Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

3 tháng để thành·thạo một ngoại·ngữ?

“Học ngoại ngữ là một quá trình không có gì phức tạp.”

[Người viết: Tim Ferriss]
[Người dịch: Dạ Lai Hương]
                              [Thời gian đọc: 20 phút]

 Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc của ngành Thần Kinh Học Nhận Thức (cognitive neuroscience) và khoa Quản Trị Thời Gian vào việc học ngoại ngữ một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây phải được định nghĩa là khả năng hiểu hơn 95% và diễn đạt biểu cảm 100% một ngôn ngữ mới trong vòng 1-3 tháng.


Từ việc được đào tạo trong môi trường hàn lâm của Đại Học Princeton (tiếng Phổ Thông, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ý) và Trường Middlebury Language (tiếng Nhật) cho đến khi thu nhận những kết quả đáng thất vọng khi làm công tác xây dựng chương trình học tại Trường Berlitz International (tiếng Nhật, tiếng Anh), tôi đã mất hơn 10 năm chỉ để kiếm tìm lời đáp cho một câu hỏi đơn giản:TẠI SAO VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ TRONG LỚP HỌC (THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG) LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ?

Hệ thống học lý tưởng và cấp tiến của tôi dựa trên 3 yếu tố theo thứ tự sau:
1. Hiệu quả (Sự Ưu tiên)
2. Gắn kết (Độ Quan Tâm)
3. Hiệu suất (Quy Trình theo thời gian).

Hiệu quả, sự gắn kết, hiệu suất hướng đến việc trả lời các câu hỏi “Cái gì”, “Tại sao”, “Bằng cách nào” khi ta nhắm đến việc thành thạo một ngôn ngữ mục tiêu (target language). Nói một cách đơn giản, đầu tiên bạn phải quyết định sẽ học cái gì. Điều này phải dựa vào tần suất sử dụng thường xuyên một nhóm từ (Hiệu quả). Sau đó, bạn sẽ chọn lọc những nguồn tài liệu tham khảo (nguồn cấp) theo sở thích của bạn để giúp cho bạn có thể Gắn Kết lâu dài với việc học và tự đánh giá về sau. Cuối cùng, bạn xác định cách học những tài liệu nào mang lại Hiệu Suất cao nhất.


Chúng ta sẽ tuần tự đi vào từng chủ đề một. Trong phạm vi bài đăng này, tôi sẽ tập trung vào phần Từ Vựng và Chủ Đề của tài liệu tham khảo. Còn về Văn Phạm tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.

Hiệu quả (Effectiveness): Nếu bạn chọn nhầm nguồn tài liệu phục vụ cho việc học thì dù cho bạn có nỗ lực đến đâu đi nữa thì việc nói viết trôi chảy một ngoại ngữ cũng sẽ là một điều bất khả thi. Bạn cần phải có những công cụ, những nguồn tài liệu phù hợp. Chúng ta cũng có thể xem người giáo viên đứng lớp hướng dẫn chỉ hỗ trợ cho bạn một phần nào đó. Nguồn tài liệu vẫn là điều quan trọng nhất rồi mới đến người giáo viên. Tương tự như nấu ăn vậy, người đầu bếp  chỉ là đóng vai trò thứ yếu. Điều quan trọng hơn cả chính là công thức nấu.

Gắn kết (Adherence):
Kinh nghiệm cá nhân cho tôi thấy rằng quá trình học bất cứ một môn học nào đều dễ khiến cho học viên rơi vào trạng thái nhàm chán. Vì vậy cho nên, cách hay nhất để vượt qua là bạn phải có sự gắn kết (quan tâm) vào nội dung tài liệu học. Thậm chí nếu bạn chọn được một nguồn tài liệu và phương pháp học hiệu quả và có hiệu sất cao nhất, nhưng nếu bạn không gắn kết (chuyên cần) vào việc học thì hiệu quả hay hiệu suất cũng chỉ là con số 0. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Bạn có cam kết sẽ đi theo phương pháp và nguồn tài liệu học mà mình đã chọn một cách dài lâu hay không? Nếu không thì chẳng thà sử dụng những nguồn dữ liệu và phương pháp học không chuẩn mực bằng còn hơn. Cách học hay nhất cũng trở nên vô nghĩa nếu bạn không thực hành.

Hãy hình dung một người muốn giảm cân. Và từng ngày anh ta hai tay ôm hai quả bóng bowling  chạy lên đồi rồi lại chạy xuống. Đó là một cách giảm cân rất hiệu quả. Nhưng liệu có mấy ai sẽ cam kết đi theo một chế độ như vậy lâu dài?

Nếu bạn không thích chủ đề chính trị, thì liệu bạn có gắn kết vào một khóa học mà nguồn dữ liệu chính chỉ tập trung vào đề tài này? Hãy tự hỏi mình: Liệu tôi có thể dùng tài liệu này mỗi ngày và gắn kết cho đến khi đạt được kết quả không? Nếu bạn còn những vấn nghi, hãy thay đổi lựa chọn của mình. Thông thường, việc chọn lựa những nguồn tài liệu có nội dung là những đề tài mà bạn yêu thích là cách hay nhất.  Ví dụ như nếu tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của bạn và khi học tiếng Nhật hãy cũng đi kiếm những tài liệu có nội dung tương tự với những gì bạn hay đọc bằng tiếng Anh. Ví dụ, nếu bạn ít khi đọc báo nhật báo tiếng Anh thì đừng bao giờ đọc Asashi Shimbum (một nhật báo Anh Ngữ ở Nhật Bản). Hãy nhớ rằng ngôn ngữ mục tiêu mà bạn muốn thành thạo chỉ là một phương tiện để bạn có thể hiểu biết hơn thêm về một đề tài, một kỹ năng, một lãnh vực mà bạn quan tâm hay là một cách để bạn thâm nhập vào một nền văn hóa khác.

Đừng bao giờ dùng những nguồn tài liệu không phù hợp với sở thích của bạn. Nếu làm như vậy, thì việc học của bạn sẽ không mấy khi có kết quả.


Hiệu suất (Efficency)
Nếu bạn có tài liệu thích hợp và cũng gắn kết, toàn tâm toàn ý nhưng nếu bạn phải mất đến 20 năm mới thành thạo một ngôn ngữ nào đó thì sao? Như vậy là tỉ suất ROI đã không đi theo ý muốn của bạn rồi. Hãy tự hỏi: Phương pháp mà tôi đang theo có giúp tôi đạt được sự Nhận Biết chính xác một ngôn ngữ mới và có khả năng giảm thiểu những rủi ro (ở đây chính là việc hao tốn nhiều thời gian) hay không? Nếu câu trả lời là không, bạn hãy chỉnh sửa hoặc thay đổi phương pháp của mình.

MỘT VÍ DỤ VỀ TÍNH HIỆU SUẤT (theo NGUYÊN TẮC 80/20) trong việc THỰC HÀNH ngoại ngữ.
Nguyên tắc 80/20 của Pareto đã chỉ ra rằng 80% thành quả của một quá trình nào đó xuất phát từ 20% nguyên liệu đầu vào hay là những nỗ lực ban đầu.

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào việc học và ưu tiên dùng những nguồn tài liệu mà có được tần suất sử dụng thường xuyên. Để hiểu 95% một ngoại ngữ và giao tiếp trôi chảy ta chỉ cần áp dụng đúng phương pháp trong vòng 3 tháng. Để đạt mức 98% thì thời gian cần là 10 năm. Bạn có muốn tăng từ 95% lên 98% hay là giảm xuống? Bạn hiểu ý tôi rồi phải không? Rõ ràng đối với hầu hết chúng ta, mục đích chính là  hiểu thêm một ngoại ngữ. Có ý nghĩ gì khi bạn mất thêm tới 5 năm chỉ để tăng lên 1%.

Để hiểu chính xác cách thức tôi đã cấu trúc lại hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ như thế nào, các bạn có thể đọc bài “Làm thế nào để học (chưa cần phải thành thạo) bất cứ ngôn ngữ nào trong vòng 1 giờ?”. Còn bây giờ chúng ta hãy đến với món ăn chính trong bữa tiệc Giao Tiếp của chúng ta: TỪ VỰNG.

Nếu bạn đang là sinh viên Anh Ngữ (mặc dù bản danh sách dưới đây có thể áp dụng cho phần lớn các loại ngôn ngữ), những từ dưới đây sẽ mang đến cho bạn tỷ lệ ROI /giờ rất cao mà vốn (thời gian) đầu tư ban đầu của bạn chỉ cần từ 1 đến 3 tuần.

100 từ Tiếng Anh (văn viết) thông dụng nhất:
1. a, an
2. after
3. again
4. all
5. almost
6. also
7. always
8. and
9. because
10. before
11. big
12. but
13. (I) can
14. (I) come
15. either/or
16. (I) find
17. first
18. for
19. friend
20. from
21. (I) go
22. good
23. goodbye
24. happy
25. (I) have
26. he
27. hello
28. here
29. how
30. I
31. (I) am
32. if
33. in
34. (I) know
35. last
36. (I) like
37. little
38. (I) love
39. (I) make
40. many
41. one
42. more
43. most
44. much
45. my
46. new
47. no
48. not
49. now
50. of
51. often
52. on
53. one
54. only
55. or
56. other
57. our
58. out
59. over
60. people
61. place
62. please
63. same
64. (I) see
65. she
66. so
67. some
68. sometimes
69. still
70. such
71. (I) tell
72. thank you
73. that
74. the
75. their
76. them
77. then
78. there is
79. they
80. thing
81. (I) think
82. this
83. time
84. to
85. under
86. up
87. us
88. (I) use
89. very
90. we
91. what
92. when
93. where
94. which
95. who
96. why
97. with
98. yes
99. you
100. Your

25 từ đầu tiên ở trên có mặt trong 1/3 những tài liệu được in ấn bằng tiếng Anh. 100 từ ở trên hiện diện với tỉ lệ 50% trong hầu hết các văn bản Anh ngữ. Ở một số ngôn ngữ, việc chia thì hay mạo từ vẫn thường hay được lược bỏ hoặc có thể học từ quá trình đoán nhận (hiểu) chứ không phải bằng quá trình hồi tưởng (gợi nhớ).

Danh sách những từ xuất hiện thường xuyên nhất thường được ghi là “Most common words” (những từ thông dụng nhất) mà không có sự phân biệt giữa từ vựng trong văn nói và văn viết. 100 từ thông dụng nhất trong văn viết có khi lại hoàn toàn khác hẳn. Và sự khác biệt này không những đúng đối với tiếng Anh mà còn đúng với những ngôn ngữ khác.

100 từ tiếng Anh (văn nói) thông dụng nhất:
1. a, an
2. after
3. again
4. all
5. almost
6. also
7. always
8. and
9. because
10. before
11. big
12. but
13. (I) can
14. (I) come
15. either/or
16. (I) find
17. first
18. for
19. friend
20. from
21. (I) go
22. good
23. goodbye
24. happy
25. (I) have
26. he
27. hello
28. here
29. how
30. I
31. (I) am
32. if
33. in
34. (I) know
35. last
36. (I) like
37. little
38. (I) love
39. (I) make
40. many
41. one
42. more
43. most
44. much
45. my
46. new
47. no
48. not
49. now
50. of
51. often
52. on
53. one
54. only
55. or
56. other
57. our
58. out
59. over
60. people
61. place
62. please
63. same
64. (I) see
65. she
66. so
67. some
68. sometimes
69. still
70. such
71. (I) tell
72. thank you
73. that
74. the
75. their
76. them
77. then
78. there is
79. they
80. thing
81. (I) think
82. this
83. time
84. to
85. under
86. up
87. us
88. (I) use
89. very
90. we
91. what
92. when
93. where
94. which
95. who
96. why
97. with
98. yes
99. you
100. Your

Tần suất sử dụng những từ chỉ ngôi thứ giữa các ngôn ngữ sẽ có sự khác biệt (nhất là đối với đại từ, mạo từ, các hình thức sở hữu). Nhưng nhìn chung thì sự khác biệt này xuất phát từ việc phân loại số lần xuất hiện hơn là việc hoàn toàn bỏ xót hoặc thay thế bằng một thuật ngữ tương tự. Các bạn có thể dùng hai bản danh sách trên để áp dụng vào việc học hầu hết các ngôn ngữ phổ biến hiện nay. Tôi đã làm thử. Và kết quả thật là đáng kinh ngạc.

Việc chọn lựa nội dung những tài liệu và cũng như tiếp thu từ vựng căn cứ trên 300-500 những từ thông dụng nhất nên hướng vào những chủ đề mà bạn ưa thích. Một câu hỏi xác đáng nhất là: “Tôi bỏ thời gian học ngôn ngữ này để làm việc gì?”. Cụ thể hơn “Hiện thời tôi đang dành thời gian của mình để làm gì?”. Xin lập lại: Đừng bao giờ tìm tới những chủ đề mà bạn không bao giờ đọc bằng ngôn ngử bản địa của mình. Hãy sử dụng ngôn ngữ (mà bạn muốn học) như một phương tiện để có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về một đề tài, kỹ năng hay một một nền văn hóa nào đó mà bạn ưa thích. Những tài liệu nghèo nàn (chủ đề nằm ngoài sự quan tâm của bạn) sẽ không bao giờ giúp bạn học tốt được.

Hãy nuôi dưỡng khả năng ngoại ngữ của bạn bằng những nguồn thực phẩm phù hợp, nếu không bạn sẽ chán ngán rồi từ bỏ “thực đơn” và dừng việc học của bạn trước khi đạt được một sự thành thạo nhất định nào đó.

Hãy xem xét trường hợp của bản thân tôi. Khi còn là một sinh viên ở Nhật Bản tôi đã đọc những cẩm nang hướng dẫn về Judo để có thể thi đấu hiệu quả hơn. Mục tiêu hàng đầu của tôi là thành thạo đòn ném và áp dụng vào những cuộc thi. Động lực học tiếng Nhật của tôi khi ấy rất mạnh mẽ: Đó là tránh chấn thương cũng như sự lúng túng về kỹ thuật. Vì vậy cho nên tôi cố gắng đọc hiểu cho bằng được những ghi chú bên dưới những đồ hình hướng dẫn (theo kiểu từng bước một) trong từng quyển sổ tay hướng dẫn. Lúc bấy giờ, thành thạo tiếng Nhật chỉ còn là ưu tiên thứ yếu.

Có người sẽ cho rằng việc tập trung vào một nguồn tài liệu có chủ đề mà mình quan tâm thì cũng đâu có tác dụng gì nhiều. Nhưng thực tế là, khi đi vào phần ngữ pháp mọi chuyện sẽ diễn ra tương tự như vậy. Tôi lại lấy chuyện học Judo của tôi để giải thích. Mặc dù phần lớn vốn tiếng Nhật của tôi chỉ là những thuật ngữ chuyên ngành, nhưng tôi hoàn toàn có thể vượt trội về khả năng ngữ pháp nếu so với một sinh viên đã có 4-5 năm học tiếng Nhật. Xin bạn lưu ý: Tôi đạt được điều này mà chỉ cần bỏ ra 2 tháng học và sử dụng những cuốn cẩm nang chuyên về lãnh vực thể thao.

Việc chỉ có vốn từ chuyên ngành nhất định không đem lại cho tôi bất cứ khó khăn nào trong giao tiếp. Chi tiết quan trọng mà bạn cần xem xét là: Tôi dùng 80% thời gian rãnh rỗi của mình để luyện tập với các học viên võ thuật. Những người mà chỉ dùng những từ ngữ trong bộ môn Judo và những thuật ngữ chỉ có trong các hoạt động rèn luyện và phát triển thể chất.

Một khi khung ngữ pháp tiếng Nhật đã được chuyển thành dạng ký ức thì việc đạt được vốn từ vựng sẽ trở thành một vấn đề rất đơn giản. Tất cả chỉ còn là sự lấp đầy không gian sẵn có.

Vì vậy, đừng để việc học ngoại ngữ làm bạn sợ hãi. Đó chỉ việc tìm kiếm một danh sách những từ thông dụng và những chủ đề phù hợp với sở thích của bạn để được tỉ lệ ROI ở mức cao nhất..

Ganbare! (Hãy Cố Lên! – tiếng Nhật)

[LND: Quá trình dịch bài chắc chắn không tránh khỏi sai xót. Nếu bạn đọc bản gốc và phát hiện những khiếm khuyết xin thông báo cho chúng tôi.]






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét