- Tính dân tộc:
1.1 Thuần Việt :
Sử dụng những từ thuần Việt.
Ví dụ:
gourmet powder: bột ngọt hay vị tinh.
stomach: dạ dày hay bao tử.
1.2 Nho Việt:
Những từ Nho Việt do người Việt tạo ra, là đặc trưng riêng của Việt Nam.
Ví dụ:
stomach: bao tử. Nếu dịch sát nghĩa từ "bao tử", bao là cái bao, tử là chết; từ "bao tử" không có nghĩa gì trong tiếng Trung Hoa. Theo ngữ pháp Trung Hoa, họ nói ngược lại là "tử bao" dịch sát có nghĩa là "bao chết". Hơn nữ, từ "bao tử" còn mang một ý nghĩa triết lý trong đó.
Từ "vị tinh" ghi theo Hán tự (Chinese character) hoặc Nho tự là "味菁". Nếu phiên âm theo giọng đọc của tiếng Quảng Đông là "mì chính". Nếu đọc "味菁" theo âm Việt và ghi theo mẫu tự La-tinh thì từ Nho Việt là "vị tinh". Từ "vị tinh" thể hiện rõ nghĩa của từ là tinh chất của vị.
Please make yourself as home: xin đừng khách sáo (khách khí – 客氣), xin tự nhiên như ở nhà bạn . Từ "sáo" lột tả được nhiều ý nghĩa hơn là từ "khí" (氣). Hơn nữa, ta có những từ gần với nó như sáo ngữ, nói như sáo.
2.1 Tính chính xác
aircraft: máy bay.
Any craft that flies through the air, whether it be an airplane, helicopter, missile, glider, balloon, blimp, or any other vehicle that uses the air to generate lift for flight. Bất cứ loại máy được sử dụng để bay xuyên qua không khí, cho dù đó là một chiếc phi cơ, một chiếc trực thăng, hỏa tiễn, tàu lượn, khí cầu, khí cầu dọ thám tầu lặn, hoặc bất kỳ phương tiện di chuyển khác sử dụng không khí nhằm tạo lực nâng để bay.
airplane: phi cơ
airplane is more specific and refers only to a powered vehicle that relies on fixed wings to generate lift: phi cơ mang nghĩa cụ thể hơn và chỉ đề cập đến phương tiện di chuyển có động cơ được hỗ trợ dựa vào đôi cánh cố định để tạo ra lực nâng A Boeing 747 commercial airliner is both an airplane and an aircraft while the AH-64 Apache attack helicopter is an aircraft but not an airplane. Chiếc máy bay thương mại chở khách Boeing 747 vừa là một phi cơ, vừa là một máy bay, trong khi đó chiếc AH-64 Apache, trực thăng tấn công là một máy bay nhưng không phải là một phi cơ.
Tham khảo: http://www.aerospaceweb.org/question/design/q0281a.shtml
2.2 Tính hệ thống
link: kết, kết nối
Ví dụ:
backlinks: hồi kết
downlink: kết xuống, hạ kết
hard link: kết nối cứng
inbound links: kết nối nội biên
incoming links: kết nối đi vào
inlinks: nội kết
interlink: liên kết
inward links: kết nối hướng nội
link editor: trình biên-tập kết-nối (= linkage editor: trình biên tập kết liên, trong môi trường IBM mainframe)
linkage editor: trình biên-tập kết-liên (=link editor: trình biên tập kết nối, trong khoa học máy điện toán).
linker=link editor: trình kết nối
permalink: vĩnh kết
relink: tái kết, tái kết nối
soft link: kết nối mềm
symlink: (symbolic link or soft link): biểu kết
uplink: kết lên, thượng kết
2.3 Tính nhất quán (consistent)
Trước sau như một, không bất nhất
2.4 Mỗi từ một ý
door: cửa cái
windows: cửa sổ
port: cảng
gate: cổng
dock: bến
station: trạm
counter: quầy
aircraft: máy bay
airplane: phi cơ
connect: nối
link: kết
2.5 Tính ngắn gọn, súc tích
quarter: quý, thay vì tam cá nguyệt
second quarter: quý hai, thay vì đệ nhị tam cá nguyệt
Biện giải (justification):
Quý nguyên có nghĩa là mùa.Trong câu "nhất niên hữu tứ quý: Xuân, Hạ, Thu, Đông" có nghĩa là "một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông". Thời gian của bốn mùa dài ngắn khác nhau, không phải mùa nào cũng đều kéo dài đúng ba tháng. Tuy nhiên, chúng ta mở rộng từ "quý" để chỉ khái niệm mới là mỗi ba tháng)
helicopter: chiếc trực thăng hoặc (máy bay) trực thăng, không dịch là máy bay lên thẳng và cũng không dịch là phi cơ trực thăng.
fighter aircraft: máy bay tiêm kích, không dịch là phi cơ tiêm kích.- Tính đại chúng
3.1 Không bất cập cũng không thái quá trong việc sử dụng từ thuần Việt để tạo từ mới.
Cụm từ "máy bay lên thẳng" nên dùng để định nghĩa từ "chiếc trực thăng, helicopter"
3.2 software dịch là phần mềm thay vì nhu liệu do tính "đại chúng" được ưu tiên hơn tính "hệ thống" và tần số xuất hiện cao của từ "phần mềm". - Tính khai phóng
4.1 Sáng tạo
4.2 Phóng khoáng
Cởi mở, không nên quá câu nệ, kẻ cả
Nghĩa của từ được mở rộng theo thời gian.
Ví dụ: port: cảng: nơi vào hoặc ra. Từ "cảng" nguyên thuỷ được dùng để chỉ nơi tàu bè bốc dỡ hàng, nơi dọc theo bờ biển mà tàu trú ẩn trong lúc bão táp.
port of entry: cảng nhập cảnh: Nơi có trạm do nhân viên hải quan kiểm tra hoặc thẩm định việc người và hàng hoá nào được phép vào (in), ra (out) hoặc đi qua (pass) một quốc gia bằng đường thuỷ, đường bộ hoặc đường hàng không.
airport: cảng hàng không, phi cảng, airfield: phi trường
carport: cảng xe, xa cảng
military port: quân cảng
newport: tân cảng
riverport: cảng sông, giang cảng
seaport: cảng biển, hải cảng
4.3 Linh động
4.4 Hội nhập
Nguồn: http://thuatngu.tieng-viet.org/phuong-cham/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét