Tác·giả: Nguyễn·Thị·Thu·Thủy (?)
Nguồn: Thư·viện điện·tử mở của Đại·học Cần·Thơ , URL: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tuvungtv/index.htm
Mục·lục:
Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo
1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định
Chương 2: Ý·nghĩa của từ
Mục·lục:
Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo
1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định
Chương 2: Ý·nghĩa của từ
1. Hoạt·động giao·tiếp và các chức·năng cơ·bản của tín·hiệu ngôn·ngữ
2. Ý·nghĩa của từ
3. Hiện·tượng nhiều nghĩa
4. Sự·chuyển·biến ý·nghĩa của từ
Chương 3: Mối·quan·hệ ngữ·nghĩa giữa các từ trong hệ·thống
1. Hiện·tượng đồng·nghĩa
2. Hiện·tượng trái·nghĩa
3. Hiện·tượng đồng·âm
4. Các trường·hợp từ·vựng tiếng Việt
Chương 4: Các lớp từ·vựng tiếng Việt
1. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt phạm·vi sử·dụng
2. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt nguồn·gốc
3. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt tần·số sử·dụng
Tài·liệu tham·khảo
Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo
1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định
2. Ý·nghĩa của từ
3. Hiện·tượng nhiều nghĩa
4. Sự·chuyển·biến ý·nghĩa của từ
Chương 3: Mối·quan·hệ ngữ·nghĩa giữa các từ trong hệ·thống
1. Hiện·tượng đồng·nghĩa
2. Hiện·tượng trái·nghĩa
3. Hiện·tượng đồng·âm
4. Các trường·hợp từ·vựng tiếng Việt
Chương 4: Các lớp từ·vựng tiếng Việt
1. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt phạm·vi sử·dụng
2. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt nguồn·gốc
3. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt tần·số sử·dụng
Tài·liệu tham·khảo
Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo
1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định
( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt.)
Tựu trung, có thể thấy có hai xu hướng xác định hình vị đối lập:
1 Hình vị trùng âm tiết.
Tiêu biểu gồm các tác giả như M.B.Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu ...Tuy nhiên, cách gọi tên không giống nhau. M.B.Emeneau, Lưu Vân Lăng dùng thuật ngữ morphem, Nguyễn Tài Cẩn dùng khái niệm tiếng, Nguyễn văn Tu dùng từ tố, Lê Văn Lý dùng ngữ vị.
2 Hình vị không hoàn toàn trùng âm tiết.
ở khuynh hướng này, nội hàm và ngoại diên của hình vị cũng được nhìn nhận khác nhau.
- Theo Ðỗ Hữu Châu: Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu... Hình vị (hay yếu tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt. [ 5, 5 ]
- Theo Hồ Lê: Nguyên vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa ngữ ngôn. Từ nguyên vị, không thể tách ra một đơn vị ngữ ngôn nào nhỏ hơn. Nói cách khác, nguyên vị không thể là kết quả của sự kết hợp của hai (hoặc nhiều) đơn vị ngôn ngữ. Từ nguyên vị chỉ có thể tìm thấy một đơn vị ngữ âm và chỉ một mà thôi, và đơn vị ngữ âm ấy chính là bản thân nguyên vị. Trong tiếng Việt, nguyên vị thường có hình thức một âm tiết. Ví dụ: nhà, đi, đẹp, đẽ( trong đẹp đẽ), núc(trong bếp núc), ngoại, giao... Nhưng bên cạnh đó, cũng có nguyên vị có hình thức cấu tạo nhiều âm tiết. Ví dụ: ô tô, cà phê, ròng rọc, amiđan, axêtilen... [ 19, 75 ]
- Ðái Xuân Ninh cho rằng: Hình vị tiếng Việt là yếu tố nhỏ nhất về mặt tổ chức mà có ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp. [ 22, 7 ]. Ðứng về mặt âm tiết, có thể chia hình vị tiếng Việt ra hai loại: loại đơn âm tiết ( ăn, uống, con, cái ), loại đa âm tiết ( cà phê, rađiô, ... thằn lằn, cà cuống,...) [ 22, 21 ]
( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt )
Nhìn chung có hai khuynh hướng :
1. Từ tiếng Việt trùng với âm tiết ( hay tiếng).
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
- Emeneau định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu. [ 8, 17 ]
- Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết. [ 8, 18]
- Nguyễn Thiện Giáp: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền . [ 8, 168 ]
2. Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết:
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được. [ 8, 18 ]
Thí dụ: bàn, ghế, thợ thuyền, gia đình , ....
- Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử. [8, 20]
- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.[ 8, 20 và 21 ]
- Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa. [ 19, 104 ]
- Ðái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh. [ 22, 24]
- Lưu Vân Lăng: ... Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất . [ 18, 213]. Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt. [18, 214].
- Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.[ 4, 14 ]
........
Kết hợp các quan niệm về hình vị và từ có thể chia ra làm 3 nhóm ý kiến:
1
|
2
|
3
| |
Từ
| Trùng âm tiết |
Không hoàn toàn trùng âm tiết
|
Không hoàn toàn trùng âm tiết
|
Hình vị
| Trùng âm tiết | Trùng âm tiết |
Không hoàn toàn trùng âm tiết
|
- Nhóm 2: Lê Văn Lý, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu...
- Nhóm 3: Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Ðỗ Hữu Châu, Ðái Xuân Nhóm 1: M.B.Emeneau, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo...
- Ninh, Hồ Lê...
Tóm lại, do đứng từ các góc độ nghiên cứu đồng đại hay lịch đại khác nhau, do cách hiểu về khái niệm hình vị của Baudouin de Courtenay Ivan trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các tác giả khác nhau, và theo đó, quan niệm về từ và cách xác định các kiểu cấu tạo từ cũng khác nhau.Phần tổng kết trên đã phần nào khái quát lên được tính phức tạp của tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Với tư cách là một giáo trình từ vựng tiếng Việt ở đại học - trang bị cho sinh viên ngành sư phạm Văn một kiến thức vững về vấn đề từ tiếng Việt phù hợp với những kiến thức được phân phối ở trường phổ thông - giáo trình này buộc phải chọn một trong các hướng giải quyết trên. Cho đến nay quan niệm có tính chất dung hòa nhất, phổ biến nhất, được nhiều người tán đồng, đặc biệt là phù hợp với chương trình giảng dạy ở phổ thông là ý kiến của các tác giả thuộc nhóm 2.
Trong phần mở đầu chúng ta đã bàn đến những đặc điểm chung của từ là có nghĩa hoàn chỉnh, mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc, và là đơn vị nhỏ nhất tạo câu. Khảo sát tiếng Việt, có thể thấy từ tiếng Việt có những đặc điểm sau đây:
-Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết.
Những tiếng như quốc, gia, sơn, thủy...dàng, dãi ...,xà, phê, xít...dầu có những đơn vị có một nghĩa nào đó (nghĩa từ vựng hoặc nghĩa bổ sung) nhưng không có khả năng tồn tại độc lập trong câu mà phải kết hợp với một yếu tố khác, chẳng hạn như gia, hà, triều, dễ, phòng, cà, a,...trong những từ quốc gia, sơn hà, dễ dàng, dễ dãi, xà phòng, cà phê, a xít,... Dù trong nguyên ngữ, sơn, thủy, quốc, gia,...được sử dụng như từ, nhưng với tinh thần độc lập dân tộc, với sự sáng tạo của người Việt, chúng chỉ được sử dụng như đơn vị cấu tạo từ. Dù là sự lặp lại của dễ, nhưng dàng, dãi đã bị biến dạng, mất nghĩa và trở thành một yếu tố bổ sung, do đó dàng, dãi cũng không thể dược sử dụng độc lập như từ. Còn những yếu tố phê trong cà phê, xít trong a xít, ngay trong nguyên ngữ chúng cũng không phải là từ huống chi là trong tiếng Việt. Như vậy, bên cạnh những từ nhà, xe, tập, nói..., trong tiếng Việt còn có những từ dễ dãi, dễ dàng, quốc gia, tổ quốc, a xít, xà phòng, cà phê,..., tức những từ đơn âm tiết hoặc đa âm tiết.
- Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến thể hình thái học. Trong các ngôn ngữ ấu - Âu, từ có biến thể về mặt hình thái. Thí dụ: to go có thể có các biến thể goes, going, gone, went theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau trong câu. Nhưng trong tiếng Việt không có biến thể hình thái học. Ði, học, nói...bất biến trong mọi quan hệ quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp trong câu. Người miền Nam có thể nói trăng, trời uốn lưỡi, trong khi người miền Bắc nói giăng, giời, nhưng đấy không phải là biến thể hình thái học mà chỉ là sự biến âm do thói quen phát âm của địa phương.
-ý nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu. Trong các ngôn ngữ biến hình, nhìn vào hình thái của từ, người ta có thể xác định được ý nghĩa ngữ pháp của chúng ( Thí dụ: danh từ, dựa vào các hậu tố như -ion, -er, -or, -ment...; tính từ dựa vào -ive,- ful, -al,...).Trong tiếng Việt, từ không có những dấu hiệu hình thức giúp xác định ý nghĩa ngữ pháp mà phải dưa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc ( đối với danh từ), đã, đang, đang, sẽ, rất, hơi, khá...( đối với động từ và tính từ).
-ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, ý nghĩa từ vựng của từ võng khác nhau trong những câu sau đây:
a. Võng anh đi trước, võng nàng theo sau.
b. Người ta võng anh ấy đến bệnh viện.
c. Tấm ván võng xuống.
Phải dựa vào chức năng ngữ pháp cụ thể ta mới xác định được ý nghĩa từ vựng của từng trường hợp.
1/. Xác định đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
ở bài giảng này, chúng tôi chọn (tiếng( làm đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt. Về mặt phát âm, mỗi tếng được tạo ra do một luồng hơi phát ra tự nhiên, kèm theo một thanh điệu nhất định. Về mặt văn tự, mỗi tiếng đồng nhất với một chữ. Thí dụ: ăn học, nhà, cao, cửa, rộng, thiên, địa, đại, tiểu, vô, hữu...Có thể chọn tiếng làm đơn vị cơ sở cấu tạo từ trong tiếng Việt bởi các lí do sau:
- Tiếng là đơn vị dễ nhận diện, quen thuộc đối với người Việt. Nói theo Nguyễn Thiện Giáp, đấy là đơn vị tâm lí ngôn ngữ học. Ðối với người Việt, việc xác định số lượng âm tiết hay tiếng trong một câu văn, câu thơ không phải là một việc làm khó khăn.Thí dụ, trước câu thơ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Chúng ta dễ dàng xác định được ngay 14 tiếng bằng cách dựa vào số lần luồng hơi đi ra, hay dựa vào số lượng thanh điệu .
-Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, đơn âm tiết tính.Về hình thức, hầu hết những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Việt (tương đương một hình vị trong các ngôn ngữ ấn- Âu) đều trùng với âm tiết. Thí dụ: nhà xe, tập ,viết,...quốc, gia, sơn, hữu, vô...Kể cả các trường hợp như dàng trong dễ dàng, dãi trong dễ dãi, xao trong xanh xao, xắn trong xinh xắn...ta đều có thể giải thích được ý nghĩa của chúng.
Nghĩa của những đơn vị như nhà xe, tập ,viết,... ta dễ dàng xác định được. Còn nghĩa của quốc, gia, sơn, hữu, vô,...( những yếu tố Hán- Việt), ta có thể xác định được bằng cách đối chiếu từng đơn vị với hàng loạt từ có cùng yếu tố cấu tạo.Thí dụ đối chiếu quốc kì, quốc gia, tổ quốc, ái quốc,... ta xác định được quốc có nghĩa là nước; gia đình, tư gia, gia thất, gia chủ..., ta xác định được gia có nghĩa là nhà. Ðối với các trường hợp như dàng, dãi trong dễ dàng, dễ dãi, tuy bản thân chúng không có nghĩa rõ rệt nhưng ta có thể lí giải được nghĩa của chúng bằng phép trừ kết hợp với phương pháp đối chiếu. Thí dụ: nếu cho nghĩa của dễ dãi là x, nghĩa cũa dễ dàng là y, nghĩa của dễ là z, thì có thể xác định nghĩa của dãi bằng sai số x - z, và nghĩa của dàng bằng sai số y - z. Riêng các đơn vị cà, phê, rem trong cà phê, cà rem là những tiếng tự thân đều vô nghĩa, và ngay cả khi đặt chúng vào trong mối quan hệ với cả từ cũng không giải thích được ý nghĩa của chúng. Ðấy là những trường hợp được vay mượn từ các ngôn ngữ ấn- Âu hoặc một ngôn ngữ nào khác mà ta chưa xác định rõ nguồn gốc. Xét về mặt số lượng,những trường hợp này chiếm số lượng không nhiều, chính vì vậy trong thực tế nghiên cưú, đã có tác giả xếp chúng vào vùng ngoại biên hay ngoại lệ và xét riêng. Có một điều không thể phủ nhận được là những từ được vay mượn từ các ngôn ngữ ấn - Âu đều được âm tiết hóa và mang thanh điệu như tiếng Việt.
- Dựa vào những cứ liệu lịch sử , gần đây người ta đã khôi phục được nghĩa của nhiều yếu tố hiện mất hay mờ nghĩa trong tiếng Việt. Thí dụ: khứa trong khách khứa, han trong hỏi han, pheo trong tre pheo, núc trong bếp núc,...
2/. Phân loại tiếng:
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có thể có nhiều cách phân loại các đơn vị cấu tạo từ khác nhau. Một trong những cách có thể chấp nhận là dựa vào nội dung ý nghĩa và chức năng ngữ pháp.
Dựa vào mặt nội dung, có thể phân (tiếng( thành hai loại sau:
a/ Tiếng có nghĩa thực: Tiếng tự thân mang nghĩa, có thể được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm nhất định. Thí dụ: cây, cỏ, nước, hoa, sơn, thủy,...
b/ Tiếng không có nghĩa thực:Tiếng tự thân không mang nghĩa, không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệm nhất định. Thí dụ: lè (xanh lè), xống (áo xống), nhách (dai nhách), pheo (tre pheo), ... mì, chính ( mì chính), cà, phê ( cà phê),...
- Xét về năng lực hoạt động ngữ pháp ( có khả năng hoạt động tự do hay không ), có thể tiếng thành hai loại:
a/ Tiếng độc lập: tiếng có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách là từ. Thí dụ: nhà, máy, hoa, cỏ, xanh, đỏ, tím vàng...
b/ Tiếng không độc lập: tiếng không thể trực tiếp tham gia vào lời nói với tư cách là từ mà phải kết hợp với một yếu tố khác. Loại này gồm hai tiểu nhóm:
+ Những tiếng không độc lập, nhưng tự thân mang nghĩa thực, nghĩa từ vựng. Thí dụ: kì trong quốc kì, thư trong thư mục, thảo trong thảo luận.
+ Những tiếng không độc lập và tự thân không mang nghĩa từ vựng, chỉ kết hợp hạn chế với một hay vài yếu tố khác. Thí dụ: xôitrong xa xôi; sẽ trong sạch sẽ; a, xít trong a xít; mì, chính trong mì chính...
Kết hợp tiêu chí ý nghĩa và tiêu chí ngữ pháp có thể tổng kết các loại tiếng trong tiếng Việt như sau:
Tiếng độc lập | Tiếng không độc lập | |
Tiếng có nghĩa thực | nhà (nhà cửa),... | quốc (quốc phòng) |
Tiếng không có nghĩa thực | dãi (dễ dãi), cà( cà phê) |
3. Các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.
Như ta đã biết, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập cho nên rất có thể khởi thủy từ của tiếng Việt chỉ gồm những yếu tố đơn âm tiết. Ðiển hình là những từ có từ lâu đời và biểu thị những khái niệm cơ bản trong tiếng Việt đều đơn âm tiết. Ngoài ra, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khôi phục được nghĩa của nhiều yếu tố mất nghĩa trong tiếng Việt. Do đó có thể nói xét về mặt lịch sử từ tiếng Việt được tạo nên bởi các con đường chủ yếu sau đây:
a. Sử dụng một tiếng độc lập để tạo một từ .
b. Kết hợp hai hay hơn hai tiếng có nghĩa lại với nhau theo một quan hệ nào đó để tạo từ. Cụ thể:
- Kết hợp 2 tiếng khác nhau theo quan hệ đẳng lập hay chính phụ. Thí dụ:
cà + chua = cà chua, hoa + hồng = hoa hồng
nhà + cửa = nhà cửa, bánh + trái = bánh trái
c. Lặp lại một tiếng kèm theo theo sự biến đổi ngữ âm nhiều hay ít và có quy luật. Thí dụ:
tím + tím = tím tím hay tim tím ( trong trường hợp thứ nhất, thật ra có biến đổi ngữ âm nhưng ở mức độ rất nhỏ. âm thứ nhất được phát ra nhẹ hơn âm thứ hai. Trọng âm rơi vào âm thứ hai (0-1). Thí dụ:
đẹp + đẹp =đẹp đẹp hay đèm đẹp
sạch + sạch = sành sạch hay sạch sẽ
sát + sát = san sát
Ngoài ra, để biểu đạt khái niệm mới, người Việt còn làm giàu vốn từ của mình bằng cách vay mượn từ nước ngoài. Thí dụ: buồng, chém, buồm, xe, ca, kíp, lốp,...bên cạnh tiểu, đại, hữu, vô, sơn, thủy,... a xít, cà phê, xà phòng...Dĩ nhiên trong nguyên ngữ, hình thức ngữ âm và ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống như trong tiếng Việt. Ðể sử dụng được, người Việt đã đồng hóa chúng đến mức cao nhất.
Như vậy, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, trong hệ thống ngôn ngữ sẽ đồng thời xảy ra hiện tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn từ mới.Trải qua thời gian hàng ngàn, hàng trăm năm, qua nhiều giai đoạn lịch sử, sự tác động của các nhân tố bên trong hệ thống ngôn ngữ cùng những nhân tố xã hội bên ngoài đã làm cho nghĩa của từ, hình thức ngữ âm của từ thay đổi đến mức những người Việt hiện đại khó có thể lí giải được một cách thỏa đáng mọi trường hợp.. Chính vì vậy ngày nay, việc xếp các từ vào một kiểu cấu tạo nào đó, độ chính xác của nó chỉ có tính tương đối mà thôi. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phương pháp và tiêu chí xếp loại cần được đảm bảo và nhất quán.
Ðứng trên góc nhìn đồng đại, dựa vào số lượng tiếng trong từ, có thể nói từ tiếng Việt được cấu tạo theo hai phương thức chủ yếu:
a. Sử dụng một tiếng độc lập để tạo một từ . ứng với phương thức cấu tạo từ này, ta có từ đơn.
b. Tổ hợp các tiếng lại theo một quan hệ nào đó để tạo từ. ứng với phương thức cấu tạo từ này, ta có từ phức. Dựa vào quan hệ ngữ âm hay ý nghĩa, có thể phân từ phức thành ba loại:
-Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ý nghĩa. ứng với phương thức cấu tạo này ta có từ ghép. Thí dụ: xe đạp, hoa hồng, nhà cửa, áo quần,...
-Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. ứng với phương thức cấu tạo này ta có từ láy. Thí dụ: sạch sẽ, vắng vẻ, xinh xắn, ngậm ngùi,co ro, lảm nhảm,...
- Tổ hợp các tiếng một cách ngẫu nhiên do hiện tại ta không xác định được quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa giữa các thành tố. ứng với phương thức cấu tạo này ta có từ ngẫu kết. Thí dụ: xà phòng, cà phê, a xít, mè nheo, ba phải, ba hoa...
Tóm lại trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ sau:
Từ
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ ngẫu kết Từ láy
1. Từ đơn: là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh,đỏ, vàng, tím,...
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,...
- Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,...
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy(Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
2. Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:
2.1. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:
* Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,...
* Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiên lợi, cốt nhục,...
* Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,...
* Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ:Chân cẳng, bát đọi, chợ búa,...
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,...
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,...
- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp ( tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát ).
- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.
Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con...
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,...
Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa ( chợ búa), pheo ( tre pheo) ... chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.
Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, heo cúi, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, ...
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghépnằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B . Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay
thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.
thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.
Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.
Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:
+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán - Việt. Thí dụ: quần áo - áo quần, rủi may - may rủi, tươi tốt - tốt tươi,...
+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.
+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:
* Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại - lại đi ; cơm nước - nước cơm khác nghĩa.
* Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ - nữ nam; ông bà - bà ông, anh em - em anh, vua quan - quan vua,... không hoán vị được.
* Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn:
sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.
sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.
2.2 Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :
· máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,...
· làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,...
· vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,...
Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán - Việt Việt hoá khác từ ghép Hán - Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:
· vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,...
· hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,...
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, ...
3. Từ láy:
Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn là những vấn đề còn để ngỏ.Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến khác nhau: a.Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa ; b. Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm giữa các thành tố. Theo ý kiến thứ nhất chỉ mới có thể lí giải được một số từ láy xác định được tiếng gốc, bên cạnh những từ ấy còn rất nhiều từ hiện không xác định được tiếng gốc (ví dụ: bâng khuâng, lẩm cẩm, bủn rủn, lã chã,...), hoặc những từ có dạng láy nhưng thực ra chúng vốn được tạo ra từ phương thức ghép ( ví dụ: hỏi han, chùa chiền, dông dài, tang tóc,...). Nhìn nhận từ láy theo ý kiến thứ hai lại không có tác dụng giúp ta thấy được những nét độc đáo về mặt ngữ nghĩa của kiểu cấu tạo từ này, không thấy được nét riêng của dân tộc ta trong việc sáng tạo những từ ngữ mới nhằm định danh sự vật mới một cách tiết kiệm mà lại có khả năng miêu tả sinh động, biểu cảm nhất. Có thể nói ý kiến thứ nhất đã nêu ra được những từ láy chân chính trong tiếng Việt. Tuy nhiên cần nhận thức được rằng ngôn ngữ không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trong quá trình đó, những từ ghép có dạng láy và những từ láy chân chính đã hòa lẫn vào nhau mà ngay cả những nhà ngôn ngữ học cũng khó phát hiện và phân biệt được chúng trong nhiều trường hợp. Gần đây trong nhiều bài viết, các tác giả đã khôi phục được nghĩa của nhiều từ ghép có dạng láy bị mất nghĩa. Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang nhiều đặc điểm của từ láy ( về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm). Trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đầy đủ hơn nữa, có thể xem chúng là từ láy. Do vậy, đứng tên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa.
3.1. Ðặc điểm của từ láy:
- Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu hiện ở một trong các dạng sau :
+ Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu. Thí dụ: vắng vẻ, vui vẻ,...
+ Hoặc giống nhau ở phần vần. Thí dụ: co ro, lác đác, lung túng,...
+ Hoặc giống nhau ở cả phần phụ âm đầu lẫn phần vần. Thí dụ: đo đỏ, hao hao,...
+ Riêng thanh điệu, ở từ láy đôi thường tuân theo quy tắc biến thanh sau:
Cao
|
_
|
/
|
?
|
Thấp
|
\
|
.
|
~
|
- Mối quan hệ về mặt ngữ âm trong từ láy tạo nên sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa ( Hoàng Văn Hành), tức là tạo ra một thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không phải thuộc bản ngữ. Ðó là lí do giải thích vì sao trong tiếng Việt tồn tại nhiều từ láy rất khó lòng giải nghĩa, nhưng người bản ngữ nói chung vẫn cảm nhận được cái hay, vẫn dùng đúng và hiểu đúng, nhưng khó có thể giải thích tính đúng, tính hay đó cho người ngoại quốc học tiếng Việt. Chính vì vậy ở những từ ghép có các thành tố còn rõ nghĩa và có hiện tượng lặp âm ngẫu nhiên như tươi tốt, nam nữ, mặt mũi, hầm hố,...nhưng người bản ngữ không hề nghĩ đến chúng như là từ láy. ở đây ý nghĩa của từng thành tố trong từ còn quá rõ, chúng đã cản trở việc tạo ra một thứ ý nghĩa vốn mơ hồ, yếu ớt, mặc dù khá ổn định. Và ngược lại, khi trong từ ghép đẳng lập có xuất hiện yếu tố mờ nghĩa, người ta dễ cảm thụ chúng như là từ láy. Ðó là lí do giải thích tại sao những từ chùa chiền, hỏi han, đất đai, chim chóc, tuổi tác được nhiều người lĩnh hội như là từ láy.
- Từ đó dẫn đến đặc điểm thứ ba, trong từ láy phải có ít nhất một yếu tố không độc (mờ nghĩa hay mất nghĩa). Như vậy, từ láy trong tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp: a - Từ láy có một yếu tố độc lập ( hay tiếng gốc) và một yếu tố không độc lập ( hay tiếng láy); b - Từ láy có cả hai yếu tố đều không độc lập ( hay từ láy không có tiếng gốc).
3.2 . Phân loại từ láy:
Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong từ, có thể phân từ láy thành các loại sau:
- Từ láy đôi là từ láy gồm có 2 tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi sau:
+ Từ láy bộ phận: Từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu.
* Giống nhau ở phụ âm đầu gọi là từ láy âm => thí dụ: sạch sẽ, dễ dàng, dễ dãi, đông đúc,...).
* Giống nhau ở phần vần gọi là từ láy vần => thí dụ: chói lọi, khéo léo, co ro, lanh chanh, ...)
+ Từ láy hoàn toàn: Ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn toàn. Cụ thể gồm các dạng sau:
* Giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu.
Thí dụ: đùng đùng, lù lù, vàng vàng,...
* Giống phần vần, phụ âm đầu, khác nhau thanh điệu.
Thí dụ: đu đủ, cỏn con, đo đỏ, tím tím,...
* Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa.
Thí dụ: đèm đẹp, bàng bạc,sành sạch, tôn tốt,...
Dạng biến đổi này xảy ra trong các trường hợp các tiếng gốc có phụ âm cuối là -p, -t, -k ( thể hiện trên chữ viết là c và ch ). Trong trường hợp này, thanh điệu cũng biến đổi theo quy luật vừa nói trên. Còn phụ âm cuối biến đổi theo quy luật là tiếng gốc tận cùng bằng các phụ âm tắc-vô thanh sẽ được chuyển thành các phụ âm mũi-hữu thanh ở tiếng láy. Cụ thể:
Tiếng gốc Tiếng láy
( Âm tắc, vô thanh) ( Âm mũi - hữu thanh)
ăm ấp - p - m
phơn phớt - t - n
bàng bạc, sành sạch - k - ng ( thể hiện trên chữ ng và nh)
- Từ láy ba và láy tư:
Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn.
Thí dụ: nhũn => nhũn nhùn nhùn, dưng => dửng dừng dưng,
khỏe => khỏe khoè khoe, con => cỏn còn con.
xốp => xốp xồm xộp, sát => sát sàn sạt,
khít => khít khìn khịt, Sạch => sạch sành sanh
Từ láy ba có kiểu phối thanh thường gặp là:
-Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh ngang).
-Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về bằng / trắc hoặc về âm vực cao / thấp.
Ví dụ cho trường hợp thứ nhất: dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh, khỏe khòe khoe,...
Ví dụ cho trường hợp thứ hai: khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp,...
Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: tơ lơ mơ, tù lù mù,...
Từ láy tư: Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép.
So với từ láy ba, từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số kiểu thường gặp:
+ Láy bộ phận kết hợp với đổi vần -a, -à hay -ơ.
Ví dụ: ấm ớ --- ấm a ấm ớ
hì hục --- hì hà hì hục
sớn sát --- sớn sơ sớn sát
+ Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh.
Ví dụ: bồi hồi --- bổi hổi bồi hồi
lảm nhảm --- lảm nhảm làm nhàm
+ Láy bộ phận kết hợp với tách, xen .
Ví dụ: thơ thẩn --- lơ thơ lẩn thẩn
nhồm nhoàm --- lồm nhồm loàm nhoàm
+ Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen
Ví dụ: hăm hở --- hăm hăm hở hở
vội vàng --- vội vội vàng vàng
3 3. ý nghĩa của từ láy.
ở đây, ta chủ yếu bàn về từ láy đôi.
Xét tác dụng của các tiếng tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia từ láy nói chung thành 3 nhóm :
a. Từ láy phỏng thanh: là từ láy trong đó không xác định được tiếng gốc, các tiếng được hình thành và được ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự sật, hiện tượng trong thực tế. Cụ thể, đấy có thể là sự nhại lại âm thanh của đối tượng. Ví dụ: oa oa, gâu gâu, đùng đùng,...; hay dựa vào mô phỏng âm thanh để định danh cho đối tượng. Thí dụ: con bìm bịp, xe cút kít, chim tu hú,...
b. Từ láy sắc thái hóa: là những từ mà trong đó có một yếu tố gốc và một hoặc hơn một yếu tố láy . Yếu tố gốc chi phối nghĩa của toàn bộ từ láy, yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó khiến cho từ láy khác với phần gốc khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố gốc. Ví dụ, so sánh bối rối với rối rắc rối, rối ren, rối rít; dễ dãi với dễ, dễ dàng; xanh xanh với xanh và xanh xao,...Xét về mặt phạm vi biểu vật của từ láy so với tiếng gốc, cần phân biệt hai trường hợp: thứ nhất là từ láy phi cá thể hóa - những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật rộng hơn so với tiếng gốc; thứ hai là từ láy cụ thể hóa những từ mà ý nghĩa biểu thị phạm vi sự vật hẹp hơn so với tiếng gốc. Ví dụ cho trường hợp thứ nhất như: chim chóc, mùa màng, hội hè,...Ví dụ cho trường hợp thứ hai như:
dễ dàng, dễ dãi, bối rối, rắc rối, rối rít, xanh xanh, xanh xao,...
dễ dàng, dễ dãi, bối rối, rắc rối, rối rít, xanh xanh, xanh xao,...
Có thể nêu ra một số mô hình ngữ nghĩa tương đối thuần nhất của một số kiểu láy như sau:
- Kiểu từ láy toàn bộ:
+ Tiếng gốc gốc tính từ, kiểu L( láy).G( gốc).
* L. có thanh bằng: thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm mang ý nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: kha khá, đo đỏ, tôn tốt,...
* L. có thanh trắc: thường diễn đạt tính chất hoặc đặc điểm có cường độ gia tăng. Ví dụ: cỏn con, tẻo teo,...
+ Tiếng gốc gốc động từ: thường diễn đạt các hành động lặp đi lặp lại một cách đều đặn và kèm với quá trình lặp lại đó, cường độ của hành động mang tính chất giảm nhẹ. Ví dụ: gật gật, lắc lắc, rung rung,...
+ Tiếng gốc gốc danh từ: thường diễn tả sự lặp đi lặp lại của các sự kiện, hiện tượng. Ví dụ: ngày ngày, người người, nhà nhà,...
- Kiểu láy âm:
* Kiểu G. L( -ăn): thường diễn tả tính chất hoặc đặc điểm đạt chuẩn mực. Ví dụ: đầy đặn, vuông vắn, ngay ngắn, thẳng thắn,...
* Kiểu L (-âp). G ( gốc động từ) : thường diễn tả hành động không ổn định tại chỗ hoặc diễn ra theo tình thế hiện ra biến mất. Ví dụ: lấp ló, thập thò, nhấp nháy,...
c. Từ láy âm cách điệu: là từ láy không chứa bộ phận còn đủ rõ nghĩa từ vựng, hoặc vẫn có thể chứng minh nghĩa của một bộ phận nào đó nhưng nó không còn tác dụng làm cơ sở nghĩa của toàn từ nữa. Ví dụ: bâng khuâng, linh tinh, thình lình,...Lọai này hiện chiếm một số lượng khá lớn trong tiếng Việt. Theo Diệp Quang Ban, đây là kiểu láy thuần khiết nhất, tiêu biểu cho toàn bộ từ láy - một kiểu cấu tạo từ lấy sự hòa phối ngữ âm tạo ý nghĩa biểu trưng làm cơ sở. Về mô hình ngữ nghĩa của kiểu từ láy này vẫn là một vấn đề còn đang để ngỏ. Phi Tuyết Hinh trong bài Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong từ biểu tượng tiếng Việt đã cố gắng mô hình hóa nghĩa của kiểu từ này dựa vào các đặc điểm cấu âm - âm học của chúng.
4.Từ ngẫu hợp : Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp. Ðấy là trừơng hợp mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa. Thí dụ: cà phê, a xít, a pa tít,...cổ hũ, mè nheo, ba láp, ba hoa, bồ hóng,...
- Chú ý:
1. Hiện tượng chuyển di kiểu cẩu tạo từ trong tiếng Việt:
Không kể từ đơn và từ ngẫu hợp, tiếng Việt có 3 kiểu cấu tạo từ cơ bản cùng với các kiểu nhỏ là:
- Từ ghép đẳng lập: gộp nghĩa, hợp nghĩa, đơn nghĩa.
- Từ ghép chính phụ: dị biệt, sắc thái hoá.
- Từ láy: phỏng thanh, sắc thái hóa, cách điệu.
Xét các đơn vị trên trục đồng đại hay lịch đại, ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói, việc nhận thức về kiểu cấu tạo lớn nhỏ của chúng có thể di chuyển khá phức tạp, làm cho con đường phân giới giữa chúng có thể bị nhòe đi. Trong những trường hợp đó, nếu thiên về mặt này thì từ đang xét được xếp vào kiểu cấu tạo này, nhưng nếu thiên về mặt khác thì nó thuộc kiểu cấu tạo khác.
Chẳng hạn từ chùa chiền, đất đai, hỏi han, xét về mặt lịch sử chúng là từ ghép đẳng lập, tuy nhiên do sự tác động của phương thức cấu tạo từ và mô hình ngữ nghĩa ( nghĩa khái quát của A+B = A hoặc B) đã làm cho nghĩa của một trong hai yếu tố bị mờ nghĩa. Ngoài ra do sự trùng hợp ngẫu nghiên về mặt ngữ âm đã làm cho người bản ngữ hiện đại nhận diện chúng như là những từ láy. Xuất phát từ đặc điểm vừa nêu, trong tiếng Việt ngày nay tồn tại nhiều từ có thể có hai hướng nhìn nhận như học hành, hình hài, nhăn nheo, chăm chú, đền đài,...Như vậy, để biện luận kiểu cấu tạo của một từ, cần dựa vào một tiêu chí rõ ràng, dứt khoát. Trong khi chờ đợi những phát hiện mới mẻ hơn nữa của ngôn ngữ học lịch sử, ta có thể dựa vào tiêu chí đồng đại để xác định kiểu cấu tạo của từ.
Việc nhận thức các tiểu loại trong từ ghép đẳng lập cũng không nhất thành bất biến nếu xét từ ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói. Trong sử dụng có thể xảy ra hiện tượng chuyển di từ tiểu loại này sang tiểu loại khác đối với những từ cụ thể. Ví dụ:
- Cửa hàng ăn uống ( gộp nghĩa); ở đây ăn uống khá thật ( rất có thể là đơn nghĩa, chỉ nói về ăn đối với các nhà ăn tập thể).
- Cơm nước đã sẵn sàng ( gộp nghĩa); cơm nước chán quá ( rất có thể đơn nghĩa).
- Ăn ở dơ dáy ( gộp nghĩa); ăn ở với nhau được hai mụn con ( chỉ sự chung sống với nhau ), ăn ở chí tình sự ( chỉ sự cư xử với nhau trong xã hội). Hai trường hợp sau này chúng được chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa thứ nhất. Do đó muốn xác định được kiểu cấu tạo của chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể và biện luận rõ ràng.
2. Các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ trong tiếng Việt.
Như ta đã biết, vốn từ tiếng Việt vô cùng phong phú, mỗi từ đều được cấu tạo theo một phương thức nhất định và mang một ý nghĩa nhất định. Các kiểu cấu tạo từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa của từ. Chính vì vậy, trong chương trình Tiếng Việt ở bậc phổ thông cơ sở và trung học, nội dung xác định các kiểu cấu tạo từ rất được những nhà giáo dục quan tâm. Tuy nhiên ở các cấp học này vấn đề tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ không phải đã sáng rõ, đặc biệt là ranh giới giữa từ láy và từ ghép. Ðể có thể xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt một cách nhất quán, cần dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Dựa vào những vấn đề có tính chất lí thuyết về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã nêu, ta có thể nêu lên và áp dụng một cách tuần tự các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt sau dây:
- Về góc nhìn, trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đủ rõ, ta có thể xét từ tiếng Việt dựa trên quan điểm đồng đại, tức dựa vào sự nhận thức chung của người bản ngữ đương đại về nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ.
- Dựa vào số lượng tiếng trong từ. Nếu từ có một tiếng ( dĩ nhiên là tiếng độc lập) thì đó là từ đơn. Nếu từ có hơn một tiếng thì đó là từ phức.
- ở những từ phức, để xác định cụ thể các kiểu cấu tạo từ, ta lại tiếp tục dựa vào quan hệ giữa các thành tố.
+ Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, đồng thời trong đó có yếu tố không độc lập và không mang nghĩa thực thì đó là từ láy ( Ví dụ: vắng vẻ, dễ dàng, sạch sẽ,...). Tiêu chí này sẽ loại trừ các trường hợp các từ ghép có quan hệ ngẫu nhiên về mặt ngữ âm ( như hầm hố, máu mủ, tốt tươi,...). ở những từ láy ta lại tiếp tục dựa vào số lượng tiếng, dựa vào các bộ phận giống nhau trong từ để xác định các từ láy đôi, láy ba, các từ láy bộ phận hay hoàn toàn, láy âm hay láy vần.
+ Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mật ngữ nghĩa thì đó là từ ghép. ở từ ghép, ta lại tiếp tục dựa vào các mô hình ngữ nghĩa cụ thể của từng từ để xác định các kiểu cấu tạo cụ thể. Nếu một tổ hợp tiếng gợi lên các sự vật mang ý nghĩa khái quát, tổng loại thì đó là từ ghép đẳng lập. Còn nếu một tổ hợp nêu lên một phạm vi sự vật mang ý nghĩa cụ thể thì đó là từ ghép chính- phụ.
+ Nếu giữa các thành tố không có quan hệ ngữ âm hoặc ngữ nghĩa thì đó là từ ngẫu hợp.
VI. NGỮ CỐ ĐỊNH |
1.Khái niệm.
Ngữ cố định là các cụm từ đã được cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, cố định, sẵn có, và cũng có chức năng tạo câu giống như từ.
Có 2 loại ngữ cố định: Thành ngữ và quán ngữ.
2. Thành ngữ.
2.1. Ðặc điểm của thành ngữ:
a. Tính biểu trưng.
Biểu trưng là lâý những vật thực, việc thực làm biểu tượng để nêu những hiện tượng tính chất có tính trừu tượng, khái quát.
b. Tính dân tộc và tính cụ thể.
Do thành ngữ mang tính biểu trưng nên đồng thời nó cũng mang tính dân tộc. Tính dân tộc biểu hiện ở tư liệu được dùng làm biểu trưng và phương thức biểu trưng ở từng thành ngữ cụ thể.
Tính cụ thể biểu hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật hiện tượng được nói đến và phạm vi được sử dụng của từng thành ngữ.
c. Tính điệp và đối.
Tính điệp và đối biểu hiện ở mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa các thành tố trong thành ngữ.
I.2.2. Phân loại thành ngữ.
a. Dựa vào tiêu chí cấu tạo.
Có thể phân thành ngữ thành hai loại: Thành ngữ có kết cấu cụm từ và thành ngữ có kết cấu câu.
b. Dựa vào tiêu chí nguồn gốc.
Thành ngữ có thể được phân thành hai loại:Thành ngữ thuần Việt và thành ngữ vay mượn.
c. Dựa vào tiêu chí biểu trưng.
Có thể phân thành ngữ thành hai loại: Thành ngữ mang tính biểu trưng thấp và thành ngữ mang tính biểu trưng cao.
2.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
2.4. Giá trị sử dụng của thành ngữ.
Giá trị sử dụng của thành ngữ xuất phát chính từ những đặc điểm của thành ngữ. Tính biểu trưng giúp sự diễn đạt bằng thành ngữ vừa mang tính hình ảnh, vừa hàm súc, cô đọng. Tính dân tộc, tính cụ thể giúp thành ngữ diễn đạt được một cách vừa cụ thể, vừa chính xác hiện thực khách quan kèm theo thái độ, sự đánh giá tinh tế của người nói. Tính điệp và đối giúp sự diễn đạt bằng thành ngữ giàu nhạc tính, dễ đi vào lòng người và dễ nhớ.
Câu hỏi gợi ý thảo luận chương I
1.Nhìn vào bảng tổng kết để phân loại các nhóm ý kiến về từ và hình vị. Những tác giả nào quan niệm từ và hình vị trùng với tiếng, những tác giả nào quan niệm từ và hình vị không trùng với tiếng, những tác giả nào nằm ở vị trí trung gian giữa hai nhóm ý kiến này?
2. Mối quan hệ giữa các kiểu cấu tạo từ và các mô hình ngữ nghĩa của chúng. Cụ thể, tìm hiểu tác dụng của từng kiểu cấu tạo ghép ( chính- phụ, đẳng lập) và láy trong việc hình thành từng mô hình ngữ nghĩa.
4. Dựa vào thơ văn đã học, phân tích giá trị sử dụng của từ láy.
3. Những tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt.
4. Xác định kiểu cấu tạo của các từ sau đây:
Mến phục, rau cỏ, xinh đẹp, bú mớm, xa tít, mát rượi, thợ bạc, thợ may, nho nhỏ, nhỏ nhoi, khôn khéo, tang tóc, chiều chuộng, đỏ rực, bí đao, bầu bạn, mịt mù, tuổi tác, cây cối, tiều tụy, đổi chác, nước ngọt, cá vàng, gạy gộc, đền đài, nhún nhảy, dưa leo, chùa chiền, bi quan, tư duy, cầm thú, cuồng phong, hàn vi, hảo tâm, mâu thuẫn, ám sát, suy nhược, học hành, hiếu đễ, bập bùng, bí mật, cu li, cao su, êm ái, ấp úng, cũ kĩ,buôn bán, hắt hiu, hoan hỉ, lu bù, áo xống, ấu trĩ, tang bồng, mồ mả, lí lẽ, nhỏ nhẹ, áo xiêm, dở lỡ, mới mẻ, rực rỡ, phụ nữ, ngoại quốc, phú quý, chiến đấu, kì lạ, kiến lửa, nước mặn.
5. Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do.
6. Tại sao người ta nói thành ngữ mang tính biểu trưng? Các phương thức biểu trưng của thành ngữ? Phân tích tính dân tộc của thành ngữ. So sánh với khả năng biểu đạt của từ và đối chiếu một số thành ngữ gần nghĩa với nhau để chỉ ra tính cụ thể của thành ngữ.
7. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
8. Tìm hiểu giá trị sử dụng của thành ngữ. Tìm ví dụ minh họa.
9. Bài tập đố vui về thành ngữ.
CHƯƠNG 2 : Ý NGHĨA CỦA TỪ
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
- Ý NGHĨA CỦA TỪ
- HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA
- SỰ CHUYỂN BIẾN Ý NGHĨA CỦA TỪ
1. Hoạt động giao tiếp.
1.1. Lược đồ Lyons:
1.2. Các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp.
a. Mục đích giao tiếp.
b. Nhân vật giao tiếp.
c. Thực tế được nói tới.
d. Hoàn cảnh giao tiếp.
e. Hệ thống tín hiệu được sử dụng.
2. Các chức năng cơ bản của các tín hiệu ngôn ngữ.
2.1. Nhóm chức năng miêu tả: Tín hiệu chỉ ra và diễn đạt những hiểu biết về sự vật, hiện tượng được nói tới trong giao tiếp.
Chức năng này bao gồm các chức năng nhỏ:
a. Chức năng biểu vật: Chỉ ra thực tế khách quan được đề cập đến.
Chức năng biểu vật gồm 3 chức năng nhỏ:
- Chức năng dẫn xuất: Nêu ra hoặc xác định cho người ta biết cái chúng ta đang đề cập đến.
- Chức năng định danh: Ðặt cho sự vật, sự việc, hành động,... một tên gọi nào đó.
- Chức năng biểu hiện (tái hiện): Là chức năng tạo hình của ngôn ngữ. Thông qua tín hiệu có chức năng biểu hiện, ta hình dung được sự vật hiện tượng như nó đang diễn ra.
Trong hệ thống ngôn ngữ, những từ tượng thanh, tượng hình đều có chức năng biểu hiện.
b. Chức năng biểu niệm:
Thông thường, chức năng này gợi cho chúng ta hiểu biết về những sự vật, hiện tượng đã được khái quát.
Chức năng biểu niệm có liên quan mật thiết với chức năng biểu vật nhưng không thể đồng nhất.
2.2. Nhóm chức năng dụng học: Chức năng lộ quan hệ về xã hội, quan hệ về thời gian, không gian giữa các nhân vật giao tiếp và cả thái độ của họ đối với sự vật, hiện tượng được nói tới và với bản thân sự giao tiếp.
Chức năng dụng học gồm chức năng biểu thái và chức năng bộc lộ.
a.Chức năng biểu thái: Biểu thị thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói đối với người giao tiếp hoặc hiện thực khách quan.
b. Chức năng bộc lộ: Biểu thị quan hệ giữa người nói và sự vật, đối tượng được nói tới. Ðấy là những quan hệ xã hội, quan hệ về không gian, thời gian,...Ngoài ra, chức năng này còn bộc lộ trực tiếp trạng thái tâm lí, sinh lí của người nói đối với hiện thực khách quan.
3.3. Nhóm chức năng phát ngôn: Chức năng chỉ ra những loại hành vi ngôn ngữ mà người phát sử dụng khi giao tiếp.
Chức năng này gồm 2 nhóm chính:
a. Chức năng hiệu lệnh: Ðây là một chức năng có liên quan với hành vi ngôn ngữ. Chức năng này nhắm trực tiếp vào hành động của giao tiếp hoặc hướng dẫn hành động của người giao tiếp, tức yêu cầu ở người nghe một thái độ hoặc hành động nào đó.
b. Chức năng đưa đẩy: Chức năng duy trì sự giao tiếp. Ðây không phải là chức năng trọng tâm nhưng cần thiết cho một giao tiếp bắt đầu, tiếp diễn hoặc kết thúc.
c. Chức năng cú học: Chức năng liên kết các từ trong câu tạo nên thông điệp.
II. Ý NGHĨA CỦA TỪ |
1 Khái niệm về ý nghĩa của từ.
1.1 Nghĩa của từ là bản thể. Gồm có các ý kiến sau:
- Nghĩa của từ là đối tượng.
- Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí (như biểu tượng, khái niệm, sự phản ánh).
- Nghĩa của từ là chức năng.
- Nghĩa của từ là sự phản ánh đối với hiện thực.
1.2. Nghĩa của từ là quan hệ: Theo khuynh hướng này có các ý kiến đáng chú ý sau:
- Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng.
- Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu, khái niệm và đối tượng.
Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
2 Các thành phần ý nghĩa trong từ.
2.1. ý nghĩa biểu vật: Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ.
Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên. ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát ...
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.
2.2. ý nghĩa biểu niệm:
* Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng.
* Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm. Như vậy, ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế, tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống.
- Phân loại các nét nghĩa:
a. Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc một loại nét nghĩa nào lớn hơn.
b. Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại vị. Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nói cách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.
c. Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa của loại vị. Có 2 loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức thấp nhất.
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ, không phải là sự phân hóa của loại vị.
* ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm.
* Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm:
Có thể chỉ ra sự khác nhau giữa ý nghĩa biểu niệm như sau:
- Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ý nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểu niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia. Ví dụ, ý nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể ( chợ búa, con cái, gà qué,...) hay ý nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa ( xanh lè, đỏ au, ...) có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.
- Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là tính chân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ thống ngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩa nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa. Ví dụ, cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt, chém, cưa, thái, hái, xẻ, ...; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạt được những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được những hoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ,...)
Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từ thông thường. Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm.
Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa khác nhau. Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người đạt được. Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ý nghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nói khái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu( tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắc cấu trúc của mình. Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau.
2.3. ý nghĩa biểu thái:
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như (to nhỏ(, (mạnh yếu(, ... nhân tố cảm xúc như: ( dễ chịu(, ( khó chịu(, ( sợ hãi(, ... Nhân tố thái độ như: (trọng(, (khinh(,(yêu(, (ghét(, ... mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
III. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA |
Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra ở nhiều cấp độ . Trong chương trình, ta chỉ bàn đến hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng ở bình diện ngôn ngữ.
1. Ðịnh nghĩa.
Cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể ứng với nhiều phạm vi sự vật, hiện tượng khác nhau và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau được gọi là hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng.
2. Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.
2.1. Căn cứ vào quan điểm lịch đại (tiêu chí thời gian): Có thể phân nghĩa của từ nhiều nghĩa ra làm hai loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh.
- Nghĩa gốc là nghĩa có trước hay nghĩa đầu tiên, còn được gọi là nghĩa từ nguyên.
- Nghĩa phái sinh là nghĩa xuất hiện sau, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
2.2. Căn cứ vào quan điểm đồng đại (cách dùng hiện nay): Có thể chia nghĩa của từ nhiều nghĩa thành nghĩa cơ bản và nghĩa phụ.
- Nghĩa cơ bản hay nghĩa chính là nghĩa biểu vật mà những người trong một cộng đồng ngôn ngữ thường sử dụng nhất đối với một từ nào đấy khi nó đứng một mình và ít lệ thuộc vào ngữ cảnh hơn cả. Nghĩa chính thường là cơ sở để giải thích nghĩa phụ.
- Nghĩa phụ là nghĩa được phát triển từ một nét nghĩa nào đó của nghĩa chính. Ðấy là nghĩa lệ thuộc vào văn cảnh, do đó muốn hiểu rõ được nó phải dựa vào văn cảnh.
2.3. Nghĩa từ vựng và nghĩa tu từ:
Nghĩa từ vựng là nghĩa đã được cố định hóa và phổ biến trong toàn dân.
Nghĩa tu từ là nghĩa chưa được cố định hóa, mang tính chất cá nhân và tạm thời, được sử dụng nhằm làm cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, tính biểu cảm và thêm sinh động.
3. Mối quan hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.
3.1. Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm.
a. Nhiều nghĩa biểu vật.
* Nhận xét:
- Một từ có thể thích ứng với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau trong thực tế khách quan. Khả năng thích ứng đó là vô hạn, do đó người ta nói nghĩa biểu vật của từ là bất định.
- Căn cứ để xác định các nghĩa biểu vật là phạm vi sự vật, hiện tượng khác nhau ứng với từ.
b. Nhiều nghĩa biểu niệm.
* Nhận xét:
ứng với các phạm vi sự vật, hiện mà từ biểu thị, ta có thể xây dựng được nhiều cấu trúc biểu niệm. Như vậy, căn cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu niệm của từ là một hình thức ngữ âm có thể hoạt động trong bao nhiêu đặc điểm ngữ nghĩa thì có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm.
c. Mối quan hệ giữa hiện tượng nhiều nghĩa biệu vật và nhiều nghĩa biểu niệm:
- Các nghĩa biểu vật trong một từ nhiều nghĩa thường chia thành từng nhóm và mỗi nhóm thường xoay quanh một cấu trúc biểu niệm nào đó.
- Các ý nghĩa biểu vật trong nhóm quanh một cấu trúc biểu niệm trung tâm thường phát triển trên cơ sở một hoặc một vài nét nghĩa nào đó trong cấu trúc biểm niệm trung tâm đó.
IV. SỰ CHUYỂN BIẾN Ý NGHĨA CỦA TỪ |
1. Nguyên nhân:
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài khác nhau như sự phát triển không ngừng của thực tế khác quan, nhận thức của con người thay đổi, hiện tựơng kiêng cữ, sự phát triển và biến đổi của hệ thống ngôn ngữ,... Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng hơn cả là nhu cầu giao tiếp của con người. Những nhu cầu về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt tu từ buộc ngôn ngữ phải luôn thay đổi và sáng tạo để biểu thị những sự vật, hiện tượng cùng những nhận thức mới, để thay thế cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa. Thay đổi ý nghĩa của từ có sẵn, thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, dễ dàng được sự chấp nhận của nhân dân, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của giao tiếp.
2. Các dạng chuyển biến ý nghĩa.
-Dạng móc xích.
-Dạng toả ra.
3. Phương thức chuyển biến ý nghĩa của từ.
Có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến:
3.1. Phương thức ẩn dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.
* Nhận xét:
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.
3.2. Phương thức hoán dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
- Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể.
- Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng.
- Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.
- Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.
c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó.
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.
f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi kèm.
g. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại.
....
Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi.
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống:
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi.
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Khác:
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn.
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.
* Nhận xét:
- Một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức.
- Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa thường theo cùng một hướng.
- ẩn dụ và hoán dụ tồn tại ở bình diện ngôn ngữ lẫn lời nói, tuy nhiên sự chuyển nghĩa của hai bình diện này khác nhau. Cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng.
+ ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất.
+ ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói.
Tóm lại, hiện tượng nhiều nghĩa một mặt phản ánh độ dày của ngôn ngữ, một mặt đáp ứng quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ; mặt khác phản ánh độ phong phú của tư duy, tình cảm, những kinh nghiệm sống của mỗi dân tộc. Hiện tượng nhiều nghĩa còn giúp ta có thêm căn cứ để hiểu sâu sắc bản chất ý nghĩa của từ cũng như tính hệ thống của chúng.
Câu hỏi gợi ý thảo luận.
1. Nghĩa biểu vật là gì? Mối quan hệ giữa nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan như thế nào? Nghĩa biểu vật và sự vật trong thực tế khách quan có trùng nhau không? Tại sao?
2. Nghĩa biểu niệm là gì? Mối quan hệ giữa nghĩa biểu niệm và khái niệm? Nghĩa biểu niệm và khái niệm có trùng nhau không? Tại sao?
3. Nghĩa biểu thái là gì? Phân biệt nghĩa biểu thái và thành phần nghĩa biểu vật miêu tả phạm vi tình cảm của con người ( ý nghĩa sự vật cấp 2).
4. Tìm những thí dụ về hiện tượng nhiều nghĩa và những ví dụ minh họa cho từng phương thức, từng cơ chế chuyển nghĩa từ vựng.
5. Tìm những ví dụ minh họa để phân biệt sự khác nhau giữa sự chuyển nghĩa từ vựng và sự chuyển nghĩa tu từ.
CHƯƠNG 3 : MỐI QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC TỪ TRONG HỆ THỐNG
I. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA |
1. Quan niệm về từ đồng nghĩa.
Ðồng nghĩa là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong các ngôn ngữ, nói chung, và trong tiếng Việt, nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay quan niệm về hiện tượng này chưa phải đã thống nhất.
1.1.Theo quan niệm truyền thống.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần nhau hay giống nhau.
Nhìn chung quan điểm này đúng nhưng chưa đủ vì còn quá chung chung bởi các lý do sau:
- Không phân biệt nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên không xác định được từ đồng nghĩa giống nhau về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm.
- Không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa.
1.2. Theo quan niệm hiện đại.
Có các khuynh hướng:
- Dựa vào tương quan ngữ cảnh, một số tác giả cho rằng từ đồng là từ có thể thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa chung của câu không thay đổi về cơ bản .
Quan niệm này quá rộng bởi 2 lý do sau:
+ Có trường hợp từ vốn được xem là đồng nghĩa nhưng không thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau.
+ Có trường hợp từ thay thế được cho nhau trong ngữ cảnh này mà không thay thế được cho nhau trong ngữ cảnh khác.
- Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên, Nguyễn Văn Tu cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Ðó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Ðó là những tên khác nhau của một hiện tượng. [ 26, 92 ].
- Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Ðỗ Hữu Châu cho rằng hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ, nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có nét nghĩa đối lập. Ông viết: Ðồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết là giữa những từ nào đấy. Ðó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ. Sau đó ông viết tiếp: Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung(nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Múc độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó. [4, 174 và 184 ]... Tuy rằng cuối cùng tác giả có phân ra chia nhiều mức độ đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm này nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn quá rộng.
- Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết: Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm. [ 7, 216 ]
Dựa vào cấu trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý kiến của tác giả Ðỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm.
2.Phân loại từ đồng nghĩa:
Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thể chia từ đồng nghĩa thành các loại:
2.1.Từ dồng nghĩa tuyệt đối:
Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái cũng như phạm vi sử dụng của chúng.Ðấy là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa :
- Từ cũ và từ mới.
Thí dụ:Trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga ; trực thăng - máy bay lên thẳng; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay;...
-Từ địa phương và từ toàn dân.
Thí dụ: Cha - bố - tiá; mẹ - me - má - vú; thấy - chộ; xa - ngái; cô - ả - o;...
-Từ thuần Việt và từ vay mượn.
Thí dụ: Bệnh nhân - người bệnh; sử dụng - dùng; mô bi lết - xe máy.
-Thuật ngữ và từ thường.
Thí dụ: Trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh , lân- phốt pho...
2.2. Ðồng nghĩa tương đối.
Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Cụ thể chúng có thể khác nhau ở các điểm sau đây:
- Khác nhau về nghĩa biểu thái.
Thí dụ: Ăn - xơi - tọng - hốt; trẻ em - con nít; phụ nữ - đàn bà.
- Khác nhau về phạm vi biểu vật.
Thí dụ: Chết - qua đời - mất; lạnh - lạnh lẽo; lạnh - lạnh lùng; diệt - tiêu diệt - xoá sổ - loại khỏi vòng chiến;...
- Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ.
Thí dụ: Nhà - lâu đài; ngại - sợ - kinh; đẹp - mỹ lệ; mổ - bổ - cắt - ngắt -xé,...
Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn ngữ so với từ đồng nghĩa tuyệt đối. Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm, hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối chẳng những không có tác dụng làm giàu cho hệ thống từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh cho hệ thống ngôn ngữ dân tộc. Ði vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng nghĩa tương đối có thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa dạng.
*Nhận xét:
- Do từ thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nghĩa nhau.
-Từ đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có các yếu tố cấu tạo và phương thức cấu tạo khác nhau.
Thí dụ: To- lớn- bự- đồ sộ- khổng lồ; nhỏ- tí hon,...
- Từ đồng nghĩa cũng có thể xảy ra giữa các từ có cùng yếu tố cấu tạo .
Thí dụ: máu- máu me; chim- chim chóc; xấu- xấu xí; khoẻ- khỏe khoắn.
Ngoài ra do thành ngữ cũng là một loại đơn vị từ vựng nên bàn đến hiện tượng đồng nghĩa từ vựng cũng có thể tập hợp các thành ngữ có nghĩa giống nhau.
Thí dụ: khoe khoang- múa rìu qua mắt thợ; may mắn- buồn ngủ gặp chiếu manh- chết đuối vớ được cọc-chuột sa hủ nếp- mèo mù vớ cá rán;...
Tóm lại, hiện tượng từ đồng nghĩa chứng tỏ sự nhận thức chính xác, tinh tế của dân tộc về hiện thực khách quan. Cùng một phạm vi sự vật hiện tượng nhưng trong ngôn ngữ có thể có nhiều từ biểu đạt thể hiện thái độ, tình cảm khác nhau, góc nhìn khác nhau của người nói đối với sự vật, hiện tượng; do đó vấn đề quan trọng được đặt ra là phải biết chọn lựa từ ngữ cho chính xác. Muốn vậy người sử dụng ngôn ngữ cần phải nhận diện và phân biệt được các nét nghĩa trong từ đồng nghĩa.
Sau dây là một số phương pháp tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa .
1/- Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa, giải nghĩa cặn kẽ từ trung tâm, dựa vào từ trung để giải thích ý nghĩa cho những từ còn lại đồng thời chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ mẹ, má, u, bầm,...
Mẹ : người đàn bà đẻ ra mình ( có thể dùng để xưng gọi, được sử dụng trong ngôn ngữ toàn dân)
Má : mẹ ( chỉ dùng dể xưng gọi , thường dùng ở Nam Bộ)
Bầm : mẹ ( chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở trung du Bắc Bộ)
U : mẹ ( chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở nông thôn Bắc Bộ)
2/- Phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa, sau đó kết hợp chỉ ra những nét riêng về nghĩa của từng từ để chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa giữa các từ cho, tặng, biếu.
Phần nghĩa chung giữa ba từ là: ( trao cái gì đó cho ai ) ( được quyền sử dụng riêng vĩnh viễn ) ( mà không đòi hay đổi lại cái gì ).
Phần nghĩa riêng của mỗi từ:
Cho : ( Người trao có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận ) ( vật được trao là tiền của hoặc có giá trị sử dụng )
Biếu : ( Người trao có ngôi thứ thấp hơn hoặc bằng người nhận) (vật được trao là tiền của ) ( bằng thái độ kính trọng )
Tặng: ( Người trao có ngôi thứ cao hơn, thấp hơn, hoặc ngang với người nhận ) ( vật được trao mang ý nghĩa tinh thần- để khen ngợi, khuyến khích, hay tỏ lòng quý mến )
Tuy nhiên làm thế nào để phát hiện và chỉ ra được sự khác biệt về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, đặc biệt là giữa các từ đồng nghĩa tương đối là vấn đề không đơn giản. Ðể làm được điều này, ngoài cách tiếp tục so sánh, đối chiếu nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trên trục dọc, ta còn có thể áp dụng phương pháp xác lập ngữ cảnh trống hay xác lập ngữ cảnh nói năng khu biệt. Nghĩa là tìm những câu mà hai từ đồng nghĩa không thay thế cho nhau được. Hai từ không thể thay thế cho nhau được trong cùng ngữ cảnh thì đó là dấu hiệu của sự khác biệt. Qua những ngữ cảnh không thay thế cho nhau được ấy sẽ giúp ta chỉ ra được sự khác nhau về nghĩa giữa chúng.
Ví dụ, để tìm sự khác biệt giữa chỗ và nơi, ta có thể dựa vào các ngữ cảnh trống sau:
Trên xe cần nhường ... cho người già.
Trong nhà hát còn trống hai chục ... ngồi.
Hàng cồng kềnh chiếm nhiều ....
Tìm khắp ... không thấy.
Anh đi ... đâu tôi cũng quyết tìm cho bằng được.
Qua việc có khả năng hay không có khả năng điền vào ngữ cảnh trống trên ta có thể chỉ ra điểm khác biệt giữa chỗ và nơi.
Chỗ: Nhỏ hẹp, cụ thể hơn nơi, có thể nhìn thấy toàn bộ trong cùng một lúc và xác định được giới hạn chính xác.
Nơi rộng hơn chỗ, không xác định được chính xác giới hạn.
Giữa các từ đồng nghĩa có thể khác nhau ở các nét nghĩa phổ biến sau:
- Phong cách ( khẩu ngữ/ văn chương/ khoa học,...)
- Sắc thái biểu cảm ( dương tính / trung tính / âm tính; khẳng định / phủ định...)
- Phạm vi sử dụng ( toàn dân/ địa phương/ một tầng lớp xã hội/ một giới nghề nghiệp; thường dùng/ ít dùng; ...)
- Phạm vi biểu vật ( cụ thể / khái quát; cụ thể / trừu tượng; rộng hẹp,...)
- Các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm.
+ Ðối với các danh từ, tính từ chỉ các sự vật, hiện tượng, tính chất,... có thể có quy mô, kích thước, mức độ khác nhau ( to / nhỏ; cao / thấp, nhiều / ít,...)
+ Ðối với động từ có thể khác nhau ở chủ thể hành động, đối tượng hành động ( trên / dưới / ngang hàng,...); cách thức hành động ( dụng cụ / bằng tay; chiều ngang / chiều dọc,...); muc đích, nguyên nhân của hành động,...
3/- Dựa vào các yếu tố cấu tạo từ. Nếu hai từ đồng nghĩa có chung một thành tố cấu tạo thì sự khác biệt về nghĩa của chúng thường nằm ở thành tố khác nhau ấy.
Ví dụ: ám sát và mưu sát. Hai từ này khác nhau ở các yếu tố ámvà mưu . ám có nghĩa là lén lút, tối tăm, kín. Mưu có nghĩa là sắp đặt, kế hoạch. Do đó, ám sát là giết lén; còn mưu sát là giết người có mưu kế, có sắp đặt kế hoạch từ trước.
Trên đây là một số cách nhận diện và chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa. Tùy trường hợp mà áp dụng chúng cho phù hợp.
II. HIỆN TƯỢNG TRÁI NGHĨA |
1. Quan niệm về từ trái nghĩa:
Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau .
Có tác giả cho rằng từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập đối lập về ý nghĩa biểu hiện khái niệm tương phản về lôgíc, nhưng tương liên lẫn nhau. [ 7, 232 ]
Do dựa vào khái niệm cho nên tiêu chí mối quan hệ tương liêntrở thành một vấn đề cần được thuyết minh và chiếm một vị trí quan trọng. Thí dụ: Bé và xinh trong Nhà này tuy bé mà xinh ; đẹp và lười trong Cô ấy đẹp nhưng lười xuất hiện trong các cấu trúc ngữ pháp mang ý nghĩa đối lập nhưng chúng không phải là các từ trái nghĩa vì chúng không có quan hệ tương liên. Tương liên là một khái niệm mơ hồ, có thể gây nhiều tranh luận khi giải quyết các trường hợp cụ thể.
Có ý kiến lại cho rằng trái nghĩa có quan hệ với hiện tượng đồng nghĩa.Trái nghĩa và đồng nghĩa là chỉ là những biểu hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập [ 4, 183 ]. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn quá chung chung, chưa cụ thể.
Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to- nhỏ; dài-ngắn...giống nhau ở nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa loại. Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương liên đã nói ở trên .Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
2. Phân loại từ trái nghĩa:
Từ sự khảo sát trên,có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa tương đối.
2.1. Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự):
Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau: 1) Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nét nghĩa đối lập; 2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập ngay tới B. Thí dụ:
Dài / ngắn rộng / hẹp to / nhỏ cao /thấp
sớm / muộn cứng / mềm quen /lạ yêu /ghét
2.2. Trái nghĩa tương đối:
Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà không thỏa mãn tiêu chí 2). Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liên tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập ngay tới B. Thí dụ:
Nhỏ / khổng lồ thấp / lêu nghêu cao / lùn tịt
Trái nghĩa và đồng nghĩa là hai hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, nói chung, và trong tiếng Việt, nói riêng; tuy nhiên những nghiên cứu và giải đáp về nó vẫn còn chừng mực.
III. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM |
1. Quan niệm về hiện tượng đồng âm.
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Cả hai cùng có đặc điểm là sử dụng vỏ ngữ âm giống nhau để biểu thị những ý nghĩa khác nhau, nhưng ở hiện tượng đồng âm giữa các nghĩa của từ không có quan hệ; còn ở hiện tượng nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có quan hệ, xảy ra do hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ.
Như vậy có thể nói hai đơn vị được xem là đồng âm khi giữa chúng có hình thức ngữ âm giống nhau và không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Chú ý:
- Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra ở nhiều cấp độ ( giữa các cụm từ tự do với nhau, giữa những từ đa âm tiết, giữa những từ đơn âm tiết, giữa từ đơn âm tiết và các yếu tố cấu tạo từ( tiếng không độc lập).
- Những trường hợp chệch chuẩn không được xem là những hiện tượng đồng âm.
-Với những trường hợp chuyển nghĩa quá xa, không xác định được cơ chế chuyển nghĩa, có thể xem chúng là những trường hợp đồng âm.
2.Phân loại:
Có thể có nhiều tiêu chí phân loại từ đồng âm khác nhau. Dựa vào cấp độ các đơn vị đồng âm có thể phân hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt thành các loại sau:
2.1. Ðồng âm giữa từ với từ.
ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều là từ. Loại này được chia thành hai loại nhỏ hơn:
- Ðồng âm từ vựng: Tât cả các từ đều thuộc cùng một loại. Thí dụ:
+ Ðường 1(đường đi) - Ðường 2 (đường phèn)
+Cất 1 ( cất tiền vào tủ) - Cất 2 ( cất hàng) - Cất 3( cất rượu).
-Ðồng âm từ vựng- ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại. Ví dụ:
+ Chỉ 1( cuộn chỉ) - Chỉ 2(chỉ đường)- Chỉ 3( chỉ có 5 đồng) .
+Câu 1(câu nói) - Câu 2( câu cá) .
2.2.Ðồng âm giữa từ với tiếng
ở đây các đơn vị tham gia vào nhóm từ đồng âm khác nhau về cấp độ. Yếu tố là từ bản thân là một tiếng độc lập, yếu tố còn lại là tiếng không độc lập. Thí dụ:
+ Ðồng1 (cánh đồng) - Ðồng2( Ðồng lòng)-Ðồng3( mục đồng)
+Yếu 1( yếu đuối) - Yếu 2 (yếu điểm).
Ngoài ra dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các yếu tố sau:
-Yếu tố thuần Việt - Yếu tố thuầnViệt
- Yếu tố thuần Việt - Yếu tố vay mượn.
-Yếu tố vay mượn - Yếu tố vay mượn.
Trong số những yếu tố vay mượn, những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán chiếm số lượng lớn. Loại này thường gây hiểu lầm cho cả với người sử dụng bản ngữ.
3. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng âm.
Có thể kể ra 4 nguyên nhân chính sau:
- Do sự tiếp nhận từ ngữ nước ngoài.
- Do sự biến đổi ngữ âm.
- Do sự rút gọn các từ đa âm tiết.
-Do sự phân hóa của từ đa nghĩa.
Tóm lại, đồng âm là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong tiếng Việt, nó đã được người Việt khai thác một cách hiệu quả, đặc biệt trong thơ văn đấu tranh giai cấp, trong các áng văn thơ yêu nước chống ngoại xâm, trong các câu đối ,...Hiện tượng đồng âm tạo ra những ngữ cảnh trong đó mỗi từ có thể được hiểu nước đôi để ngầm ẩn ý nghĩa tố cáo, châm biếm hay đả kích.
IV. CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT |
1. Ðịnh nghĩa trường từ vựng.
Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau theo một tiêu chí nào đó ( quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ liên tưởng).
2. Trường tuyến tính :
Là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung tâm nào đó trên trục tuyến tính.
3.. Trường trực tuyến.
3.1. Trường biểu vật:
Là tập hợp các từ có quan hệ dồng nhất về phạm vi biểu vật.
*Nhận xét:
- Số lượng từ ngữ không đồng đều nhau giữa các trường. Có những trường có nhiều từ biểu thị, có những trừơng có ít từ biểu thị. Số lượng từ ngữ cũng không đồng đều nhau giữa các miền trong các trường biểu vật của các ngôn ngữ. Có những miền trong ngôn ngữ này có từ biểu thị, nhưng trong ngôn ngữ kia không có từ biểu thị.
- Do từ có hiện tượng nhiều nghĩa nên mỗi từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường. Mỗi trường thường có một nhóm từ trung tâm có tác dụng quy định đặc trưng ngữ nghĩa của trường.
3.2. Trường biểu niệm:
Là tập hợp các đơn vị từ vựng có cùng cấu trúc biểu niệm khái quát.
* Nhận xét:
- Cũng như trường biểu vật, trường biểu niệm có thể được phân thành nhiều miền nhỏ, với mật độ từ ngữ khác nhau.
- Vì cũng có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể được nằm trong nhều trường biểu niệm khác nhau tạo nên hiện tượng giao trường.
- Trường biểu niệm có quan hệ với khái niệm nhưng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm về thực tế khách quan tồng tại trong tư duy,
4. Trường liên tưởng tự do.
Là tập hợp các đơn vị từ vựng được gợi lên do sự liên tưởng tự do với một từ trung tâm nào đó.
* Nhận xét:
- Các từ trong trường có thể có cùng quan hệ về mặt cấu tạo.
- Các từ trong trường có thể có quan hệ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hay gần nghĩa.
- Các từ trong trường có thể có khả năng kết hợp trong chuỗi lời nói.
Nói chung, phạm vi liên tưởng rất rộng. Có những liên tưởng phổ biến nhưng cũng có những liên tưởng mang tính cá nhân, điều đó lệ thuộc vào giai cấp, trình độ lứa tuổi, thời đại của người sử dụng ngôn ngữ. Trường liên tưởng tự do chấp cánh cho nhà văn sáng tạo, bay cao trong vùng trời văn học.
Câu hỏi gợi ý thảo luận.
1. Nhận xét về các quan niệm khác nhau về từ đồng nghĩa. Ðánh giá những điểm hợp lí và bất hợp lí của các quan điểm.
2. Tìm những từ đồng nghĩa trong từ vựng tiếng Việt và phân biệt nghĩa của chúng.
3. Quan niệm về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt. Phân biệt hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa từ vựng.
4. Tìm những ví dụ minh họa hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt.
5. Mở rộng nội dung thảo luận sang các từ gần âm, gần nghĩa. Tìm những ví dụ minh họa để phân biệt những hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm, gần âm.
CHƯƠNG 4 : CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
- CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG
- CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGUỒN GỐC
- CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT TẦN SỐ SỬ DỤNG
I. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT PHẠM VI SỬ DỤNG |
1. thuật ngữ .
1.1 Khái niệm:
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định.
1.2. Ðặc điểm:
- Tuy là bộ phận từ vựng không thể thiếu được trong vốn từ dân tộc, nhưng so với từ thường, thuật ngữ ít được sử dụng rộng rãi.
- Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế của các ngành khoa học - kĩ thuật tương ứng.
- ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm về các đối tượng ấy trong các ngành khoa học cụ thể.
- Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không bị sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Vì vậy, nếu những từ thường mang tính dân tộc, thì thuật ngữ mang tính quốc tế.
1.3. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ:
- Tính chính xác:
Một thuật ngữ chính xác có nghĩa là nó chỉ biểu đạt được một khái niệm duy nhất mà không gây nhầm lẫn. Muốn vậy, cần làm sao cho hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong một ngành khoa học không xuất hiện hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Tính hệ thống.
Tính hệ thống biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung.
Về mặt nội dung, mỗi thuật ngữ tương ứng với một khái niệm nhất định có quan hệ chặt chẽ với các thuật ngữ khác trong hệ thống, và mang một giá trị riêng biệt.
Về mặt hình thức, tính hệ thống biểu hiện ở chỗ nhìn vào mặt cấu tạo của thuật ngữ , những người trong chuyên ngành có thể nhận diện được đấy là tên gọi của đối tượng nhóm nào, miền nào trong chuyên ngành ấy nhờ những điểm đồng nhất và đối lập của nó với các đơn vị khác về mặt phương thức cấu tạo hay các yếu tố cấu tạo.
-Tính dân tộc và tính quốc tế:
Do thuật ngữ là một bộ phận trong vốn từ dân tộc nên đồng thời nó phải mang tính dân tộc. Tính dân tộc biểu hiện chủ yếu ở mặt hình thức của thuật ngữ. Thuật ngữ phải có những đặc điểm phát âm, cấu tạo phù hợp với tiếng nói dân tộc.
Ngoài ra, bởi vì các khái niệm khoa học là tài sản chung của toàn nhân loại nên thuật ngữ cũng phải mang tính quốc tế. Tính quốc tế biểu hiện chủ yếu ở mặt nội dung. Nói như thế không có nghĩa tính quốc tế không có quan hệ gì với mặt hình thức. Các ngôn ngữ cùng khu vực thường có hệ thống thuật ngữ tương tự nhau ở cả mặt cấu tạo.
Có một điều cần chú ý là tính dân tộc và tính quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói tính quốc tế là cái khuôn hình thức để định hình cho thuật ngữ. Còn tính dân tộc là điều kiện để cho thuật ngữ tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể. Nhờ tính dân tộc, thuật ngữ trở nên gần gũi, dễ nhớ đối với người bản ngữ.
1.4. Các phương thức xây dựng thuật ngữ:
Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, thuật ngữ được xây dựng và phát triển bằng ba con đường cơ bản:
- Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường:
Là phuơng thức cấu tạo bằng cách chuyển nghĩa của những từ thường thành thuật ngữ. Do được chuyển nghĩa như vậy cho nên giữa từ thường và thuật ngữ có một độ chênh nhất định về nghĩa.
Các thuật ngữ được hình thành bằng con đường này được gọi là thuật ngữ thuần.Nhìn chung xét về mặt hình thái, giữa thuật ngữ và từ thường không có dấu hiệu gì khác biệt. Dấu hiệu duy nhất giúp ta nhận diện được chúng và phân biệt được chúng với từ thường là đặc điểm của chu cảnh mà chúng xuất hiện.
- Mô phỏng thuật ngữ nước ngoài:
Là phương thức cấu tạo bằng cách sử dụng những yếu tố cấu tạo và mô hình cấu tạo từ của tiếng Việt, đặc biệt là khai thác các yếu tố cấu tạo Hán- Việt để dịch nghĩa của thuật ngữ quốc tế.
Ví dụ: Polysyllabic languages dịch là Ngôn ngữ đa âm tiết
Prefixe ------- Tiền tố
Sufixe ------- Hậu tố
Ultrasound ------- Siêu âm
Software ------- Phần mềm
- Mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài:
Là cách tạo thuật ngữ bằng cách sử dụng thuật ngữ nước ngoài về cả âm lẫn nghĩa.
Ví dụ: calci, sulfure, calcium, alminium,...
Về tình hình xây dựng thuật ngữ ở nước ta, mặc dù từ sau cách mạng tháng tám đến nay đã có một bước phát triển đáng kể, tuy nhiên chưa phải đã thật hoàn hảo. Cụ thể vẫn còn những hiện tượng dùng một thuật ngữ để biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau hoặc ngược lại, cùng một khái niệm được biểu đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau.
Ví dụ cho trường hợp 1:
Thuật ngữ từ vị được dùng tương đương với các khái niệm sau: dictionaire ( từ điển), lexique ( từ vựng), lexème ( từ vị ).
Ví dụ cho trường hợp 2:
Khái niệm morphème được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: từ tố, hình vị, moocphem.
Khái niệm suffixe được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ không thống nhất: tiếp vĩ tố, tiếp vĩ ngữ, phần gia cuối, hậu tố, tiếp tố.
Ngoài ra, cho đến nay hình thức phản ánh (cụ thể cách phiên âm đối với các thuật ngữ gốc ấn-Âu ) vẫn chưa thống nhất.
Ví dụ:
Calci ( Ca ) được phiên âm -cal- ci ( Hoàng Xuân Hãn)
calci ( Ban khoa học cơ bản )
calxi ( Phạm Văn Sửu)
canxi (Hóa)
Chuẩn hóa thuật ngữ vẫn đang là vấn đề bức thiết được đặt ra đối với các nhà khoa học.
2 từ nghề nghiệp.
2.1.Ðịnh nghĩa:
Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất có tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử dụng.
2.2. Ðặc điểm của từ nghề nghiệp:
- Phạm vi sử dụng hạn chế.
Mặc dù là bộ phận trong vốn từ dân tộc, nhưng cũng như thuật ngữ khoa học- kỹ thuật, do nội dung thuật ngữ thường đi sâu vào từng ngành nghề riêng biệt nên có không ít từ nghề nghiệp là xa lạ, thậm chí là khó hiểu đối với người ngoài nghề.
- ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm của ngành nghề về sự vật hiện tượng đó.
ở điểm này, từ nghề nghiệp có nhiều nét tương đồng với thuật ngữ. Tuy nhiên cần chú ý là nội dung của từ nghề nghiệp chỉ phản ánh những sự vật, hoạt động có tính thủ công. Ngoài ra, so với thuật ngữ khoa học- kỹ thuật, mức độ khái quát của từ nghề nghiệp chưa cao song nó lại mang tính cụ thể cao hơn.
- Về mặt cấu tạo, hầu hết từ nghề nghiệp đều sử dụng những đơn vị có sẵn của tiếng Việt và có nguồn gốc thuần Việt.
- Hầu hết các từ đều được cấu tạo theo nguyên tắc có lí do. Tỉ lệ những từ mang tính võ đóan thấp.
- Từ nghề nghiệp và thuật ngữ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ nghề nghiệp được phát triển và chỉnh đốn lại sẽ được bổ sung vào hệ thống thuật ngữ. Do dó có thể nói từ nghề nghiệp là thuật ngữ khoa học cấp thấp.
- Từ nghề nghiệp là một bộ phận trong ngôn ngữ dân tộc, nó có quan hệ gần gũi với đời sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi những khái niệm riêng ấy trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội.
3.Biệt ngữ:
3.1. Khái niệm:
Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. Tập thể xã hội đó có thể là các giai cấp thống trị trong các chế độ xã hội cũ, những giới xã hội như công chức, công nhân, tôn giáo, các thầy mo, thầy cúng, giới học sinh, sinh viên,...
Thí dụ: Trong tôn giáo phật giáo có những từ như : Phật, chúng sinh, niết bàn, thiền, tam bảo, quy y, độ trì , trai giới,...
Trong thiên chúa giáo có những từ như: Chúa, thánh, linh mục, rửa tội, xưng tội, amen,...
Trong chế độ phong kiến có những từ như: Trẫm, khanh, hạ thần, long nhan, long thể, ngự giá, băng hà,...
3.2. Phân loại biệt ngữ:
Có thể bàn đến hai loại biệt ngữ:
- Những biệt ngữ là tên gọi chính xác các sự vật, hiện tượng trong thực tế và không có tên gọi tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Thí dụ: Ngai vàng, tàn, lọng, cung, trạng nguyên, bảng nhãn thám hoa,...
-Những biệt ngữ là tên gọi thêm chồng lên tên gọi đã có.
Thí dụ: Viên tịch, độ cơm,..(Trong phật giáo).
Trẫm, ta, khanh (Từ xưng hô của vua).
Thiếp, nàng, chàng,...(Từ xưng hô của người con trai và người con gái với nhau thời phong kiến).
Biệt ngữ không hoàn toàn và mãi mãi mãi tách biệt với ngôn ngữ nhân dân. Qua thời gian, những từ được thử thách sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân.
4. Tiếng lóng:
4.1. Ðịnh nghĩa:
Tiếng lóng là những từ được dùng để gọi tên các sự vật,hiện tượng vốn đã có tên gọi, được một tập thể xã hội nhất định sử dụng nhằm mục đích muốn che giấu những điều mà người nói không muốn cho người ngoài tập thể biết hoặc muốn bộc lộ cái vẻ riêng của tập thể mình hoặc bộc lộ thái độ một cách mạnh mẽ.
4.2. Ðặc điểm của tiếng lóng:
- Có tính tạm thời.
- Có tính lẻ tẻ, không hệ thống.
4.3. Phương thức tạo tiếng lóng:
- Sử dụng từ toàn dân với mợt nghĩa khác.
- Sử dụng những đơn vị không độc lập trong ngôn ngữ toàn dân (bao gồm những yếu tố Hán-Việt chưa dược Việt hoá hoàn toàn, những đơn vị đã bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa...) như những yếu tố độc lập .
- Mượn từ nước ngoài (Sử dụng như những tiếng bồi).
5. Từ địa phương.
5.1. Quan niệm về từ địa phương.
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
Nguyên nhân xuất hiện chủ yếu của từ địa phương là do sự phân hoá về dân cư, địa lí và hàng rào kinh tế. Ngoài ra sự phân hóa về mặt chính trị, xã hội cũng là một nhân tố khác tác động đến sự hình thành của phương ngữ .
5.2. Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt:
Có hai xu hướng phân chia khác nhau:
-Xu hướng thứ nhất, phân chia thành ba vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ sau:
+Phương ngữ Bắc Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Thanh Hoá trở ra.
+ Phương ngữ Trung Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ An trở vào.
+Phương ngữ Nam Bộ gồm các phương ngữ các vùng từ Sông Bé trở vào.
- Xu hướng thứ hai, phân chia thành bốn vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ cụ thể sau:
+ Phương ngữ Bắc Bộ bao gồm các từ ngữ được sử dụng ở trung tâm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Thanh Hóa.
+Phương ngữ Bắc Trung Bộ bao gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên.
+ Phương ngữ Nam Trung Bộ bao gồm phương ngữ các vùng từ Quảng Nam, Ðà Nẵng đến Thuận Hải.
+ Phương ngữ Nam Bộ bao gồm phương ngữ vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ kéo dài từ Ðồng Nai, Sông Bé đến Mũi Cà Mau. trung tâm của phương ngữ Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Phân loại từ địa phương:
Có thể thấy có một số kiểu từ địa phương sau:
-Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân.
Ðó là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống riêng biệt chỉ có ở một địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn ngữ toàn dân.
Thí dụ:
+Từ địa phương Nam Bộ: Chôm chôm, sầu riêng. măng cụt, chao, tràm, đước,...
+ Từ địa phương Bắc Trung Bộ: chẻo, cối, khoé, nhút, thưng,..
-Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân.
Kiểu này có thể chia ra hai loại nhỏ. Căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng.
+Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa.
Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:
Từ ngữ Ngôn ngữ toàn dân Nghĩa trong phương ngữ
-cậu - Em trai mẹ - Hải Hưng: Anh trai của mẹ.
-té -Hắt nước - Nam Bộ: ngã.
ở các từ ngữ địa phương kiểu trên cần phân biệt hai trượng hợp: -Từ địa phương và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc, nhưng có sự biến dổi về nghĩa. Sự biến đổi này diễn ra theo hướng mở rộng (Thí dụ: nón = nón+ mũ), hoặc chuyển đổi trong phạm vi cùng một trường nghĩa (Thí dụ: chén=bát, mận= roi ). - Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau chứ không có quan hệ nguồn gốc.Thí dụ giữa té (hắt nước ) và té (ngã ).
- Từ địa phương có sự đối lâp về mặt ngữ âm. Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ, căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng.
+ Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Thí dụ:
- Toàn dân - Hải Hưng - Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh -Nam Bộ
bà mậu mụ
cá quả cá tràu cá lóc
lợn ỉn heo
đầu chốc trốc
tao choa choa
không nỏ hổng
thuyền nốc ghe
xoan cây đu sầu đâu
+Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Thí dụ:
- Toàn dân - Hải Hưng - Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh - Nam Bộ
đu đủ thù đủ thu đủ
chào mào chốc mào chúc mào
gà kê kha
trâu râu tru tru
lưới lái lái
thật thiệt
sinh sanh
Từ địa phương là bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên cần chú ý là ranh giới giữa từ địa phương và từ toàn dân rất sinh động. Từ địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ, cần sử dụng nó đúng chỗ, đúng lúc để đảm bảo tính đúng đắn, tính trong sáng của văn bản được tạo lập.
` Tóm lại, thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ nghề nghiệp, biệt ngữ và từ địa phương là những nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân. Sau thời gian được thử thách, những yếu tố được đánh giá là tích cực sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân, làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân.
Do phạm vi sử dụng của chúng hạn chế cho nên cần chú ý đến loại phong cách ngôn ngữ phù hợp với từng lớp từ để có thể sử dụng chúng được tốt, đồng thời phát huy được hiệu quả của chúng.
II. CÁC LỚP TỪ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGUỒN GỐC |
Cho đến nay bối cảnh chung của các quan điểm nghiên cưú về nguồn gốc của tiếng Việt vẫn còn khá phức tạp. Tựu trung có ba ý kiến khác nhau sau đây:
- ý kiến thứ nhất cho tiếng Việt thuộc dòng Môn -Khme (tiếng Môn phân bố chủ yếu ở Miến Ðiện và tiếng Khme phân bố chủ yếu ở Campuchia ). Những người tiêu biểu cho ý kiến này là J.R.Logan, X.Sehmidt và gần đây là A.G.Haudricourt. Cơ sở chính của ý kiến này là dựa vào quá trình chuyển biến từ tiếng Việt cổ không có thanh điệu sang tiếng Việt hiện đại có thanh điệu và dựa vào vốn từ cơ bản gốc Môn - Khơme trong tiếng Việt.
- ý kiến thứ hai cho tiếng Việt bắt nguồn từ ngôn ngữ Tày- Thái. Ðại diện cho quan điểm này là Maspéro. Cơ sở để tác giả đưa ra ý kiến này chẳng những dựa vào vốn từ cơ bản giống nhau giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Tày-Thái, mà còn căn cứ vào cơ cấu cấu tạo từ và thanh điệu giữa chúng. Theo tác giả, tiếng Việt và tiếng Thái có quan hệ gần gũi hơn vì cả hai ngôn ngữ này đều không có phụ tố, trong khi đó các ngôn ngữ Môn-Khme lại có nhiều phụ tố, tiền tố và trung tố. Ngoài ra hệ thống thanh điệu của tiếng Việt lại hợp với hệ thanh điệu tiếng Thái cổ, trong khi đó các ngôn ngữ Môn-Khme lại không mang thanh điệu.
- ý kiến thứ ba cho tiếng Việt được tạo nên do sự hỗn hợp của các ngôn ngữ nhóm Nam á, trong đó bao gồm cả ngôn ngữ Môn - Khơ me và Tày-Thái. Người đưa ra ý kiến này là G. Coedes và A.Haudricourt và nhiều tác giả Việt Nam. Hà Văn Tấn và Phạm Ðức Dương căn cứ vào quá trình biến đổi hình thái học của từ cũng có kết luận tương tự. ý kiến này được đưa ra dựa vào hỗn hợp của nhiều tiêu chí: vốn từ cơ bản giống nhau giữa các ngôn ngữ, quá trình chuyển hoá từ ngôn ngữ không có thanh điệu sang ngôn ngữ có thanh điệu của tiếng Việt do sự tiếp xúc với các ngôn ngữ trong khu vực, quá trình biến mất của các phụ tố trong tiếng Việt cổ.
Ngữ hệ Nam á phân bố trên một địa bàn rộng lớn từ vùng đông bắc ấn Ðộ (nhóm Mun-đa ) qua Miến Ðiện đến vùng Nam Trung Quốc (nhóm Mèo-Dao) sang phía nam kéo dài đến vùng Mã Lai, Nam Ðảo (nhóm Malaya Po-li-nê-diên). Ngữ hệ này được hình thành trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc trong khu vực.
2. Từ thuần việt.
2.1. Quan niệm về từ thuần Việt:
Ngôn ngữ dân tộc không bất biến mà luôn vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn.Trong một giai đoạn lịch sử cụ thể bao giờ cũng xảy ra hiện tượng giữ lại từ cũ, cấu tạo từ mới, vay mượn những từ ngữ từ tiếng nước ngoài. Qua nhiều thời kì, việc xác định từ vay mượn và từ thuần không phải là việc làm đơn giản. Do đó có thể quan niệm về từ thuần như sau:
Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ ấn- Âu, các từ còn lại là các từ thuần Việt. Cụ thể đấy là các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng cơ bản nhất và tồn tại từ lâu đời.
2.2. Quan hệ về ngữ âm, ngữ nghĩa với các ngôn ngữ cùng ngữ hệ:
Có thể nhận thấy mối quan hệ về ngữ âm, ngữ nghĩa giữa từ thuần Việt với các ngôn ngữ cùng ngữ hệ như sau:
a/ Những từ gốc Môn-Khme.
Dựa vào nội dung, có thể phân định thành các nhóm sau:
-Những từ chỉ các bộ phận cơ thể:
Puok | Khme | bụng |
Ko | - | cổ |
chơơng | - | chân |
Tay | Mường | tay |
Sóc | Khme | tóc |
Atui | - | đuôi |
Sim | Amoy | tim |
Menkh | - | mặt |
Kaak | Mường | gạc |
Mus | - | mũi |
Las | - | lưỡi |
Keeng | Khme | cẳng |
nhơts | - | nhớt |
Khnong | - | sống |
ta | Mường | da |
- Những từ trỏ các động tác của người và động vật.
bât | Khme | mất |
kal | - | (nhảy) cỡn |
Srônganh srôngang | - | nghênh ngang |
Tlec | - | thè lè |
Choho | - | chò hõ (ngồi) |
Chrohom | - | (ngồi) chồm hỗm |
Lnong | - | lóng ngóng |
lngơơ | - | lơ ngơ |
đâc | - | dắt |
Bec | - | bẻ |
Nai | - | nài (xin) |
đum | - | đùm |
Book | - | bóc |
Nen | - | nén |
đoi | - | đòi |
kạo | - | cạo |
Rut | - | ( chạy) rút |
bât | - | bít, đóng |
đôh | - | đổ |
chhiên | - | chiên |
Thui | - | thui |
Cheek | - | chẻ, xé |
Beeh | - | bẻ |
băng | - | bưng, mang |
Khvan | - | khoan |
chbôôt | - | vuốt |
Tuul | - | đun, dun (đẩy) |
Kot | ( Mường) | gột |
Kaaj | - | gài |
pơơi | - | với |
chăl | - | chạy |
yơl | - | dậy |
Pul | - | búi |
- Những từ trỏ quan hệ họ hàng
mđay, mây | Khmer | mẹ |
chêê | - | chị |
Me | - | mẹ |
chău | - | cháu |
Mi | - | mày |
No | - | nó |
- Những từ trỏ các hiện tượng thiên nhiên
ơc hơp | Tha Vừng | chớp |
Dak | Mường | đất |
tưk | Khmer | nước ( nác) |
Khzol | Khmer | gió |
Pul | Tha Vừng | bụi |
Chroi | Khmer | doi đất |
Phnom | - | non |
Preek | - | lạch |
Thngay | - | ngày |
rưa | - | rễ |
Cum | - | khóm |
- Các từ trỏ không gian.
Kraoi | Khmer | sau |
sđam |
-
| đăm (bên phải) |
chvêng | - | chiêu ( bên trái) |
Kịa | - | kề |
Ni | - | này |
Pùung | Mường | vùng |
Prai | Khmer | rải |
chưt | - | chật |
Chngai | - | ngái (xa) |
- Các từ trỏ động vật.
Kur | Uý Lô | cúi (lợn) |
Kù | Mường | gấu |
kả | Tha Vừng | cá |
ken | Tha Vừng | kiến |
thlăn | Khmer | trăn, thằn lằn |
Roi | - | ruồi |
Kngan | - | ngan |
- Các từ trỏ thực vật.
Pir | úy Lô | bí |
kâr | - | cây |
Sai | Khmer | tẻ (lúa) |
Cum | Mường | cụm, khóm |
srâu | Khmer | lúa |
-Các từ trỏ đồ dùng dụng cụ.
Siu | Mường | rìu |
kơten | Tha Vừng | đèn |
Mung | Sách | mùng |
Khao | - | khố |
Coat | - | cót, vựa thóc |
đo | Khmer | đò |
Sao | - | sào |
Pheeng | - | phên |
Krolo | - | lọ |
Cheo | - | chèo |
- Các từ trỏ việc nấu nướng, đốt lửa.
Kho | Khme | kho |
đot | - | đốt |
Chhe | - | cháy |
Choom | - | chườm |
Cha | - | chả |
chhiên | - | chiên |
Comranh | - | rán |
chhơ | - | hơ |
Thui | - | thui |
Khvay | - | quay |
-Các từ trỏ giác quan.
Kar | úy Lô | cay |
Tek | Tha Vừng | điếc |
Chu | Khme | chua |
Chót | - | chát |
phớêêm | - | êm (ngọt) |
sôui | - | thúi, thối |
hăng | - | hăng |
Banhem | - | thèm |
prăn | - | mặn |
- Tính từ trỏ người và vật.
Skom | Khme | còm |
Chal | - | chán |
pruôi | - | buồn |
thmây | - | mới |
Chas | - | già, cha |
khlăng | - | hăng |
kênh | - | căng |
pêpao | - | bập bềnh |
- Số từ.
muôi | Khme | một |
Bar | úy Lô | vài, hai |
Pir | Khme | vài, hai |
bây | - | ba |
buôn | - | bốn |
prăm | - | năm |
Pih | - | bảy |
-Phó từ.
somrăp | Khme | sắp |
rưt | - | rất |
răp | - | rắp |
chơt | - | chợt, suýt |
krêêng | - | kẻo |
khtuông | - | khoảng |
- Một số từ khác.
Ten | Sách | đen |
Cho | Tha Vừng | chau (mày) |
hêng | Khme | hên (may) |
Khsui | - | rủi, sui |
b/ Những từ gốc Tày-Thái.
- Các từ liên quan đến nghề trồng trọt và lúa má.
Phai | bai (cái đập nước) |
Quel | quê |
xắm (cả ) | dâm (mạ ) |
ván (cả) | vãi (mạ ) |
ban (nà ) | bừa (ruộng ) |
khốc | cối |
Xí | xay |
đoong | nong |
tăm | đâm (gạo ) |
Pong | bánh phồng |
Pún | bún |
Chỏa | xỏa |
Phang | phang, đập lúa |
Pjếng | miếng |
- Các từ trỏ công cụ, tư liệu, hành động sản xuất
ngàm | ngám (khốp) |
Ki | củi |
Phai | vải |
tông | đũng (quần) |
Khúc | guốc |
lá | xa |
Quặng | quặng |
Kham | chàm |
Chủm | chủm |
chăng | dăng (lưới) |
Phay | dao phay |
phò | vò |
quàng | quăng (chài) |
ẩng | súng ống |
Quéng | kén |
Poong | vòng |
Pooc | bóc |
hải | hái (lượm ) |
- Từ trỏ động vật và động tác của động vật.
tua luông | thuồng luồng |
chạng | giạng ( chân) |
Tật | đặt |
Phậc | vực |
Lòi | lội |
Chộc | chóc (chim) |
chẳm | chấm |
Khang | gang |
rào | rảo |
- Từ trỏ thực vật.
bôn | (khoai ) môn |
Thùa | đậu |
Dửa | dứa |
Buống | (rau ) muống |
Buộp | mướp |
Ít | ớt |
khả | xả |
Hóm | ( rau) thơm |
Pục | bưởi |
Chúm | chùm |
Hóp | hóp (loại tre) |
Quẻ | quế |
mì | mít |
- Từ trỏ thức ăn và dụng cụ.
Xộm | nộ |
Cọi | giỏi |
chì | chả |
pamăm | cá mắm |
pa om | cá om |
pa kho | cá kho |
pa loọc | cá luộc |
buôi | muôi |
địa | đĩa |
Rử | dừ |
- Từ trỏ hiện tượng thiên nhiên.
đồng | đồng, ruộng |
Khuổi | suối |
Fòng | sóng |
-Các từ khác.
mử | mợ |
Cọt | cụt, ngủn |
Sluộc | thuộc (bài) |
Khốt | khuất |
quàng | quàng |
Ten | tên |
Nẩy | này |
3. Các từ Việt gốc Hán.
3.1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:
Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán-Việt.
Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có thể phân các giai đoạn tiếp nhận ấy ra làm hai thời kì lớn:
a/- Giai đoạn trước đời Ðường:
Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ phương bắc, tiếng Hán đã được sử dụng ở Giao Châu với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có một cơ sở vững vàng từ trước, đến giai đoạn này nó vẫn tiếp tục được kế thừa và tồn tại. Vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm, người Việt chỉ tiếp nhận lẻ tẻ một số từ Hán thường dùng để lấp đầy vào chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn, muộn, mây, muỗi, đục, đuốc...Những từ được tiếp nhận giai đoạn này được gọi là những từ tiền Hán- Việt hay từ Hán cổ.
b/-Giai đoạn từ đời Ðường trở về sau:
Vào khoảng đời Ðường, người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc đủ các loại được truyền bá rộng rãi. Trước đó, một số thiền sư ấn Ðộ và người Hán cũng truyền giáo ở Giao Châu, một số kinh phật đã được dịch sang chữ Hán cũng được truyền sang Giao Châu.Qua thư tịch, lớp từ văn hóa biểu thị những khái niệm trưù tượng của các phái Nho, Phật, Lão trong tiếng Hán đã được được người Việt vay mượn có tính chất đồng loạt, hệ thống kèm theo sự cải biến về mặt ngữ âm và ý nghĩa để lấp đầy vào khoảng thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.Những từ tiếp nhận ở giai đoạn này được gọi là từ Hán-Việt .
Sau khi âm Hán-Việt đã được hình thành, trong tiếng Việt vẫn diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi này có thể tác động vào một bộ phận từ Hán-Việt, nhất là những từ thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, làm cho những từ này mang những nét mới về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, khác với những từ Hán-Việt trước đây. Những từ này được gọi là từ Hán-Việt Việt hoá.
Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.
3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt.
Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường.
Từ đời Hán cho đến đời Ðường, tiếng Hán đã trải qua hai giai đoạn lớn (Thời kì âm Hán thượng cổ và thời kì âm Hán trung cổ), do đó ngữ âm của tiếng Hán biến đổi và phát triển khá nhiều. Sự biến đổi này có tác động lớn lao đến hệ thống ngữ âm từ gốc Hán trong tiếng Việt, bởi vì những từ Hán - Việt cổ đọc theo âm Hán Thượng cổ, những từ Hán - Việt lại dựa vào âm Hán trung cổ. Dựa vào thành quả nghiên cứu về âm Hán Thượng cổ, đối chiếu với những từ gốc Hán ở Việt Nam, những người có vốn Hán ngữ có thể xác định được những từ nào thuộc về lớp từ Hán-Việt cổ.
Về mặt ngữ âm, có thể hình dung lại quá trình biến đổi từ âm Hán Thượng cổ sang âm Hán-Việt cổ như sau: Trước thế kỉ thứ X trong hệ thống âm đầu tiếng Việt còn chưa có âm hữu thanh, vì vậy âm Hán-Việt cổ lúc đầu cũng mang âm đầu vô thanh, về sau chúng mới hữu thanh hóa. Như vậy những từ có âm đầu hữu thanh trong tiếng Việt ở thời kì ban đầu này chính là những từ gốc Hán.
Xét về mặt nội dung và phong cách, các từ Hán-Việt cổ do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại là những từ đơn âm tiết có đầy đủ hai mặt hình ảnh âm thanh và ý nghĩa, nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận hành độc lập trong tiếng Việt và có một vị trí không khác gì những từ gốc Môn-Khme và gốc Tày-Thái trong tiếng Việt, vì vậy cho nên trong thực tế lâu nay nó vẫn được coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác giả xem chúng là từ thuần Việt.
3.3. Từ Hán-Việt.
Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu, những từ Hán-Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Xét về mặt nội dung, có thể thấy từ Hán Việt được sử dụng để biểu đạt những khái niệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, v.v... Ví dụ:
- Chính trị: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống, triều đình, ...
- Văn hóa: khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết,...
- Giáo dục: tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa,...
- Tôn giáo: Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,...
- Quân sự: chiến trường, giáp trận, xung đột, chỉ huy, ác chiến,.
- Tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, xử lí, tố cáo, án sát, ân xá,...
- Y học: thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm,...
- Kinh tế: thương mại, thương khách, công nghiệp, thương nghiệp,...
Về mặt ngữ âm, có thể miêu tả quá trình hình thành ra âm Hán-Việt thành mấy điểm sau:
Về mặt phụ âm đầu: Trong tiếng Hán Trung cổ ở các thế kỉ VIII, IX có tất cả 41 âm đầu, trong đó có nhiều âm hữu thanh và âm tắc-xát, trong khi đó ở tiếng Việt thế kỉ X chỉ có 20 âm đầu, lại không có âm hữu thanh và âm tắc-xát, do đó, ở bước đầu tiên, các âm hữu thanh trong tiếng Hán phải chuyển thành âm vô thanh trong Hán-Việt và các âm đầu tắc-xát Hán phải chuyển thành tắc hay xát trong Hán-Việt. Kết quả là 41 âm đầu trong tiếng Hán Trung cổ nhập lại thành 20 âm đầu trong cách đọc Hán-Việt buổi đầu. Ðể bù lại và giữ thế cân bằng sẽ có sự bổ sung về thanh điệu. Các âm đầu vô thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu bổng. Các âm đầu hữu thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu trầm. Ngoài ra, trong nội bộ tiếng Việt cũng diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Một số âm đầu vô thanh lại hữu thanh hóa, một số âm đầu khác được xát hóa hoặc tắc hóa: p > b; t > đ; s > t ; kj.>gi. Cuối cùng là ta có diện mạo hệ thống âm đầu từ Hán-Việt như ngày nay.
Về phần vần, cũng có những biến đổi đều đặn từ âm Hán Trung cổ sang âm Hán-Việt.
Chọn hệ thống ngữ âm Hán -Việt làm trung điểm để khảo sát hệ thống ngữ âm của những từ vay mượn gốc Hán ở các thời kì, có thể thấy đặc điểm ngữ âm của những từ vay mượn ở hai thời kì này như sau:
THV HV THV HV
buồng | phòng | lìa | li |
buông | phóng | buồm | phàm |
nôm, nồm | nam | tiệc | tịch |
búa | phủ | bay | phi |
bùa | phù | việc | dịch |
Bụa | phụ | rợ | di |
bửa | phá | bụt | phật |
béo | phì | bố | phụ |
đục | trọc | ||
đúng | trúng | xét | xát |
đuổi | truy | đuổi | thúc |
đì | trĩ | khoe | khoa |
chuộng | trọng | quen | quán |
giường | sàng | vuông | phương |
ngỡ | nghĩ | ngựa | mã |
đuốc | trúc (chúc) | chứa | trũ |
chuông | chung | chừa | trừ |
đỡ | trợ | tựa | tự |
điểm | chấm (trấm) | cựa | cự |
say | si | cờ | kì |
mùa | vụ | ngờ | nghi |
mù | vụ | thơ | thi |
múa | vũ | mày | mi |
mụ | vu | nộp | nạp |
muỗi | văn | hộp | hạp |
mây(màn) | vân | đời | đại |
muôn | vạn | đợi | đãi |
muộn | vãn | chấm | trám |
mong | vọng | cởi | giải |
mắng (nghe) | văn | kéo | giao |
vây | vi | được | đắc |
góc | giác | cải | giới |
dời | di | chèo | trào (lộng) |
chúa | chủ | chìm | trầm |
bìa | bì | buồn | phiền |
bia | bi | kim | châm |
Thông qua cứ liệu thống kê trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm của hai thời kì này:
-Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:
+ Sự dối lập giữà / b / và / f /
Thí dụ: buồng - phòng; buông - phóng; bùa - phù.
+Sự đối lập giữa / m / và / v /.
Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.
+Sự đối lập giữa / d/ và / tr /.
Thí dụ: đục -trọc , đuổi -truy ; đúng -trúng.
+Sự đối lập giữa / ia / và / i /.
Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.
+ Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / / i / ngắn.
Thí dụ : nôm, nồm - nam, nộp- nạp, hộp - hạp.
+ Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ .
Thí dụ: tanh- tinh ; sanh - sinh.
+ Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /.
Thí dụ: kén- kiển ; quen- quán ; khoe- khoa ; phen- phiên; sen -liên.
+ Sự đối lập giữa / o / và / wo /.
Thí dụ: hòn- hoàn.
+ Sự đối lập giữa / ua / và / u /.
Thí dụ: chúa - chủ ; múa- vũ .
+ Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /.
Thí dụ: lừa - lư ; chứa - trữ ; tựa - tự.
+ Sự đối lập giữa / ơ / , / ai / , / ơi / , / âi / và / i /.
Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; mày- mi ; dời -di; vây - vi.
...
Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc. Có một điều đáng nói là thái độ tích cực, chủ động của người Việt trong quá trình tiếp thu những từ ngữ của tiếng nước ngoài. Những từ ngữ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt chẳng những biến đổi it nhiều về hình thức ngữ âm như vừa nêu mà còn có những cải biến về mặt ý nghĩa. ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.
- Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:
Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.
Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).
- Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
a). Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.
Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.
b). Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.
c). Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:
Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất đặc nấu chảy ra chất lỏng...Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất. Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể của người và động vật.
- Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:
Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.
Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt.
Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếngViệt có nghĩa là mặt mũi sáng sủa, dễ coi.
Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.
Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.
Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.
- Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:
Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .
Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Thí dụ:
Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).
Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi (trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)
Về mặt phong cách, từ tiền Hán-Việt do được du nhập sớm nên hầu hết có nội dung biểu đạt những khái niệm cụ thể và được Việt hoá rất sâu ( như: buồng, bình, đục, đuốc mây, mùa, mù, đúng,...). Từ Hán-Việt do được du nhập muộn hơn, khi tiếng Việt đã có những từ biểu thị các sự vật cụ thể thuộc nền văn minh vật chất, cho nên phần lớn chúng được sử dụng để biểu thị những khái niệm trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa và được Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhan...có thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Thí dụ:
Thảo > thảo mộc, thu thảo, thảo đường, thảo khấu, thảo dã,...
Hòa > hòa hiếu, hòa bình, bất hòa, hòa hoãn, hiền hoà,...
Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Thí dụ:
+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, ...
+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh,...
Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:
+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,...
+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp,...
+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng,...
Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt .
Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,...
3.4. Từ Hán-Việt hóa.
Từ Hán-Việt Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán-Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng , hoạvà vẽ.
Có thể nhận thấy sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán-Việt sang âm Hán-Việt Việt hoá như sau:
- Về âm đầu:
Biến đổi k > g
can | gan | kính | gương |
kiếm | gươm | cận | gần |
cẩm | gấm | kí | ghi |
kí | gửi | cang | gang |
quả | goá | cưỡng | gượng |
cá | gác | kỉ | ghế |
cấp | gấp | kiêm | gồm |
cấp | góp | (mẹ) kế | (mẹ) ghẻ |
Biến đổi đ > d.
đình | dừng | đao | dao |
đốc | dốc (lòng) | đai | dải |
đột (xoi thủng) | dột | đãi | dối (trá) |
Biến đổi b > v.
bản | vốn | bích | vách |
bổ | vá | bái | vái |
biên | ven | bút | viết |
Biến đổi h, w > v .
họa | vẽ | hoàn | vẹn |
hoạch | vạch | hoàn | vẹn |
hồi | về | họa | vạ |
Biến đổi s > th .
sư | thày | sá | tha |
sả (xả ) | thả | sơ | thưa |
- Về phần vần.
Những nguyên âm hẹp có khuynh hướng chuyển sang các nguyên âm rộng. Cụ thể, âm /i/ > /e/ , /iê/ > /ê/ , /ê/ > /e/ ,...
lí | lẽ | trĩ | trẻ |
dị | dễ | tiễn | tên |
thiêm | thêm | biên | bên |
tích | tiếc | miêu | mèo |
khê | khe | lề | lệ |
sơ | xưa | sự | thờ |
lô | lò | khố | kho |
hô | hò | cộng | cùng |
thống | thùng | lư | lừa |
bảo | báu | cát | cắt |
hộ | họ | lự | lo |
nhục | nhuốc, nhọc | trai | chay |
đắc | được | hợp | họp |
lượng | lạng | nương | nàng |
đãi | đợi | ân | ơn |
uy | oai | tổ | giỗ |
nguyên | nguồn | trào | trêu |
thuyết | thốt | tầm | tìm |
tình | tạnh (mưa) | lĩnh | lãnh |
viên | vườn | viên | vượn |
nhiễm | nhuộm | kiều | cầu |
dạng | dáng | loại | loài |
tán, tản | tan | ngạn | nhàn |
thệ | thề | kế | kề |
Chú ý: Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt Việt hóa được hình thành từ hai điểm xuất phát khác nhau và ở vào hai thời điểm khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa có âm Hán-Việt cổ, lại vừa có âm Hán-Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, chỉ xảy ra hiện tượng song tồn giữa a/. Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt. b/. Từ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa.
Các từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt Việt hóa có đặc điểm chung là đã được Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, giống với từ gốc bản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong việc cấu tạo từ và câu. Chính vì vậy có tác giả xếp chúng vào cùng một loại từ gốc Hán không đọc theo âm Hán-Việt hay từ thuần Việt.
Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.
4. Từ vựng gốc Âu - Ấn
4.1. Tình hình tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ấn-Âu
Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ ấn-Âu bắt đầu từ thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Tiếng Pháp là nguồn chủ yếu của những từ gốc ấn-Âu trong tiếng Việt. Sau đó là những từ gốc Anh, Mỹ và cuối cùng là những từ gốc Nga.
So với những từ gốc Hán, những từ gốc ấn-Âu chiếm số lượng ít hơn, do chúng được tiếp nhận sau, khi tiếng Việt đã có diện mạo tương đối ổn định . Những từ gốc ấn- Âu chủ yếu được tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, hoặc những khái niệm có liên quan đến những sinh hoạt hành chính, công vụ hay quân sự. Cụ thể:
- Từ chỉ những sản phẩm hàng hoá: ximăng, xàphòng, sơmi, len, áo ghilê, ...
- Thuật ngữ khoa học kĩ thuật: ête, ampe, compa, bêtông, canxi, vitamin,...
- Thuật ngữ âm nhạc: acmônica, tănggô, viôlông, guita,...
- Thuật ngữ quân sự, hành chánh: canông, lôcốt, moócchê, ca, kíp, ...
4.2. Cách thức vay mượn
Có hai cách thức vay mượn: trực tiếp và gián tiếp.
4.2.1. Vay mượn trực tiếp: Mượn cả âm lẫn nghĩa và dĩ nhiên có sự biến đổi nhất định cho phù hợp hệ thống ngữ âm tiếng Việt.Hình thức ngữ âm có thể biến đổi theo các dạng chủ yếu sau đây:
a/- Chuyển âm: Những phụ âm đầu hoặc âm cuối nào không có trong tiếng Việt sẽ được chuyển sang một âm gần gũi về phương thức và vị trí phát âm . Cụ thể:
+ Âm cuối / b / , / f / > / p /.
Thí dụ: double > đúp, chef > sếp.
+ Âm cuối / d /, / g / , / s / được chuyển sang âm bẹt đầu lưỡi.Thí dụ:
Mode > mốt ; vis > vit ; mousse > mut ; chemise > sơmi
fromage > phó mát .
+ Âm cuối / z / được chuyển thành / k /. Thí dụ:
Fermeture > phẹc mơ tuya ; marge > mac (đường kẻ biên trên tờ giấy ).
+Âm đầu: / p / > /b / . Thí dụ:
Palabre > ba láp ; pardessuse > ba đờ xuy.
+ Âm chính có nhiều cách chuyển đổi cho phù hợp. Thí dụ:
Timbale > tanh banh ; olive >ô liu ; sausisse > xúc xích ;
chef > sếp.
b/-Giảm âm: Có nhiều cách giảm âm:
+ Giảm đi một phụ âm trong nguyên âm đôi của ngôn ngữ được vay mượn.
Fromage > phó mát ; crem > kem ; gram > gam;
Riêng với các tổ hợp Bl, Cl , Gl, Pl thì phụ âm thứ hai thường được giữ lại vì L là âm vang và ở vị trí dễ phát âm. Thí dụ:
Bloc > lốc ; cyclo > xích lô ; complet > com lê.
+ Giảm hẳn một âm tiết trong nguyên ngữ. Thí dụ:
equipe > kip ; course > cua ; caisse > két.
c/- Thêm âm: có thể thêm âm bằng cách âm tiết hoá các phụ âm đôI hay lặp lại một phụ âm nhằm tạo ra những tù mà âm cuối của âm tiết này trùng với âm đầu của âm tiết đứng sau đó. Thí dụ:
Crem > cà rem ; gram > gờ ram ; scandale > xì căng đan.
Super > súp pe ; roquette > rốc két ; sacoche > xắc cốt.
d/- Thêm âm: dưới các hình thức cụ thể sau:
+ Vần mở thường mang thanh ngang hoặc thanh huyền.Thí dụ:
Chaland > sà lan ; brancard > băng ca ; depart > đề pa.
( Những trường hợp kiểu kí lô ít khi xảy ra.)
+ Các vần khép tận cùng bằng phụ âm tắc / p/, / t / , / k / dược chuyển sang thanh sắc hoặc thanh nặng. Thí dụ:
Lít , xúc xích , mốt , rờ móc , rờ moọc , cạc ( các ) tông.
Cần chú ý là những hình thức biến âm trên không biệt lập mà nhiều khi được kết hợp với nhau làm thay đổi hình thức ngữ âm của cùng một từ.
4.2.2. Vay mượn gián tiếp: Vay mượn gián tiếp dưới hai hình thức: dịch nghĩa và vay mượn thông qua một ngôn ngữ khác.
- Dịch nghĩa hay suy phỏng. Thí dụ:
Gardeboue > chắn bùn ; ultrason > siêu âm ; sofware > phần mềm.
- Vay mượn từ của một ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán . Thí dụ, các trường hợp vay mượn ở các từ: câu lạc bộ , Anh, Pháp, Mĩ, Mạnh Ðức Tư Cưu , Kha Luân Bố.
Vay mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng tất yếu . Ðồng thời với việc làm giàu cho ngôn ngữ, chúng có tác dụng mở rộng nhận thức về thế giới khách quan của dân tộc trong đà phát triển văn minh chung của xã hội loài người. Vay mượn là cần thiết, tuy nhiên lạm dụng từ vay mượn là điều đáng phê phán.
III. CÁC LỚP TỪ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT TẦN SỐ SỬ DỤNG |
Tất cả các từ đều cần thiết và có khả năng tham gia vào hoạt động giao tiếp, tuy nhiên phải thừa nhận rằng mức độ sử dụng của các từ không ngang nhau trong hoạt động giao tiếp của xã hội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Căn cứ vào tần số sử dụng, có thể chia vốn từ của một ngôn ngữ thành hai loại : lớp từ tích cực và lớp từ tiêu cực.
1. Lớp từ tích cực:
Lớp từ tích cực bao gồm tất cả những từ được dùng hằng ngày, bất cứ ở đâu trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy lớp từ tích cực bao gồm những từ được toàn dân dùng,những từ nghề nghiệp, thuật ngữ, từ địa phương. Cần phân biệt vốn từ tích cực của toàn dân với vốn từ tích cực của cá nhân. Một người không thể biết hết các thuật ngữ, từ nghề nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, nhưng không phải vì thế mà chúng không thuộc lớp từ tích cực.
Dựa vào mức độ bền vững có thể phân lớp từ tích cực ra làm hai nhóm khác nhau:
- Nhóm 1: Gồm những từ rất bền vững, hầu như không thay đổi trong trường kì lịch sử. Ðó là những từ cơ bản chỉ các bộ phận cơ thể, chỉ số đếm, chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình, xã hội, chỉ các hiện tượng nhiên thiên, chỉ trạng thái, tính chất, hành động gắn liền với sinh hoạt hằng ngày.
- Nhóm 2: Gồm những từ chỉ có tần số sử dụng cao trong một thời đoạn lịch sử nhất định. Chúng không có tính bền vững cao, thường không còn được sử dụng nhiều khi lịch sử bước sang một thời kì khác. Thí dụ: tố khổ, ba cùng, ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, vùng da báo, cán gáo,...
2. Lớp từ tiêu cực: Là những từ ít hay không còn được sử dụng trong cuộc sống đương đại. Thuộc lớp từ tiêu cực có hai loại khác nhau: những từ cũ ít hoặc không được dùng trong cuộc sống đương đại và những từ mới chưa được sử dụng rộng rãi. Trong những từ cũ có thể phân biệt hai loại nhỏ:
- Từ cổ: là những từ biểu thị những đối tượng, sự vật còn tồn tại trong thực tế đương đại, tuy nhiên đã trở nên lỗi thời do sự xuất hiện và phổ biến của một từ đồng nghĩa với nó. Có hai loại từ cổ sau:
+ Những từ cổ đã hoàn tách khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại, chúng chỉ được gặp trong các văn bản cổ. Muốn xác định được nghĩa của chúng, phải dựa vào tư liệu ngôn ngữ học lịch sử. Ví dụ:
Từ ngữ cổ |
Nghĩa
|
Ngữ cảnh
|
1 |
2
|
3
|
am |
nhà nhỏ của người ở ẩn
|
QÂTT: Am quê về ở dưỡng thân nhàn
|
ầm |
Nhiều
|
TNNL : Nhân tông từ ấy mừng ầm
|
âu |
có lẽ
|
TNNL: Mạnh âu như sói, mạnh âu như hầm.
|
áy |
Héo
|
LTKN : Cỏ áy hoa nhàu phận hẩm hưu.
|
bát |
Gang
|
QÂTT: Bảy tám mươi bằng một gang tay.
|
bui |
duy, riêng
|
QÂTT: Bui có một niềm chăng nỡ trễ.
|
chác |
Mua
|
QÂTT : Túi đã không tiền khôn chác rượu.
|
cóc |
Biết
|
QÂTT: Thế gian ai có thì cóc
|
dã |
Hỏi
|
TNNL: Nghĩa thầy tớ cũ cùng ngồi dã nhau
|
dái |
Sợ
|
TNNL: Triệu Ðà chẳng chút dái vì
|
he |
hãi
|
TNNL: Minh nhân bại trận dái he.
|
khôn |
khó, không thể
|
QÂTT: Khôn biết lòng người vắn dài
|
khởi |
Khỉ
|
TNNL: Mặt nhăn như khởi mình gầy như ve
|
khứng |
muốn, chịụ
|
QÂTT: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ.
|
lọ |
huống chi
|
QÂTT: ẩn cả lọ chi thành thị nữa
|
mảng |
mải
|
QÂTT: Quân tủ ai chẳng mải danh.
|
min |
tôi, tao
|
TNNL: Sớm ngày min đI chợ trưa.
|
mỡ |
chẳng
|
TNNL: Mỡ lo rằng sự nguy nàn làm chi.
|
mựa |
chớ, đừng
|
QÂTT: Làm người mựa cậy khi quyền thế.
|
phen |
sánh
|
QÂTT: Bằng rồng nọ ai phen kịp.
|
tải |
đời
|
TNNL: Hai mươi tá tải dân càng xót xa.
|
thác |
Vén
|
TNNL: Tay thác rèm châu rén rén ngồi.
|
tộ |
phù hộ
|
TNNL: Thấy trời còn tộ nước rày muôn năm.
|
xoa |
Hẩm
|
QÂTT: Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc.
|
nhẫn |
Tới
|
QÂTT: Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
|
lăm |
rắp tâm
|
QÂTT: Quân tủ hãy lăm bền chí cũ.
|
chốc mòng, |
nhặt
mong nhớ
luôn luôn
QÂTT: Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng.
duồng
Bỏ
QÂTT: Lành người đến dữ người duồng.
nghỉ, nghĩ
nó, va
Kiều: Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
dái
Nể
TN: Khôn cho người ta dái, dại chongười ta thương.
vâm
Voi
Th.N: Khoẻ như vâm
đọi
bát
Th N: Ăn không nên đọi, nói không nên lời
đăm chiêu
phải trái
Th.N: Chân đăm đá chân chiêu.
cái
Mẹ
Th.N: Con dại cái mang.
tày
bằng, ngang với
TN: Học thầy không tày học bạn.
Th.N: Tội tày trời ; tội tày đình
vóc
Nhiều
Th.N: Ăn vóc học hay.
+ Những từ cổ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ vì chúng không được dùng độc lập nữa.Ví dụ:
từ cổ |
Dấu tích
|
ngữ cảnh
|
bỏng |
bé bỏng
|
TNNL: Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan.
|
dấu |
yêu dấu
|
TNNL: Loan nâng phượng dắt trăm chiều dấu.
|
dẻ |
khinh dẻ
|
TNNL: Thúc Loan dả thằng bé con.
|
dông |
dông dài
|
TNNL: Hoàn rằng già lẫn nói dông.
|
đỉnh |
đủng đỉnh
|
TNNL: Ðỉnh ngoài đường đắp chơi bời ngâm thi.
|
đon |
đon đả
|
PT: Tối than trăng chị ngày đon gió dì.
|
giã |
từ giã
|
TNNL: Giã con giã vợ một khi.
|
gìn |
giữ gìn
|
TNNL: Gìn lòng sự cả vẹn bề.
|
han |
hỏi han
|
QÂTT: Khó ở kinh thành thiếu kẻ han
|
hổ |
xấu hổ
|
TNNL: Hai người hổ nước thẹn vua vẫn mình.
|
kham |
kham khổ
|
TNNL: Kham loạn lấy vũ trị dùng lấy văn.
|
lăm |
lăm le
|
TNNL: Những lăm ra chí phục thù.
|
le |
song le
|
TNNL: Muốn ai le chẳngcó rằng ai hay.
|
lệ |
e lệ
|
TNNL: Cờ ai nấy phất lệ chi.
|
mài |
miệt mài
|
TNNL: Hoàng hậu cầm giáo đâm mài.
|
nề |
nề hà
|
PT: Chớ nề dưa muối am mây.
|
nệ |
câu nệ
|
PT: Rút dây chẳng nệ động rừng.
|
ngặt |
nghèo ngặt
|
QÂTT: Chẳng âu ngặt, chẳng âu già.
|
ngõ |
ngõ hầu
|
TNNL: Dấu tìm ngõ dược một nhà gặp nhau.
|
ngơi |
nghỉ ngơi
|
TNNL: Ơn vua cáo lão nhàn ngơi.
|
pha |
xông pha
|
TNNL: Quân ân phải lối ngựa pha.
|
rỡ |
rực rỡ
|
Kiều: Rỡ mình lạ vẻ cân đai.
|
ruồng |
ruồng rẫy
|
QÂTT: Lành người đến dữ người ruồng.
|
tác |
tuổi tác
|
TNNL: Thái công trí độ tác nhiều.
|
thốt |
thưa thốt
|
TNNL: Mụ già thấy thốt mỉm cười.
|
toan |
lo toan
|
TNNL: Ðược thì toan cho kịp thì.
|
trốc |
trốc đầu
|
QÂTT: Hổ xanh xanh ở trốc đầu.
|
vạnh |
vành vạnh
|
TNNL: Mổt son vạnh tựa Hằng Nga.
|
vầy |
vui vầy
| QÂTT: A³ng cúc thông quen vầy bầu bạn. |
vì |
vì nể
|
PT: Chẳng yêu chẳng ghét chẳng vì.võ
|
võ |
võ vàng
|
PT: Xem hoa dường võ xem đào đường phai.
|
xôn |
xôn xao
|
TNNL: Dân ngoài An Quảng sợ xôn.
|
đam |
đam mê
|
QÂTT: Sắc là giặc đam làm chi.
|
lác |
lác đác
|
QÂTT; Khách đến vườn còn hoa lác.
|
- Từ lịch sử: Là những từ ít dược dùng do sự biến mất của đối tượng được gọi tên hay do các quy định xã hội. Ví dụ:
+ Tên gọi những chức tước phẩm hàm thời xưa: án sát, bát phẩm, chánh hội, chánh tổng, cung, phi, cửu phẩm, công sứ, hoàng hậu, lãnh binh, lí trưởng, phó lí, ngự sử, tham tri, thái thú, thư lại, thượng thư, tiên chị, tuần phủ, tri huyện,...
+ Tên gọi những hiện tượng thi cử thời xưa: cử nhân, đình nguyên, hoàng giáp, hội nguyên, phó bảng, trạng nguyên,...
+ Tên gọi các thứ thuế thời xưa: thuế đình, thuế thân, thuế điền, ....
Khác với từ cổ, từ lịch sử không có từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại. Chúng ít dược sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ hiện đại, trừ khi cần diễn đạt những khái niệm có tính chất lịch sử. Trong các văn bản lịch sử, văn học về các thời kì cổ đại và cận đại, từ ngữ lịch sử được sử dụng khá nhiều.
Những từ ngữ mới chưa được dùng rộng rãi cũng có thể được xếp vào lớp từ tiêu cực. Tuy nhiên cần chú ý là chỉ nên xem là những từ tiêu cực những từ ngữ vừa mới xuất hiện, tính chất mới mẻ của nó vẫn còn được mọi người thừa nhận.Nếu đối tượng mà chúng biểu thị đi vào đời sống thì những từ ngữ ấy nhanh chóng hòa nhập vào nhóm từ tích cực.
Phần lớn những từ ngữ mới là những từ ngữ biểu thị các khái niệm thuộc các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Chúng có thể định danh thuần túy cho đối tượng. Ví dụ: bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong. bộ vi xử lí, chuyển giao công nghệ, cổ đông, cổ phần, công nghệ thông tin, doanh nghiệp, đĩa từ, hội đồng quản trị,...Hay định danh tu từ cho các đối tượng ( tức là ngoài nội dung trí tuệ, chúng còn mang giá trị biểu cảm ).Ví dụ: ăng ten rổ rá, đề bạt chui, phụ nữ lang thang chuyên nghiệp, phụ nữ lang thang thời vụ, văn hoá thịt chó,...Trong đó loại đầu là chủ yếu.
Tóm lại, vốn từ của một ngôn ngữ là vô cùng phong phú. Vốn từ ấy không đứng yên mà luôn vận động và phát triển. Ðồng thời với sự hình thành những từ mới, một số từ ít được sử dụng sẽ dần đi vào lịch sử và biến mất , tuy nhiên xu hướng phát triển vẫn là chủ yếu. Vốn từ tiếng Việt hiện đại là kết quả của hàng ngàn năm tích lũy, kế thừa và sáng tạo của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và với sự đóng góp tích cực của những nhà nghiên cứu, vốn từ ấy sẽ không ngừng được củng cố, phát triển để phục vụ nhu cầu biểu đạt ngày càng cao của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn ái (Chủ biên). Từ điển phương ngữ Nam bộ. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.1994.
2. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt (Tập I). Nxb.Giáo dục. Hà Nội .1998.
3. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng - Từ ghép - Ðoản ngữ . Nxb. Ðại Học&Trung Học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1977.
4. Ðỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt . Nxb. GD.HN. 1981.
5. Ðỗ Hữu Châu . Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1987.
6. Ðỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1986.
7. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1985 (1998).
8. Nguyễn Thiện Giáp . Từ và nhận diện từ tiếng Việt . Nguyễn Thiện Giáp - Nxb. GD, HN, 1996
9. Hoàng Văn Hành ( Chủ biên). Từ tiếng Việt - Hình thái - Cấu trúc. Nxb. KHXH, HN, 1998.
10. Hoàng Văn Hành. Từ láy trong tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1985.
11.Hoàng Văn Hành (Chủ biên). Kể chuyện thành ngữ tục ngữ (Tái bản lần thứ II).Nxb..KHXH.1999.
12. Nguyễn Quốc Hùng. Hán- Việt tân từ điển. Nxb. Khai Trí .Sài Gòn. 1975.
13. Bưủ Kế. Tầm nguyên từ điển. Nxb.Khai trí. Sài gòn.1968.
14 Ðinh Gia Khánh (Chủ biên). Ðiển cố văn học. Nxb.KHXH.Hà Nội.1977.
15 . Nguyễn Văn Khôn. Hán- Việt từ điển . Nxb. Khai Trí .Sài Gòn. 1962.
16. Trần Thị Ngọc Lang. Phương ngữ Nam bộ. Nxb.KHXH. 1995.
17. Nguyễn Lân. Từ điển thành ngữ Việt Nam. Nxb..Văn hóa. Hà Nội . 1989.
18. Lưu Vân Lăng. Ngôn ngữ và tiếng Việt. Nxb.KHXH. 1998.
19. Hồ Lê . Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại . Nxb. KHXH, HN,1976.
20. Lê Văn Lý. Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam. Bộ G.D Trung tâm tư liệu xuất bản. Sài Gòn 1968.
21. Mấy vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam . Viện ngôn ngữ học . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1980.
22. Ðái Xuân Ninh . Hoạt động của từ tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1978. .
23. Hoàng Phê (Chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb.KHXH. Hà Nội. 1988.
24. Nguyễn Hữu Quỳnh. Tiếng Việt hiện đại. ( Ngữ âm, ngữ pháp, phong cách) . Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa việt Nam.Hà Nội .1994.
25.Bùi Ðức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. NXB Vĩnh Bảo. Sài Gòn1956. .
26. Nguyễn Văn Tu . Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1978.
27.Nguyễn Văn Tu. Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt .Nxb. ÐH&THCN, 1982.
28. Như ý ( Chủ biên ). Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán . Nxb. Văn hóa. 1994.
29. Nguyễn Như ý. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. Nxb.GD,1998.
30. Nguyễn Như ý. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1997.
31. Từ láy - Những vấn đề còn để ngỏ . Viện ngôn ngữ học . Nxb. KHXH, HN, 1998.
2. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt (Tập I). Nxb.Giáo dục. Hà Nội .1998.
3. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng - Từ ghép - Ðoản ngữ . Nxb. Ðại Học&Trung Học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1977.
4. Ðỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt . Nxb. GD.HN. 1981.
5. Ðỗ Hữu Châu . Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1987.
6. Ðỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1986.
7. Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1985 (1998).
8. Nguyễn Thiện Giáp . Từ và nhận diện từ tiếng Việt . Nguyễn Thiện Giáp - Nxb. GD, HN, 1996
9. Hoàng Văn Hành ( Chủ biên). Từ tiếng Việt - Hình thái - Cấu trúc. Nxb. KHXH, HN, 1998.
10. Hoàng Văn Hành. Từ láy trong tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1985.
11.Hoàng Văn Hành (Chủ biên). Kể chuyện thành ngữ tục ngữ (Tái bản lần thứ II).Nxb..KHXH.1999.
12. Nguyễn Quốc Hùng. Hán- Việt tân từ điển. Nxb. Khai Trí .Sài Gòn. 1975.
13. Bưủ Kế. Tầm nguyên từ điển. Nxb.Khai trí. Sài gòn.1968.
14 Ðinh Gia Khánh (Chủ biên). Ðiển cố văn học. Nxb.KHXH.Hà Nội.1977.
15 . Nguyễn Văn Khôn. Hán- Việt từ điển . Nxb. Khai Trí .Sài Gòn. 1962.
16. Trần Thị Ngọc Lang. Phương ngữ Nam bộ. Nxb.KHXH. 1995.
17. Nguyễn Lân. Từ điển thành ngữ Việt Nam. Nxb..Văn hóa. Hà Nội . 1989.
18. Lưu Vân Lăng. Ngôn ngữ và tiếng Việt. Nxb.KHXH. 1998.
19. Hồ Lê . Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại . Nxb. KHXH, HN,1976.
20. Lê Văn Lý. Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam. Bộ G.D Trung tâm tư liệu xuất bản. Sài Gòn 1968.
21. Mấy vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam . Viện ngôn ngữ học . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1980.
22. Ðái Xuân Ninh . Hoạt động của từ tiếng Việt . Nxb. KHXH, HN, 1978. .
23. Hoàng Phê (Chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb.KHXH. Hà Nội. 1988.
24. Nguyễn Hữu Quỳnh. Tiếng Việt hiện đại. ( Ngữ âm, ngữ pháp, phong cách) . Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa việt Nam.Hà Nội .1994.
25.Bùi Ðức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. NXB Vĩnh Bảo. Sài Gòn1956. .
26. Nguyễn Văn Tu . Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại . Nxb. ÐH&THCN, HN, 1978.
27.Nguyễn Văn Tu. Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt .Nxb. ÐH&THCN, 1982.
28. Như ý ( Chủ biên ). Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán . Nxb. Văn hóa. 1994.
29. Nguyễn Như ý. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt. Nxb.GD,1998.
30. Nguyễn Như ý. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1997.
31. Từ láy - Những vấn đề còn để ngỏ . Viện ngôn ngữ học . Nxb. KHXH, HN, 1998.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét