Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Kinh nghiệm thông dịch, phiên dịch tiếng Hàn

Tác giả: Dương Chính Chức
(nguyên cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Triều Tiên)
2023.03.10, on Facebook 

Lắt nhắt vài lần OM (cách tác giả gọi mình - người dẫn) đã nói về việc dịch rồi. Nay nói thêm tí.

1. Thông dịch, hay phiên dịch là nói về dịch nói.  Tút [status post] này không nói về dịch viết.  

Về thông/phiên dịch, một số chuyên gia Hàn Quốc chia thành 7 loại, OM cũng thấy hợp lý, chia sẻ với bà con. 

(1) Dịch đồng thời (동시통역)
- Cách thức (방식): Vừa nghe lời người nói và chuyển ngữ sang ngôn ngữ đích 
(발표자의 말을 듣자마자 동시에 목표언어로 통역하는 방식). 

- Đặc điểm (특징): Cần làm chủ cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích, có nguồn từ vựng và khả năng diễn đạt phong phú, có sức tập trung. 
(출발언어와 목표언어에 능통하며 풍부한 어휘력과 표현력, 집중력이 요구된다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): các hội nghị quốc tế, các cuộc diễn thuyết (học thuật, diễn đàn) và những nơi cần truyền tải nội dung rất nhanh.
(국제회의, 발표회(학술회,포럼등)등 빠르게 전달이 필요한 곳). 

(2) Dịch đuổi (순차통역)
- Cách thức (방식): Sau khi người nói dứt lời thì chuyển ngữ sang ngôn ngữ đích 
(발표자의 말이 끝나면 통역하는 방식). 

- Đặc điểm (특징): Nội dung sẽ chi tiết và nuột hơn do người dịch chỉnh nội dung xong mới chuyển ngữ
(내용을 통역사가 정리를 하고 표현하기 때문에 더욱 디테일하다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): nơi quan trọng, cần bảo đảm sự chính xác như giảng bài, họp báo, hội đàm chính thức...
(강연회, 기자회견, 공식회담등 정확성이 요구되며 중요한 곳에 사용된다). 

(3) Dịch thầm (위스퍼링통역)
- Cách thức (방식): ngồi cạnh người nghe, dịch đồng thời bằng âm lượng nhỏ như thì thầm vào tai. 
(청중 옆에서 속삭이듯 작은 소리로 동시에 통역하는 방식). 

- Đặc điểm (특징): do dịch thầm tránh làm ồn nên có cảm giác đang đối thoại trực tiếp với người nghe.
(통역이 조용하게 이루어 지기 때문에 마치 서로 직접 대화하는 느낌을 주게 한다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): thường dùng trong không gian hạn chế khoảng tầm 2 người nghe.
(청중이 2명으로 제한제 있을 때 많이 사용된다). 

(4) Dịch từ xa (원격통역)
- Cách thức (방식): nghe nội dung qua thiết bị thông tin rồi dịch lại.
(통신을 통해 들려 오는 말을 듣고 통역하는 방식) 

- Đặc điểm (특징): Áp dụng cho dịch từ xa.
(원거리 통역이 가능하다) 

- Nơi dùng (사용되는곳): Dùng cho họp trực tuyến, hoặc điện đàm khi các đương sự ở xa nhau.
(원격화상회의나 전화통화를 통역함으로써 멀리서 소통할 때). 

(5) Vừa đi cùng vừa dịch (수행통역)
- Cách thức (방식): di chuyển cùng người nghe và dịch cho họ.
(대상과 같이 움직이며 통역하는 방식). 

- Đặc điểm (특징): dịch cho khách du lịch, hay thuyết trình hiện trường cũng thuộc loại này.
(관광통역을 포함 비즈니스통역등을 포함한다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): dùng trong công việc khi đối tượng nghe đang di chuyển.
(대상이 움직이며 업무를 볼때 많이 사용한다). 

(6) Dịch cho khách du lịch (관광통역):
- Cách thức (방식): dịch cho khách du lịch nước ngoài đang tham quan hiện trường.
(관광지를 안내하며 외국인에게 통역하는 방식). 

- Đặc điểm (특징): cần có chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch và có khả năng vừa dịch vừa di chuyển.
(관광통역안내사 자격증이 필요하며 이동하며 안내통역한다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): dịch cho khách du lịch nước ngoài tại điểm tham quan.
(외국인 관광객이 현지에 방문할 때). 

(7) Dịch bằng cử chỉ (수화통역)
- Cách thức (방식): chuyển ngữ từ ngôn ngữ âm thanh sang ngôn ngữ hình thể (và ngược lại).
(음성언어를 수화로(또는 반대로)번역해 전달해주는 방식). 

- Đặc điểm (특징): phải biết diễn đạt điều muốn thể hiện bằng ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình thể.
(전달하고자 하는 메시지를 언어로써 또는 수화로써 표현해야 한다). 

- Nơi dùng (사용되는곳): hỗ trợ khi người khiếm thính và người nghe khó giao tiếp với nhau.
(농인과 청인의 의사소통이 원활하지 않을 때).

2. Trong dịch, có vài thứ không thể, hoặc rất khó chuyển ngữ, đó là: 

(1) Danh từ riêng (고유명사) kiểu thằng Bờm (ý chỉ người thật thà), thằng Cuội (ý chỉ người dối trá), Bạch Tuyết (ý chủ người trắng trẻo); tên địa danh nước ngoài (외국의 지명), nhất là vẫn thêm các từ sông, núi, hồ, đảo vào sau các tên dù trong tên đã có nghĩa đó kiểu Trường Sơn산, Hồng Hà강, đảo Dokdo, Rio Grande 리오그란데강, Monte Rosa 몬테로사산, Mont Blanc 몽블랑산. Sierra Madre 시에라마드레산맥... 

(2) Khái niệm mà bên ngôn ngữ đích không có (도착 언어에서 생소한 개념), ví dụ như bánh 송편 của Hàn Triều, bánh Chưng của Việt Nam. Lúc này cần phải dịch giải nghĩa kiểu "bánh Song-pyeon, một loại bánh gạo dùng dịp tết tại Hàn Quốc", 베트남에서 설날에만 만들고 먹는 바잉증"... 

(3) Các cách chơi chữ, vận âm đặc trưng (음성적 정보가 결부된 언어유희), thơ (시), chạy phụ đề (영상자막), chuyện cười...
Ví dụ như nói về Phở (món ăn, bồ bịch), hay câu "anh ơi phát âm hộ em từ này với",...là những thứ chuyển ngữ mà không giải thích thì không thể nào hiểu được. 

Trước giờ, khi dịch thơ của bác nào đó thì OM đều nói trước "đây là thơ nhé, tôi chỉ dịch nghĩa thôi" để họ biết, hoặc dịch cho các bác kể chuyện cười thì đều nói trước là "cái tôi sẽ dịch đây là chuyện cười đấy", ý bảo các cụ nghe xong thì cười hộ em cái cho uy tín... 

3. Một số chú ý khi dịch

- Thi thoảng, có bác nói kiểu thế này (ví dụ minh họa thôi nhé): Tôi đã đến Seoul vài lần (dừng để dịch), đi cả Busan (lại dừng để dịch), Jeju cũng đi vài lần (lại dừng, dịch), đi cùng vợ tôi (dừng, dịch), con và cháu tôi nữa (.....). Một câu bị chặt vụn, người nghe cảm thấy khó chịu, trong khi nó sẽ rất ổn nếu bác ấy làm cả một câu từ đầu đến cuối để cho dịch.
Rút kinh nghiệm, các lần sau, OM nói luôn với người mình dịch cho là tiếng Hàn và tiếng Việt nó ngược nhau nên chú/anh cứ nói hết câu để dịch cho đỡ vụn. 

Có lần, có bác nói 1 đoạn ngắn, quay sang OM ý bảo dịch đi. OM bảo: chú cứ nói hết đi, cháu dịch. 

- Một vấn đề nữa là sự phối hợp dừng câu để dịch diễn văn có sẵn. Có nhiều khi, phiên dịch tưởng người nói đã xong bèn mở miệng dịch. Ai dè, bác ấy lại nói. Tự dưng phiên dịch trở thành kẻ nhảy vào mồm người nói. 

OM thường đề xuất với bên nói (trực tiếp, hay qua thư ký) về việc đọc/ nói đến đâu thì dừng để phiên dịch xử lý.  Trong bài diễn văn của diễn giả lúc đó sẽ ở trạng thái "tôi rất vui được thăm Hàn Quốc nhân dịp năm mới sắp tới (Dịch)". 

Trong trường hợp không thỏa thuận được trước thì chịu khó đợi thêm 1 hoặc 2 giây, đồng thời nhìn người nói. Mình sẽ biết được họ dừng hay chưa. Đôi khi người nói nói xong còn gật đầu nhẹ 1 cái ám hiệu "dịch đi". 

- Dịch ăn.
Dịch ăn thì phiên dịch (ngồi cùng mâm, không ngồi sau) thì có ăn không? 

Ta hiểu đơn giản rằng ta là phiên dịch, việc của ta là dịch. Ăn chỉ là một môi trường mà phiên dịch tác nghiệp thôi. Việc chính của phiên dịch không phải là ăn. Nếu tần suất dịch thưa thì có thể tranh thủ ăn (vì vẫn có suất ăn trước mặt phiên dịch). 

Nếu ăn thì chú ý không ăn thức ăn miếng to, miếng phải nhai lâu, miếng phải gỡ xương. Cắt nhỏ ra ăn. Nhiều khi mình chưa kịp nuốt thì các bác ấy lại nói, nếu còn đồ trong miệng là phiên dịch dở hơi ngay. Nói chung, chỉ nên chén súp, canh, cá thôi. Rau cũng đừng ăn. 

Uống nước thì nhấp hụm nhỏ, cho nước chảy qua lưỡi vào họng chứ đừng uống thẳng, dễ sặc, ho. 

OM không ăn trong khi dịch bao giờ. Hoặc ăn trước, hoặc ăn sau, cho lành bài. 

- Vẫn phải nghe người bên kia nói dù mình không dịch cho họ bởi nhiều khi phiên dịch bên kia dịch lỗi,  người bên mình không hiểu, họ sẽ quay sang bạn và bạn sẽ phải nói lại nội dung đó. Bạn không thể nói "tôi không để ý" được. Nhưng hãy nhớ là chỉ dịch lại khi có yêu cầu. Phiên dịch kỵ nhất là bóc phốt nhau, thấy bên kia dịch không ổn lanh chanh dịch lại. Nếu phiên dịch bên kia dịch lỗi quá thì hãy nói lại bằng cách nói thầm vào tai người bên mình chứ đừng dịch oang oang. Mấy người khác cứ kệ, trong 1 hoạt động chỉ có 1 chủ chính, 1 khách chính, cứ ưu tiên tối đa cho họ là được. 

- Thường khi ăn, đôi khi bên đối tác họ trao đổi riêng với nhau và nội dung đấy thường không dịch. Bạn không cần dịch mà nói nhỏ với người mình rằng họ đang nói về a, về b, về c... thế thôi là đủ. 

- Phiên dịch là lặp lại lời. Thế nên người ta nói "tôi abcd" thì phiên dịch cũng nói "tôi abcd" chứ không nói "ông ấy bảo abcd". 

- Ghi chép là cần nhưng hãy ghi tắt, tiện nhất là bằng ký hiệu tốc ký (cách của riêng bản thân hoặc cách phổ biến), tốt nhất chỉ nên ghi lại từ khóa quan trọng và các thông tin liên quan đến con số. 

- Phiên dịch là người trong bóng tối, tức là người ẩn ở sau sự kiện. Đừng ăn mặc nổi bật quá và đừng loi choi nhảy vào khuôn hình trừ phi được yêu cầu. 

- Hãy nói to, rõ, đừng liến thoắng. Tập cách dùng hơi từ bụng lên sẽ đỡ mệt. Phát thanh từ họng sẽ mệt và rát họng. 

- Cuối cùng  HÃY NHỚ: KHÔNG ĐƯỢC BỊA NỘI DUNG. Bịa là hành vi xấu hơn cả bớt nội dung. Nghe không rõ thì cứ hỏi lại. Không hiểu cũng cứ hỏi lại. Chả sao đâu. 

Đấy, OM có vài điều chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân, bà con tham khảo. 
--hết---

 Phần đầu bài viết trên dịch từ bài dưới đây

통역의 종류와 통역사가 하는일. 그리고 그들만의 고충(힘든점).

우선 아래 표를 한번 훑어봐요.

종류방식특징사용되는곳
동시통역발표자의 말을 듣자마자 동시에 통역하는 방식.출발언어와 목표언어에 능통하며 풍부한 어휘력과 표현력,집중력이 요구된다.국제회의,발표회(학술회,포럼등)등 빠르게 전달이 필요한 곳.
순차통역발표자의 말이 끝나면 통역하는 방식.내용을 통역사가 정리를 하고 표현하기 때문에 더욱 디테일하다.강연회,기자회견,공식회담등 정확성이 요구되며 중요한 곳에 사용된다.
위스퍼링통역청중 옆에서 속삭이듯 작은 소리로 동시에 통역하는 방식.통역이 조용하게 이루어 지기 때문에 마치 서로 직접 대화하는 느낌을 주게 한다.청중이 2명으로 제한제 있을 때 많이 사용된다.
원격통역통신을 통해 들려 오는 말을 듣고 통역하는 방식원거리 통역이 가능하다.원격화상회의나 전화통화를 통역함으로써 멀리서 소통할 때.
수행통역대상과 같이 움직이며 통역하는 방식.관광통역을 포함 비즈니스통역등을 포함한다.대상이 움직이며 업무를 볼때 많이 사용한다.
관광통역관광지를 안내하며 외국인에게 통역하는 방식.관광통역안내사 자격증이 필요하며 이동하며 안내통역한다.외국인 관광객이 한국에 방문했을 시.
수화통역음성언어를 수화로(또는 반대로)번역해 전달해주는 방식전달하고자 하는 메시지를 언어로써 또는 수화로써 표현해야 한다.농인과 청인의 의사소통이 원활하지 않을 때

통역의 종류는 크게 이렇게 나누어 지고있어요.

난이도는 위에서부터 아래로라고 생각하시면 되요.

페이…그러니깐 비용도 많이 궁금하시겠죠?

이것도 난이도에 따라서 비용이 달라진다고 생각하시면 되요.

동시통역같은 경우 수 많은 연습을 통해야만 퀄리티 높은 동시통역을 할수가 있어요.

물론 쉽지는 않겠지만 이런 공부를 가르치는 곳이 바로 통번대(통번역 대학원)죠.

사실 이러한 교육 과정을 거치지 않아도 뛰어난 인재들이 많아요 다만 한국이란 나라가 워낙 자격증을 따지니..

아 제가 재미난 사실 하나 알려드릴까요?

통번역 대학원에 들어가면 언제쯤 동시통역을 할수 있을까요?

바로…통번역 대학원 준비하면서 공부할때 그 준비가 끝난다고 생각하시면 되요.

대학원에 들어가서는 분야별로 어휘력과 표현력을 배우는데…그리 많은 발전은 못하죠 ㅎㅎ

그리고 통번대 가면 어떤게 좋냐구요?…

인맥이 쌓인답니다 ㅎㅎㅎㅎㅎ  끝(인맥으로 통역일을 서로 건네주는 일이 많아요)

https://lovesewer.wordpress.com/2013/11/26/%ED%86%B5%EC%97%AD%EC%9D%98-%EC%A2%85%EB%A5%98%EC%99%80-%ED%86%B5%EC%97%AD%EC%82%AC%EA%B0%80-%ED%95%98%EB%8A%94%EC%9D%BC-%EA%B7%B8%EB%A6%AC%EA%B3%A0-%EA%B7%B8%EB%93%A4%EB%A7%8C%EC%9D%98-%EA%B3%A0/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét