Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Quang Năng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Quang Năng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Đặc·điểm của thuật·ngữ tiếng Việt

Tác·giả: PGS TS Hà·Quang·Năng
(Tạp·chí Từ·điển·học & Bách·khoa·thư, số 2 (11·2009) và số 3 (1·2010))

Hơn nửa thế·kỉ qua, kể từ sau Cách·mạng Tháng·Tám năm 1945, tiếng Việt đã có một vị·thế quan·trọng trong xã·hội Việt·Nam và trên trường quốc·tế. Tiếng Việt giữ địa·vị chính·thống, được sử·dụng làm ngôn·ngữ chung trong mọi hoạt·động của các dân·tộc trên lãnh·thổ Việt·Nam. Sự·nghiệp công·nghiệp·hoá, hiện·đại·hoá đất·nước, đặc·biệt là sự·phát·triển mạnh·mẽ của sản·xuất và khoa·học kĩ·thuật · công·nghệ, đòi·hỏi tiếng Việt cũng phải phát·triển nhanh·chóng, trước·hết là trong lĩnh·vực thuật·ngữ khoa·học. Trong lịch·sử hiện·đại nước·ta đã từng có bốn lần tiếng Việt đứng trước yêu·cầu phát·triển nhanh·chóng để thích·hợp với sự·chuyển·mình của xã·hội như vậy. Lần thứ nhất là đầu thế·kỉ XX. Trước sự·phát·triển nhanh·chóng về công·nghiệp, giao·thông, kinh·tế, pháp·luật… phục·vụ chính·sách khai·thác thuộc·địa của thực·dân Pháp, sự·phát·triển của các ngành khoa·học, sự·du·nhập văn·hoá Âu·châu, sự·đổi·mới trong nếp sinh·hoạt, nếp nghĩ của một bộ·phận dân·cư… tiếng Việt đã có sự·phát·triển rất mạnh về từ·vựng và cả một phần cú·pháp. Đặc·biệt, trong thời·kì này, vốn·liếng thuật·ngữ khoa·học ban·đầu của nước·ta đã được hình·thành, chữ Quốc·ngữ được truyền·bá rộng·rãi. Lần thứ hai là sau cuộc Cách·mạng Tháng·Tám năm 1945. Trước sự·chuyển·mình của đất·nước ta từ một nước nửa phong·kiến thuộc·địa sang một nước cộng·hoà dân·chủ độc·lập, với quan·hệ xã·hội kiểu mới, cách nghĩ mới, nếp sống mới của toàn·bộ dân·cư, với sự·tăng nhanh số người tham·gia đời·sống chính·trị · văn·hoá · xã·hội, tiếng Việt đã giữ vai·trò ngôn·ngữ quốc·gia với sự·mở·rộng chức·năng và sự·dân·chủ·hoá, chữ·viết trở·thành thứ văn·tự bắt·buộc phải học đối·với toàn·thể dân·cư. Lần thứ ba là những năm 60. Trước yêu·cầu của 3 cuộc·cách·mạng tư·tưởng văn·hoá, cách·mạng khoa·học kĩ·thuật, trước sự·phát·triển mạnh·mẽ của tất·cả các ngành khoa·học và giáo·dục, sự·phát·triển giao·lưu quốc·tế, tiếng Việt đã hoàn·thành quá·trình hiện·đại·hoá, dân·chủ·hoá và mở·rộng chức·năng được bắt·đầu từ hai giai·đoạn trước. Trong hoàn·cảnh đó, hệ·thống thuật·ngữ tiếng Việt đã có những bước phát·triển vượt·bậc. “Vào cuối thập·kỉ 60, đầu thập·kỉ 70, tổ thuật·ngữ thuộc Uỷ·ban Khoa·học kĩ·thuật Nhà·nước (…) đã tổ·chức biên·soạn một loạt các từ·điển đối·dịch thuật·ngữ cho hầu·hết các ngành khoa·học tự·nhiên, khoa·học kĩ·thuật và khoa·học xã·hội” [8, 20]. Đây là công·sức của rất nhiều nhà·khoa·học ở miền Bắc Việt·Nam lúc bấy·giờ.