Ở Hàn Quốc, tất cả thông tin về phương tiện giao thông cũng được số hóa. Gặp cái xe chạy ẩu, cảnh sát giao thông rút điện thoại di động, bấm bấm mấy cái, thế là lòi ra tên, địa chỉ, số CMT người chủ sở hữu, lòi ra số khung, số máy, ngày đăng ký, màu sơn, ngày sang tên gần nhất từ ai sang ai...Quản lý thật là dễ.
Ở Hàn Quốc, hầu hết giao dịch tài chính, từ mua bán thuần túy đến kinh doanh làm ăn đều dùng dịch vụ ngân hàng. Cảnh sát hay nhà chức trách chỉ cần nhập tên và số căn cước là sẽ lòi ra các loại tài khoản. Đông kết tài khoản đồng nghĩa với vô sản.
Bởi vậy, xử phạt nó dễ.
Đầu tiên là gửi thông báo nộp phạt kèm nội dung: phạm luật gì, ở đâu, phạt bao nhiêu, nộp vào tài khoản nào, hạn chót là ngày nào.
Anh không nộp phạt hử? ok, thông báo lần 2, cũng nội dung thế nhưng kèm thông báo số tiền phạt bị tăng.
Vẫn không nộp phạt hử? ok, gửi thông báo lần ba, ngoài nội dung như lần 1, thông báo tăng thêm tiền phạt lần nữa, thêm nội dung báo đây là lần chót chét, nếu không thì từ ngày abcde gì đó sẽ để Tòa án can thiệp.
Thường thì ở HQ, chày bửa thì cũng đến mức đấy thôi.
Khi Tòa xử, anh sẽ bị lao động công ích, treo bằng hoặc hủy bằng và bắt nộp phạt. Anh không tự nguyện, Tòa sẽ đóng băng các tài khoản. Vậy là hít khí giời để sống. Cố ý chống đối, ngoài các biện pháp trên, sẽ cấm xuất cảnh và bị cưỡng chế thi hành.
Còn nhiều chi tiết nữa, nhưng dài quá nên thôi. Các cụ bảo càng liệt kê càng thiếu mà.
Thắc mắc một điều là ở VN, nếu họ chày bửa thì cưỡng chế kiểu gì?
Thắc mắc điều nữa là làm sao chắc chắn được người đang đi xe là chủ xe?
Thắc mắc nốt điều nữa là làm sao biết được người ngồi trên xe ấy đang cư ngụ ở đâu?
Ở đâu thì lấy ví dụ ở đấy, không có ý so sánh, chê bai này nọ. Tại không rõ thì hỏi thôi.
Nguồn: https://www.facebook.com/chuc.duong.71/posts/938336576178446
(http://vitalk.vn/…/ha-noi-trien-khai-xu-phat-vi-pham-giao-…/)
Em choáng với biên bản phạt nguội giao thông 90 triệu đồng
Đây là topic của một người tham gia giao thông thường xuyên qua hầm chui Sài Gòn. Tổng cộng 33 lỗi tính ra gần 90 triệu đồng tiền phạt. Lỗi cũ nhất là ngày 2/12/2013 gần tròn 1 năm (chỉ còn 1 tuần nữa là hết hiệu lực xử phạt hành chính) Vấn đề đặt ra và mọi người quan tâm là tại sao cái biên bản phạt này lại tổng hợp cả năm sau mới gửi cho người vi pham? Nếu như hàng tháng gửi thì người lái xe này đã biết mà sửa lỗi không mắc quá nhiều lỗi như thế này!
Mới 9 sáng, chuông của reo thì nhận được cái này nè Các Bác ! Xem xong nhịn ăn nguyên ngày luôn!
- Thôi thì tự làm tự chịu. Các Bác cho em hỏi bị những lỗi như vầy thì đóng phạt nhiều không các Bác ?
* Cảnh báo luôn các Bác nào hay đậu xe uống cà phê Trung Nguyên trên đường Nguyễn Văn Chiêm thì nên gửi vào bãi nhé, tin lời mấy ông giữ xe giờ ôm một đống lỗi phạt nguội...!
* em hỏi ngoài luồng một chút, nếu tình huống này là tài xế lái, thì người đóng phạt vẫn là chủ xe hả Các Bác ? Vậy xe cho thuê thì xử lý như thế nào ạ ?
Hình ảnh biên bản cho Các Bác xem
Bác TOAGT tư vấn ở trang 5, em trích lên đây để Bác nào cần tham khảo cho dễ !
( Xin phép Bác TOAGT nhé )
- Về tiền phạt thì bác cứ căn cứ vào NĐ171 mà quy ra cho từng hành vi.
- Về việc ai phải chấp hành nộp phạt vi phạm này thì theo các quy định pháp luật hiện hành:
+ Chủ xe là người phải chịu trách nhiệm.
+ TH giao cho tài xế điều khiển thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm, sau đó chủ xe căn cứ vào thỏa thuận làm việc giữa chủ xe và tài xế tự giải quyết .
+ TH xe cho thuê thì chủ xe cũng là người chịu trách nhiệm đầu tiên, sau đó thì tùy theo hợp đồng thuê xe giữa 2 bên mà chủ xe quy trách nhiệm bồi hoàn lại --> nếu không được thì đưa ra tòa.
+ TH đã bán xe cho người khác (có HĐ theo quy định pháp luật hoặc có HĐ nhưng chủ xe mới không làm thủ tục sang tên) --> thời điểm vi phạm trước thời điểm bán xe thì chủ xe cũ chịu trách nhiệm phần vi phạm này, sau thời điểm bán xe thì người chủ mới phải chịu trách nhiệm phần vi phạm sau đó --> chủ xe cũ phải chứng minh đã có việc chuyển nhượng này.
+ TH đã bán xe cho người khác nhưng không thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật thì chủ xe tại thời điểm vi phạm chịu trách nhiệm.
- Không thực hiện QĐXL VP thì CSGT sẽ không cho làm thủ tục chuyển nhượng khi bán xe --> người mua cũng sẽ yêu cầu chủ cũ ra làm việc.
- Trong luật dân sự thì việc giao xe cho tài xế, người thuê xe, ... điều khiển xe của mình là do người chủ phương tiện quyết định và cần phải cân nhắc, có ràng buộc trách nhiệm rõ ràng khi có thiệt hại xảy ra.
Otosaigon
(http://vitalk.vn/…/ha-noi-trien-khai-xu-phat-vi-pham-giao-…/)
Em choáng với biên bản phạt nguội giao thông 90 triệu đồng
Đây là topic của một người tham gia giao thông thường xuyên qua hầm chui Sài Gòn. Tổng cộng 33 lỗi tính ra gần 90 triệu đồng tiền phạt. Lỗi cũ nhất là ngày 2/12/2013 gần tròn 1 năm (chỉ còn 1 tuần nữa là hết hiệu lực xử phạt hành chính) Vấn đề đặt ra và mọi người quan tâm là tại sao cái biên bản phạt này lại tổng hợp cả năm sau mới gửi cho người vi pham? Nếu như hàng tháng gửi thì người lái xe này đã biết mà sửa lỗi không mắc quá nhiều lỗi như thế này!
Mới 9 sáng, chuông của reo thì nhận được cái này nè Các Bác ! Xem xong nhịn ăn nguyên ngày luôn!
- Thôi thì tự làm tự chịu. Các Bác cho em hỏi bị những lỗi như vầy thì đóng phạt nhiều không các Bác ?
* Cảnh báo luôn các Bác nào hay đậu xe uống cà phê Trung Nguyên trên đường Nguyễn Văn Chiêm thì nên gửi vào bãi nhé, tin lời mấy ông giữ xe giờ ôm một đống lỗi phạt nguội...!
* em hỏi ngoài luồng một chút, nếu tình huống này là tài xế lái, thì người đóng phạt vẫn là chủ xe hả Các Bác ? Vậy xe cho thuê thì xử lý như thế nào ạ ?
Hình ảnh biên bản cho Các Bác xem
Bác TOAGT tư vấn ở trang 5, em trích lên đây để Bác nào cần tham khảo cho dễ !
( Xin phép Bác TOAGT nhé )
- Về tiền phạt thì bác cứ căn cứ vào NĐ171 mà quy ra cho từng hành vi.
- Về việc ai phải chấp hành nộp phạt vi phạm này thì theo các quy định pháp luật hiện hành:
+ Chủ xe là người phải chịu trách nhiệm.
+ TH giao cho tài xế điều khiển thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm, sau đó chủ xe căn cứ vào thỏa thuận làm việc giữa chủ xe và tài xế tự giải quyết .
+ TH xe cho thuê thì chủ xe cũng là người chịu trách nhiệm đầu tiên, sau đó thì tùy theo hợp đồng thuê xe giữa 2 bên mà chủ xe quy trách nhiệm bồi hoàn lại --> nếu không được thì đưa ra tòa.
+ TH đã bán xe cho người khác (có HĐ theo quy định pháp luật hoặc có HĐ nhưng chủ xe mới không làm thủ tục sang tên) --> thời điểm vi phạm trước thời điểm bán xe thì chủ xe cũ chịu trách nhiệm phần vi phạm này, sau thời điểm bán xe thì người chủ mới phải chịu trách nhiệm phần vi phạm sau đó --> chủ xe cũ phải chứng minh đã có việc chuyển nhượng này.
+ TH đã bán xe cho người khác nhưng không thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật thì chủ xe tại thời điểm vi phạm chịu trách nhiệm.
- Không thực hiện QĐXL VP thì CSGT sẽ không cho làm thủ tục chuyển nhượng khi bán xe --> người mua cũng sẽ yêu cầu chủ cũ ra làm việc.
- Trong luật dân sự thì việc giao xe cho tài xế, người thuê xe, ... điều khiển xe của mình là do người chủ phương tiện quyết định và cần phải cân nhắc, có ràng buộc trách nhiệm rõ ràng khi có thiệt hại xảy ra.
Otosaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét