Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Một·vài cảm·nhận sơ·lược về đặc·điểm ngữ·âm và từ·vựng tiếng Huế

Tác·giả: Đặng·Thanh·Hòa

Trung·tâm Từ·điển·học · Vietnam Lexicography Centre
(Bài·báo này đã được đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ & Đời·sống, số 4 · 2001)

Xứ Huế vốn là kinh·đô cũ của triều Nguyễn, một triều·đại phong·kiến cuối·cùng ở nước ta. Là một tỉnh có diện·tích 5.009,2 km2, số dân 1.045.134 người; Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Lào, Nam giáp xứ Quảng, Bắc giáp Quảng·Trị. Toàn tỉnh Thừa·Thiên··Huế hiện·nay có 8 huyện là A·Lưới, Hương·Thuỷ, Hương·Trà, Nam·Đông, Phong·Điền, Phú·Lộc, Phú·Vang, Quảng·Điền, và Thành·phố Huế. Do·đó, có·thể nói Thừa·Thiên··Huế là một địa·phương nằm ở vị·trí trung·tâm của cả nước, nơi được coi là địa·bàn có tầm·chiến·lược quan·trọng. Chính vì·thế mà người·ta đã ví Huế là “chiếc đòn·gánh gánh hai đầu đất·nước”. Với một bề·dày văn·hoá vốn·có của mình, xứ Huế luôn được đánh·giá là nơi còn chứa đựng nhiều yếu·tố văn·hoá độc·đáo mà không phải vùng nào, địa·phương nào cũng có. Một trong những điều đặc·biệt ấy phải kể đến tiếng·nói của người xứ Huế, hay như một số người thường gọi là phương·ngữ (regional dialect) Huế, hoặc nói một cách chính·xác hơn là thổ·ngữ (subdialect) Huế.

Ngày·nay, cùng với việc·đầu·tư nghiên·cứu ngày một nhiều hơn, sâu hơn về nền·văn·hoá Huế thì vấn·đề nghiên·cứu, tìm·hiểu về ngôn·ngữ, tiếng·nói của người Huế cũng đang được các nhà·khoa·học quan·tâm đặt·ra. Tuy·nhiên, số·lượng công·trình nghiên·cứu về lĩnh·vực này cho đến nay hầu·như chưa có nhiều do·đó mà người·ta chưa·thể đánh·giá được hết mọi tiềm·năng về bản·sắc ngôn·ngữ của vùng này. Chính vì·vậy, qua một·số kết·quả nghiên·cứu và khảo·sát bước·đầu, trong khuôn·khổ một bài·viết ngắn chúng·tôi xin được đưa·ra một·vài cảm·nhận nhỏ về tiếng Huế với mong·muốn góp một phần hiểu·biết ít·ỏi của mình để tìm·hiểu thêm về ngôn·ngữ Huế nói riêng và nền·văn·hoá Huế nói chung.


1/ Một·vài cảm·nhận về đặc·điểm ngữ·âm (phonetic) 
Trong quá·trình giao·tiếp, hầu·hết những người ở địa·phương khác đều có chung một cảm·nhận là người Huế nói·năng nhỏ·nhẹ, dễ·thương, nhất là giới·nữ. Cái ý “dễ·thương” ở đây có·lẽ bao·hàm cả ý khen hay, và đẹp. Điều này có thể hơi khác so·với hai vùng thổ·ngữ láng·giềng là Quảng·Nam và Quảng·Trị. Về phía Nam, bên kia đèo Hải·Vân, người xứ Quảng phát·âm hoàn·toàn khác với tiếng Huế, vì giọng·nói (ccent) của họ gần với giọng·nói của người miền Nam. Còn ở phía Bắc, mặc·dù có cùng một đặc·trưng ngữ·âm gần giống với tiếng Huế, thế·nhưng tiếng Quảng·Trị vẫn có một cái gì đó khiến cho người·nghe có cảm·giác nặng hơn và càng xa dần về phía Bắc (Quảng·Bình, Hà·Tĩnh, Nghệ·An,...) thì đặc·trưng ấy càng rõ·ràng hơn.

Tuy·nhiên, nếu để ý kĩ, chúng ta thấy rằng, người Huế có thói·quen nói chậm, nói nhỏ, và có xu·hướng kéo·dài về cuối câu, nhất·là những câu có biểu·lộ sắc·thái tình·cảm; đồng·thời trong một câu nói, người Huế cũng có thói·quen nhấn·nhá ở một·số điểm trong khi nói. Chính đặc·điểm này mà người·nghe có cảm·giác rằng người Huế nói·năng nhỏ·nhẹ, mềm·mại, dịu·dàng, và đôi·lúc có·vẻ đài·các. Thế·nhưng, cũng chính do đặc·điểm này mà người·nghe đôi·lúc cảm·thấy khó nghe, nhất·là những lúc nói nhanh.

Qua quá·trình tiếp·xúc với cư·dân ở một·số địa·bàn của Thừa·Thiên··Huế như làng Mỹ·Xá, làng Đông·Xuyên (Quảng·Lộc · Quảng·Điền), chúng·tôi nhận·thấy rằng, đại·bộ·phận ở lớp·người lớn·tuổi thường có hiện·tượng nối âm, nuốt âm trong khi nói. Ví·dụ: “Eng chía không có·nhà” có nghĩa là “Anh chị nớ (ấy) không có·nhà”. Hoặc “Múa không có con” tức là “Mụ nớ (ấy) không có con”. ở đây, chía là hệ·quả của hiện·tượng nối âm giữa hai từ "chị" và "nớ" trong khi nói nhanh, tức là hai từ này đã bị chồng lên nhau trong khi phát·âm (có người cho đây là hiện·tượng nói·nhịu: lapsus linguae). Tương·tự như·vậy, trường·hợp của múa là sự·trùng·nhau của hai từ "mụ" và "nớ". Hiện·tượng này, theo chúng·tôi, về cơ·bản gần giống với hiện·tượng ổng, bả, chỉ,... của người miền Nam.

Bên·cạnh đó, người·ta cũng nhận·thấy rằng người Huế trong lúc nói·năng hầu·như phát·âm không phân·biệt·được thanh·hỏi với thanh·ngã. Điều này thể·hiện rất rõ, kể cả đối·với lớp·trẻ hiện·nay. Và điều quan·trọng hơn·cả là nó chi·phối mạnh·mẽ tới·mức thể·hiện ngay·cả trên chữ·viết (chính·tả = orthography); tức·là trên bình·diện chính·tả, để phân·biệt dấu·hỏi hay ngã quả·là một điều hết·sức khó·khăn đối·với họ. Cá·biệt, có một·số địa·bàn còn xảy·ra cả hiện·tượng không phân·biệt·được thanh·nặng với thanh·huyền như: bụi/bùi, đạn/đàn, mụ/mù, nhạn/nhàn, phụ/phù,... Do·đó, người·nghe rất khó phân·biệt·được các dạng thanh·điệu này trong tiếng Huế.

Ngoài hiện·tượng không phân·biệt về mặt thanh·điệu như trên, thì hiện·tượng phát·âm không phân·biệt một·số phụ·âm đầu, phụ·âm cuối hay một·số vần cũng tạo·nên một đặc·trưng lớn cho tiếng Huế. Trong·số·đó phải kể·đến một·số trường·hợp điển·hình như sau:

- Phát·âm không phân·biệt hai phụ·âm đầu D· với NH· như: dà thay·cho nhà, danh·dẹn/nhanh·nhẹn, dăn·dúm/nhăn·nhúm, dắc·dở/nhắc·nhở, dăn·dở/nhăn·nhở, dẹ·dàng/nhẹ·nhàng, dịp·dàng/nhịp·nhàng, dỏ·dẹ/nhỏ·nhẹ, dộn·dịp/nhộn·nhịp, dớ·dung/nhớ·nhung,...

- Phát·âm không phân·biệt hai phụ·âm cuối ·NG với ·N như: lãng·mạng/lãng·mạn, chứa·chang/chứa·chan, đang·lác/đan·lát, vang·vỉ/van·vỉ, tai·nạng/tai·nạn,... và ·C/·T như: các·bụi/cát·bụi, buốc·giá/buốt·giá, thành·đạc/thành·đạt, dìu·dắc/dìu·dắt, bất·diệc/bất·diệt,...

- Phát·âm không phân·biệt vần ·IÊU với ·IU, ·ƯƠU, ·ƯU như: điều·hiêu/đìu·hiu, hiêu·hiêu/hiu·hiu, biều·riếu/bìu·ríu, mắc·miếu/mắc·míu, diệu·dàng/dịu·dàng, liếu·lo/líu·lo, hiêu·nai/hươu·nai, ốc·biêu/ốc·bươu, biếu/bướu, riệu/rượu, khiếu/khướu, hiêu·trí/hưu·trí, miêu·mẹo/mưu·mẹo...

- Phát·âm không phân·biệt hai khuôn vần ·OAI với ·OI như: coai/coi, boái·toán/bói·toán, moai·móc/moi·móc, đoái·khổ/đói·khổ, loai·choai/loi·choi, hoải·han/hỏi·han,...

Qua quá·trình khảo·sát và nghiên·cứu, chúng·tôi nhận·thấy rằng những hiện·tượng trên xảy·ra một·cách rất phổ·biến trong cách phát·âm của người Huế. Chính đặc·điểm này đã tạo·nên sắc·thái riêng cho tiếng Huế; và có·thể nói rằng đây chính là nét khác·biệt lớn giữa tiếng Huế với các tiếng địa·phương khác.

Ngoài những đặc·trưng cơ·bản trên, người·ta còn nhận·thấy rằng người Huế có một thói·quen hết·sức phổ·biến trong khi nói đó là phát·âm hai nguyên âm ·O· và ·Ô· trong một·số âm·tiết nhất·định thành ·OO· và ·ÔÔ·. Ví·dụ như: con thành coong, còn/coòng, bón/boóng, đón/đoóng, khóc/khoóc, đọt (ngọn)/đoọc, ngọt/ngoọc, học/hoọc lon/loong,.. hay bông/bôông, tồn/tôồng, khôn/khôông, tốn/tôống, đông/đôông, cột/côộc, dốt/dôốc, một/môộc,... Sở·dĩ có hiện·tượng này theo chúng·tôi có·lẽ là do áp·lực của việc·phát·âm không phân·biệt hai phụ·âm cuối ·C/·T và ·NG/·N mà tạo·thành. Vấn·đề về cơ·chế của hiện·tượng này như·thế·nào, chúng·tôi xin·phép sẽ được trình·bày trong một hướng nghiên·cứu khác.

Trong quá·trình tìm·hiểu, chúng·tôi cũng nhận·thấy thêm rằng, trong tiếng Huế hiện·nay, ở một·số vùng, nhất·là những vùng làng·mạc xa thành·phố; hoặc ở một·số cá·nhân, chủ·yếu tập·trung ở lớp·người lớn·tuổi không trực·tiếp chịu nhiều ảnh·hưởng của nền·văn·hoá, ngôn·ngữ mới còn tồn·tại một·số hiện·tượng phát·âm không phân·biệt như: Đ·/D· (đa·thịt/da·thịt, đắc/dắt, đẻo·đai/dẻo·dai, đép/dép, đưới/dưới,...), B·/V· (đầy·bun/đầy·vun, bo gạo/vo gạo, bót/vót, bui·bẻ/vui·vẻ, bút gạo/vút gạo,...), L·/NH· (lạt/nhạt, hoa lài/hoa nhài, lát/nhát, lanh/nhanh,...), CH·/GI· (chàn bầu/giàn bầu, rau·chên/rau·giền, ngủ một chớc/ngủ một giấc, con·chán/con·gián, chập/giập,...), TR·/D·/GI· (troi/dòi, tra/già, trùn/giun, trữa/giữa,...), PH·/B· (phỏng/bỏng, phịa/bịa, đỏ phừng·phừng/đỏ bừng·bừng,...), ·INH/·ÊNH (thinh·thang/thênh·thang, minh·mông/mênh·mông, linh·đinh/lênh·đênh,...), ·ENG/·ANH (keng/canh, xeng/xanh, lèng/lành, kéng/cánh,...).

Như·vậy, xét về mặt ngữ·âm của tiếng Huế, chúng·ta thấy ở đó luôn chứa·đựng khá nhiều điều thú·vị mà các nhà·nghiên·cứu cần·phải đầu·tư khám·phá nhiều hơn để có·thể hiểu sâu hơn và kĩ hơn về tiếng Huế.

2/ Một·vài cảm·nhận về đặc·điểm từ·vựng (lexicon)

Ngoài một·số đặc·điểm cơ·bản về ngữ·âm như trên, chúng·ta cũng nên thử tìm·hiểu thêm một·số đặc·điểm cơ·bản về từ·vựng truyền·thống của tiếng Huế để khám·phá thêm nhiều điều thú·vị khác nữa trong kho·tàng ngôn·ngữ Huế nói·chung và thổ·ngữ (subdialect) Huế nói·riêng.

Trong quá·trình làm·việc, khi so·sánh với bảng từ·vựng của cuốn·Từ·điển từ cổ của GS Vương·Lộc, và một·số nguồn tư·liệu khác, chúng·tôi nhận·thấy rằng trong tiếng Huế hiện·nay còn tồn·tại khá nhiều từ được xem là cổ (archaic), hoặc có yếu·tố cổ.

Ví·dụ như: ăn·lửa (ăn·chịu); áo·chế (áo·tang); bá (vá trong vá áo); bạ·bách (dối, không thật); bái (vái, lạy); bậm (to, mập); bấu (cấu, véo); béng (bánh); bề (tốt, đẹp); biền (khoảnh đất bồi sát bờ sông); biếng (lười, nhác); biệng (đánh); bín (bí trong quả bí); bình·tinh (hoàng·tinh); bói·khoa (bói·toán); bông (hoa); bụ (vú); bui (vui); bui·bẻ (vui·vẻ); buông·bức (vuông·vức); bức·ngựa (bức·phản); cảy (sưng); chánh (nhánh); chảu (đẹp, xinh); chảu·lảy (rất xinh, rất đẹp); chang·mày (chân·mày); chay·vay (lo·lắng, sốt·sắng); cheo (nhảy); côi (trên); cươi (sân); dôn (chồng); dể·ngươi (coi·thường); đọt (ngọn); eng (anh); im (dim); lần·đân (lần·khân, lì·lợm); ló (lúa); lôống (lớn, to); mại·lối (ngày·trước, hôm·trước, không xác·định cụ·thể); mắt·mỏ (đắt·đỏ); mè·xưa/mì·xưa (mở·hàng); mụ·nghẹ (lọ·nồi); mược (mặc trong mặc áo, mặc·kệ); nương (vườn); ốt·dột (xấu·hổ); rào (sông); rẹn (rễ); roọng (ruộng); rú (núi); sợ·lện (sợ·sệt); tởn (khiếp, sợ); thoét (thét, la, mắng); tra (già); trầm·trây (bài·bây); trây (bôi); trẽn (xấu·hổ, ngượng); triêng (quang, gánh); trốc = trôốc (đầu); trốc·cúi (đầu·gối); tru (trâu); xăng·văng (lăng·xăng); xeng (xanh); xửng·vửng (choáng·váng);...

Có một điều mà cho đến nay nhiều nhà·nghiên·cứu cũng phải thừa·nhận rằng, Huế chính là mảnh đất còn chứa đựng nhiều yếu·tố ngôn·ngữ cổ nhất. Điều này không chỉ thể·hiện ở mặt ngữ·âm mà cả ngay trong lớp từ·vụng. Đặc·biệt hơn, các giá·trị này, cho đến nay hầu·như vẫn còn lưu·giữ lại khá nguyên·vẹn và phong·phú. Và đó cũng chính là điều lí·thú dành cho những người làm công·tác nghiên·cứu ngôn·ngữ nói·riêng và văn·hoá xã·hội nói·chung khi muốn tìm·hiểu và nghiên·cứu về Huế.

3/ Kết·luận

Như·vậy, có·thể nói, tiếng Huế có một vai·trò hết·sức đặc·biệt trong hệ·thống ngôn·ngữ và tiếng·nói của nước·ta. Đây là vùng thổ·ngữ hết·sức đặc·biệt, nó vừa đa·dạng vừa phong·phú và cũng không kém phần tinh·tế ở trong đó. Và cũng có·thể coi đây như là vùng thổ·ngữ có tính·chuyển·tiếp giữa vùng phương·ngữ Nam (từ Quảng·Nam vào đến cực Nam), và phương·ngữ Trung (từ Quảng·Trị đến Thanh·Hoá). Chính vì·vậy, nó vừa có tính·giao·thoa (interference), vừa có tính·ổn·định trong hệ·thống tiếng·nói toàn·quốc. Do·đó, tiếng Huế luôn là nơi chứa·đựng, tồn·tại và phát·sinh nhiều vấn·đề hết·sức lí·thú về đặc·điểm ngữ·âm cũng như từ·vựng. Việc·nghiên·cứu tiếng Huế một·cách đầy·đủ, có·hệ·thống sẽ là điều·kiện rất tốt cho công·tác nghiên·cứu của một·số ngành như lịch·sử, văn·hoá, xã·hội·học, dân·tộc·học, lịch·sử tiếng Việt, ngữ·âm lịch·sử tiếng Việt, và đặc·biệt là ngành phương·ngữ·học. Thông·qua việc·nghiên·cứu này chúng·ta có·thể tìm·ra những giải·pháp tối·ưu cho việc·tìm·tòi, phát·hiện, bảo·tồn các giá·trị văn·hoá phi·vật·thể của nền·văn·hoá Huế nói·chung và tiếng Huế nói·riêng. Đồng·thời, việc·nghiên·cứu các đặc·điểm ngữ·âm, tiếng·nói, đặc·trưng từ·vựng của tiếng Huế cũng giúp·ích rất lớn cho việc·hoạch·định một kế·hoạch chuẩn·hoá chính·tả (standardization of orthography) · một vấn·đề luôn có tính·thời·sự · cho vùng Thừa·Thiên··Huế, cũng như công·tác nghiên·cứu từ·vựng·học và từ·điển·học ở nước·ta./.

Tài·liệu tham·khảo

1.    Hoàng·Phê: Chính·tả tiếng Việt, Nxb. Đà·Nẵng · Trung·tâm Từ·điển·học, 2001

2.    Hoàng·Phê (chủ·biên): Từ·điển tiếng Việt, Nxb. Đà·Nẵng · Trung·tâm Từ·điển·học, 2001

3.    Vương·Lộc: Từ·điển từ cổ, Nxb. Đà·Nẵng · Trung·tâm Từ·điển·học, 2001

4.    Nguyễn·Quang·Hồng: Âm·tiết và loại·hình ngôn·ngữ, Nxb. ĐHQG, Hà·Nội, 2002

5.    Cao·Xuân·Hạo: Tiếng Việt: mấy vấn·đề ngữ·âm, ngữ·pháp, ngữ·nghĩa, Nxb. Giáo·dục, 1998

6.    Võ·Xuân·Trang: Phương·ngữ Bình·Trị·Thiên, Nxb. Khoa·học xã·hội, 1997

7.    Alexandre de Rhodes: Từ·điển Annam · Lusitan · Latinh, Nxb. Khoa·học xã·hội, 1991

8.    Vương·Hồng·Sển: Tự·vị tiếng Việt miền Nam, Nxb. Văn·hoá, 1993

9.    Lê·Ngọc·Trụ: Việt·ngữ chánh·tả tự vị, Nhà·sách Khai·Trí, 1959

10.Nguyễn·Văn·Ái: Từ·điển phương·ngữ Nam·Bộ, Nxb. Tp. Hồ·Chí·Minh, 1994

11.Nguyễn·Như·Ý (chủ·biên): Từ·điển giải·thích thuật·ngữ ngôn·ngữ·học, Nxb. Giáo·dục, 1996




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét