Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại·ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại·ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Scary Grammar? Nah, It’s The Bones Of The Beast

As a native English speaker, I first learnt how to say ‘I play’ becomes ‘I played’ when I am talking about something that happened in the past. Then I see that ‘ed’ is added to the end of words to say what happened in the past, so I start saying ‘I runned’, ‘I seed’, ‘I goed’ and so on. This is all understandable for people because it follows the regular pattern. As I got older, I was corrected and slowly started learning the exception, ‘I ran’, ‘I saw’ and ‘I went’ and this is how it can work for the learner too.

Making your skeleton stand up...

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Người Nhật phải “ngả mũ kính phục” người Philippines vì điều gì?


Dù cùng có nhiều thập kỷ chịu sự chiếm đóng của Mỹ nhưng người Philippines lại giỏi tiếng Anh vượt hơn hẳn so với người Nhật, điều này có phần bởi lòng tự tôn dân tộc của người Nhật quá lớn.

Từ thập niên 1970, người Philippines đã đi khắp thế giới, làm đủ thứ nghề. Suốt từ đó đến nay, dù là ở Singapore hay các nước Trung Đông xa xôi, nơi đâu cũng thấy giúp việc hay công nhân xây dựng người Philippines.

Theo số liệu của chính phủ Philippines, hiện có khoảng 10 triệu người nước này đang sống và làm việc ở nước ngoài. 180 nghìn người Philippines đang làm việc cho những con tàu trên khắp thế giới và trong số đó có đến 70 nghìn người đang làm bếp trưởng. Một trong những đầu bếp chính cho Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện là người Philippines. Bếp trưởng cho cung điện của nhiều ông hoàng Arab cũng là người Philippines.

Một trong những yếu tố tiên quyết khiến người Philippines thành công đến vậy chính là khả năng nói tiếng Anh cực tốt, tốt hơn rất nhiều các nước châu Á khác trong đó bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Khách sạn nhà hàng trên khắp thế giới rất chuộng đầu bếp người Philippines bởi họ giỏi tiếng Anh, dễ thích nghi với môi trường và dễ tính.

Tại sao người Nhật lại kém tiếng Anh một cách đáng ngạc nhiên?

Trình độ tiếng Anh của người Nhật được cho là kém hơn Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.

Một cuộc khảo sát khác cũng do Bộ Giáo dục Nhật thực hiện và công bố cho thấy đến 60% học sinh trả lời rằng họ không thích học tiếng Anh. Chính vì vậy việc học tiếng Anh cho đến nay chủ yếu là để đối phó với các bài kiểm tra chứ học sinh không thích rèn luyện kỹ năng nói và viết.


John Henry là một giáo viên tiếng Anh đã đến Nhật được 10 năm. Anh đã dạy qua rất nhiều trường lớp khác nhau, từ các trung tâm tiếng Anh nhỏ cho đến lớn, tại Tokyo cũng như nhiều thành phố khác tại Nhật.

Khi giảng dạy cho người Nhật, anh nhận thấy người Nhật rất lịch sự, chăm chỉ, chịu khó ghi chép, luyện tập với bạn bè. Tuy nhiên anh cho rằng thực sự trình độ tiếng Anh của người Nhật nói chung khiến anh khá thất vọng, anh đã kỳ vọng người Nhật nói tiếng Anh giỏi hơn thế rất nhiều.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Học tiếng Anh bằng cách trộn với tiếng Việt

Thứ hai, 8/6/2015 | 02:00 GMT+7
 
'Một bài nghe tiếng Anh thường sẽ gây nhiều khó khăn, nhưng nếu học theo cách lồng ghép từ vựng như cách của người Do Thái thì sẽ thú vị và dễ chịu hơn nhiều', thầy Nguyễn Anh Đức, tác giả sách “Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh” chia sẻ.
 
 
Người Do Thái từ hàng nghìn năm trước đã học ngoại ngữ bằng âm thanh và học thẳng cụm từ hoặc từ vựng ở trong bối cảnh. Và sự thật là họ học ngoại ngữ rất nhanh, ghi nhớ được nhiều từ vựng, mọi từ vựng học xong là dùng được ngay trong giao tiếp. Một người Do Thái nói được vài ngoại ngữ là điều bình thường. Cách học của họ khá đơn giản và thú vị: họ lồng ghép cụm từ của tiếng Do Thái và ngoại ngữ mà họ cần học.
 
Trong cuốn sách Trí tuệ Do Thái (Jerome becomes genius) của Eran Katz, một tác giả người Do Thái đã lập kỷ lục Guiness về khả năng ghi nhớ một dãy số có 500 chữ số sau khi nghe chỉ một lần, ông đã mô tả người Do Thái học ngôn ngữ mới như sau: “Nhờ một phương pháp độc đáo mà những người Do Thái khắp nơi trên thế giới đã sử dụng: ở mỗi cộng đồng, người ta đều phát minh ra một ngôn ngữ mới là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng và tiếng địa phương nơi đó. Họ hòa trộn tiếng địa phương với những từ tiếng Do Thái để giữ ngọn lửa của tiếng Do Thái rực cháy mãi”.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 6. Vứt hết sách giáo khoa, sử dụng các tài liệu tiếng Anh thực tế

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 5. Học bằng các câu chuyện có nội dung

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 4. Hiểu sâu và thường xuyên lặp lại

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 3. Học bằng tai, đừng học bằng mắt

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 2. Đừng bao giờ học các quy tắc ngữ pháp

7 bí kíp để nói lưu loát tiếng Anh: 1. Đừng bao giờ học từng từ riêng lẻ, hãy học các cụm từ

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

May/might + have + past participle

NOVEMBER 3, 2011


The structure may / might + perfect infinitive is used to talk about the possibility that something happened in the past. It could also be used to say that something was true in the past.
‘Ann hasn’t arrived yet.’ ‘She may have missed the train.’ (= It is possible that she missed the train.)
‘What was that noise?’ ‘It might have been an airplane.’
The structure might + perfect infinitive is also used to talk about past events or situations that were possible but did not happen.
You were stupid to fight with him. He might have killed you. (It was possible but fortunately it didn’t happen.)
May is not normally used to express this idea although it is sometimes possible in British English.
You were stupid to fight with him. He may have killed you. (Possible, but not very common)
The structure may / might + perfect infinitive can also be used to refer to the present or future. In this case, may and might show possibility.
Compare:
By the end of this month, I may have finished this work. (Strong possibility)
By the end of this month, I might have finished this work. (Weak possibility)
By the end of this month, I will have finished this work. (Certainty)

Source: http://www.englishgrammar.org/

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Có nên học tiếng Hàn Quốc hay không?

Tác·giả: Lê Huy Khoa
2014-10-04

Nhân dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hàn Quốc, rất nhiều người hỏi tôi xem có nên học tiếng Hàn?



Cũng khó trả lời, cuộc đời này, phàm việc gì cũng vậy, không phải cái gì lúc nào cũng tốt và lúc nào cũng xấu, không phải việc gì luôn hay với mọi người lại hay với chính bản thân mình, với xu thế toàn cầu, việc thay đổi chỉ trong 1 ngày thì việc học cái gì, chuẩn bị cái gì cho tương lai, nhiều khi chỉ là phán đoán tức thời.

Và mục đích học là để làm gì? Chỉ để cho biết, để thỏa mãn sở thích hay để phục vụ cho công việc.

NÊN: NẾU ĐIỀU ĐÓ PHỤC VỤ CHO CÔNG VIỆC

1/ Hiệu quả của việc học tiếng Hàn (hay bất cứ ngôn ngữ nào đó, kỹ năng nào đó) mang lại cho bạn việc gì? kết quả gì? Rõ ràng rất nhiều người đã không tính đến hiệu quả khi học tiếng Anh, họ từ cấp 1, rất nhiều tiền bạc, công sức, bỏ ra vẫn không sử dụng được. Nếu lấy tiêu chí học để xin việc, để kiếm tiền, để hỗ trợ công ăn việc làm thì tiếng Hàn ở thời điểm hiện tại là rất tốt. Xin việc, du học, lao động đều rất dễ dàng và tốt hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác khi hiện tại có khoảng 3000 công ty Hàn Quốc đang đầu tư ở VIệt Nam, có khoảng 100 ngàn người Hàn đang sinh sống ở Việt Nam. Chúng ta có khoảng 70 ngàn cô dâu, 80 ngàn lao động Việt Nam và khoảng 6000 du học sinh Việt Nam đang học ở Hàn Quốc. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tp HCM đã trao giấy phép 1,4 tỷ USD cho Samsung đầu tư vào khu công nghệ cao quận 4 và họ cam kết sẽ đưa khoảng 52 doanh nghiệp đầu tư theo. Khi các tập đoàn lớn đi vào VN thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ đi theo ồ ạt. Các doanh nghiệp lớn HQ đang có xu thế rút từ TQ về Việt Nam nhiều hơn trong 3 năm nay.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Learn Any Language in 6 Months

Read Time: 15 minutes

"Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như spaced repetition, complete immersion, và prioritized learning, tôi tin rằng một người bất kỳ có thể học một ngôn ngữ bất kỳ để giao tiếp thành thạo trong 6 tháng hoặc ít hơn. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ tháng 11 năm 2008 và trong vòng 2 tháng tôi đã học được nghĩa của hơn 2000 từ kanji, và trong vòng 6 tháng tôi đã có thể giao tiếp với những người lạ ở trong một đêm nhạc rock (những cô gái Nhật máu lửa!))..."
By utilizing techniques such as spaced repetition, complete immersion, and prioritized learning, I’m confident that anyone can learn any language to conversational fluency in six months or less.  I started learning Japanese in November of 2008 and within two months I had learned the meaning of 2000+ kanji, and within six I was having conversations with strangers at rock concerts (cute Japanese girls!). I’m not trying to glorify myself here either – I’m a particularly weak-willed person and getting motivated for me often involves a literal act of God. Language learning has been put on a golden pedestal for most people, achievable only for the super-intelligent. Because of this false imagery and a bad case of failure-leading-to-lack-of-motivation seen in high school language classes, very few people achieve any real success. But if you are simply willing to put in the time, you too can have interesting conversations with people from distant lands.

Step X: Prepare Your Mind

You can do it.
Believe and have faith, this is the first and most important step. I know it sounds cheesy and motivational, but it’s true. Decide that you want to learn a foreign language and commit yourself to it. Imprint it to your mind and imagine yourself already at the goal. The most successful people are the ones who can best visualize their goals, and they don’t let excuses prevent them from reaching their goals – they find a way get around them. Understand that you’ll encounter barriers preventing and hindering you from reaching the goal, but decide beforehand that you’ll find a way to overcome them.

Step X: Learn the Characters of Your Target Language

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được, tại sao?

"Đối với nhiều người, sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được. Học có thể hiểu thực đơn và gọi món spaghetti nhưng khi bồi bàn mở miệng nói thì họ không hiểu gì cả. Dường như nhiều năm học ngữ pháp và những danh sách từ vựng dài không đem lại hiểu quả nào cả. Có người đọc hiểu các tác phẩm văn chương kinh điển của người Anh xa xưa nhưng không thểgiao tiếp được với người Anh hiện đang sống bằng xương bằng thịt.
Từ đó, nhiều người trong chúng ta tự kết luận rằng mình không có khiếu học ngoại ngữ và không chịu tiếp tục cố gắng.
Ai cũng thấy con người học tiếng mẹ đẻ của mình dễ dàng như thế nào và đây là một sự thật thú vị. Trẻ con không chỉ có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ mẹ đẻ nào trong số hàng nghìn ngôn ngữ, chúng còn có khả năng hiểu được tất cả cách phát âm khác xa nhau giữa cha mẹ, hàng xóm, người bán cá ngoài chợ, những người nói giọng địa phương khác, những đứa trẻ nói lắp và cả những ông bà bị sún răng. Cho đến nay, không có một cỗ máy nào có thể hiểu được tiếng nói ở trình độ như thế.
Làm thế nào trẻ nhỏ làm giỏi hơn cả những cỗ máy hiện đại nhất? Làm cách nào chúng có thể nhanh chóng liên kết lại được những mảnh ghép ngôn ngữ chúng tiếp xúc được thành những đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại 6 tháng đầu tiên trong đời bạn. Ở độ tuổi đó, những tương tác với thế giới bên ngoài của bạn rất hạn chế, gọi gọn trong việc ăn uống, tiêu hóa, nhìn và nghe. Với những họat động ít ỏi như thế, tất yếu trẻ sẽ dành rất nhiều sự chú tâm cho từng họat động. Một khi tiêu hóa xong, thị giác và thính giác bắt đầu họat động toàn lực,
ghi lại tất cảhình ảnh, cử động xung quanh, hấp thu từng âm thanh nghe được. Trẻ không hề bỏ phí đi bất kỳ phút giây nào để hoàn thành công việc trọng đại nhất đời người: giải mã âm thanh tiếng nói của những người hiện hữu trong đời mình. Thử thách đầu tiên là xác định cho được ranh giới giữa các từtrong tiếng mẹ đẻcủa mình. Mỗi từ bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?" (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất) https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học

"Lời khuyên của tôi là: hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học. Những chương trình tivi hữu ích nhất cho bạn là thời sự và phim tài liệu để làm quen với ngôn ngữ truyền thông và ngôn ngữ khoa học. Để học ngôn ngữ đời thường bạn cần xem phim truyền hình nhiều tập. Xem tivi từ 15 đến 60 phút mỗi ngày, bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên bạn học ngoại ngữ. Hãy kiên trì dù bạn không hiểu một từ nào cả. Hãy nhớ là mục tiêu là phải nghe cho được một từ bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Bạn sẽ thấy, bạn không nhất thiết phải biết nghĩa của từ mới làm được điều này." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Số từ mà bạn biết quyết-định trình-độ ngôn-ngữ của bạn

"Số từ mà bạn biết quyết định trình độ ngôn ngữ của bạn. Bạn càng biết nhiều từ, bạn càng giỏi ngôn ngữ đó. Từ lúc 2 tuổi đến 18 tuổi, bạn đã học 10 từ mỗi ngày. Về sau, ở trường đại học và ra đời làm việc, bạn làm giàu vốn từ của mình vớihàng nghìn từ chuyên ngành. Giờ đây, sau mấy chục năm, bạn biết hơn 50.000 từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Từ vựng là cái khó trong ngoại ngữ nếu so với học ngữ pháp. Học ngữ pháp thì ai cũng học được.
Để thoải mái sử dụng ngoại ngữ, bạn cần biết khoảng phân nửa số từ mà bạn biết trong tiếng mẹ đẻ, tức khoảng 25.000 từ. Vì khoảng 40 từ (?) là biến thể của từ khác và có thể dễ dàng suy ra được, một ước lượng khá chính xác số từ mà bạn thật sự cần học là khoảng 15000 từ. Đây là con số khổng lồ và lớn gấp đôi số từ(trong tiếng mẹ đẻ) mà bạn học được từ lớp 1 đến lớp 8. Nhưng may mắn là bạn không nhất thiết phải học hết tất cả một lần." (Bern Sebastian Kamps, "The Word brain", Hướng dẫn cách học ngoại ngữ nhanh nhất)https://dl.dropboxusercontent.com/u/83440566/THE%20WORD%20BRAIN%20-%20HƯỚNG%20DẪN%20HỌC%20NGOẠI%20NGỮ%20NHANH%20NHẤT.pdf

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Rắc rối chuyện trong ngoài (giới-từ tiếng Anh)

Phát hiện này hay thật! Bởi vậy nên người ta mới nói "biết thêm một ngôn ngữ là biết thêm một nền văn hóa, thay đổi mở rộng cách suy nghĩ!" -- Nguyễn Tiến Hải


-----------------------


Rắc rối chuyện trong ngoài


Tác-giả: Nguyễn-Vạn-Phú
Học và dùng tiếng Anh, chắc các bạn từng gặp rắc rối vì những từ như in, out, on, at… Khi bạn nói dưới mưa, người Anh viết in the rain; còn khi bạn nghĩ trên trời thì người ta lại dùng in the sky và dưới đất cũng vậy – sẽ được dịch thành on the ground.
Chúng ta có thể giải quyết những rắc rối này, hay ít nhất 80% vấn đề nếu bạn nhận ra một hiện tượng: người Anh miêu tả sự vật từ cái nhìn khách quan trong khi chúng ta nhìn sự vật theo con mắt chủ quan của người nói. Khi chúng ta nói bọn trẻ đang chơi ngoài sân thì chúng ta xem hoạt động vui chơi của bọn trẻ đang diễn ra ngoài sân đối với chúng ta. Trong trường hợp này, Người Anh sẽ nói bọn trẻ đang chơi trong sân còn người phát ngôn không quan trọng (The kids are playing in the garden).
Tương tự chúng ta nói, ông ấy đang bơi trên sông vì đó là vị trí chúng ta quan sát. Người Anh nói He’s swimming in the river vì đó là vị trí thật sự của ông ấy.
Vì vậy tả cảnh một cô gái đang đi dưới cơn mưa tầm tã, chúng ta rất chủ quan, xem mình là cơn mưa và cô gái đang đi bên dưới; còn người Anh phớt tỉnh Ăng-lê hơn nhưng lại hòa đồng hơn cùng dạo bước với cô ta nên viết she’s walking in the torrential downpour.
Ngay cả những khái niệm rất đơn giản như in a queue thì dù người nói đang đứng ở bất kỳ vị trí nào, người Anh cũng dùng từ in còn tiếng Việt ta thì khi là đứng giữa hàng, có khi lại đứng trong hàng hay đứng vào hàng tùy theo vị trí người nói. Các bạn thử áp dụng quy luật này để chọn in hay on trong các nhóm từ sau: to sit (in, on) a chair và the man (in, on) that photograph.
Ví dụ bạn nói: Ai ở ngoài cửa vậy? hay Tôi với nàng đứng trò chuyện bên cửa sổ; thậm chí khi bạn đứng dưới đường ngước nhìn nàng sau khung cửa sổ, tất cả đều là at the door hay at the window.
Sự nhất quán này có thể thấy ở các nhóm từ như trên đầu trang giấy (at the top of the page); dưới cuối trang giấy (at the bottom of the page); ở phía cuối đám đông (at the back of the crowd).
Một lý do nữa làm chúng ta lúng túng trong sử dụng giới từ tiếng Anh là sự khác biệt trong diễn đạt. Chúng ta nói khi đang làm việc (không giới từ) nhưng người Anh nói on the job như câu: “China has banned its policemen from drinking alcohol on the job and from getting drunk at any time”. Trong câu này còn thêm từ from khá dễ dịch từ Anh sang Việt (không được) nhưng thường bị bỏ quên khi dịch từ câu tiếng Việt: “Anh ấy bị cấm thi đấu trong hai năm” (He’s banned from playing for two years). Loại diễn đạt này rất nhiều trong tiếng Anh như in a hurry, by chance, on fire.
Một loại cách dùng khác làm chúng ta ngại mấy từ in, on, of xuất hiện trong cụm từ inventor of the radio, chẳng hạn. Chúng ta nói nhà phát minh chiếc máy thu thanh là đủ cần gì thêm of cho mệt. Nhưng tiếng Anh không có of là phiền. Có thể liệt kê hàng loạt loại cụm từ này như câu They sent me a cheque for US$50 (Họ gửi cho tôi một tấm séc 50 USD).
Và cuối cùng loại in, on, out, of, for dùng với những cụm động từ tiếng Anh so với loại tiếng Việt tương đương không có trong ngoài gì cả. Bạn nói ai cũng ngạc nhiên vì tin đó nhưng tiếng Anh phải có từ at (Everybody was surprised at the news). Bạn viết, Tôi xin lỗi anh ta vì nhầm nhưng tiếng Anh phải có to (I apologised to him for my mistake). Đôi lúc tiếng Việt làm bạn dịch nhầm như câu: Phim này khác với những gì tôi tưởng (The film was quite different from what I expected).
Như thể muốn làm khó chúng ta, người Anh có từ discuss (thảo luận, bàn bạc) thường làm chúng ta viết sai nhất. Trong khi chúng ta bàn về và yên chí thêm about, tiếng Anh không thêm gì sau discuss.
Thật là rắc rối chuyện trong ngoài.


Trích từ cuốn “Tiếng Anh lý thú” vừa mới xuất bản dạng ebook
Smashwords: https://www.smashwords.com/books/view/369258
Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00G1NL9I2


Nguồn: http://nguyenvanphu.blogspot.kr/2013/10/rac-roi-chuyen-trong-ngoai.html

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Phụ đề tiếng Hàn phim "Ngôi nhà hạnh phúc"

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

Phim "Ngôi nhà hạnh phúc" (Full house) có 16 tập.

Trên youtube bạn nhớ bấm vào chữ CC (vòng tròn đỏ) để bật phụ·đề tiếng Hàn cho video. Các tập phim này đã có sẵn phụ·đề tiếng Việt.



hoặc là chỗ khoanh tròn đỏ này





Tập 1: http://www.youtube.com/watch?v=SySD1yQgvg8