt , cái cày quạt giấy , quạt xếp , cày 51 , cày máy
mảnh gỗ , chiếc đèn gỗ lim , gỗ mậ t, đèn bàn , đèn chụp , đèn ngủ


Thực ra, có thể thoáng thấy vị trí 1'b ngay trong công trình của Nguyễn Tài Cẩn (1975:48) khi tác giả cho rằng "nếu áp dụng một cách triệt để" các nguyên tắc xác định vị trí thì cái vị trí sau tổ hợp loại từ + danh từ khối (tức vị trí 1' theo sơ đồ của Nguyễn Tài Cẩn) "không phải chỉ có một vị trí mà có đến mấy vị trí"; chẳng hạn, có thể chia vị trí này thành vị trí a dành cho những từ như đực , cái , trai , gái ; vị trí b dành cho động từ, tính từ hay từ tổ số từ + danh từ; vị trí c dành cho tổ hợp của + danh từ, v.v. (Nguyễn Tài Cẩn 1975:48). Tuy nhiên, tác giả không hề nói một cách hiển ngôn rằng những từ như đực , cái , trai , gái là định ngữ hạn định; hơn nữa, như ta đã thấy ở trên, vấn đề không phải là sự tách biệt giữa một bên là những từ như đực , cái , trai , gái và một bên là động từ, tính từ hay tổ hợp số từ + danh từ, mà là giữa định ngữ hạn định và định ngữ trang trí.
1.3. Trong nội bộ định ngữ hạn định, phải chăng còn có thể tách ra thành hai nhóm? Câu hỏi trên dường như là có cơ sở nếu ta xét các ví dụ sau:

(3)

Có thể nóinhưng không thể nói
a. con cá trê phi đực a 1 . * con cá phi trê đực
b. con cá thia tàu trống b 1 . * con cá thia trống tàu


Ở các ví dụ đã dẫn, trê, thia là tên một tiểu loại thuộc chủng loại cá; phi, tàu dùng để chỉ tiểu loại nhỏ hơn của cá trê, cá thia. Trong nhận thức của người Việt, nói theo logic học, loại ; trê, thia chỉ hạng ; đến lượt nó, cá trê, cá thia loại , còn phi, tàu chỉ hạng ; tiếp nữa, cá trê phi, cá thia tàu, loại , cái, đực chỉ hạng . Như thế, các định ngữ hạn định được xếp theo quy tắc: định ngữ chỉ hạng đứng sau định ngữ chỉ loại. Nói cách khác, định ngữ chỉ hạng đứng sau thu hẹp ngoại diên của khái niệm do danh từ trung tâm và định ngữ chỉ loại đứng trước biểu thị. Về lí thuyết, những từ ngữ biểu thị loại hạng theo kiểu tôn ti này là vô hạn. Chẳng hạn so sánh:

(4) a. nhãn tiêu à nhãn tiêu da bò à nhãn tiêu da bò Vĩnh Long ….     b. trê à cá trê phi à cá trê phi đơn tính à cá trê phi đơn tính đực … 
     c. mực à cá mực ống à cá mực ống một nắng … 
     d. sách bài tập à sách bài tập tiếng à sách bài tập tiếng Anh à sách bài tập tiếng Anh lớp 10 à sách bài tập tiếng Anh lớp 10 tập một ...

Song sự phân tách về loại và hạng như vừa trình bày chỉ là vấn đề phân loại thế giới của người Việt, tức là chuyện chủng loại dân gian (folk generics), một phương diện tri nhận (cognition), chứ không phải là vấn đề ngữ pháp [8]. Tuy các định ngữ hạn định nêu trên chiếm giữ những vị trí nhất định, được sắp xếp theo một lớp lang nhất định song điều đó thể hiện sự phạm trù hóa thế giới theo quan điểm của người Việt, còn chức năng của chúng vẫn chỉ là một – chức năng làm định ngữ hạn định – và chúng có chung một vị trí đứng ngay sau từ trung tâm.

1.4. Có thể xếp định ngữ phức số vào cùng nhóm định ngữ trang trí. Đó là việc làm có cơ sở vì cả hai đều có chức năng cung cấp thêm thông tin phụ cho trung tâm và có thể đổi chỗ cho nhau như các ví dụ sau đây cho thấy:
(5) a. Chị ấy mua nhiều quyển sách truyện khác nhau      b. Cái đàn gà đông đúc mập ú cuối cùng (đều đã bị bán non cho tay lái buôn bụng phệ và lùn tịt). 

(6) a. Chị ấy mua nhiều quyển truyện dày cộp khác nhau
a 1 . Chị ấy mua nhiều quyển truyện khác nhau dày cộp. 
b. Cái đàn gà cuối cùng mập ú đông đúc (đều đã bị bán non cho tay lái buôn bụng phệ và lùn tịt). 
b 1 . Cái đàn gà cuối cùng đông đúc mập ú ( đều đã bị bán non cho tay lái buôn bụng phệ và lùn tịt). 

Định ngữ chỉ xuất có thể được xử lý theo cách tương tự. Đây là loại định ngữ có tác dụng phân xuất sự vật được nói đến ở danh từ trung tâm ra khỏi cái nền chung của những sự vật cùng loại [9]. Chẳng hạn:
(7)
a. người thầy đầu tiên a 1 . người thợ mỏ thứ nhất
b. chiếc trống đồng ngoài cùng b 1 . quyển sách dưới cùng
c. tờ giấy dó cuối cùng c 1 . cái rìu đá cuối cùng


Thoạt nhìn qua, dễ tưởng loại định ngữ chỉ xuất và định ngữ trực chỉ ( này, kia, ấy, nọ ) là một vì chúng đều có tính xác định. Ví dụ:(8)

a. hai người công nhân ấy a 1 . hai người công nhân cuối cùng
b. những chiếc thuyền chiến kia b 1 . những chiếc thuyền chiến đầu tiên
c. cái quạt mo ấy c 1 . cái quạt mo duy nhất

Nhưng phương tiện và phương thức thực hiện chức năng của chúng không như nhau. Định ngữ chỉ xuất dùng từ ngữ chỉ xuất phân tách vật ra khỏi nền chung của những vật cùng loại và ít nhiều nó có cung cấp thông tin phụ cho sự vật được nêu ở danh từ trung tâm còn định ngữ trực chỉ lại phân xuất vật bằng cách dùng đại từ chỉ thị trực tiếp trỏ vào vật được nói đến và nó thuần tuý trỏ vào vật mà không cung cấp thêm thông tin phụ . Quan trọng hơn, về ngữ pháp, chúng chiếm giữ những vị trí khác nhau trong danh ngữ . Chúng có thể cùng xuất hiện trong cấu trúc danh ngữ, trong đó định ngữ trực chỉ luôn luôn đứng sau định ngữ chỉ xuất, chẳng hạn so sánh:
(9)
a. người thầy đầu tiên ấy * người thầy ấy đầu tiên
b. chàng trai duy nhất ấy của lớp * chàng trai ấy duy nhất của lớp
c. quyển sách toán cuối cùng ấy * quyển sách toán ấy cuối cùng
d. con gà mái cuối cùng ấy * con gà mái ấy cuối cùng [10]

Thành thử, nên xếp định ngữ chỉ xuất vào cùng nhóm định ngữ trang trí, chứ không thể cùng nhóm với định ngữ trực chỉ. Các loại định ngữ chỉ xuất, chỉ phức số,… nói riêng và định ngữ trang trí nói chung đều miêu tả sự vật được nêu ở danh từ trung tâm, cho nên thuật ngữ thích hợp để chỉ những định ngữ ở vị trí này là định ngữ miêu tả.

1.5. Vị trí của những định ngữ bắt đầu bằng một giới từ lộ rõ qua những ví dụ sau đây:

(10) a. Quyển sách mới của ông (rất hay) .a 1 . * Quyển sách của ông mới (rất hay) .

b. Những em học sinh thông minh của lớp 6A (đá bóng rất cừ.) 
b 1 . * Những em học sinh của lớp 6A thông minh (đá bóng rất cừ.) [11]

c. Những cánh buồm nâu cũ kĩ của làng chài c 1 . * Những cánh buồm nâu của làng chài cũ kĩ 

Ta thấy chỉ có thể nói những câu (10) a, b, c, chứ không thể nói những câu (10) a 1, b 1, c 1 . Như thế, giới ngữ chỉ sở hữu của ông, của lớp 6A, của làng chài có vị trí sau định ngữ trang trí mới tinh, thông minh, cũ kĩ. 

Cần lưu ý việc lược bỏ giới từ trong giới ngữ chỉ sở hữu là có điều kiện. Những cứ liệu sau đây chứng minh điều đó.
(11) a. sách của tôi, sách của chúng tôi, sách của họ, sách của người ta, sách của những người nổi tiếng nhất nước 
a 1 . sách tôi, sách chúng tôi, sách họ, sách người ta, sách những người nổi tiếng nhất nước 

b. quyển của tôi, quyển của chúng tôi, quyển của họ, quyển của người ta, quyển của những người nổi tiếng nhất nước 
b 1 . ??? quyển tôi, quyển chúng tôi, quyển họ, quyển người ta, quyển những người nổi tiếng nhất nước 

c. quyển sách của tôi, quyển sách của chúng tôi, quyển sách của họ, quyển sách của người ta, quyển sách của những người nổi tiếng nhất nước
c 1 . ??? quyển sách tôi, quyển sách chúng tôi, quyển sách họ, quyển sách người ta, quyển sách những người nổi tiếng nhất nước 

d. quyển sách xinh xắn của tôi, quyển sách xinh xắn của chúng tôi, quyển sách xinh xắn của họ, quyển sách xinh xắn của người ta, quyển sách xinh xắn của những người nổi tiếng nhất nước 

d 1 . ??? quyển sách xinh xắn tôi, quyển sách xinh xắn chúng tôi, quyển sách xinh xắn họ, quyển sách xinh xắn người ta, quyển sách xinh xắn những người nổi tiếng nhất nước
Ở (11), ta thấy khi cấu trúc danh ngữ là danh từ + giới ngữ chỉ sở hữu (ví dụ a) thì hoàn toàn có thể lược bỏ giới từ củ a (ví dụ a 1 ); còn khi cấu trúc danh ngữ là loại từ + giới từ chỉ sở hữu (ví dụ b), loại từ + danh từ + giới ngữ chỉ sở hữu (ví dụ c), hay loại từ + danh từ + định ngữ trang trí + giới ngữ chỉ sở hữu (ví dụ d), thì không thể lược bỏ giới từ củ a (các ví dụ b 1 , c 1 , d 1 ) mà không làm tổn hại đến tính tự nhiên của nó.

Lại xét những ví dụ sau:
(12) a. Cái cuốn sách dày cộp trong tủ kính (là của tôi mượn thư viện). 
a 1 . * Cái cuốn sách trong tủ kính dày cộp (là của tôi mượn thư viện). 

b. Những ngôi nhà đồ sộ trong làng (đều mới xây năm ngoái). 
b 1 . * Những ngôi nhà trong làng đồ sộ (đều mới xây năm ngoái) .

c. Những con dê gầy gò trên đồi cỏ 
c 1 . * Những con dê trên đồi cỏ gầy gò 

ta thấy chỉ có thể nói những câu (12) a, b, c, chứ không thể nói những câu (12) a 1, b 1, c 1 . Như thế, giới ngữ chỉ vị trí trong tủ kính, trong làng, trên đồi cỏ là đứng sau định ngữ trang trí. [12]

1.6. Nếu kể thêm loại định ngữ có kết cấu là một tiểu cú (clause) thì tình hình còn phức tạp hơn. Các ví dụ

(13) a. Cái anh cao cao mà anh gặp hôm qua (là bạn của tôi thuở thiếu thời).

a 1 . * Cái anh mà anh gặp hôm qua cao cao (là bạn của tôi thuở thiếu thời).

b. Mấy con cá bé xíu mà em vừa mua (bị mèo ăn rồi).

b 1 . ??? Mấy con cá mà em vừa mua bé xíu (bị mèo ăn rồi).

c. Cái con gà con ốm yếu mà em vừa thấy (là gà Đông Cảo đấy).

c 1 . * Cái con gà con mà em vừa thấy ốm yếu (là gà Đông Cảo đấy).

chứng tỏ định ngữ trang trí và định ngữ có kết cấu là một tiểu cú không thể đổi chỗ cho nhau. Nói rõ hơn, vị trí của định ngữ trang trí là đứng trước định ngữ có kết cấu là một tiểu cú.

1.7. Tóm lại, đứng sau định ngữ trang trí là các định ngữ có kết cấu là (a) giới ngữ chỉ sở hữu; (b) giới ngữ chỉ vị trí; và (c) tiểu cú. Nhưng vị trí của chúng so với nhau là như thế nào?

Dương Thanh Bình (1971:130ff) cho rằng trật tự ấy là giới ngữ chỉ vị trí + giới ngữ chỉ sở hữu + tiểu cú mà hầu như không biện luận gì. Nhưng căn cứ vào ví dụ minh họa sau đây của chính Dương Thanh Bình Cái áo trắng thứ ba trong tủ của chị Hoa mà anh vừa trông thấy , ta cũng thấy ngay rằng ý kiến của tác giả là thiếu sức thuyết phục. Quả vậy, ta có thể đẩy giới ngữ chỉ vị trí ra sau giới ngữ chỉ sở hữu hay thậm chí ra sau tiểu cú mà ngữ đoạn vẫn tự nhiên: Cái áo trắng thứ ba của chị Hoa trong tủ mà anh vừa trông thấy ; Cái áo trắng thứ ba của chị Hoa mà anh vừa trông thấy trong tủ .



2. Thành tố kết thúc danh ngữ


Theo Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn cũng như nhiều tác giả khác, vị trí kết thúc danh ngữ do những từ chỉ trỏ [13] (trực chỉ) đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không hẳn như vậy. So sánh các trường hợp:

(14) a. Quyển sách ấy của cô (còn mới).

b. Tất cả những cái con mèo đen ấy trong chuồng (đều bị bệnh).

c. Tất cả những con cá rô béo ngậy ấy (mà) anh vừa ăn (đều là cá rô Đầm Sét).

với:

(15) a. * Quyển sách của cô ấy (còn mới) .

b. ?? Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy (đều bị bệnh) .

c. ?? Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn ấy (đều là cá rô Đầm Sét).

ta thấy là không thể gạt của cô, trong chuồng, (mà) anh vừa ăn trong các ví dụ (14) a, b, c ra khỏi cấu trúc danh ngữ; nói cách khác, những tổ hợp vừa nêu hoàn toàn có đủ tư cách làm thành tố phụ sau cho từ trung tâm, tức làm định ngữ. Mặt khác, rõ ràng sau ấy có thể có tổ hợp chỉ vị trí ( trong chuồng ) , hoặc tổ hợp chỉ sở hữu ( của cô ), hoặc tiểu cú ( anh vừa ăn ). Hơn nữa, cách dùng ở ví dụ (14) tự nhiên hơn nhiều so với cách dùng ở ví dụ (15). Kể ra, nếu các tổ hợp đó kết thúc bằng một danh từ, như trong ví dụ (14) a, b thì không phải không thể bắt gặp cách dùng ấy ở cuối tổ hợp ( Quyển sách của cô ấy ; Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy ) nhưng trong trường hợp này ấy chỉ có thể làm định ngữ cho danh từ đứng ngay trước, chứ không phải cho danh từ hữu quan [14]. Để có thể hình dung rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng, ta có thể quan sát qua các sơ đồ chúc đài sau:




[15]





Tất cả những cứ liệu trên dường như cho thấy rằng từ trực chỉ không phải có chức năng kết thúc danh ngữ, mà sau đó có thể còn có tổ hợp chỉ vị trí , hoặc tổ hợp chỉ sở hữu, hoặc tiểu cú. Tuy nhiên, nếu ta thay ấy bằng những từ trực chỉ khác như đó, kia chẳng hạn, thì vẫn nghe tự nhiên:

Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn đó/kia (đều là cá rô Đầm Sét)

Như thế, cứ liệu đã dẫn chỉ ra rằng khả năng kết hợp của ấy có khác với đó , kia , chứ từ đấy chưa thể kết luận vị trí của các tổ hợp hữu quan là sau các từ trực chỉ. Nhưng những chứng cứ này hoàn toàn đủ để khẳng định từ trực chỉ không thể là yếu tố duy nhất có thể đứng cuối danh ngữ. Như thế, vị trí 3' kết thúc danh ngữ có thể do một trong bốn loại định ngữ sau đây đảm nhận: định ngữ trực chỉ, định ngữ sở hữu, định ngữ vị trí và định ngữ tiểu cú. Có thể gọi đây là ô của những định ngữ trực chỉ vị trí vì ít nhiều chúng đều có nghĩa trỏ vào vị trí của vật. [16]

3. Tóm lại, có thể sắp xếp vị trí các yếu tố làm thành tố phụ sau cho từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt như sau:

CÁC THÀNH TỐ PHỤ TRƯỚC


TRUNG TÂM


CÁC THÀNH TỐ PHỤ SAU


LNTT


LNSL


TCX


TCĐV


ĐN hạn định


ĐN miêu tả


ĐN chỉ trỏ vị trí


3


2


1


0


1'


2'


3'


1'a


1'b

ĐNPS/ĐNTT/ĐNCX…ĐNTC/ĐNSH/ĐNVT/ĐNTC

tất cả


những


cái


bầy






đông đúc


bé tí xíu


cuối cùng


ấy


của

Đầm Sét


mà anh vừa thấy


tất cả


những


cái




người


buôn người


đông đúc


bạc ác


cuối cùng


ấy


trong xã hội TK


Đại từ


ST/

PTCL


QT


DT đơn vị


DK


DT/VT ST +DT


VT


VT


VT/DN


ĐT


GN


GN


TC



(LNTT = lượng ngữ chỉ toàn thể, LNSL = lượng ngữ chỉ số lượng, TCT = từ chỉ xuất, TCĐV = từ chỉ đơn vị, ĐN = định ngữ, ĐNPS = định ngữ hàm ý phức số, ĐNTT = định ngữ trang trí, ĐNCX = định ngữ chỉ xuất, ĐNTC = định ngữ trực chỉ, ĐNSH = định ngữ sở hữu, ĐNVT = định ngữ chỉ vị trí, ĐNTC = định ngữ là một tiểu cú, ST = số từ, PTCL = phụ từ chỉ lượng, QT = quán từ, DT = danh từ, DK = danh từ khối, VT= vị từ, ngữ vị từ, DN = danh ngữ, GN = giới ngữ, TC = tiểu cú).Chú giải:

[1]^ Hiện nay không ít tác giả xem loại từ chính là danh từ (chẳng hạn, x. Lê Cận - Phan Thiều 1983; Hồ Lê 1992; Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung 1992, …).

[2] Từ đây nếu không được minh định, thì số của các vị trí sau trung tâm là theo cách đánh số mới này.

[3] Gần như không có một kết cấu hay một từ loại nào đó là chuyên đảm nhận vai trò định ngữ trang trí hay định ngữ hạn định. Đó chỉ là những chức năng khác nhau. Chẳng hạn, Bắt con gà béo , đừng bắt con gà gầy , thì béo, gầy là định ngữ trang trí; nhưng ở Mua gà béo , đừng mua gà gầy , thì béo gầy lại là định ngữ hạn định. Có ý kiến cho rằng những vị từ chỉ tính chất, đặc trưng, nếu có cấu tạo gồm hai âm tiết như xinh xắn, gầy gò, to đùng, mập ú,… chỉ có thể làm định ngữ trang trí, chứ không thể làm định ngữ hạn định. Thực ra, tuỳ ngữ cảnh, ta cũng có thể gặp loại định ngữ hạn định là một vị từ có cấu tạo gồm hai âm tiết, ví dụ trong ngữ cảnh có tính chất đối lập có thể nói mua giấy trăng trắng thôi, đừng mua giấy đen thui . Và tuỳ ngữ cảnh, một danh ngữ, có thể là định ngữ hạn định hoặc định ngữ trang trí, tuỳ vào vị trí của nó. Chẳng hạn, Người lính da đen gầy gò ấy, thì da đen (trọng âm [01]) là định ngữ hạn định. Nhưng nếu Người lính gầy gò da đen ấy, thì da đen (trọng âm [11]) lại là định ngữ trang trí. Định ngữ trang trí cũng có thể là một ngữ vị từ, ví dụ: Cái chòm râu đã bạc trắng của ông .

[4] Danh từ đếm được có thể là những danh từ không chỉ đơn vị, chẳng hạn, học sinh, giáo viên, chiến sĩ, tư tưởng, v.v. (x. Nguyễn Thị Ly Kha 2001).

[5] Dấu * dùng để đánh dấu những tổ hợp không chấp nhận được; dấu ? hay ?? hay ??? dùng để đánh dấu những tổ hợp "không tự nhiên" hay "khó nghe" tùy theo mức độ ít hay nhiều.

[6] Còn về vấn đề tại sao có những định ngữ không thể xuất hiện đồng thời, xin tham khảo phân tích của N. V. Stankievich (1976:255-264).

[7]Điều đó là do thu, ngừ, đé, nhụ chi ̉ xuất hiện duy nhất trong một ngữ cảnh – làm định ngữ hạn định cho cá – trong khi cái cương vị định ngữ hạn định này lại do nhiều từ loại khác nhau đảm nhận. Thu, ngừ, đé khác hẳn nai trong nai lưng ; tuy nai cũng chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh duy nhất, nhưng nhờ có lưng – từ mà ta biết chắc là danh từ làm bổ ngữ – nên ta có thể suy ra nai là vị từ.

[8] Tổng quan về vấn đề phân loại dân gian, xin xem chương Folk Taxonomies , D'Andrade (1995:92-121).

[9] Loại định ngữ này chỉ xuất hiện trong danh ngữ có danh từ đếm được (giống như định ngữ trang trí).

[10] Dĩ nhiên nếu mở rộng ra, chẳng hạn Con gà mái ấy cuối cùng cũng bị bán nốt để lấy tiền mua sách vở cho con vào lớp một., thì câu hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng khi ấy cuối cùng không còn thuộc danh ngữ nữa, nghĩa là ra khỏi phạm vi luận bàn.

[11] Nếu hiểu thông minh là định ngữ của lớp 6A, chứ không phải của em học sinh, thì câu này không thể cho là sai. Nhưng nếu vậy thì ví dụ này không liên quan đến vấn đề của bài viết . Ở ví dụ (10) c 1 , và (12)a 1 tình hình cũng tương tự.

[12] Có thể cho rằng giới ngữ nói chung, chứ không riêng gì giới ngữ chỉ sở hữu và giới ngữ chỉ vị trí, là đứng sau định ngữ trang trí hay chăng? Dương Thanh Bình (1971:130ff) trong một nỗ lực khái quát, dường như đã khẳng định điều đó khi ông cho rằng vị trí của giới ngữ là sau danh từ trung tâm. Tuy thuật ngữ giới ngữ ông dùng không bao gồm giới ngữ chỉ sở hữu, vì trường hợp sau được tách ra thành một nhóm riêng, nhưng ngay cả như thế, kiến giải của Dương Thanh Bình vẫn khó thuyết phục: loại giới ngữ chỉ chất liệu vẫn có thể đứng truớc định ngữ trang trí (cf. Những ngôi nhà bằng gạch, xám xịt, thấp lè tè ấy là của người dân ngụ cư ). Điều này giải thích vì sao trên thực tế khi dẫn ví dụ minh họa cho trường hợp giới ngữ đứng sau danh từ trung tâm, Dương Thanh Bình chỉ đưa ra loại giới ngữ chỉ vị trí.

[13] Emeneau (1951:92-93) liệt kê vào loại demonstrative numerator những từ sau: nay, này, nãy, nấy, ấy, kia, kìa, nọ, nào . Cần lưu ý rằng kìa của Emeneau (1951:92) (như trong hôm kìa , chứ không phải kìa trong anh ấy kìa , vốn có chức năng khác hẳn, dùng như một tiểu từ tình thái, không thuộc cấu trúc danh ngữ) chỉ là cách dùng địa phương. Điều đó giải thích tại sao Nguyễn Tài Cẩn (1975:50) sau đó loại bỏ kìa ra khỏi danh sách từ chỉ trỏ. Dương Thanh Bình (1971:135) gọi những từ này là post-determiner, và trong danh sách những "post-determiners quan trọng nhất", không những ông đưa kìa , mà còn kĩa (như trong hôm kia , hôm kĩa ) và rày , cũng là những cách dùng địa phương. Nguyễn Tài Cẩn có bổ sung thêm đó ; Dương Thanh Bình ngoài đó , còn thêm đây, đấy, khác . Nhưng rõ ràng khác thuộc nhóm attribute của Emeneau hay định ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, chứ không phải demonstrative numerator hay từ chỉ trỏ theo quan niệm của hai ông.

Đi vào chi tiết, thì ngay trong nhóm từ chỉ trỏ cũng có thể tách ra đây , đấy , đó, kia ra thành một nhóm riêng. Đây là những từ có thể kết hợp với từ nào thành tổ hợp nào đây, nào đấy, nào đó , nào kia , để diễn ý phiếm định.


[14] Cần phân biệt ấy với ấy mà . Về mặt ngữ pháp, ấy có chức năng làm định ngữ, còn ấy mà có chức năng đánh dấu ranh giới giữa ngoại đề và cấu trúc đề thuyết của câu (cf. Quyển sách của cô ấy mà , (nó) còn mới , Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy mà , đều bị bệnh, Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn ấy mà , đều là cá rô Đầm Sét ). Ấy dùng để trực chỉ, còn ấy mà dùng để thu hút sự chú ý của người nghe, thực hiện chức năng kiểm thông (phatic function, x. Jakobson 1961). Ở những câu (15) a, b, c, ấy không thể xuất hiện ở vị trí cuối danh ngữ, nhưng ấy mà thì hoàn toàn có chức năng đó, tuy không thể coi là định ngữ, mà chỉ là một yếu tố tình thái chêm xen. Khi phát âm, ấy mà không có trọng âm, nghe như í mà .

[15] Có những tác giả cho rằng ngữ giới từ là ngữ đoạn ly tâm. Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến điểm bất hợp lí: gạt giới từ vào cùng nhóm với liên từ – thứ từ loại mà ai cũng thấy rõ ràng nó đối lập với giới từ ở điểm giữa nó và yếu tố còn lại có mối quan hệ đẳng lập còn giới từ và các yếu tố còn lại trong tổ hợp lại có quan hệ phụ thuộc. Ngày nay nhìn chung giới ngữ học xác định trung tâm của ngữ giới từ chính là giới từ (cf. Asher 1994:3303ff).

[16] Bốn loại định ngữ này rõ ràng phải xếp vào loại định ngữ hạn định nếu hiểu một cách chặt chẽ theo O. Jerpersen. Trong trường hợp tiếng Việt, ta thấy các định ngữ này có một ô riêng, khác hẳn với những loại định ngữ hạn định khác, nên việc tách chúng ra là cần thiết. Và như thế, thuật ngữ định ngữ hạn định (và cả định ngữ trang trí ) dùng trong bài này không còn hoàn toàn trùng khít với cách hiểu của O. Jerpersen nữa.

[17] Các tác giả Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm - Nguyễn Văn Bằng (1998:191ff) cho rằng lượng từ rưỡi có thể ở vào vị trí 1', ví dụ một điểm rưỡi, hai cân rưỡi. Chúng tôi không đưa chúng vào sơ đồ vì đấy chỉ là cách nói có tính biểu thức của toán học, thường chỉ dùng khi tính toán đo lường. Chẳng hạn so sánh: (a) chín điểm rưỡi, năm triệu rưỡi, hai quyển rưỡi, hai mét rưỡi với (b) ??? chín cái bánh rưỡi, ??hai quyển sách rưỡi, *hai mét vải rưỡi,… ta thấy, cách nói ở (a) tự nhiên hơn nhiều.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

ASHER, R.E. (Editor-in-Chief) 1994. The Encyclopedia of Language and Linguistics , volume 6. Oxford · New York · Seoul · Tokyo : Pergamon Press.
CAO XUÂN HẠO
  • 1986 [1998]. Một số biểu hiện của cách nhìn châu Âu đối với cấu trúc tiếng Việt . Đăng dưới dạng tóm tắt trong Những vấn đề ngôn ngữ học của các ngôn ngữ phương Đông (Nguyễn Tài Cẩn ed.). Hà Nội: Khoa học Xã hội. In lại dưới dạng đầy đủ trong Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa . Hà Nội: Giáo dục, 1998.
  • 1992. Về cấu trúc danh ngữ tiếng Việt . In Tiếng Việt và các ngôn ngữ phía Nam , Viện Khoa học tại Tp. Hồ Chí Minh. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
  • 1998. Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa . Hà Nội: Giáo dục.
  • 1999. Nghĩa của "loại từ". Ngôn ngữ : số 1 và 2.
D'ANDRADE, Roy 1995. The Development of Cognitive Anthropology . New York · Melbourne : Cambridge University Press.

DIỆP QUANG BAN - HOÀNG VĂN THUNG 1991. Ngữ pháp tiếng Việt , tập 1. Hà Nội: Giáo dục.

DƯƠNG THANH BÌNH 1971. A Tagmemic Comparison of the Structure of English and Vietnamese Sentences . The Hague · Paris: Mouton.

ĐINH VĂN ĐỨC 1986. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) . Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
EMENEAU, M. B. 1951. Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar . Berkeley & Los Angeles : University of California .

HOÀNG XUÂN TÂM - BÙI TẤT TƯƠM - NGUYỄN VĂN BẰNG 1998. Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục.

HỒ LÊ 1992. Cú pháp tiếng Việt , quyển 2. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
JAKOBSON, R. 1961. Closing Statement: Linguistics and Poetics . In: Style in Language , Sebeok (ed.), New York .

JERPERSEN, O. 1924 [1958]. The Philosophy of Grammar. London : George Allen & Unwin Ltd.
LÊ CẬN - PHAN THIỀU 1983. Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt , tập 1. Hà Nội: Giáo dục.

LÊ VĂN LÝ 1972. Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam . Sài Gòn: Trung tâm Học liệu.

NGUYỄN TÀI CẨN
  • 1975. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại . Hà Nội: Khoa học Xã hội.

  • 1976a. O konstrukcijax tipa "Sushchestvitel'noje so znachenijem jedinicy izmerenija + sushchestvitel'noje" . In Solnsev, V.M. (ed.) Vjetnamskij Lingvisticheskij Sbornik . Moskva.

  • 1976b. Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ . Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp. In lại năm 1996, Đại học Quốc gia Hà Nội.

NGUYỄN THỊ LY KHA 2001. Danh từ khối trong tiếng Việt hiện đại (so sánh với tiếng Hán hiện đại) , luận án tiến sĩ. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học KHXH & NV.

STANKIEVICH, N.V. 1976. O por'adke zavisimykh chlenov v attributivnom slovosochetanii . In Solnsev, V.M. (ed.) Vjetnamskij Lingvisticheskij Sbornik . Moskva.

Nguồn: Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét