Tác·giả: Nguyễn·Thiện·Giáp
(Theo Nguyễn·Thiện·Giáp. Từ·vựng·học tiếng Việt.
Nxb Giáo·dục, H., 2002, trang 318–333)
1. Từ·vựng chuẩn và
chuẩn·hoá từ·vựng
Như trên đã chứng·minh[1], gần một
thế·kỉ qua, từ·vựng tiếng Việt đã lớn·mạnh phi·thường cả về chất·lượng lẫn số·lượng.
Nhưng do đã được phát·triển vào những thời·kì khác·nhau, trong những hoàn·cảnh
khác·nhau, nên từ·vựng tiếng Việt hiện·nay không·khỏi còn những chỗ chưa thống·nhất.
Điều đó gây cản·trở cho sự·nghiệp giáo·dục và phát·triển khoa·học của chúng·ta.
Cho·nên, chuẩn·hoá từ·vựng tiếng Việt là một yêu·cầu cấp·bách hiện·nay.
Nói đến chuẩn·hoá từ·vựng thì phải hiểu thế·nào
là chuẩn từ·vựng. Theo chúng·tôi, từ·vựng chuẩn là những từ đã được trau·chuốt,
gọt·giũa, đã được sàng·lọc để phục·vụ hữu·hiệu nhất cho yêu·cầu giao·tiếp văn·hoá
của toàn dân·tộc. Như·vậy, chuẩn từ·vựng được hình·thành dần·dần trong quá·trình
sử·dụng. Chuẩn từ·vựng không đứng·yên tại·chỗ mà cũng vận·động phát·triển theo
thời·gian. Chuẩn·hoá từ·vựng thuộc phạm·trù quy·phạm·hoá (cordination) ngôn·ngữ.
Quy·phạm·hoá ngôn·ngữ là kết·quả nhận·thức khoa·học về những quy·luật thể·hiện
chuẩn ở một giai·đoạn nhất·định của sự·phát·triển ngôn·ngữ, là sự·tập·hợp những
quy·luật về cách dùng từ và các hình·thái trong mọi phong·cách của ngôn·ngữ văn·hoá.
Nội·dung của chuẩn·hoá từ·vựng bao·gồm cả ba
mặt:
- Mặt ý·nghĩa của từ·ngữ
- Mặt ngữ·âm của từ·ngữ
- Mặt chữ·viết của từ·ngữ
Về mặt ngữ·nghĩa, một đơn·vị từ·vựng
hợp chuẩn là đơn·vị có khả·năng diễn·đạt chính·xác nhất nội·dung cần diễn·đạt,
tự·thân nó lại ngắn·gọn, không gây hiểu·lầm. Trước·đây, có người đã dùng từ
"mẹo" để diễn·đạt khái·niệm "ngữ·pháp". Mặc·dù từ
"mẹo" ngắn·gọn, lại rất Việt·Nam nhưng không chính·xác, dễ gây hiểu·lầm
nên không·thể coi là từ hợp chuẩn. Khi dùng từ này, người ta dễ liên·tưởng đến
nghĩa gốc của nó là "cách khôn·ngoan, thông·minh được nghĩ·ra trong một
hoàn·cảnh nhất·định để giải·quyết việc khó", trong khi ngữ·pháp lại là quy·luật
khách·quan, không phải con·người tự nghĩ·ra. Mặt·khác, khi cần diễn·đạt khái·niệm
"ý·nghĩa ngữ·pháp" thì nếu nói "ý·nghĩa mẹo" thì
thật khó mà hiểu được. Để diễn·đạt khái·niệm "performative" nếu dùng
thuật·ngữ "ngữ·vi" cũng dễ nhầm là phạm·vi ngôn·ngữ. Theo
chúng·tôi, thuật·ngữ "ngôn·hành" là thích·hợp hơn.
Về mặt ngữ·âm, hệ·thống ngữ·âm của
tiếng Việt được hình·thành dần·dần trên cơ·sở phương·ngữ Bắc·Bộ với sự·bổ·sung
thêm một·số yếu·tố của các phương·ngữ khác. Vì·thế, đứng trước những biến·thể
địa·phương, cần lựa·chọn biến·thể nào phù·hợp với hệ·thống ngữ·âm chuẩn của
tiếng Việt. Chẳng·hạn, giữa các biến·thể dô và vô, nhâng·dâng và nhân·dân, dĩa và đĩa, gáo và gạo,...
thì vô, nhân·dân, đĩa, gạo,... là chuẩn. Khi các địa·phương dùng
các từ khác·nhau để chỉ cùng một sự·vật, hiện·tượng thì từ của phương·ngữ Bắc·Bộ
được coi là chuẩn. Chẳng·hạn, giữa các từ mô và đâu, nỏ và không, chộ và thấy,...
thì các từ đâu, không, thấy là chuẩn. Cần lưu·ý là các tiêu·chuẩn
của cái gọi là chuẩn chỉ tồn·tại ở giá·trị xã·hội của nó chứ không động·chạm
đến bản·thân hệ·thống cấu·trúc của nó. Vì·thế, những hình·thức ngôn·ngữ khác
với chuẩn không phải là những hình·thức "dưới chuẩn" hoặc "không
chuẩn". Trong những hoàn·cảnh giao·tiếp nhất·định vẫn có·thể dùng nó. Thực·tế,
chuẩn ngữ·âm hình·thành dần·dần, không·thể đòi·hỏi các địa·phương trong cả nước
phát·âm các từ thống·nhất ngay được. Tuy·nhiên, không·thể coi·nhẹ vấn·đề chính·âm.
Vai·trò của nhà·trường và các phương·tiện thông·tin đại·chúng là vô·cùng quan·trọng
trong vấn·đề này.
Về mặt chữ·viết, chữ quốc·ngữ là cơ·sở
tốt để thống·nhất chính·tả giữa các vùng. Ngôn·ngữ trước·hết là để nói, nhưng
trong thực·tế giao·lưu văn·hoá và xã·hội ngày·nay, chữ·viết có một tác·dụng
quyết·định đối·với cuộc·sống. Vì·thế, chuẩn chính·tả là cơ·sở để bảo·đảm và củng·cố
tính thống·nhất của ngôn·ngữ. Người miền Nam có thể nói coong·cháo,
nhâng·dâng, dô,... nhưng khi viết thì phải viết con cháu, nhân·dân,
vô,... Người miền Bắc có thể phát·âm lẫn·lộn châu với trâu, lồi với nồi, xung với sung,...
nhưng khi viết thì phải viết con·trâu, châu·báu, xung·đột, bổ·sung, lồi·lõm,
cái nồi,...
Trong việc chuẩn·hoá từ·vựng tiếng Việt, cần lưu·ý
ba mảng khác·nhau: các từ
thông·thường, các tên riêng, và các thuật·ngữ khoa·học, kĩ·thuật.
2. Chuẩn·hoá các từ·ngữ
thông·thường
Đối·với các từ·ngữ thông·thường, nổi·lên là vấn·đề
cách viết và cách đọc. Trường·hợp có nhiều biến·thể ngữ·âm khác·nhau, cách viết
và cách đọc nên theo những quy·định của Hội·đồng Chuẩn·hoá chính·tả và Hội·đồng
Chuẩn·hoá thuật·ngữ năm 1983, như sau:
a. Khi thói·quen đã làm cho mặt ngữ·âm của từ biến·đổi và ít
nhiều có khác với từ·nguyên (gốc Việt hoặc gốc Hán), thì cần phải căn·cứ vào thói·quen mà
xác·định chuẩn chính·tả, bởi·vì thói·quen của đại·đa·số trong nhân·dân là một
tiêu·chí có ý·nghĩa quyết·định. Ví·dụ:
· chỏng·gọng (so·sánh với chổng·gọng)
· đại·bàng (so·sánh với đại·bằng)
b. Khi thói·quen chưa làm·rõ một hình·thức ngữ·âm nào có tính·chất
ổn·định thì nên dựa theo tiêu·chí về từ·nguyên để xác·định
chuẩn·hoá chính·tả, tiêu·chí này có ý·nghĩa quan·trọng về mặt văn·hoá, đáng
được coi·trọng. Ví·dụ:
· trí·mạng (so·sánh với chí·mạng)
Tuy·nhiên, cần tránh truy từ·nguyên một cách tuỳ·tiện.
c. Khi trong thực·tế đang tồn·tại hai hình·thức chính·tả mà
chưa xác·định được một chuẩn duy·nhất thì có·thể chấp·nhận cả hai hình·thức
ấy. Ví·dụ:
· eo·sèo – eo·xèo
· sứ·mạng – sứ·mệnh...
Hội·đồng lưu·ý rằng, trong các trường·hợp trên,
khi chuẩn chính·tả đã được xác·định, thì cần nghiêm·túc tuân·theo, đặc·biệt ở
sách giáo·dục.
Khi đọc, giáo·viên và học·sinh cần cố·gắng dựa
vào chuẩn chính·tả mà phát·âm. Trong ngôn·ngữ·nói thì chưa yêu·cầu cao về phát·âm
chuẩn bởi vì chuẩn·hoá và thống·nhất phát·âm là một công·việc phức·tạp và lâu·dài.
Trường·hợp phát·âm thống·nhất nhưng chữ·viết
khác·nhau, nên theo quy·định về chính·tả trong sách giáo·khoa cải·cách giáo·dục
năm 1980 như sau:
Các âm·tiết có nguyên·âm i ở
cuối thì viết thống·nhất bằng i, trừ uy (như: duy,
tuy, quy...), ví·dụ: kì·dị, lí·trí, mĩ·vị... Chú·ý: i hoặc
y đứng một·mình hoặc đứng·đầu âm·tiết vẫn viết theo thói·quen cũ, ví dụ: ý·nghĩa,
y·tế, ỉ·eo, ầm·ĩ, im, yêu...
Đối·với các từ·ngữ thông·thường, chuẩn·hoá về
mặt ngữ·nghĩa được đặt·ra đối·với những sáng·tạo mới (từ mới, nghĩa mới, cách
dùng mới) chỉ được coi·là hợp chuẩn khi nó bắt·nguồn từ cơ·cấu nội·tại, từ xu·hướng
phát·triển của bản·thân tiếng Việt. Chúng·ta có·thể nói các phương·tiện
thông·tin đại·chúng thì cũng có·thể nói các phương·tiện giao·thông
đại·chúng; máy·đẻ, có·thể coi là hợp·chuẩn vì mô·hình cấu·tạo
chúng đã có trong tiếng Việt: máy·khoan, máy·giặt...
3. Chuẩn·hoá các thuật·ngữ
khoa·học, kĩ·thuật
Các thuật·ngữ khoa·học, kĩ·thuật phải được coi·là
một bộ·phận có tính·chất riêng trong từ·vựng tiếng Việt nói·chung, bởi·vì những
khái·niệm khoa·học không phải là của riêng của người Việt mà là tải·sản chung của
các dân·tộc nói các tiếng khác·nhau. Xác·định chuẩn·mực cho bộ·phận từ·vựng này
phải tính·cả·đến mối·tương·quan với dân·tộc và quốc·tế.
Tiêu·chí nổi·lên hàng·đầu là phải đảm·bảo tính·chính·xác của
khái·niệm. Nếu các thuật·ngữ tự đặt·ra trên cơ·sở các yếu·tố có·sẵn của tiếng
Việt không bảo·đảm tính·chính·xác thì thà tiếp·nhận thuật·ngữ nước·ngoài còn
hơn. Nếu các thuật·ngữ tự đặt·ra đảm·bảo tính·chính·xác thì tất·nhiên không cần
tiếp·nhận các thuật·ngữ nước·ngoài. Nếu tính·chính·xác của khái·niệm được đảm·bảo
thì mặc·nhiên thuật·ngữ có được tính·hệ·thống và tính·quốc·tế về nội·dung.
Không nên câu·nệ vào tính·hệ·thống và tính·quốc·tế về hình·thức mà phương·hại
đến tính·chính·xác của thuật·ngữ. Muốn thuật·ngữ có tính·chính·xác, thì thuật·ngữ
nên có một nghĩa, tránh hiện·tượng đồng·nghĩa, đồng·âm có·thể gây lẫn·lộn, hiểu·lầm.
Do·vậy, theo chúng·tôi, trong ngôn·ngữ·học, các thuật·ngữ "nghĩa sở·chỉ"
(referentive meaning), "nghĩa sở·biểu" (significative
meaning), "động·từ ngôn·hành (performative verb), "tiền·đề"
(presuposition), "hành·động tại lời" (locutationary act),
"hành·động ngoài lời" (illocutationary act), "hành·động
sau lời" (perlocutationary act),... thích·hợp hơn các thuật·ngữ: nghĩa
biểu·vật, nghĩa biểu·niệm, động·từ ngữ·vi, tiền·giả·định, hành·động tạo lời,
hành·động ở lời, hành·động mượn lời (hành·động xuyên ngôn)...
Theo giáo·sư Lê·Khả·Kế, những thuật·ngữ tự·tạo
sau·đây chẳng những dễ hiểu mà cũng chính·xác và có·hệ·thống:
(sâu·bọ) cánh·cứng
|
coléoplère
|
|
(sâu·bọ) cánh·da
|
dermaplere
|
|
(sâu·bọ) cánh·màng
|
hymenoplère
|
|
(sâu·bọ) cánh·thẳng
|
orthoplère
|
|
(sâu·bọ) cánh·úp
|
plécoplère
|
|
(sâu·bọ) hai·cánh
|
diplère
|
|
đơn·thức
|
monôme
|
|
nhị·thức
|
bimôme
|
|
tam·thức
|
triôme
|
|
đa·thức
|
polyôme
|
Để thẩm·định tính·chính·xác của thuật·ngữ, cần nắm·vững
nội·dung khái·niệm mà thuật·ngữ diễn·đạt. Chỉ riêng các nhà·ngôn·ngữ·học
thì sẽ không làm·nổi việc này mà cần có sự·phối·hợp giữa các nhà·ngôn·ngữ·học
với các nhà·khoa·học thuộc các ngành khác. Công·việc cấp·bách hiện·nay là biên·soạn
các cuốn·từ·điển khái·niệm chuyên·ngành. Trên cơ·sở đó, chúng·ta mới có điều·kiện
để chọn·lựa hợp·lí những thuật·ngữ đang được sử·dụng trên sách·báo hiện·nay.
Đối·với những thuật·ngữ tiếp·nhận từ
tiếng Hán, điều cần lưu·ý là: Mặc·dù chúng·ta tiếp·nhận các thuật·ngữ khoa·học
từ tiếng Hán hiện·đại nhưng chúng·ta vẫn đọc theo âm Hán·Việt và viết theo cách
viết của chữ quốc·ngữ. Vì·thế, với người không biết chữ Hán, từ ngữ· tự cấu·
tạo (trên cơ· sở các yếu· tố Hán·Việt) và từ· ngữ tiếp·nhận của tiếng Hán không
khác gì nhau bao·nhiêu. Có·lẽ trong một·số trường·hợp, trật·tự các yếu·tố trong
thuật·ngữ mới tiếp·nhận không thuận với tư·duy Việt·Nam. Ví·dụ: dân·ý,
dân·chủ tập·trung, hạ·tầng cơ·sở, thượng·tầng kiến·trúc... Trong trường·hợp
này, có·thể đảo·lại là: ý·dân, tập·trung dân·chủ, cơ·sở hạ·tầng, kiến·trúc
thượng·tầng...
Đối·với các thuật·ngữ tiếp·nhận từ các
ngôn·ngữ Ấn·Âu, chủ·yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức thì vấn·đề
nổi·lên là chính·tả và phát·âm. Gần một thế·kỉ qua, có hai xu·hướng
luôn·luôn tranh·chấp nhau:
- Một là, xu·hướng phiên theo âm là chính
- Hai là, xu·hướng phiên theo chữ là chính
Xu·hướng đầu xem ngôn·ngữ như một hệ·thống thuần·nhất,
chỉ chấp·nhận vần và con chữ tiếng Việt và cách viết rời từng âm·tiết. Thuật·ngữ
phương Tây, khi vào tiếng Việt thì phải tuân·theo cách viết và cách đọc của
tiếng Việt. Những người·ủng·hộ xu·hướng này cho rằng làm như·vậy mới đảm·bảo tính·dân·tộc và tính·đại·chúng của
thuật·ngữ.
Xu·hướng thứ hai xem ngôn·ngữ là một hệ·thống
của hệ·thống, chuẩn·hoá thuật·ngữ phải tính·tới tương·lai, tới giao·lưu quốc·tế.
Vì·thế, trong khi duy·trì những thói·quen phát·âm, ghép·vần đã được quy·định
trong hệ·thống chữ quốc·ngữ, vẫn có·thể dùng một·số ít vần không hợp với cấu·trúc
âm·tiết tiếng Việt, và một·số chữ cái vốn không có trong hệ·thống chữ·cái tiếng
Việt hiện·nay.
Trên·đây là nhận·xét về mặt lí·luận. Trong thực·tế,
còn có rất nhiều giải·pháp nửa·vời nữa. Cho·nên, bức·tranh về thuật·ngữ ngoại·nhập
ở Việt·Nam rất đa·dạng. Cùng một thuật·ngữ gốc, nhưng có nhiều dạng tồn·tại
khác·nhau ở Việt·Nam. Ví·dụ:
- an·đe·hít, anđêhit, an dê hit, aldehyd
- gơ·lu·cô·dơ, glu·cô, glucô, glu·cô·da, glucos
- pơ·rô·tít, prôtit, protit, protid
- ...
Trong sự·chuẩn·hoá thuật·ngữ khoa·học gốc Ấn·Âu,
cần tính·tới sự·phát·triển của ngôn·ngữ khoa·học trong tương·lai, tính·tới sự·phát·triển
của khoa·học, kĩ·thuật cũng như sự·phát·triển của nền·giáo·dục các cấp sẽ tạo·nên
những triển·vọng mới về năng·lực ngôn·ngữ của nhân·dân. Trên cơ·sở những ý·kiến
tiếp·nhận qua các cuộc·hội·thảo khoa·học trong các năm 1979, 1980 tại Hà·Nội,
Huế và thành·phố Hồ·Chí·Minh, Hội·đồng Chuẩn·hoá Chính·tả và Hội·đồng Chuẩn·hoá
Thuật·ngữ năm 1983 cho·rằng: "đối·với những thuật·ngữ vốn ở nước·ngoài mà
được dùng trong tiếng Việt thì sự·quy·định chính·tả nên dựa trên hình·thức phổ·biến
của những thuật·ngữ ấy trên chữ·viết. Trong ngôn·ngữ khoa·học, mà chủ·yếu là
ngôn·ngữ·viết, cần nhớ kĩ mặt·chữ thuật·ngữ và cần khai·thác giá·trị thông·tin
của nó. Đối·với những thuật·ngữ này, chính·tả là chính. Về ngữ·âm thì dần·dần
hướng·dẫn để tiến·tới có được cách phát·âm thống·nhất trong cả nước. Cụ·thể,
Hội·đồng chấp·nhận:
- Các phụ·âm đầu và tổ·hợp phụ·âm đầu vốn không có trong tiếng Việt, như: bl, br, cr, p, z, str, w
- Các phụ·âm cuối vốn không có trong tiếng Việt, như: d, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z
Đối·với những thuật·ngữ đã được dùng phổ·biến
trong tiếng nước·ngoài thì có thể dùng một hình·thức đã thành thói·quen trên
phạm·vi quốc·tế. Hình·thức ấy có·thể được điều·chỉnh, như có·thể rút·gọn, ví
dụ: gram, lít, mét. Đó là những điều·chỉnh có·thể chấp·nhận·được,
vì những thuận·tiện nhất·định và do những thói·quen nhất·định đã hình·thành
trong thực·tiễn.
Trong sự điều·chỉnh ấy, nên tránh lấy yêu·cầu
đồng·hoá theo ngữ·âm (và theo chữ·viết) tiếng Việt làm tiêu·chí chủ·đạo. Đồng·thời,
yêu·cầu chú·ý đến mối·quan·hệ giữa các thuật·ngữ trong toàn·bộ hệ·thống"(1).
__________
(1)
Trung·tâm Biên·soạn sách cải·cách giáo·dục & Viện
Ngôn·ngữ·học Việt·Nam.
4. Chuẩn·hoá các tên
riêng
Tên riêng là gì? Câu hỏi tưởng·như đơn·giản
nhưng không phải không có vấn·đề. Trong các sách ngữ·pháp phổ·thông, người·ta
đã phân·biệt danh·từ chung và danh·từ riêng. Danh·từ chung là danh·từ dùng để
gọi những sự·vật thuộc cùng một loại, danh·từ riêng là những danh·từ dùng để
làm tên riêng để gọi tên từng sự·vật, đối·tượng riêng·lẻ. Những tên người như: Hồ·Xuân·Hương,
Ngô·Văn·Sở,... Những tên đất như: Nghệ·An, Thanh·Hoá,... Những
tên sông như: Hồng·Hà, Cửu·Long,... Những tên công·trình như: cầu Long·Biên,
chùa Một·Cột, Truyện·Kiều,... Những tên gọi các sự·kiện
lịch·sử như: Hội·nghị Paris, Cách·mạng Tháng·Tám,... Đó đúng là
những tên·gọi của những cá·nhân hoặc cá·thể. Nhưng tên·gọi của các dân·tộc như Việt·Nam,
Lào, Ê·đê, Tày, Nùng,... lại chỉ một loại người, chứ không phải chỉ từng cá·nhân
mà vẫn lại được gọi là tên riêng. Trong thiên·hà của chúng·ta, chỉ có một mặt·trời,
một mặt·trăng, nhưng mặt·trời, mặt·trăng lại không
được coi là tên riêng. Đến tên các tổ·chức, cơ·quan, đoàn·thể, như: Bộ
Ngoại·giao, Vụ Tổ·chức Cán·bộ, Chính·phủ, Quốc·hội,... thì ranh·giới giữa
cái chung và cái riêng là ở đâu? Có·lẽ tên riêng nên được coi là những từ, ngữ
dùng để gọi·tên những thực·thể vật·chất và tinh·thần có vai·trò quan·trọng
trong đời·sống văn·hoá–xã·hội, tồn·tại với tư·cách là những cá·thể trong
tư·duy của từng dân·tộc. Đối·với người Việt, đó là:
- Những tên chỉ người, tên cá·nhân, dân·tộc,... Ví·dụ: Nguyễn·Trãi, Việt·Nam,...
- Những tên chỉ nơi·chốn, núi, sông, hồ, tỉnh,... Ví·dụ: (núi) Tản·Viên, (sông) Hồng, (tỉnh) Nghệ·An,...
- Những từ·ngữ chỉ công·trình xây·dựng và công·trình văn·hoá. Ví·dụ: (chùa) Dâu, (cầu) Long·Biên, Truyện·Kiều,...
- Những từ·ngữ chỉ các cơ·quan, tổ·chức xã·hội,... Ví·dụ: Đại·học Quốc·gia Hà·Nội, Bộ Giáo·dục và Đào·tạo,...
- Những từ·ngữ chỉ từng thời·kì, từng sự·kiện lịch·sử,... Ví·dụ: (thời kì) Lí–Trần, Cách·mạng Tháng·Tám, Hội·nghị Paris, Nghị·quyết 8 BCHTWĐ,...
Cần phân·biệt tên riêng tiếng Việt và tên riêng
không phải tiếng Việt.
Đối với tên riêng tiếng Việt, vấn·đề đặt·ra là
phải xác·định các thành·tố của tên riêng và cách viết·hoa tên riêng như thế nào
cho hợp·lí.
Trước·hết, phải nói về tên người,
tên người Việt ở dạng đầy·đủ gồm ba thành·tố:
Tên
họ
|
Tên
đệm
(không bắt·buộc) |
Tên
cá·nhân
|
Nguyễn
|
Trãi
|
|
Lê
|
Văn
|
Chiến
|
Trần
|
Thị
|
Mai
|
Yếu·tố Thị được dùng để phân·
biệt giới· tính, hễ là nữ thì có·thể dùng Thị. Hiện·nay có xu·hướng
bớt dùng từ Thị phân·biệt giới·tính. Phần đệm có xu·hướng hoặc
gắn với phần tên cá·nhân để tạo·thành tên ghép của cá·nhân, như: Nguyễn·Mĩ·Hạnh,
Nguyễn·Thu·Thuỷ hoặc gắn với tên họ để tạo·thành họ ghép, ví·dụ: một
người bố họ Phan, mẹ họ Trần thì có·thể sẽ đặt·tên
con là Phan·Trần Mĩ. Một họ phát·triển thành nhiều chi, mỗi chi có·thể
lấy một từ khác·nhau để phân·biệt, ví·dụ:
- Nguyễn·Văn Hạnh
- Nguyễn·Khắc Phục
- Nguyễn·Duy Thư
- Nguyễn·Hữu Vị
Có họ lại dùng tên đệm để phân·biệt các hệ khác·nhau,
ví·dụ:
- Tôn·Quang Phiệt
- Tôn·Gia Ngân
- Tôn·Tích Hải Đăng
- Tôn·Đức Hải Phong
Khi đặt·tên, người·ta thường gửi·gắm nhiều tâm·tư,
tình·cảm, ước·vọng của mình vào đó, nhưng dù là tên đơn hay tên ghép, dù là họ
đơn hay họ ghép, thì xét về bản·chất cũng chỉ là dấu·hiệu để phân·biệt cá·thể
này với cá·thể khác mà·thôi. Vì·vậy, cần viết·hoa tất·cả các âm·tiết và
không có gạch·nối. Điều này đã được Hội·đồng Chuẩn·hoá Chính·tả và
Thuật·ngữ quy·định từ năm 1983, nên tuyên·truyền rộng·rãi để thực·hiện
thống·nhất.
Về tên·gọi chỉ nơi·chốn (các
địa·danh), quan·niệm về các thành·tố của nó chưa hẳn đã thống·nhất, nên cách
viết·hoa cũng không thống·nhất. Chẳng·hạn:
- hồ Gươm hay Hồ·Gươm
- sông Hương hay Sông·Hương
- hồ Tây hay Hồ·Tây
- Tỉnh Hà·Tây hay tỉnh Hà·Tây
Chúng·tôi nhận·thấy, các từ Hồ trong Hồ·Gươm,
Hồ·Tây; Sông trong Sông·Hương; Tỉnh trong Tỉnh
Hà·Tây đều là danh·từ chung, không phải là thành·tố của tên riêng.
Hiển·nhiên, các danh·từ chung có·thể được dùng để cấu·tạo tên riêng, nhưng khi
đó nó không còn mang ý·nghĩa ban·đầu nữa. Ví·dụ: núi Trường·Sơn (sơn cũng
là núi), sông Hồng·Hà (hà cũng là sông), thị·trấn
Chợ·Đồn, đảo Hòn·Bóng, núi Hòn·Rau, núi Hòn·Đấu. Đã là tên riêng thì phải
kết·hợp được với một danh·từ chung chỉ loại của nó ở trước. Ta không·thể nói hồ
Hồ·Tây, hồ Hồ·Gươm, hồ Hồ·Than·Thở,... nên chỉ Tây, Gươm, Than·Thở mới
là tên riêng.
Khi đã xác·định rõ thành·tố của tên riêng rồi
thì tất·cả các âm·tiết trong tên riêng chỉ nơi·chốn đều viết·hoa như quy·định
của Hội·đồng Chuẩn·hoá Chính·tả và Thuật·ngữ.
Tên riêng chỉ các tổ·chức xã·hội cũng
chưa được quan·niệm thống·nhất về các thành·tố và cách viết của chúng. Hội·dồng
Chuẩn·hoá Chính·tả và Thuật·ngữ năm 1983 quy·định: Tên tổ·chức, cơ·quan chỉ
viết·hoa âm·tiết đầu trong tổ·hợp từ dùng làm tên. Ví·dụ:
Trường đại·học bách·khoa Hà·Nội
Trong thực·tế, chúng·ta còn gặp những dạng như:
- Trường Đại·học bách·khoa Hà·Nội
- Trường Đại·học Bách·Khoa Hà·Nội
- trường Đại·học bách·khoa Hà·Nội
- trường Đại·học Bách·khoa Hà·Nội
- ...
Đối·tượng biểu·thị của nhân·danh và địa·danh là
những cá·nhân, cá·thể riêng·biệt, còn đối·tượng biểu·thị của những tên·gọi cơ·quan,
tổ·chức xã·hội tuy cũng là những thực·thể nhưng chỉ tồn·tại với tư·cách là
những cá·thể trong tư·duy, cho·nên những ý·niệm được dùng trong tên chỉ cơ·quan,
tổ·chức xã·hội có vai·trò quan·trọng trong việc·nhận·diện, phân·biệt cá·thể này
với cá·thể khác. Trong khi các ý·niệm được dùng trong nhân·danh, địa·danh chỉ
bổ·sung thêm sắc·thái biểu·cảm, hoặc văn·hoá chứ không·thể căn·cứ vào đó để
nhận·diện đối·tượng. Một người xấu·xí vẫn có·thể đặt·tên là Mĩ, một người tham·lam,
ích·kỉ vẫn có·thể đặt·tên là Thảo. Ý·nghĩa của các từ·ngữ trong tên riêng chỉ
cơ·quan, tổ·chức xã·hội về cơ·bản vẫn giống ý·nghĩa của chúng trong khi sử·dụng
tự·do. Các từ·ngữ chỉ gắn·kết với nhau để tạo·thành một tên·gọi cố·định mà
thôi. Do·đó, yếu·tố đầu·tiên trong tên·gọi chỉ cơ·quan, tổ·chức xã·hội là những
yếu·tố chỉ loại đơn·vị, như: bộ, cục, vụ, viện, đảng, đoàn, hội, uỷ·ban,
mặt·trận, ban, trường,... Những yếu·tố khác có giá·trị hạn·chế về mặt tính·chất,
chức·năng, nhiệm·vụ, địa·điểm,... Tất·cả các yếu·tố ấy đều có giá·trị như nhau
trong việc phân·biệt và nhận·diện đối·tượng nên mỗi chữ·cái đầu của mỗi từ·ngữ
thể·hiện những ý·niệm ấy đều nên viết·hoa.
Như·thế, dạng đầy·đủ của tên·gọi phải là: Trường
Đại·học Bách·khoa Hà·Nội. Trong ngữ·cảnh nhất·định, có·thể tỉnh·lược thành Trường
Đại·học Bách·khoa, Trường Bách·khoa, Bách·khoa.
Tên các thời·kì lịch·sử, các sự·kiện lịch·sử,
các danh·hiệu tôn·vinh cũng nên viết·hoa theo cách đó. Ví·dụ:
- Anh·hùng Lao·động
- Hiệp·định Geneva
- Hội·nghị Paris
- Huân·chương Độc·lập
- (thời) Lí–Trần, (thời) Bắc·thuộc
- Nhà·giáo Nhân·dân
- Nhà·giáo Ưu·tú
- Trận Điện·Biên·Phủ
- ...
Tên·gọi các chức·vụ như chủ·tịch, thủ·tướng, bộ·trưởng,
viện·trưởng v.v... không phải là tên riêng nên không cần phải viết·hoa. Trong
thực·tế, để biểu·thị ý kính·trọng, người·ta có·thể viết·hoa âm·tiết đầu của tên·gọi
chức·vụ nhưng không nên đưa·ra những quy·định bắt·buộc về điều này.
Đối·với những tên·riêng không phải tiếng
Việt, cần phải nhận·thức rõ bản·chất và vị·trí của chúng trong hệ·thống từ·vựng
tiếng Việt. Rõ·ràng các tên·riêng không phải tiếng Việt là một loại từ đặc·biệt
hay một loại kí·hiệu, không phải là bộ·phận từ·vựng được cấu·tạo trong tiếng
Việt. Yêu·cầu chủ·yếu trong việc chuẩn·hoá lớp từ này là phải được ghi, được
dùng chính·xác nhất để bảo·đảm sự liên·hệ không gây nhầm·lẫn với cá·nhân, cá·thể,
đơn·vị mang tên đó. Những quy·định của Hội·đồng Chuẩn·hoá Chính·tả và Thuật·ngữ
năm 1983, theo chúng·tôi, về cơ·bản là hợp·lí. Cụ·thể là:
- Nếu chữ·viết nguyên·ngữ dùng chữ·cái Latin thì giữ·nguyên dạng như trong nguyên·ngữ, chỉ được bớt·đi các dấu phụ. Ví·dụ: Shakespeare, Paris, Wroclaw Petofi (lược·dấu phụ ở chữ·cái l và chữ·cái o – Wrocław, Petõfi).
- Nếu nguyên·ngữ dùng thuộc một hệ·thống chữ·cái khác thì áp·dụng lối chuyển·tự chính·thức sang chữ·cái Latin. Ví·dụ: Majakovski, Moskva, Lomonosov (theo lối chuyển·tự chính·thức của Liên·bang Xô·Viết).
- Nêu nguyên·ngữ không dùng chữ·viết ghi âm thì dùng một cách phiên·âm chính·thức bằng chữ·cái Latin (thường là cách phiên·âm có tính·phổ·biến trên thế·giới). Ví dụ: Kyoto.
- Trong trường·hợp trên thế·giới đã quen dùng một tên riêng viết bằng chữ·cái Latin mà có khác với nguyên·ngữ (thường là tên một số nước, thành·phố) thì dùng hình·thức tên riêng phổ·biến đó. Ví dụ: Hungary (trong nguyên·ngữ là Maggarorszag), Bangkok (trong nguyên·ngữ là Krung Thep hoặc Krung Pattannakosin).
- Đối·với những tên sông, núi thuộc nhiều nước (và do·đó, có những tên khác·nhau trong những ngôn·ngữ khác·nhau) thì dùng những hình·thức tương·đối phổ·biến trên thế·giới, nhưng trong những văn·bản nhất·định, có·thể dùng hình·thức của địa·phương. Ví·dụ: sông Danube có·thể tuỳ văn·cảnh mà được dùng dưới các dạng khác nữa: Donau (Đức), Duna (Hungary), Dunares (Rumani).
- Những tên riêng hay bộ·phận của tên riêng (thường là địa·danh) mà có nghĩa thì chỉ dịch nghĩa khi đó là chủ·trương chung của các ngôn·ngữ thế·giới. Ví dụ: Biển Đen, Guinea Xích·Đạo.
- Những tên riêng đã có hình·thức quen·thuộc thì nói·chung không cần thay·đổi. Ví·dụ: Anh, Pháp, Hi·Lạp, Bắc·Kinh, Lỗ·Tấn...
- Tuy·vậy, cũng có·thể chấp·nhận sự·tồn·tại hai hình·thức của một·số tên riêng trong những phạm·vi sử·dụng khác·nhau. Ví·dụ: La·Mã (thành La·Mã, đế·quốc La·Mã, chữ·số La·Mã) và Roma (thủ·đô Roma).
Cũng như vấn·đề chuẩn·hoá thuật·ngữ khoa·học kĩ·thuật,
vấn·đề chuẩn·hoá các tên riêng không phải tiếng Việt đã được thảo·luận sôi·nổi,
rộng·rãi trong những năm qua và cho đến nay vẫn chưa kết·thúc. Dường·như các
nhà·khoa·học và giáo·dục đều thừa·nhận giải·pháp phiên theo chữ·viết là khoa·học,
có tác·dụng đẩy nhanh giao·lưu quốc·tế. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa thông·suốt,
vẫn cho cách làm đó không dân·tộc và không đại·chúng.
Như ta đã biết, thuật·ngữ khoa·học, kĩ·thuật tự
thân nó mang tính·chất quốc·tế, những khái·niệm khoa·học, kĩ·thuật là tài·sản
chung của nhân·loại. Về hình·thức, dù phiên·âm là a xít, a·xê·ti·len,
at môt phe, at·spi·rin cũng không dân·tộc gì hơn cách viết nguyên·dạng: acid,
acetilen, atmosphe, aspirin.
Những tên riêng không phải tiếng Việt, tuy không
có tính·quốc·tế nhưng cũng không phải là bộ·phận từ·vựng đòi·hỏi phải có sắc·thái
dân·tộc. Phiên·âm thuật·ngữ và tên riêng nước·ngoài thực·chất là để dễ
đọc, chứ không phải là để dân·tộc hoá. Dễ đọc cũng không phải là cơ·sở để
dễ nhớ và dễ hiểu. Ngược lại, phiên·âm dễ dẫn·đến nhầm·lẫn, thiếu chính·xác. So·sánh:
Arập Xê ut
|
· Arập Xaudi
|
· Ảrập Xaudi
|
Kim Đâng Sam
|
· Kim Ong Sam
|
|
Kim Ơng Xom
|
· Kim Young Sam
|
|
Ucren
|
· Ucraine
|
· Ucraina
|
Nhiều người nước·ngoài tỏ·ý không hài·lòng khi
tên riêng của họ được phiên·âm không sát trên sách, báo của ta. Như·vậy, dễ đọc
mà làm sai·lạc thông·tin thì lợi bất cập hại, là không khoa·học. Hơn·nữa, dễ
đọc cũng chưa hẳn là có tính·đại·chúng. Quả·là đối·với quần·chúng còn ít biết
ngoại·ngữ thì việc đọc, nhớ, viết tên riêng nước·ngoài theo nguyên·dạng hoặc
chuyển·tự là khó. Nhưng quần·chúng sẽ mãi thế sao? Với sự·phát·triển của giáo·dục,
của khoa·học và kĩ·thuật, quần·chúng sẽ ngày càng quen·thuộc với những gì mà
hiện·nay còn ít·nhiều bỡ·ngỡ.
Có người nghĩ rằng chúng·ta viết báo, viết sách
chủ·yếu là để người Việt·Nam hôm·nay đọc chứ không phải cho người Việt·Nam
trong tương·lai hoặc người nước·ngoài đọc. Vì·thế, phiên theo ngữ·âm sẽ lợi
hơn. Nhưng một mẩu tin như: "Billy Crystal – chàng·trai người Mĩ cao 2,30m
– vừa được đạo·diễn Michael Lehman mời đóng vai chính trong bộ phim Gã
khổng·lồ" (Tạp·chí Truyền·hình, số 13/1998) vẫn chẳng bị rơi·vãi lượng
thông·tin nào mặc·dù các tên riêng đều được giữ nguyên·dạng. Dù không đọc được
hoặc đọc sai hai tên riêng thì người·ta vẫn hiểu có một người Mĩ cao 2,30m được
một đạo·diễn mời đóng phim Gã khổng·lồ. Người·ta chỉ cần nhớ hai
tên riêng khi nào cần làm·quen với họ, và khi·đó chắc·chắn cách viết nguyên·dạng
sẽ thuận·lợi hơn.
Những điều vừa trình·bày ở trên cần áp·dụng nhất·quán,
triệt·để trong các phong·cách khoa·học, chính·luận, hành·chính. Trong văn·chương
cũng như trong khẩu·ngữ, vẫn có·thể chấp·nhận những tên riêng có hình·thức
phiên·âm, đặc·biệt là những tên riêng phiên·âm có dụng·ý tu·từ.
Các thuật·ngữ khoa·học và các tên riêng không
phải tiếng Việt chủ·yếu được dùng trong văn·viết, vì·vậy trong khi không cự·tuyệt
phương·thức phiên·âm, chúng·ta vẫn cần nhận·thấy phương·thức giữ nguyên·dạng
hoặc chuyển·tự mới là quan·trọng, về cả lí·luận lẫn thực·tiễn đều chứng·tỏ
chuẩn là cái gì không đứng·yên tại·chỗ mà luôn·luôn vận·động, phát·triển. Muốn
nắm·bắt nó phải nỗ·lực cố·gắng, nếu không, chúng·ta mãi·mãi không bao·giờ đạt
đến chuẩn. Đây là vấn·đề nhận·thức của cả người·viết lẫn người·đọc, nhận·thức
của cơ·quan truyền·thông đại·chúng và cơ·quan quản·lí nhà·nước.
Các nhà·văn·hoá, nhà·báo, nhà·khoa·học không
phải ai cũng biết ngoại·ngữ, mà có biết thì cũng chỉ biết một·vài ngoại·ngữ
chính thôi. Vì·thế, khi viết không nên dễ·dãi, cần có trách·nhiệm với từng từ,
từng chữ mà mình viết ra, chữ nào cần tra·cứu, phải tra·cứu đến ngọn·ngành rồi
hãy viết.
Người·đọc cũng vậy. Không nên nghĩ rằng mình là
người nói tiếng Việt thì hiểu hết chữ·nghĩa của tiếng Việt, đọc sách·báo chỉ
nhằm tiếp·thu thông·tin của văn·bản mà thôi. Nếu nhận·thức được rằng đọc sách·báo
không chỉ để tiếp·thu thông·tin mà còn là học thêm chữ·nghĩa mà mình chưa biết
(mà phần chưa biết lại là phần lớn) thì người·đọc sẽ không ngần·ngại, bỏ·qua
những gì lạ·lẫm với mình.
Về phần chỉ·đạo, đã đến lúc thành·lập
Hội·đồng Chuẩn·hoá tiếng Việt cấp nhà·nước, sớm có những quy·định thống·nhất
trong cả nước. Trường·học và cơ·quan thông·tin đại·chúng sẽ là nơi tuyên·truyền
và gương·mẫu thực·hiện những quy·định chung đó. Ngành ngôn·ngữ·học có trách·nhiệm
biên·soạn các từ·điển thuật·ngữ, từ·điển tên riêng không phải tiếng Việt, từ·điển
chính·tả để hướng·dẫn cách viết và cách đọc thống·nhất. Trước mắt, cần tìm·hiểu
và công·bố rộng·rãi nguyên·tắc chuyển·tự Latin của tất·cả các hệ chữ·viết trên
thế·giới để người·sử·dụng tiếng Việt có·thể tra·cứu dễ·dàng.
Chuẩn·hoá tiếng Việt là một công·việc khó·khăn,
lâu·dài, nhưng nếu chúng·ta đồng·lòng thì mọi trở·ngại đều có·thể vượt·qua.
[1] Xem Nguyễn·Thiện·Giáp. Sđd,
trang 292–318.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét