Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook là một người Do Thái, sinh năm 1984 (14 tháng 5).
750 triệu người dùng, có giá trị khoảng hơn 70 tỷ USD, 1500 thành viên đang hoạt động, hỗ trợ 68 ngôn ngữ khác nhau... những con số ấn tượng về mạng xã hội lớn nhất hành tinh: Facebook. Chắc hẳn rất nhiều người trong số chúng ta có tài khoản Facebook và dành tình cảm đặc biệt cho mạng xã hội này.
Tuy nhiên, có những điều rất thú vị về mạng xã hội này mà có thể bạn chưa biết. Trong 2 bài viết sắp tới của series này, chúng tôi sẽ nói về những ngày đầu thành lập của Facebook, cách thức phát triển và đạt đến thành công của mạng xã hội này. Tại sao, Facebook trở thành ông vua mạng xã hội? Bí quyết nào làm nên thành công của Mark và những người bạn.
Những mốc thời gian và con số ấn tượng
Tháng 2/2004, thefacebook.com đi vào hoạt động. 26/8/2008, Facebook đón thành viên thứ 100 triệu. 1 năm sau, họ đạt mốc 200 triệu. Tới 15/9/2009, mạng xã hội này đạt 300 triệu người dùng và cứ thế, đến tháng 7/2011, Facebook chính thức đạt mốc 750 triệu thành viên trên toàn thế giới. Khoảng thời gian để có thêm 100 triệu thành viên mới tại Facebook giảm rất nhanh, đồng nghĩa với việc họ phát triển ngày một thần tốc hơn, ít nhất là tới thời điểm này.
Doanh thu của mạng xã hội này cũng tăng rất nhanh từ 52 triệu USD vào năm 2006 đã tăng tới 2 tỷ USD vào năm 2010 với mức tăng tính theo % đạt tới 3 con số.
Những ngày đầu của Facebook
10/2003, tại Havard, một sinh viên người Mỹ gốc Do Thái nảy ra một ý tưởng về việc tìm ra cô gái nào "hot nhất" Havard. Cách thức rất đơn giản, hai cô gái sẽ ngẫu nhiên được đặt cạnh nhau, người dùng sẽ vote bằng cách chọn một trong hai. Để có được hình ảnh các cô gái, anh chàng 19 tuổi này đã lấy trong cơ sở dữ liệu của Havard.
Kết quả của việc làm này là anh ta suýt bị đuổi khỏi trường đại học danh tiếng nhất thế giới: Havard và thậm chí bị truy tố vì tội xâm phạm quyền riêng tư, danh dự... của các "thí sinh" bất đắc dĩ. Trang web này có tên là... Facemash.
Bạn thấy quen quen? Đơn giản thôi, vì đây chính là cội nguồn ý tưởng của Facebook và chàng trai chúng ta đang đề cập đến, chưa đầy 5 năm sau, trở thành tỷ phú trẻ tuổi ở cái tuổi 23: Mark Zuckerberg.
Mark Zuckerberg
Dừng lại một chút trước khi tìm hiểu thêm về những ngày đầu hoạt động của Facebook, chúng ta hãy nói qua một chút về người sáng lập của mạng xã hội này: Mark Zuckerberg, ông chủ và là người có ảnh hưởng lớn nhất đến MXH này suốt từ đó cho đến nay.
Mark Zuckerberg sinh ngày 14/5/1984, lập trình viên đồng thời là ông chủ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook. Anh là người Mỹ gốc Do Thái, từng là sinh viên của Havard và bỏ học vào năm 2004.
Có một điểm rất thú vị là Zuckerberg cũng rời bỏ ghế ngôi trường đại học danh giá bậc nhất nước Mỹ khi đang là sinh viên năm thứ 3, giống hệt Bill Gates. Một lần nữa, ngôi trường nổi tiếng này lại là cái nôi xuất thân của một con người làm thay đổi sâu sắc giới công nghệ. Có người nói vui rằng: muốn trở thành "trùm công nghệ", hãy vào Havard và bỏ học khi đang học năm thứ 3.
Mark Zuckerberg giống Bill Gates đến mức kỳ lạ. Cả hai cùng là những lập trình viên thiên tài, đều bỏ học khi đang là sinh viên năm 3 của Havard, đều thay đổi thế giới bằng những phát minh của mình... Nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh của Bill Gates ở ông chủ của Facebook.
Năm 2010, Mark Zuckerberg đã trở thành "Nhân vật của năm" do tạp chí Time bình chọn. Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều lần về danh sách này: đây là top 100 người có ảnh hưởng nhất đến thế giới theo nhiều cách khác nhau. Time đã viết: “Zuckerberg bằng tuổi Nữ hoàng Elizabeth khi bà là gương mặt của năm 1952. Nhưng không giống Nữ hoàng, Zuckerberg không thừa hưởng một đế chế, mà anh ấy đã tạo ra một đế chế”. Tạp chí này cũng mở ngoặc: “Nhân tiện nói thêm, Nữ hoàng cũng vừa tạo một trang Facebook trong năm nay”. Đế chế Anh đã từng làm chủ 1/4 diện tích thế giới với khoảng 500 triệu người bằng súng đạn và quân đội trong khi Zuckerberg cũng tạo nên một đế chế chỉ với những dòng code.
Và những bài học với những vấp ngã đầu đời
Con đường tạo nên Facebook của Zuckerberg không hề dễ dàng. Ngay khi còn trong Havard - ngôi trường luật hàng đầu thế giới, anh đã "dính" ngay rắc rối liên quan đến kiện tụng. Sản phẩm đầu tay: Facemash đã bị các nạn nhân truy tố về tội xâm phạm quyền riêng tư, Zuckerberg ra điều trần trước trường về những rắc rối này. Thậm chí, suýt nữa anh đã bị đuổi học.
Chính sự vấp ngã đầu tiên về pháp lý và kinh nghiệm nhận được trong ngôi trường luật hàng đầu thế giới đã giúp Zuckerberg giải quyết rất tốt bài toán về quyền riêng tư - vốn là bài toàn khó giải đối với bất cứ mạng xã hội nào.
Xem phần tiếp theo Bí·quyết thành·công của Facebook.
Nguồn: Genk.vn, 21/07/2011 - 17:00
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét