Vì sao Facebook thành công?
Tại sao Facebook lại thành công đến vậy? Điều gì biến một mạng xã hội xuất phát từ ký túc xá, mở rộng ra phạm vi toàn cầu và có tới 750 triệu người dùng như hiện tại? Điều gì thu hút người dùng và các nhà đầu tư với Facebook khiến cho người ta định giá nó tới 75 tỷ USD?
Trong phần trước chúng ta đã đến với chân dung Mark Zuckerberg và những ngày đầu tiên của chàng trai trẻ này trong thế giới mạng xã hội. Khởi đầu, gặp rắc rối với Facemash là những cơ sở đầu tiên để Mark Zuckerberg tạo nên Facebook sau này. Trong phần thứ hai này, chúng ta sẽ đến với quá trình thành lập Facebook, những rắc rối trong ngày đầu thành lập và nguyên nhân biến Facebook thành công trong thị trường MXH lúc bấy giờ.
Thành lập Facebook
Sau khi hack thành công cơ sở dữ liệu của Havard để lấy được ảnh của các nữ sinh, Facemash đã thu hút được 22.000 lượt xem trong 4h đầu tiên ra mắt. Chính thành công này đã khiến cho anh em nhà Winklevoss mời Mark tham ra dự án Havard Conection của mình. Trước đó, Zuckerberg đã bắt tay vào làm: thefacebook.com - domain đầu tiên của Facebook.
Lúc đầu, Facebook là mạng xã hội dành riêng cho các sinh viên của Havard. Sau đó, vào tháng 3/2004, hoạt động của Facebook mở rộng ra các trường đại học danh tiếng khác. 9/2005, các học sinh trung học tại Mỹ chính thức được đăng ký tài khoản Facebook. Trong thời gian này, muốn đăng ký Facebook, bạn phải có thư mời từ các thành viên khác. Đến tháng 6/2009, việc đăng ký dành cho tất cả những ai trên 13 tuổi và có một địa chỉ email. Năm 2005, mạng xã hội này bỏ chữ "the" trong trên và chính thức trở thành Facebook.com như ngày nay với việc mua lại tên miền Facebook.com với giá 200.000 USD. 24/10/2007, Microsoft mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD. Như vậy, giá tương đương của Facebook lúc này là khoảng 15 tỷ USD.
Vì sao Facebook thành công?
Tại sao Facebook lại thành công đến vậy? Điều gì biến một mạng xã hội xuất phát từ ký túc xá, mở rộng ra phạm vi toàn cầu và có tới 750 triệu người dùng như hiện tại? Điều gì thu hút người dùng và các nhà đầu tư với Facebook khiến cho người ta định giá nó tới 75 tỷ USD?
Khởi đầu khó khăn
Không phải là mạng xã hội đầu tiên cũng không phải là mạng xã hội duy nhất thời điểm đó, không phải là một ý tưởng quá sáng tạo quá vượt trội vào thời điểm đó, thành công của Facebook có phần giống với thành công của đối thủ Google vào cuối thế kỷ trước hơn là Windows.
Vào những ngày đầu tiên của Facebook, MySpace đang là "bá chủ thế giới" với lượng người dùng khổng lồ và ổn định. Không nhiều người nghi ngờ vào khả năng thành công của mạng xã hội này. Thực tế, MySpace đã được mua lại với cái giá 580 triệu USD (nhiều người vẫn cho là quá rẻ tại thời điểm đó). Ngoài ra, các đối thủ như Yahoo, blogspot... cũng nhăm nhe ngôi vương này. Vậy yếu tố nào đã tạo nên thành công của Facebook?
Chiến lược khởi nghiệp chính xác
Bắt đầu giới hạn trong trường Havard, Zuckerberg đã tạo ra "động lực" cho người dùng đăng ký dịch vụ của mình. Ai cũng biết Havard là trường đại học hàng đầu và danh giá nhất thế giới, Facebook lúc đó như một tấm thẻ chứng minh người dùng là sinh viên của trường ĐH này. Sở hữu một tài khoản Facebook khi đó là niềm tự hào không hề nhỏ.
Một sự thật là trong thời gian này, rất nhiều sinh viên tại Mỹ muốn đăng ký một tài khoản Facebook để... thử xem thế nào và cũng để... cho oai. Chính tâm lý này đã khiến cho ngay khi Facebook mở rộng đăng ký cho các trường đại học khác, hầu như tất cả các sinh viên thuộc dạng được đăng ký đều sở hữu một tài khoản Facebook. Sau này, khi thư mời ra đời, sức hấp dẫn và danh giá của Facebook vẫn rất lớn.
Tính kết nối
Điều quan trọng nhất của một mạng xã hội chính là sự liên kết các thành viên của nó. Thực tế, lượng người dùng các mạng xã hội chủ yếu đến từ việc các thành viên đang hoạt động mời thêm người mới hơn là đến từ các hoạt động quảng bá, thu hút của chính nó.
Một điều tôi có thể khẳng định đây là yếu tố mà Facebook đã cực kỳ thành công và đứng số một trong tất cả các mạng xã hội. Sự kết nối các thành viên trong Facebook là vô cùng chặt chẽ với một cơ chế cực tốt, ít khuyết điểm, hoạt động hoàn hảo. Với Facebook, bạn có danh sách bạn bè, danh sách bạn bè chung, tình trạng quan hệ, các mối quan hệ gia đình... Mark Zuckerberg đã từng nói về sự khác biệt của Facebook so với các mạng xã hội khác: trên Facebook, quan hệ duy nhất chúng tôi có là bạn bè. Chính cơ chế và phương châm này đã làm nên sự thành công trong kết nối của Facebook.
Tính đơn giản và sự vượt trội về công nghệ
Không thể phủ nhận rằng các lập trình viên của Facebook thật sự rất xuất sắc. Công nghệ của họ tuy không quá vượt trội, kỳ diệu (như những gì Apple hay Microsoft đã làm được) nhưng công nghệ của họ luôn đáp ứng được đủ nhu cầu của người dùng, tốt, hoạt động ổn định và chắc chắn. Thực tế, những điều này mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện tối đa cho người dùng.
Dù công nghệ có tốt như thế nào đi chăng nữa vẫn sẽ là vô dụng nếu như nó khó sử dụng. Và sự đơn giản đã làm nên thành công của Facebook. Không cần biết gì về công nghê, cũng không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu, người dùng vẫn có thể trải nghiệm Facebook với đầu đủ tính năng.
Ngoài ra, sự đơn giản và tinh tế trong thiết kế cũng tạo cho người dùng nhiều thiện cảm với Facebook. Với màu nền xanh dương đơn giản, thiết kế giao diện thoáng, dễ nhìn và bắt mắt, Facebook tạo ra cảm giác đơn giản ngay từ giao diện. Thực tế đã chứng minh, giao diện màu mè, phức tạp chỉ khiến cho các mạng xã hội thất bại thay vì "đa dạng và bắt mắt" như nhiều người tưởng.
Ngoài ra, Facebook không cho người dùng tùy biến giao diện. Điều này tạo nên một giao diện thương hiệu của Facebook. Hãy thử so sánh với các dịch vụ khác quen thuộc với người Việt. Yahoo Pulse cho thiết kế giao diện bằng CSS màu mè, khó hiểu, khó sử dụng. Điều này theo Yahoo làm "tôn" lên cái cá nhân của người dùng nhưng khiến người ta khó nhận diện và khó khăn trong việc "ghé thăm" bạn bè. Thực tế, hai dịch vụ mạng xã hội thành công nhất hiện nay là Twitter và Facebook đều có giao diện được thiết kế theo phương châm tối đơn giản.
Và không "tham tiền"
Một lý do quan trọng khiến Facebook có ngày hôm nay là ông chủ của hãng không đặt tiền lên làm ưu tiên hàng đầu.
Sự thật là giai đoạn 2006, 2007 nhiều người đã nghĩ đến việc biến Facebook mỏ vàng quảng cáo. Nhưng Zuckerberg không nghĩ vậy, giai đoạn này, lượng quảng cáo tại Facebook hầu như không có. Vì vậy, nguồn thu của MXH này khi đó gần như không có. Chính điều này đã tạo nên nền tảng vững chắc cho Facebook.
Ngay cả hiện tại, khi đã trở thành ông vua của mạng xã hội, Facebook vẫn quảng cáo rất có văn hóa. MXH này nói không với hình thức quảng cáo popup vào dành một khoảng không gian tương đối hạn chế (bên phải trang) cho hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn phải chia sẻ với chức năng giới thiệu bạn bè của Facebook.
Ngoài ra, ngay cả khi còn nghèo, Mark cũng dũng cả từ chối khoản tiền cả tỷ USD của Yahoo đề nghị mua lại quyền sở hữu Facebook. Theo bạn, bạn có đủ dũng cảm để từ chối 1 tỷ USD cho một trang web mới thành lập được vỏn vẹn 3 năm hay không?
Nguyên nhân thành công của Facebook còn rất nhiều nhưng đây là những nét chính đã làm nên điều đó. Chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng, sự quan trọng của ông chủ Mark Zuckerberg rất rõ ràng trong sự thành công này.
Nguồn: Genk.vn, 23/07/2011 - 17:00
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét