Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Giáo dục đạo đức trong trường học Nhật Bản

Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

2015-04-02

Ảnh: http://japan.net.vn
Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản chủ yếu là nói tới việc giáo dục đạo đức, tình cảm, năng lực phê phán đạo đức và lòng mong muốn thực tiễn.

Giáo dục đạo đức được tiến hành ở trường học hiện tại được quy định bởi bản Hướng dẫn học tập ở đó “giáo dục đạo đức được tiến hành thông qua toàn thể hoạt động giáo dục của trường học và không phải là một môn giáo khoa độc lập”. Tức là giáo dục đạo đức được tiến hành ngay cả trong các giờ học các môn giáo khoa như là Quốc ngữ, Xã hội hay hoạt động đặc biệt. Đây là một trong những căn cứ chứng tỏ rằng đạo đức là thứ mà ngay cả trong trường hợp không được (bị) đánh giá từ bất cứ ai đi nữa vẫn cần phải được tiến hành. Điều đó có nghĩa là tất cả các hoạt động tiến hành trong trường học không có ngoại lệ nào đều phải truy cầu đạo đức đồng thời các hoạt động diễn ra ở bên ngoài trường học cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Và rồi cuối cùng thì đạo đức là thứ xứng đáng với sự đánh giá.

Trong khóa trình của trường tiểu học, trung học cơ sở, thời gian dành cho đạo đức trong một năm là 35 giờ (ở tiểu học mỗi giờ học dài 45 phút, ở trường trung học cơ sở dài 50 phút). Tuy nhiên thực tế nó được chia thành 34 giờ tức mỗi tuần 1 giờ. Ở các trường tư thục có mối liên hệ với tôn giáo như Thiên chúa giáo, Phật giáo, hay các trường tư thục thuộc các tôn giáo mới thì đa phần tiến hành thời gian “tôn giáo” thay cho đạo đức. Ở Âu Mĩ không có các thời gian như vậy mà thay vào đó là giáo dục tôn giáo. Ở Anh thì cùng với thời gian dành cho tôn giáo còn có thời gian PSHE (Personal, Social and Health Education) đảm nhận việc học tập về tôn giáo và kĩ năng xã hội ở nghĩa rộng.

Ở các trường trung học phổ thông trực thuộc tỉnh có rất ít trường tiến hành giờ học đạo đức. Các trường ở Ibaraki và Saitama là ngoại lệ. Tỉnh Chiba từ năm 2013 cũng du nhập mô hình này.

Các nội dung chỉ đạo trong thời gian dành cho “đạo đức”

Các nội dung dựa trên 4 trụ cột cần trang bị cho bản thân học sinh thông từ trường tiểu học đến trung học cơ sở đã được bản Hướng dẫn học tập nêu ra như dưới đây.

(1) Nội dung liên quan tới bản thân

– Các lớp bậc thấp: Sức khỏe-an toàn. Coi trọng vật và tiền. Gọn gàng, ngăn nắp. Cuộc sống với quy tắc đúng đắn. Thực thi nghĩa vụ. Phán đoán thiện ác. Chính trực.

– Các lớp giữa: Tự chủ. Cuộc sống điều độ. Suy nghĩ sâu sắc. Xin lỗi và hối cải. Cương quyết-bất khuất. Dũng cảm. Chính trực. Trong sáng

– Các lớp trên: Tiết chế. Thiết lập mục tiêu. Tự do. Thành thật. Truy tìm chân lý. Công phu sáng tạo. Đánh giá bản thân.

– Học sinh trung học cơ sở: Thói quen- cuộc sống mong ước. Sức khỏe. Tiết chế. Cuộc sống hài hòa. Hi vọng và dũng cảm. Tính tự chủ. Trách nhiệm. Thực hiện lý tưởng. Hướng thượng bản thân. Phát huy cá tính.

(2) Nội dung liên quan đến người khác

– Các lớp bậc thấp: Chào-hỏi. Sử dụng từ ngữ. Động tác. Tình cảm thân thiện với trẻ nhỏ, người già. Tình bạn. Sự biết ơn.

– Các lớp giữa: nghi lễ. Sự quan tâm. Hiểu biết-tin cậy-giúp đỡ lẫn nhau. Tôn kính và biết ơn.

– Các lớp bậc cao: Phân biệt TPO (Time-Place-Occasion, chú thích của người dịch) . Hợp tác nam-nữ. Lòng khiêm tốn. Biết ơn và trả ơn.

– Học sinh trung học cơ sở: Nghi lễ. Tình yêu thương con người. Tôn trọng tình bạn. Hiểu biết về khác giới. Tôn trọng nhân cách. Học hỏi.


(3) Nội dung về mối quan hệ với tự nhiên và những gì cao đẹp

– Các lớp bậc thấp: Thương yêu bảo vệ động thực vật. Coi trọng sinh mạng. Lòng mộ đạo

– Các lớp giữa: Sự cảm động trước thiên nhiên. Sự cảm động trước những gì cao đẹp

– Các lớp bậc cao: Bảo vệ môi trường tự nhiên. Tôn trọng sinh mệnh của mình và người khác. Lòng cảm động. Lòng tôn kính

– Học sinh trung học cơ sở: Bảo vệ môi trường tự nhiên. Tôn trọng sinh mệnh của mình và người khác. Lòng cảm động. Lòng tôn kính


(4) Nội dung về mối quan hệ với tập đoàn và xã hội

– Các lớp bậc thấp: Tôn trọng pháp luật. Bảo vệ của công. Tôn kính cha mẹ. Yêu gia đình. Yêu trường. Yêu quê hương.

– Các lớp giữa: Lòng công đức. Chăm chỉ lao động. Yêu gia đình. Yêu trường. Yêu quê hương. Yêu đất nước. Hiểu biết quốc tế.

– Các lớp bậc cao: Hoạt động tập thể. Thực hiện nghĩa vụ. Công bằng-Công chính. Phụng sự xã hội. Yêu gia đình. Yêu trường. Yêu quê hương. Yêu đất nước. Hữu nghị quốc tế.

– Học sinh trung học cơ sở: Năng cao đời sống tập thể. Tuân thủ luật pháp. Liên kết xã hội. Loại bỏ thiên kiến, phân biệt. Phát triển xã hội phúc lợi và công cộng. Yêu gia đình. Yêu trường. Yêu quê hương. Yêu đất nước. Cống hiến quốc tế.


Giáo dục đạo đức “tiến hành thông qua toàn bộ hoạt động giáo dục của trường học”

Trong đời sống trường học, bằng việc đánh giá tùy theo trường hợp mà thúc đẩy sự trưởng thành của học sinh, trẻ em không có liên quan trực tiếp. Ví dụ như khen thưởng, tán thành các lời nói hành động dưới đây ở buổi lễ buổi sáng hoặc trước lớp:

– Trẻ em gieo hạt ở vườn trường , lớp sử dụng các từ ngữ đầy tình cảm như “hãy lớn lên”, “hãy nở thật đẹp nhé”

– Hỏi thăm dịu dàng trẻ em bị ngã ở sân chơi hay giúp đỡ khẩn cấp.

– Hướng dẫn khách đến phòng giáo viên.

Trái lại dạy bảo học sinh để học sinh có trái tim đạo đức khi có các hành động như kêu “thối quá” khi tham quan học tập nơi xử lý rác, chen ngang vào hàng, chơi trong khi lau chùi quét dọn.

Bên cạnh đó xu hướng liên kết với giáo dục các môn giáo khoa cũng xuất hiện như liên kết với môn Đời sống, Thời gian học tập tổng hợp, tham quan học tập trong môn Xã hội, viết thư cảm ơn sau giờ học Khoa học ở bên ngoài. Trong việc tiến hành giáo dục hòa bình, giáo dục nhân quyền, giáo dục môi trường, tuần lễ răng miệng và sức khỏe, tuần lễ ăn trưa tại trường, tuần lễ an toàn giao thông ở trong thời gian học tập tổng hợp hay hoạt động đặc biệt cũng có thể xúc tiến việc trưởng thành về đạo đức.

Giáo tài 

Trong giáo dục đạo đức thì nội dung chỉ đạo không được gọi là “tangen” (chủ đề) mà được gội là “daizai” (đề tài) và thứ dùng để chỉ đạo được gọi là “tài liệu” thay cho “giáo tài”.

Tài liệu được cung cấp từ sự công phu sáng tạo của giáo viên. Các chương trình phát sóng truyền thanh và truyền hình của NHK thường được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra có nhiều trường hợp sử dụng các tài liệu biên soạn, biên tập của Ủy ban giáo dục, Bộ giáo dục như “Cuốn vở trái tim”, các tài liệu về đạo đức của các nhà xuất bản sách giáo khoa, giáo tài. Nhiều nơi cũng tiến hành cho học sinh đọc truyện tranh. Cũng có cả sự liên kết với các nhân viên trong trường ngoài giáo viên.

“Đạo đức của chúng ta”

“Cuốn vở của trái tim” do Bộ giáo dục biên soạn đã được sửa đổi toàn diện thành “Đạo đức của chúng ta” và được phân phát vào năm 2014 (năm Heisei 26).

HERO (Anh hùng)

Bộ giáo dục đã coi vở kịch “Hero” sản phẩm hợp tác với Fuji Tivi bắt đầu được công chiếu từ ngày 14 tháng 7 năm 2014 là kênh giáo dục đạo đức. Theo Jcast thì người dùng internet đã có cả đánh giá tích cực và tiêu cực đối với vở kịch này.

Lịch sử giáo dục đạo đức ở Nhật Bản

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, môn Tu thân được coi là môn giáo khoa chủ đạo. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai GHQ coi Quốc sử-Địa lý, Tu thân là giáo dục quân phiệt và ra lệnh đình chỉ các giờ học này. Từ năm 1950 trong trào lưu “đảo ngược” “Đạo đức” giáo dục con người xã hội có lý tính đã được phục hoạt.

“Lý luận giáo dục đạo đức”

Émile Durkheim đã viết tác phẩm này từ sự cần thiết phải đổi căn cứ giáo dục đạo đức từ thần thánh sang xã hội cùng với sự phát triển của giáo dục thế tục trong thời kỳ cộng hòa thứ ba của Pháp.

Theo Émile Durkheim đạo đức không phải là hệ thống của mệnh lệnh mà là hệ thống của cấm đoán. Bên cạnh đó, nó không phải là thứ liên quan tới quá trình cá nhân chế định mà là thứ được tạo ra có tính chất từ bên ngoài xã hội. Trong đạo đức có nghĩa vụ được thực hiện từ sự cưỡng chế và thiện có được thành quả từ xã hội tuân thủ điều đó.

Theo Émile Durkheim ở thời kỳ tâm lý đặc trưng của trẻ em, dễ hình thành thói quen và dễ dạy bảo. Trẻ em mặc dù dễ từ bỏ thói quen nhưng nếu như đã hình thành thói quen mới nhờ vào dạy bảo thì sẽ thực hiện thói quen đó và nó có ích cho việc hình thành thói quen trong cuộc sống. Giáo dục đạo đức như thế là thích hợp nhất đối với thời kỳ học sinh.

Tập đoàn xã hội mà trẻ em lần đầu trải nghiệm là gia đình. Tuy nhiên sự khác biệt giữa gia đình-tập đoàn xã hội thuộc phạm trù các nhân và tập đoàn xã hội có tính công cộng hơn như địa phương, quốc gia, cộng đồng quốc tế rất lớn. Vì vậy mà cần đến cây cầu là trường học. Ở đó trường học cần phải trở thành nơi giáo dục đạo đức. Ở ý nghĩa đó, “giáo dục đạo đức” hiện đại với việc hình thành “tính công cộng”-tức là cá nhân phải như thế nào trong quá trình sống và có quan hệ với xã hội hiện đại trở nên cần thiết.

Nguyễn Quốc Vương dịch
Nguồn: Wikipedia tiếng Nhật 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét