Quy·tắc cấu·tạo:
Nếu thân động·từ (V) không có phụ·âm cuối (받침) thì thêm ㅂ시다.
Nếu thân động·từ (V) có phụ·âm cuối (받침) thì thêm 읍시다.
Ví·dụ:
1. 한국어를 배웁시다!
Chúng·ta hãy học tiếng Hàn!
2. 식사를 합시다!
Chúng·ta hãy ăn cơm! (Ăn cơm thôi!/Ăn cơm nào!)
3. 학교에 갑시다!
Chúng·ta hãy đến trường! (Đi học thôi!)
4. 신문을 읽읍시다!
Chúng·ta hãy đọc báo! (Đọc báo nào!)
5. 같이 영화를 봅시다!
Chúng·ta hãy cùng xem phim! (Xem phim nào!)
6. 저 분에게 물어 봅시다!
Chúng·ta hãy thử hỏi người đó xem sao!
7. 오늘은 공부를 합시다!
Hôm·nay chúng·ta hãy học bài! (Hôm·nay chúng·mình học bài đi!)
8. 일찍 갑시다!
Chúng·ta hãy đi sớm! (Chúng·ta đi sớm đi!)
9. 여기에 앉읍시다!
Chúng·ta hãy ngồi đây đi! (Ngồi đây đi!)
10. 저기에서 공부를 합시다!
Chúng·ta hãy học bài ở chỗ đó đi! (Chúng·ta học bài ở đó đi!)
11. 김 선생님께 물어 봅시다!
Chúng·ta hãy hỏi thầy Kim đi!
12. 오늘은 집에서 쉽시다!
Hôm·nay chúng·ta hãy nghỉ ở nhà! (Hôm·nay nghỉ ở nhà đi!)
13. 한국 음식을 먹읍시다!
Chúng·ta hãy ăn món·ăn Hàn·Quốc! (Ăn món Hàn nhé?)
Chú ý: Câu dịch ở trong ngoặc là cách nói tiếng Việt tự·nhiên chứ không phải dịch từng chữ từ tiếng Hàn. Lúc dịch cần tránh dịch thành những câu mà người Việt không dùng hàng·ngày (ví·dụ từ "hãy" rất ít khi dùng).
Người Hàn thường không biết cách dùng dấu chấm câu vì đó là kí·hiệu từ ngữ·pháp phương Tây, (으)ㅂ시다 là câu mệnh·lệnh nên cuối câu phải dùng dấu chấm than (!).
Tham·khảo:
1. John H. Koo, 한국어 기본문형, Các mẫu câu cơ·bản tiếng Hàn, Nhà xuất·bản Trẻ, 2003, Lê Huy Khoa dịch, tổng·hợp và bổ·sung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét