Hiển thị các bài đăng có nhãn đa âm tiết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đa âm tiết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Chữ Việt có hai vần

Tác-giả: Nguyễn Phước Đáng (bài đã được đăng tại  website Gia-đình phật-tử Việt-Nam tại Hoa-Kì)

Có nhiều nhà ngôn ngữ Việt Nam cho rằng ngôn ngữ Việt là thứ ngôn ngữ đa âm, như các ngôn ngữ Anh, Pháp...

Từ nhận định đó người ta đi đến nhận định “Chữ Việt là thứ chữ đa âm tiết”. Âm tiết có nghĩa là vần. Chữ đa âm tiết = chữ có nhiều vần.
Âm tiết có khi được rút ngắn lại còn tiết mà thôi, để chỉ vần trong chữ viết. Do đó. có khi ta đọc thấy đơn tiết = đơn âm tiết = 1 vần; song tiết = song âm tiết = 2 vần; đa tiết = đa âm tiết = nhiều vần.

Ngôn (lời nói) đa âm thì có ngữ (chữ viết) đa âm tiết là điều thuận lý. Lời nói có nhiều tiếng, thì chữ viết có nhiều vần là chuyện phải lẽ. Nhưng tôi thấy chuyện không đơn giản như vậy, đối với tiếng Việt & chữ Việt.

Ngôn của mình là đa âm, nhưng ngữ lại đơn tiết.

Lời nói của người Việt là đa âm, nghĩa là có nhiều trường hợp phải có nhiều tiếng hợp lại mới chỉ định được một ý niệm về người, vật, cây cối, chim muông, trạng thái, ý tưởng, hành động...