Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Sự khác biệt với cách chăm sóc sức khỏe của người Nhật và người Việt

Người Nhật nổi tiếng với cường độ làm việc chóng mặt, cống hiến phần lớn thời gian và sức lực cho công việc nhưng vẫn có được sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Thậm chí tuổi thọ bình quân của họ thuộc hàng cao nhất thế giới. Còn ở Việt Nam, một phần do môi trường ô nhiễm và nguồn thực phẩm không được an toàn, một phần là do cách nhìn nhận và chăm sóc sức khỏe? Thử đặt cách làm việc của người Nhật và người Việt lên bàn cân và so sánh nhé!

Bài viết được tổng hợp từ rất nhiều các nguồn thông tin của các chuyên gia và độc giả trong và ngoài nước.


Cách tập thể dục và uống nước

Người Nhật có thói quen dậy sớm và tập các động tác nhẹ để “đánh thức” cơ thể như lắc hông, vươn vai hay xoay cổ để khởi động cơ thể. Những động tác nhỏ này có tác dụng giúp các mạch máu lưu thông, giúp tiết ra chất endorphins làm tinh thần sảng khoái hơn, thổi bay cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức lực để bắt đầu một ngày mới hứng khởi.

Còn người Việt, một trong những tính cách cố hữu của người Việt là rất lười vận động. Người Việt sẵn sàng thêm 1 tiếng để ngủ thêm thay vì sử dụng 1 tiếng đó để vận động cơ thể chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Trẻ em người Việt thường “bị lây” tính cách ấy từ bố mẹ. Thay vì nâng cao sức khỏe và hướng con đến những hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh thì các ông bố, bà mẹ Việt lại “ép” con ” học thêm một chút”. Mặc dù cái “một chút” ấy dường như không hề cuốn hút và hấp dẫn trẻ nhỏ.


Uống nhiều nước để tăng tuổi thọ

Ngoài ra, người Nhật còn biết được rằng cảm giác mệt mỏi mỗi buổi sáng khi thức dậy có nguyên nhân từ việc cơ thể đã bị mất một lượng nước đáng kể khoảng 350ml trong suốt giấc ngủ đêm trước đó. Vậy nên, bù nước ngay cho cơ thể để giúp kích thích quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể đón chào một ngày mới là điều mà mọi người dân Nhật Bản luôn ý thức được.

Còn người Việt thường rất “lười” uống nước. 40% người Việt không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Thay vì uống nước vào mỗi buổi sáng, người Việt thường chỉ tập trung uống nước khi thật sự cảm thấy khát. Nếu người Nhật thường uống thành nhiều ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần thì người Việt lại uống ừng ực cho thỏa mãn cơn khát, rồi lại để cơ thể “chịu khát” cả ngày.


Cả ngày dài làm việc

Nổi tiếng với khối lượng công việc dày đặc và thời gian làm việc kéo dài, dân công sở Nhật Bản luôn phải đối mặt với stress thường xuyên và có thể gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên, có những “mẹo” hay được người Nhật áp dụng giúp chữa khỏi các bệnh mà dân văn phòng thường gặp một cách hiệu quả. Ví dụ như:

- Đôi mắt mỏi, căng thẳng, ngồi dán mặt vào máy vi tính suốt cả ngày dài là một trong những bệnh văn phòng phổ biến mà ta thường biết đến. Ở Nhật Bản, việc chăm sóc đôi mắt của mình luôn được mọi người chú trọng, dân văn phòng Nhật Bản giữ sức khỏe cho đôi mắt bằng cách cứ khoảng mỗi tiếng họ rời mắt khỏi máy tính và nhìn vào một cái gì đó khác, hoặc nhìn vô định để mắt được thư giãn, bớt căng thẳng. Họ cũng tranh thủ vận động cơ thể như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, hay đi lại trong văn phòng bất cứ khi nào có thể để cho máu tuần hoàn tốt hơn, tinh thần minh mẫn và làm việc hiệu quả hơn.

- Còn với cảm giác uể oải, mệt mỏi do ngồi họp liên tục và những chuyến công tác dài ngày cũng được liệt kê vào danh sách các bệnh văn phòng mà bạn có thể gặp phải. Người Nhật sở hữu một bí quyết cực kỳ đơn giản có thể đánh bay cảm giác khó chịu trên là bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Việc ngồi họp nhiều giờ liền hay chỉ đơn giản là hô hấp trong môi trường máy lạnh cũng làm cơ thể mất đi từ 500-1000m nước. Họ hiểu được rằng nếu không bổ sung đủ “nước”, cơ thể sẽ gặp một số triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, choáng váng. Đó được xem là “ác mộng” của dân văn phòng đối với một ngày làm việc áp lực.

Còn người Việt, nhất là với dân công sở, khi cả ngày làm việc thường thì họ không tận dụng tối đa 8 tiếng để làm việc mà thường sử dụng quỹ thời gian cho công việc để giải trí bằng:” facebook, yahoo, spyke…”. Nếu tính ra số lượng thời gian họ dành toàn tâm cho công việc chỉ khoảng 5 tiếng mỗi ngày. Mặt khác, đa phần người Việt thướng rất thích sử dụng những sản phẩm công nghệ cao như: laptop, smartphone… và thường xuyên quên ăn, quên ngủ vì nó. Số lượng thời gian người Việt dùng cho các sản phẩm này hơn rất nhiều lần thời gian để ngủ, gặp gỡ mọi người hay vận động cơ thể. Họ thường ngồi ì tại văn phòng, ít khi ra khỏi chỗ ngổi, dù là thời gian ăn trưa. Vì thế, dân văn phòng ở Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng đau đầu, chóng mặt và stress kéo dài.

Cơ thể yếu do lười vận động thêm dành thời gian nhiều để ngồi máy tính làm việc không hoạt động khiến người Việt thường xuyên phải đối phó với những dấu hiệu bị suy nhược cơ thể.


Chế độ ăn

Người Nhật ăn uống rất hợp lý. Vào bếp của người Nhật, bạn sẽ không tìm thấy thức ăn chế biến sẵn. Họ luôn mua thức ăn tươi hàng ngày. Thói quen tự nấu nướng của phụ nữ Nhật đã giúp họ rất nhiều trong việc tránh những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Người Nhật chỉ ăn no vừa đủ (không bao giờ ăn quá no, cho dù ngon miệng) và thường chỉ ăn 80% khả năng của mình. Không uống rượu và không dùng các chất kích thích là một trong những cách thức hữu hiệu để nâng cao sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cứ 100 nghìn phụ nữ Nhật mới có 6 người mắc bệnh ung thư vú, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước khác. Lý do là vì họ có lối sống khoẻ mạnh, không uống rượu, tránh xa các chất kích thích.


Ăn đồ ăn tươi và hạn chế chất kích thích

Còn người Việt, nói đến chế độ ăn hầu như không có chuẩn mực rõ ràng. Người Việt ăn uống thường theo cảm hứng. Nghĩa là “thích thì ăn”, không quá quy định giờ giấc ăn uống. Mặt khác, khi ăn uống không hợp lý người Việt thường hay bị tăng cân, béo phì lúc ấy lại tìm mọi cách để giảm cân lúc ấy chứ không tính đến những giải pháp lâu dài.

Người Việt rất thích ăn đồ ăn có sẵn, đồ ăn nhanh vì nó tiện dụng nhưng rất không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người Việt hay sử dụng các chất kích thích có cồn, nhất là trong các cuộc vui một cách bừa bãi, không kiểm soát. Đó là lý do số người Việt bị mắc các bạn liên quan đến dạ dày, gan ngày càng tăng.


Thời gian buổi tối

Người Nhật có thói quen tắm bồn như một cách thư giãn, “sạc pin” cho cơ thể sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, việc ngâm mình trong bồn tắm có thể làm bạn bị mất đi khoảng 500ml nước trong cơ thể mà bạn không hề hay biết! Người Nhật ý thức được điều này và luôn ưu tiên chọn một loại thức uống có thành phần tương tự như nước trong cơ thể để bổ sung lượng nước mất đi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Người Việt sử dụng thời gian buổi tối của mình để chúi mặt vào ti vi, máy vi tính hoặc dùng toàn bộ quãng thời gian ấy để ngủ, chuẩn bị cho ngày hôm sau lại bắt đầu một chuỗi ngày như thế thay cho việc tìm cách thư giãn và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Người Việt quen sống trong một môi trường “vô kỷ luật” còn người Nhật sống trong qui củ và luôn nghiêm khắc với chính mình. Phải chăng chính từ sự khác nhau trong tính cách khiến cho hiệu quả và chất lượng làm việc của người Nhật và người Việt cũng rất khác nhau?

(sưu tầm và tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét