PnM | 26/12/2015 19:24
Việc Nga triển khai robot chiến đấu tới chiến trường Syria và đạt thành công ngay từ trận đầu đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử quân sự thế giới.
Lần đầu tiên robot quân sự Nga trực tiếp tham chiến
Hãng tin Sputnik ngày 25/12 cho biết, tại tỉnh Latakia, quân đội Syria dưới sự yểm trợ của đặc nhiệm và robot Nga đã đánh chiếm thành công cao điểm chiến lược 754,5.
Cuộc tấn công có sự tham gia của 6 tổ hợp robot "Platform-M", 4 tổ hợp robot "Argo" cùng các phương tiện hỗ trợ khác (xem chi tiết tại đây).
Chỉ sau 20 phút tấn công của robot quân sự, các chiến binh IS đã hỗn loạn tháo chạy, bỏ lại vũ khí trang bị. Trên cao điểm 754,5 vùng núi Latakia, các binh sĩ Syria đếm được 70 tay súng thiệt mạng, quân đội Syria không có tổn thất, 4 người bị thương.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, quân đội Nga tiến hành một trận tấn công vào khu vực phòng thủ vững chắc của các tay súng khủng bố bằng các robot quân sự.
Việc Nga triển khai robot chiến đấu tới chiến trường Syria và đạt thành công ngay từ trận đầu đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử quân sự thế giới.
Lần đầu tiên robot quân sự Nga trực tiếp tham chiến
Hãng tin Sputnik ngày 25/12 cho biết, tại tỉnh Latakia, quân đội Syria dưới sự yểm trợ của đặc nhiệm và robot Nga đã đánh chiếm thành công cao điểm chiến lược 754,5.
Cuộc tấn công có sự tham gia của 6 tổ hợp robot "Platform-M", 4 tổ hợp robot "Argo" cùng các phương tiện hỗ trợ khác (xem chi tiết tại đây).
Chỉ sau 20 phút tấn công của robot quân sự, các chiến binh IS đã hỗn loạn tháo chạy, bỏ lại vũ khí trang bị. Trên cao điểm 754,5 vùng núi Latakia, các binh sĩ Syria đếm được 70 tay súng thiệt mạng, quân đội Syria không có tổn thất, 4 người bị thương.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, quân đội Nga tiến hành một trận tấn công vào khu vực phòng thủ vững chắc của các tay súng khủng bố bằng các robot quân sự.
Robot tự hành hoạt động trên mọi địa hình "ARGO" |
Bước ngoặt trong lịch sử quân sự thế giới
Bình luận về thành công mới này tại Syria, blogger quân sự Alexey Vasiliev cho rằng, sự kiện Moscow triển khai robot chiến đấu tới chiến trường Syria và đạt thành công ngay từ trận đầu đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quân sự thế giới.
Rõ ràng là, sự hiện diện của robot trên chiến trường sẽ thay đổi cục diện chiến tranh, buộc người ta phải xem xét lại toàn bộ lực lượng vũ trang hiện tại, thay đổi chiến thuật và tư duy chiến lược, đồng thời kéo theo đó sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Dễ nhận thấy rằng, trái ngược với việc sử dụng robot cho các nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu (chụp ảnh do thám, đảm bảo hậu cần quân nhu), lần đầu tiên một hệ thống phức hợp robot hóa hoàn chỉnh của quân đội Nga đã trực tiếp tham chiến:
Phương tiện bay không người lái cung cấp thông tin tình báo, robot chiến đấu thực hiện thay con người nhiệm vụ nguy hiểm nhất như sử dụng hỏa lực, bắt các hỏa điểm ngụy trang của kẻ địch phải lộ diện, chịu thay đạn cho những người lính bằng xương bằng thịt.
Những nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt tiếp theo được giao cho lực lượng pháo binh, còn những nhóm cường kích đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ vùng vừa chiếm đóng được.
Vì vậy, trong tương lai gần, các robot chiến đấu và máy bay do thám sẽ không đảm đương được tất cả mọi nhiệm vụ trong quá trình chiến đấu nhưng một điều chắc chắn rằng sự hiện diện của chúng sẽ giúp làm giảm con số thương vong cho binh lính đi rất nhiều.
Chỉ riêng điều này đã là một cuộc cách mạng trong quân sự, vì việc tấn công cứ điểm phòng ngự từ nay sẽ không còn là điều quá đáng sợ từ góc nhìn về thiệt hại.
Do đó, chiến thuật sẽ ngày càng chuyển dịch theo xu hướng "đánh nhanh thắng nhanh, cơ động tối đa".
Quân đội Mỹ từ lâu đã duy trì công tác nghiên cứu lý thuyết về khái niệm này. Họ cũng đã lập ra các nhóm thử nghiệm, trong đó sử dụng nguyên tắc "cơ động tối đa kết hợp với hỏa lực mạnh".
Song, điểm yếu của phương thức tấn công này là hiệu quả đột kích tổng thể chưa cao do hao tổn lớn và tiêu phí quá nhiều các loại vũ khí đạn dược.
Kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Nga trên chiến chường Syria hiện nay sẽ cho phép giải quyết mắt xích yếu nhất và khi đó, khái niệm "hoạt động chiến đấu không tiền tuyến" sẽ nhận được một cú hích lớn trên đà phát triển.
Vì đây chỉ là một lần thử nghiệm thực chiến của khái niệm này và ngay lập tức nó đã chứng minh được tính hiệu quả của mình nên tất cả các thiết bị quân sự khác trên chiến trường đều nằm trong tầm ảnh hưởng.
Tầm quan trọng của thông tin liên lạc và tác chiến điện tử được nhìn nhận lại, các nhà chiến lược quân sự sẽ xem xét đưa vào những sản phẩm quân sự mới trên nền tảng Armata:
Những thiết bị có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều chế độ, gồm có người điều khiển, không người lái và cả robot hóa.
Trong số này chắc chắc sẽ có phiên bản robot của T-50 hiện đang được phát triển và các loại máy bay tấn công không người lái cỡ nhỏ.
Có thể hình dung được khi tất cả các hệ thống này làm việc với nhau thành một hệ thống nhất, loại hình chiến tranh tổng hợp quân binh chủng sẽ được nâng lên một tầm cao mới mà chưa từng có một quân đội nào trong lịch sử trước đây có thể đương đầu được.
Mặc dù người Nga đã đạt được kết quả khả quan ban đầu, nhưng chúng ta nên hiểu rằng, quân đội Mỹ cũng đã tiến rất gần tới việc hiện thực hóa đầy đủ về khái niệm chiến tranh kiểu mới này.
Dù nền tảng của họ cũ hơn nhưng sẽ liên tục được hiện đại hóa, cộng với việc áp dụng những thành tựu và kinh nghiệm trong công nghệ robot.
Do đó, loại xe tăng "Abrams" hiện đại hóa, dù cho chưa thể sánh được với xe tăng Nga "Armata" nhưng sẽ không thua kém quá nhiều, và vẫn có thể trở thành "kẻ tám lạng, người nửa cân".
Thế nhưng, có một thực tế là lực lượng vũ trang các nước EU và một số nước phát triển ở châu Á sẽ tụt hậu nhiều, trong khi quân đội các quốc gia còn lại của thế giới vốn đã chậm phát triển, nay lại lập tức bị rớt hạng khi so sánh với 2 cường quốc quân sự là Nga và Mỹ.
Từ đây trên thế giới chỉ có 2 lực lượng quân sự mạnh mẽ làm cốt lõi, hình thành nên xung quanh đó là các khối liên minh mới của thế kỷ XXI.
From <http://ttvn.vn/doi-song/-syria-thay-gi-khi-robot-chien-dau-nga-vua-ra-tran-da-thang-to--820152612193930658.htm>
Bình luận về thành công mới này tại Syria, blogger quân sự Alexey Vasiliev cho rằng, sự kiện Moscow triển khai robot chiến đấu tới chiến trường Syria và đạt thành công ngay từ trận đầu đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quân sự thế giới.
Rõ ràng là, sự hiện diện của robot trên chiến trường sẽ thay đổi cục diện chiến tranh, buộc người ta phải xem xét lại toàn bộ lực lượng vũ trang hiện tại, thay đổi chiến thuật và tư duy chiến lược, đồng thời kéo theo đó sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Dễ nhận thấy rằng, trái ngược với việc sử dụng robot cho các nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu (chụp ảnh do thám, đảm bảo hậu cần quân nhu), lần đầu tiên một hệ thống phức hợp robot hóa hoàn chỉnh của quân đội Nga đã trực tiếp tham chiến:
Phương tiện bay không người lái cung cấp thông tin tình báo, robot chiến đấu thực hiện thay con người nhiệm vụ nguy hiểm nhất như sử dụng hỏa lực, bắt các hỏa điểm ngụy trang của kẻ địch phải lộ diện, chịu thay đạn cho những người lính bằng xương bằng thịt.
Những nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt tiếp theo được giao cho lực lượng pháo binh, còn những nhóm cường kích đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ vùng vừa chiếm đóng được.
Vì vậy, trong tương lai gần, các robot chiến đấu và máy bay do thám sẽ không đảm đương được tất cả mọi nhiệm vụ trong quá trình chiến đấu nhưng một điều chắc chắn rằng sự hiện diện của chúng sẽ giúp làm giảm con số thương vong cho binh lính đi rất nhiều.
Chỉ riêng điều này đã là một cuộc cách mạng trong quân sự, vì việc tấn công cứ điểm phòng ngự từ nay sẽ không còn là điều quá đáng sợ từ góc nhìn về thiệt hại.
Do đó, chiến thuật sẽ ngày càng chuyển dịch theo xu hướng "đánh nhanh thắng nhanh, cơ động tối đa".
Quân đội Mỹ từ lâu đã duy trì công tác nghiên cứu lý thuyết về khái niệm này. Họ cũng đã lập ra các nhóm thử nghiệm, trong đó sử dụng nguyên tắc "cơ động tối đa kết hợp với hỏa lực mạnh".
Song, điểm yếu của phương thức tấn công này là hiệu quả đột kích tổng thể chưa cao do hao tổn lớn và tiêu phí quá nhiều các loại vũ khí đạn dược.
Kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Nga trên chiến chường Syria hiện nay sẽ cho phép giải quyết mắt xích yếu nhất và khi đó, khái niệm "hoạt động chiến đấu không tiền tuyến" sẽ nhận được một cú hích lớn trên đà phát triển.
Vì đây chỉ là một lần thử nghiệm thực chiến của khái niệm này và ngay lập tức nó đã chứng minh được tính hiệu quả của mình nên tất cả các thiết bị quân sự khác trên chiến trường đều nằm trong tầm ảnh hưởng.
Tầm quan trọng của thông tin liên lạc và tác chiến điện tử được nhìn nhận lại, các nhà chiến lược quân sự sẽ xem xét đưa vào những sản phẩm quân sự mới trên nền tảng Armata:
Những thiết bị có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều chế độ, gồm có người điều khiển, không người lái và cả robot hóa.
Trong số này chắc chắc sẽ có phiên bản robot của T-50 hiện đang được phát triển và các loại máy bay tấn công không người lái cỡ nhỏ.
Có thể hình dung được khi tất cả các hệ thống này làm việc với nhau thành một hệ thống nhất, loại hình chiến tranh tổng hợp quân binh chủng sẽ được nâng lên một tầm cao mới mà chưa từng có một quân đội nào trong lịch sử trước đây có thể đương đầu được.
Mặc dù người Nga đã đạt được kết quả khả quan ban đầu, nhưng chúng ta nên hiểu rằng, quân đội Mỹ cũng đã tiến rất gần tới việc hiện thực hóa đầy đủ về khái niệm chiến tranh kiểu mới này.
Dù nền tảng của họ cũ hơn nhưng sẽ liên tục được hiện đại hóa, cộng với việc áp dụng những thành tựu và kinh nghiệm trong công nghệ robot.
Do đó, loại xe tăng "Abrams" hiện đại hóa, dù cho chưa thể sánh được với xe tăng Nga "Armata" nhưng sẽ không thua kém quá nhiều, và vẫn có thể trở thành "kẻ tám lạng, người nửa cân".
Thế nhưng, có một thực tế là lực lượng vũ trang các nước EU và một số nước phát triển ở châu Á sẽ tụt hậu nhiều, trong khi quân đội các quốc gia còn lại của thế giới vốn đã chậm phát triển, nay lại lập tức bị rớt hạng khi so sánh với 2 cường quốc quân sự là Nga và Mỹ.
Từ đây trên thế giới chỉ có 2 lực lượng quân sự mạnh mẽ làm cốt lõi, hình thành nên xung quanh đó là các khối liên minh mới của thế kỷ XXI.
From <http://ttvn.vn/doi-song/-syria-thay-gi-khi-robot-chien-dau-nga-vua-ra-tran-da-thang-to--820152612193930658.htm>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét