Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Dạy tiếng Việt: dễ hay khó?

Tác-giả: Nguyễn-Hưng-Quốc

Lời tác giả: Việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại cũng như cho người ngoại quốc ở Việt Nam và hải ngoại) đang phát triển mạnh mẽ. Điều này gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy vốn còn rất mới với người Việt Nam. Bài viết này chỉ nhắm đến mục đích nêu lên một số cái khó để mọi người cùng quan tâm. Vì bài viết khá dài, tôi xin chia làm bốn phần:

1.     Dạy ngôn ngữ thứ hai bao giờ cũng khó
2.     Khi ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó.
3.     Bản thân tiếng Việt rất khó (1)

4.     Bản thân tiếng Việt rất khó (2)
- NHQ

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Những địa·danh Việt·Nam bị thay·đổi và sai·lệch

Tác·giả: PGS.TS ·Trung·Hoa

Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh.

Những kiểu thay đổi và sai lệch cụ thể như sau:

1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này:

Pha Đin là đèo trên Quốc lộ 6, từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đi huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dài 36km, cao 1.050m. Cũng gọi là Cổng Trời. Chữ Pha Đin từ gốc Tày - Nùng Phạ Đin, nghĩa là “trời đất”, vì đèo quá cao, như chỗ gặp nhau giữa trời và đất. Ở đây có hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh ngang của Đin đồng hóa thanh nặng của Phạ thành Pha.

Tam Thương là bến trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tam Thương vốn là từ Hán Việt, dạng gốc là Tạm Thương, nghĩa là “kho tạm”, nằm gần bến. Ở đây thanh ngang của Thương đồng hóa thanh nặng của Tạm thành Tam Thương.

2- Do hiện tượng dị hóa: Hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia khác với nó. Có ba địa danh thuộc kiểu này:

Bà Bèo là kinh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua các huyện Cai Lậy, Tân Phước (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An), dài 25km. Vương Hồng Sển cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Bèo. Người Khmer cũng gọi kinh Bà Bèo là Cumnik Prêk Cak tức “kinh rạch bèo”.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Về các thành·tố phụ sau trung·tâm trong danh·ngữ tiếng Việt

Tác·giả: Hoàng·Dũng - Nguyễn·Thị·Ly·Kha(Bài đã đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ, năm 2004)

Người đầu tiên đưa ra sơ đồ danh ngữ tiếng Việt là M. B. Emeneau (1951:85). Theo ông, danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc như sau:


Numerator

(từ chỉ lượng)


Classifier

(loại từ)


Classified noun

(danh từ biệt loại)


Attribute(s)

(định ngữ)


Demonstrative numerator

(từ chỉ trỏ)


Nonclassified noun

(danh từ không biệt loại)



Chín năm sau, Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (hoàn thành năm 1960, xuất bản năm 1975) sửa đổi sơ đồ của Emeneau, thành sơ đồ sau đây (Nguyễn Tài Cẩn 1975:27):

tất cả

4


ba

3


cái

2


con

1


mèo

0


đen

1'


ấy

2'



Với Phụ lục 2 Vài ý nghĩ hiện nay in ở cuối sách, ông khẳng định về mặt ngữ pháp, chính loại từ mới là từ trung tâm danh ngữ (1975:293). Một năm sau, ông nói một cách hiển ngôn: loại từ chính là danh từ (1976a:163-170). Đây cũng là kết luận của Cao Xuân Hạo (1986, 1992, 1999) với nhiều luận cứ mới [1]. Nếu thế, sơ đồ trên cần được đánh số lại như sau [2]:

So·sánh trật·tự từ của định·ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Tác·giả: Đinh·Điền (*)

Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng.

1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này.

1.1 Loại hình ngôn ngữ
Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết… với những đặc điểm chính như sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ.

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi.

1.2 Loại hình trật tự từ
Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]):

S (subject: chủ ngữ) – V (verb: động từ) – O (object: bổ ngữ)

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him.
              S   V    O           S  V    O
Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loạI hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây.

2.TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ
Tiếng Việt do bị ảnh hưởng  của văn hoá phương Đông – nền văn hoá thiên về âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao, chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương Tây.

Những điểm cần lưu·ý khi dịch một văn·bản khoa·học - kĩ·thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Some challenges in the translation of an Englishscientific technical text into Vietnamese)

Tác·giả:  
  • Nguyễn·Phước·Vĩnh·Cố, Trường Đại·học Ngoại·ngữ, Đại·học Đà·Nẵng
  • Nguyễn·Bắc·Nam, Đại·học Đà·Nẵng
TÓM TẮT
Khi dịch một văn bản Khoa học - Kỹ thuật từ Anh sang Việt, giáo viên và sinh viên ViệtNamhầu như không quen với các đặc trưng ngữ pháp (thể thụ động, vô nhân xưng, hình thái xưng hô...) vốn được xen lẫn với các biến thể ngôn ngữ khác. Để góp phần vào việc học tiếng Anh nói chung và dịch nói riêng, bài báo đề cập đến những thách thức mà người dịch gặp phải trong một văn bản KH- KT và phân tích những thách thức này qua việc xem xét 3 tham số ngữ vực: trường diễn ngôn, người tham dự diễn ngôn và phương thức diễn ngôn. Bài báo cũng nêu ra một số giải pháp để giải quyết những thách thức nói trên.

ABSTRACT
Most of the Vietnamese teachers and students seem to be unfamiliar with a scientific and technical text in English. Its characteristics and grammatical features (passive; impersonality; forms of address)... merge with other varieties of language. As part of an effort to contribute the ideas to the study of English in general and the field of translation in particular, the present paper refers to the challenges faced by the translator when dealing with a scientific and technical text and provides an analysis of these challenges by examining the three register parameters: field of discourse, tenor of discourse and mode of discourse. The paper also deals with some solutions to these challenges.

Từ xưng hô trong dịch·thuật (Address forms in translation)

Tác·giả: Phạm·Thành·Vinh
Trường Đại·học Ngoại·ngữ, Đại·học Đà·Nẵng

TÓM TẮT 
Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào xưng hô là hiện tượng không thể tránh được. Hình thái xưng hô không những chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tài liệu khoa học, pháp lý và thương mại mà còn thực hiện các chức năng ngữ dụng. Hầu như bất kỳ người Việt Nam học tiếng Anh nào cũng gặp phải một số khó khăn khi nói, viết, dịch hệ thống xưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài viết này đề cập đến hình thái xưng hô Anh Việt và phân tích các khía cạnh dụng học để dịch từ xưng hô.

ABSTRACT
In any act of communication, addressing is, so to speak, unavoidable. Address forms not only play an important role in scientific, legal and commercial documents but also perform pragmatic functions. It can be said that, any Vietnamese learners of English have some difficulties in speaking, rendering address forms from English into Vietnamese. The paper refers to a contrastive analysis of English - Vietnamese address forms and analyses some pragmatic aspects in translating these forms.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Về vấn·đề phân·định từ·loại trong tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Hồng·Cổn
(Bài đã in trong Tạp-chí Ngôn-ngữ, số 2, năm 2003)

1. Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Một số học giả xuất phát từ quan điểm hình thái học phủ nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Việt (Grammont & Lê Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê), bởi theo họ tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với các ngôn ngữ phuơng Tây - từ không biến đổi hình thái, nên không có "từ loại". Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng trong tiếng Việt có  phạm trù từ loại, mặc dù tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau.

Vietnamese Passive Sentences from a Typological Perspective

Author: Assoc. Prof, Dr. Nguyen Hong Con (PGS. TS. Nguyễn-Hồng-Cổn)


SEALS XVIII
The 18th Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society

21-22 May 2008
Universiti Kebangsaan Malaysia, Bangi


ABSTRACT


There exist different views on passive sentences in Vietnamese.  Some researchers claim that the Vietnamese language does not have passive voice, so does not have passive sentences.  Other researchers argue that Vietnamese may not have passive voice as a morphological category, it still have passive sentences as syntactic constructions. Yet, there is no consensus among these researchers as far as identification criteria for this kind of constructions is concerned.


Aiming at a more relevant solution to the above-mentioned issue, the present paper will critically review the different approaches to Vietnamese passive sentences and discuss about their syntactic structure from a typological perspective. The paper will have three parts: The first one presents a review of two different approaches to passive sentences in Vietnamese; The second one discusses about Vietnamese passive sentences from a typological perspective; The third one differentiate  passive sentences from other types of sentences in Vietnamese. 

Các kiểu cấu·trúc thông·tin của câu đơn tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Hồng·Cổn

Khoa Ngôn·ngữ·học, Trường Đại·học Khoa·học Xã·hội và Nhân·văn, Đại·học Quốc·gia Hà·Nội.
Bài·viết xuất·bản vào năm 2010.

Tệp gốc định·dạng PDF bạn có·thể tải về từ URL sau: http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/7537/1/bancuoi-06.pdf 

Cấu trúc thông tin (CTTT), còn được gọi là cấu trúc thông báo hay phân đoạn thực tại) của câu tiếng Việt đã được đề cập trong sự phân biệt với cấu trúc cú pháp (CTCP) ở nhiều công trình nghiên cứu với những kiến giải khác nhau về mặt lý thuyết. Chịu ảnh hưởng của lý thuyết phân đoạn thực tại câu, trong những năm 80 của thế kỷ trước, trong Việt ngữ học phổ biến quan niệm coi cấu trúc đề - thuyết của câu là CTTT, phân biệt với cấu trúc chủ - vị là CTCP (Panfilov F.R 1980, Lý Toàn Thắng 1981, Diệp Quang Ban 1989). Tuy nhiên, dưới góc độ Loại hình học ngôn ngữ và Ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng cần phân biệt cấu trúc đề - thuyết ở bình diện cú pháp của câu với CTTT ở bình diện dụng pháp – “bình diện của cách sử dụng câu (tức sử dụng những cấu  trúc  đề  -  thuyết)  vào  những  mục  đích  thông  báo  khác  nhau”  (Cao  Xuân  Hạo 1991/2004: 77). Mặc dù quan niệm này đã được một số nhà Việt ngữ học ủng hộ và phát triển thêm về mặt lý thuyết (Lưu Vân Lăng 1994, Nguyễn Hồng Cổn 2001, 2010), nhưng mối quan hệ giữa CTCP (đề - thuyết) và CTTT vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, ngay cả ở câu đơn. Để góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa CTCP và CTTT trong câu tiếng Việt, bài viết này tập trung khảo sát các biểu hiện của CTTT qua CTCP của câu đơn tiếng Việt.

Một·vài suy·nghĩ về nhà·ngữ·âm·học lớn nhất Việt·Nam

Tác·giả: Phan·Ngọc

(Bài đã đăng trên Tạp·chí Văn·hóa Nghệ·An, năm 2007)

Cách đây hai tuần tôi nghe tin anh Cao·Xuân·Hạo đã vào nhà·thương vì mắc  bệnh nhũn·não mà bàng·hoàng. Tôi và anh Hạo quen·thân nhau từ năm 1940, khi anh còn là cậu·học·sinh lớp 6 của trường trung·học Công·giáo Thiên·Hựu ở Huế, bạn·cùng·lớp với cậu·em con ông·chú của tôi là Phan·Thiều, và cho đến nay, vào năm 2007, tức là đã 67 năm. Tuy hoàn·cảnh cuộc·đời mỗi người có nhiều thay·đổi, nhưng tình·bạn của tôi đối với anh không thay·đổi. Trong thời·gian sau giai·đoạn “Nhân·văn - Giai·phẩm”, sau·khi cả hai đều mất công·việc giảng·dạy, chỉ còn làm phiên·dịch, hai người thường đi chung với nhau. Người nào nhắc đến Phan·Ngọc thì cũng nhắc đến Cao·Xuân·Hạo, và ngược·lại cũng thế. Kể ra, điều này không phải là vô·lý, vì tôi và anh Hạo có nhiều điểm chung, khiến chúng·tôi khác nhiều người.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Hoài·niệm về anh Cao·Xuân·Hạo

Tác·giả: Nguyễn·Quang·Hồng

Hà Nội, cuối Thu, ngày 30-10-2007

Tôi hay tin giáo sư Cao Xuân Hạo từ trần ngay sau giờ phút anh lâm chung, qua điện thoại của một bạn trẻ. Đã từ mấy tháng nay, anh em trong giới ngữ học chúng tôi đều biết Giáo sư lâm bệnh nặng, tuổi cao sức kiệt, khó lòng qua khỏi. Nhưng vào giờ phút ấy, khi biết rằng trên đời này sẽ chẳng bao giờ còn có thể trò chuyện cùng Anh được nữa, lòng tôi bỗng trĩu nặng, ngậm ngùi…

Mãi đến năm 1965, tôi mới có dịp quen biết anh Cao Xuân Hạo. Khi ấy, tôi vừa chân ướt chân ráo từ Đại học Bắc Kinh trở về, đang lao vào tìm hiểu tiếng Việt, thì may mắn được làm quen với các thầy và các bậc đàn anh ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, tại khu sơ tán Đại Từ, Thái Nguyên. Nhưng lần đầu tiên tôi gặp anh Cao Xuân Hạo là tại Hà Nội, ngay nơi căn phòng Anh ở. Tôi biết khi ấy anh Cao Xuân Hạo đã thành danh, và đang sống những ngày khó khăn.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Phong ba bão táp có bằng ngữ·pháp Việt·Nam?

Tác·giả: Nguyễn·Đức·Dân
(Báo Tuổi Trẻ, Thứ tư, 25/05/2011, 06:22 (GMT+7))
TT - 1. Học sinh và giáo viên dạy văn có câu châm biếm truyền miệng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN”.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Phân·tích kĩ·thuật các kiểu gõ tiếng·Việt

Tác·giả: Phan·Anh·Dũng

R&D Department
Thua Thien Hue Center of Information Technology (Huesoft).

Nguồn: Tạp-chí PC World VN, Thứ Năm, ngày 08 tháng 01 năm 2009 07:24 (GMT+7)

Xử lý tiếng Việt là vấn đề rất cũ, nhưng không phải là nhỏ vì ảnh hưởng tới rất nhiều người dùng. Đa phần các bộ gõ tiếng Việt lâu nay là tự phát, không có tài liệu phân tích kỹ thuật chi tiết. Nhân hợp tác với nhóm m17n thuộc AIST (Viện Khoa Học và Công Nghệ Công Nghiệp Tiên Tiến Nhật Bản) để cải tiến và phát triển các bộ gõ tiếng Việt, Chăm, Thái... trên môi trường Linux mã mở, chúng tôi đã thực hiện một số tài liệu phân tích kỹ thuật một cách bài bản, sau đây xin giới thiệu một số vấn đề rút từ những tài liệu đó.

I. Vài số liệu thống kê về hệ thống âm-vần-chữ cái tiếng Việt

Hội Khai-trí Tiến-đức - Việt-Nam Tự-điển



Hội Khai Trí Tiến Đức

Việt Nam Tự Điển

Mục Lục





Muốn download Tự Điển để dùng offline quý vị bấm vào tên của mỗi chương, right click và chọn Save Target As. Quý vị cũng cần phải download chương Mục Lục. Sau khi download, quý vị phải để tất cả mọi chương trong cùng một folder [tên folder phải là tiếng Việt không dấu - Nguyễn-Tiến-Hải ghi thêm vào].Khi dùng Tự Điển offine quý vị phải mở chương Mục Lục trước tiên.Xin qúy vị thông báo qua email những sai lỗi hay trở ngại khi dùng tự điển. Cảm ơn.

Nguồn: http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/

Dũng·Vũ - Tiếng Việt và vấn·đề dịch·máy


Tác·giả: Dũng Vũ

Dịch máy (machine translation) đã trở·thành một tiện·ích phổ·biến trong thời·đại internet.

Đây là một trong những đề·tài phức·tạp nhất của việc·xử·lý ngôn·ngữ con·người trong lĩnh·vực trí·thông·minh nhân·tạo (artificial intelligence) mà giới khoa·học đã miệt·mài nghiên·cứu để đạt nhiều kết·quả đáng·kể ngày·hôm·nay: tự·điển song·ngữ tự·động (Anh·Đức, Anh·Pháp, Anh·Nhật, Anh·Việt,…), dịch cụm·từ, câu (như Google Translator, Babel Fish,…). Tuy·nhiên vẫn còn nhiều khó·khăn.

Dịch máy cũng là đề·tài được giới khoa·học Việt·Nam quan·tâm và còn gặp nhiều khó·khăn hơn nữa, ít nhất vì những nguyên·nhân khách·quan sau đây:

Thứ nhất, tiếng·Việt là một ngôn·ngữ rất phức·tạp (so với ngôn·ngữ Âu·châu).

Thứ hai, dịch máy là một chủ·đề còn mới·mẻ đối·với giới ngôn·ngữ·học điện·toán Việt·Nam.

Thời·gian nghiên·cứu chưa lâu (ước khoảng một thập·niên trở·lại·đây). Thiếu nhân·sự, kỹ·thuật, kinh·nghiệm kỹ·nghệ, tài·chính,… Thậm·chí thiếu kiến·thức ngôn·ngữ·học thuần·túy và đôi·khi vẫn chưa nắm được đặc·điểm tiếng·Việt.

Bài·viết sơ·lược này sẽ chỉ·ra một·số vấn·đề dịch máy tiếng·Việt và đồng·thời gợi·ý giải·quyết. Tuy đây là một đề·tài chuyên·môn nhưng bài·viết chọn cách trình·bày bình·dân, dễ·hiểu thay·cho hình·thức một tiểu·luận khoa·học khô·khan…

Xem bài viết bằng bản PDF tại đây:
Phần 2
Phần 3
Phần 4

© 2010 Dũng Vũ
© 2010 talawas
URL nguồn: http://www.talawas.org/?p=26459


Dũng·Vũ - Tiếng Việt và ngôn·ngữ·học hiện·đại - Sơ·khảo về cú·pháp

Tên sách: Tiếng Việt và ngôn·ngữ·học hiện·đại · Sơ·khảo về cú·pháp

Tác·giả: Dũng·
Năm xuất·bản: 2003
Nơi xuất·bản: Germany, Stuttgart, nhà·xuất·bản VIET
Số trang: 355

Phiên·bản sách điện·tử có định·dạng file là PDF. Bạn có·thể vào xem sách online ở link sau: https://docs.google.com. Sau đó, bạn có·thể tải file sách về máy bạn từ google documents bằng cách chọn menu File => Download Original (hoặc bấm CTRL+S) trong google docs https://docs.google.com.

Mục·lục

Phạm·Văn·Hải - Chữ Hán và tiếng Hán-Việt

Tên sách: Chữ Hán và tiếng Hán·Việt
Tác·giả: Phạm·Văn·Hải
Năm xuất·bản: 2005
Nơi xuất·bản: USA, Virginia, Falls Church
Số trang: 1016

Phiên·bản sách điện·tử có định·dạng file là PDF. Bạn có·thể vào xem sách online ở link sau: https://docs.google.com. Sau đó, bạn có·thể tải file sách về máy bạn từ google documents bằng cách chọn menu File => Download Original (hoặc bấm CTRL+S) trong google docs https://docs.google.com .

Mục·lục:
Lời nói đầu........................................................................xv

Chương 1: Tiếng Hán·Việt là gì?............................................1

Chương 2: Tại sao có tiếng Hán·Việt trong tiếng Việt................7

Chương 3: Cách nhận mặt tiếng Hán·Việt...............................17

Chương 4: Chữ Hán.............................................................27

Chương 5: Chữ Hán · Tìm chữ...............................................39

Chương 6: Học chữ Hán........................................................65

Chương 7: Chia loại tiếng Hán·Việt.........................................123

Chương 8: Chữ viết của người Việt · Chữ Nôm........................143

Chương 9: Nhìn lại ảnh·hưởng của Trung·Hoa trong tiếng Việt....171

Chương 10: Một số chữ Hán và tiếng Hán·Việt thường thấy........185

Tài·liệu tham·khảo............................................................... 995


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Giáo·trình Từ·vựng tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Thị·Thu·Thủy (?)
Nguồn: Thư·viện điện·tử mở của Đại·học Cần·Thơ , URL: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/tuvungtv/index.htm

Mục·lục:

Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo

1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định

Chương 2: Ý·nghĩa của từ
1. Hoạt·động giao·tiếp và các chức·năng cơ·bản của tín·hiệu ngôn·ngữ
2. Ý·nghĩa của từ
3. Hiện·tượng nhiều nghĩa
4. Sự·chuyển·biến ý·nghĩa của từ

Chương 3: Mối·quan·hệ ngữ·nghĩa giữa các từ trong hệ·thống

1. Hiện·tượng đồng·nghĩa
2. Hiện·tượng trái·nghĩa
3. Hiện·tượng đồng·âm
4. Các trường·hợp từ·vựng tiếng Việt

Chương 4: Các lớp từ·vựng tiếng Việt

1. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt phạm·vi sử·dụng
2. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt nguồn·gốc
3. Các lớp từ·vựng tiếng Việt xét về mặt tần·số sử·dụng

Tài·liệu tham·khảo

Chương 1: Các đơn·vị từ·vựng tiếng Việt xét về mặt cấu·tạo

1. Các khái·niệm khác·nhau về đơn·vị cấu·tạo từ tiếng Việt
2. Các quan·niệm khác·nhau về từ tiếng Việt
3. Từ tiếng Việt và đặc·điểm của từ tiếng Việt
4. Các phương·thức cấu·tạo từ tiếng Việt
5. Các kiểu cấu·tạo từ tiếng Việt
6. Ngữ cố·định





I.  CÁC KHÁI NIỆM KHÁC NHAU  VỀ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT




           ( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt.)

          Tựu trung, có thể thấy có hai xu hướng xác định hình vị đối lập:

           1 Hình vị trùng âm tiết.

              Tiêu biểu gồm các tác giả như M.B.Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu ...Tuy nhiên, cách gọi tên không giống nhau. M.B.Emeneau, Lưu Vân Lăng  dùng thuật ngữ morphem, Nguyễn Tài Cẩn dùng khái niệm tiếng, Nguyễn văn Tu dùng từ tố, Lê Văn Lý dùng ngữ vị.

            2 Hình vị không hoàn toàn trùng âm tiết.

                ở khuynh hướng này, nội hàm và ngoại diên của hình vị cũng được nhìn nhận khác nhau.

                   - Theo Ðỗ Hữu Châu: Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng không được dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu... Hình vị (hay yếu tố cấu tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt. [ 5, 5 ]

                   - Theo Hồ Lê: Nguyên vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa ngữ ngôn. Từ nguyên vị, không thể tách ra một đơn vị ngữ ngôn nào nhỏ hơn. Nói cách khác, nguyên vị không thể là kết quả của sự kết hợp của hai (hoặc nhiều) đơn vị  ngôn ngữ. Từ nguyên vị chỉ có thể tìm thấy một đơn vị ngữ âm và chỉ một mà thôi, và đơn vị ngữ âm ấy chính là bản thân nguyên vị. Trong tiếng Việt, nguyên vị thường có hình thức một âm tiết. Ví dụ: nhà, đi, đẹp, đẽ( trong đẹp đẽ), núc(trong bếp núc), ngoại, giao... Nhưng bên cạnh đó, cũng có nguyên vị có hình thức cấu tạo nhiều âm tiết. Ví dụ: ô tô, cà phê, ròng rọc, amiđan, axêtilen... [ 19, 75 ]

          - Ðái Xuân Ninh cho rằng: Hình vị tiếng Việt là yếu tố nhỏ nhất về mặt tổ chức mà có ý nghĩa: ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp. [ 22, 7 ]. Ðứng về mặt âm tiết, có thể chia hình vị tiếng Việt ra hai loại: loại đơn âm tiết ( ăn, uống, con, cái ), loại đa âm tiết ( cà phê, rađiô, ... thằn lằn, cà cuống,...) [ 22, 21 ]



II.  CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TỪ TIẾNG VIỆT


          ( Xem bảng tổng kết các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt )

Giải·thuật Bresenham vẽ đoạn·thẳng



Người·dịch: Nguyễn·Tiến·Hải

Cập·nhật: ngày 30 tháng 05 năm 2011.


Giải·thuật vẽ đoạn·thẳng của Bresenham (tiếng Anh: Bresenham's line algorithm) là giải·thuật xác·định các điểm raster hai chiều cần phải vẽ (chấm điểm), để nhận được xấp·xỉ của  đoạn·thẳng có hai điểm đầu·mút cho trước. Đây là một trong những giải·thuật được phát·triển sớm nhất trong lĩnh·vực đồ·họa máy·tính. Giải·thuật này đã được Jack E. Bresenham thiết·kế vào năm 1962 tại công·ti IBM. Giải·thuật Bresenham thường được dùng để vẽ các đoạn·thẳng trên màn·hình máy·vi·tính, vì nó chỉ sử·dụng các lệnh cộng trừ số·học và các lệnh trên pixel, ngoài ra nó có chi·phí rẻ và thích·hợp với kiến·trúc sơ·khai của máy·tính. Người·ta đã mở·rộng giải·thuật này thành giải·thuật vẽ các đường·cong bậc 2.

Ngôn·ngữ chuẩn

Người·dịch: Nguyễn·Tiến·Hải


Cập·nhật: ngày 24 tháng 05 năm 2011.

Ngôn·ngữ chuẩn (hay tiếng chuẩnphương·ngữ chuẩnphương·ngữ đã được chuẩn·hóa) là loại ngôn·ngữ mà một nhóm người sử·dụng khi thảo·luận nghiêm·túc và chính·thức với nhau.[1] Ngoài ra, ngôn·ngữ còn trở·thành chuẩn qua quá·trình chuẩn·hóa, trong·đó nó được miêu·tả bằng ngữ·pháp, từ·điển, và mã·hóa trong các công·trình có tính·tham·khảo tương·tự.[1] Ngôn·ngữ trở·thành ngôn·ngữ chuẩn thường là thổ·ngữ địa·phương nói ở các khu trung·tâm thương·mại và chính·quyền, nơi cần·thiết phải có một ngôn·ngữ thống·nhất.

Ngôn·ngữ viết chuẩn đôi khi còn được gọi bằng thuật·ngữ tiếng Đức là Schriftsprache.

1 Các đặc·điểm

Việc·thống·nhất quốc·gia về văn·hóa, chính·trị, xã·hội đòi·hỏi cần phải có một giọng (tiếng) chuẩn. Vì thế ngôn·ngữ chuẩn được tạo ra theo một quy·luật bất·thành·văn. Nói chung, các ngôn·ngữ chuẩn thường được tạo·lập dựa trên:
  • từ·điển đã được công·nhận (luật chính·tả và từ·vựng đã được chuẩn·hóa)
  • ngữ·pháp đã được công·nhận
  • chuẩn phát âm (tiếng phổ·thông qua giáo·dục)
  • viện ngôn·ngữ quy·định các chuẩn sử·dụng ngôn·ngữ, ví·dụ: Viện Académie française của Pháp, Viện Hoàng·gia Tây·Ban·Nha
  • địa·vị hiến·pháp
  • sử·dụng công·cộng có hiệu·lực (tòa·án, lập·pháp, trường·học)
  • nền văn·học

2 Chú·thích

ab Finegan, Edward (2007). Language: Its Structure and Use (ấn bản 5th). Boston, MA, USA: Thomson Wadsworth. tr. 14. ISBN 9781413030556.

3 Tài·liệu tham·khảo
  • Baugh, Albert C. and Thomas Cable. 2002. "A History of the English Language" fifth ed. (London: Routledge)
  • Blake, N. F. 1996. "A History of the English Language" (Basingstoke: Palgrave)
  • Smith, Jeremy. 1996. "An Historical Study of English: Function, Form and Change" (London: Routledge)

Từ-vựng

Người-dịch: Nguyễn-Tiến-Hải


Bài-viết gốc: http://en.wikipedia.org/wiki/Vocabulary


Cập-nhật: ngày 11 tháng 07 năm 2010.


Từ vựng hay vốn từ, kho từ vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới). Vốn từ vựng thường xuyên tăng lên theo tuổi tác, và là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếpthu nhận kiến thức. Người ta phân biệt hai loại kho từ vựng là chủ động và bị động. Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ được sử dụng trong văn nói và văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người có thể nhận ra lúc đọc hoặc lúc nghe, nhưng không sử dụng chúng trong văn nói hoặc viết. Kho từ vựng bị động nhiều hơn kho từ vựng chủ động một vài lần.

Giới-từ

Người-dịch: Nguyễn-Tiến-Hải


Bài gốc: http://en.wikipedia.org/wiki/Preposition_and_postposition


Cập-nhật: ngày 10 tháng 06 năm 2010.


Trong ngữ pháp, giới từ (tiếng Anh: preposition) là một bộ phận lời nói giới thiệu một giới ngữ. Ví dụ, trong câu "The cat sleeps on the sofa" (Con mèo ngủ trên ghế sofa), từ "on" là một giới từ, giới thiệu giới ngữ "on the sofa". Trong tiếng Anh, các giới từ được dùng phổ biến là "of" (của, thuộc, về,...), "to" (hướng tới, đến, đối với,...), "in" (trong, ở trong,...), "for" (cho, dành cho,...), "with" (với) và "on" (trên, lên,...). Một giới từ được đặt vào câu sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa những điều được đề cập trong câu ấy.


Đôi khi các nhà ngôn ngữ học phân biệt các giới từ đứng trước (tiếng Anh: preposition), đứng sau (tiếng Anh: postposition) và bao quanh một ngữ (tiếng Anh: circumposition). Cả ba loại bộ phận của câu nói này được gọi chung là adpositions. Trong ngôn ngữ kĩ thuật hơn, một giới từ là một thành phần, một cách cơ bản, kết hợp cú pháp với một ngữ và chỉ rõ ngữ đó nên được diễn dịch như thế nào trong bối cảnh xung quanh. Một số nhà ngôn ngữ học sử dụng từ "preposition" (giới từ) thay cho "adposition" cho cả ba trường hợp.[1] Trong bài này, từ đây về sau, chúng ta sẽ dùng thuật ngữ giới từ thay cho adposition.


Trong ngôn ngữ học, giới từ được xem là thành viên của phân loại cú pháp "P". "Giới ngữ",[2] gồm phần đầu giới từ và một bổ ngữ được sử dụng cho một loạt các chức năng cú pháp và chức năng ngữ nghĩa, trong đó phổ biến nhất là chức năng xác định và chức năng bổ trợ.

Đại-từ

Người-dịch: Nguyễn-Tiến-Hải

Bài gốc: http://en.wikipedia.org/wiki/Pronoun

Cập-nhật: ngày 07 tháng 07 năm 2010.

Trong ngôn-ngữ-học và ngữ-pháp, một đại-từ (tiếng Latin: pronomen) là một dạng-thế thay-thế cho một danh-từ (hoặc danh-ngữ) có hoặc không có từ-hạn-định, ví dụ: youthey trong tiếng Anh. Ngữ được thay-thế được gọi là tiền-ngữ (tiếng Anh: antecedent - tổ-tiên, quá-khứ) của đại-từ.


Ví dụ chúng-ta xét câu "Lisa gave the coat to Phil." (Lisa đã đưa áo-khoác cho Phil). Tất-cả ba danh-từ trong câu trên (Lisa, the coat, Phil) đều có-thể được thay-thế bằng đại-từ và ta sẽ có câu mới là: "She gave it to him." (Cô ấy đã đưa nó cho anh ấy). Nếu như the coat (cái áo-khoác), Lisa (cô-gái tên Lisa), và Phil (chàng-trai tên Phil) đã được nhắc-tới trước đó thì người-nghe có-thể rút-ra là các đại-từ she (cô ấy), it (nó) và him (anh ấy) nói tới ai/cái gì và do-đó họ sẽ hiểu được nghĩa của câu. Nhưng nếu câu "She gave it to him." được nói lần đầu-tiên để diễn-đạt ý và không có đại-từ nào có tiền-ngữ thì mỗi đại-từ đều có-thể bị hiểu một-cách mập-mờ. Đại-từ không có tiền-ngữ cũng được gọi là đại-từ vô-tiền-ngữ (tiếng Anh: unprecursed). Ngữ-pháp tiếng Anh cho-phép đại-từ có-thể có nhiều ứng-cử-viên tiền-ngữ. Hiện-nay, giải-pháp anaphora được biết-tới như-là một trong những quy-trình xác-định tiền-ngữ đã được hiểu-ngầm trong câu.

Tính-từ

Người-dịch: Nguyễn-Tiến-Hải


Bài dịch từ wikipedia tiếng Anh http://en.wikipedia.org/wiki/Adjective


Cập-nhật: ngày 24 tháng 06 năm 2010.


Trong ngữ pháp, tính từ là từ mà vai trò cú pháp chính của nó dùng để xác định một danh từ hoặc đại từ, đưa thêm thông tin về referent của danh từ hoặc đại từ (referent là đối tượng hoặc ý tưởng mà từ hay đoạn văn hướng đến). Đồng thời các tính từ tạo thành một trong tám bộ phận lời nói trong tiếng Anh truyền thống, mặc dù các nhà ngôn ngữ học ngày nay tách biệt các tính từ với các từ như từ hạn định (tiếng Anh: determiner - một từ, ví dụ như từ chỉ số đếm, mạo từ, tính từ sở hữu, ... xác định/giới hạn nghĩa của một đoạn danh từ, ví dụ từ của trong "con mèo của tôi"). Từ hạn định cũng từng được coi là tính từ.


Không phải tất các các ngôn ngữ có tính từ nhưng phần lớn ngôn ngữ đều có, bao gồm tiếng Anh. Các tính từ tiếng Anh gồm có big (to), old (cũ), và tired (mệt),... Những ngôn ngữ không có tính từ, một cách điển hình, sử dụng các từ của các bộ phận khác trong câu, thường là động từ để phục vụ chức năng cú pháp; ví dụ một ngôn ngữ có thể có một động từ có nghĩa là "to be big", và sẽ sử dụng cấu trúc tương tự "big-being house" để biểu thị "big house" trong tiếng Anh. Ngay cả trong các ngôn ngữ có tính từ thì tính từ của ngôn ngữ này có thể không là tính từ của một ngôn ngữ khác; ví dụ trong khi tiếng Anh sử dụng "to be hungry" (hungry là một tính từ) thì tiếng Pháp sử dụng "avoir faim" (nghĩa theo từng chữ = "to have hunger", hunger là một danh từ), tiếng Hebrew sử dụng tính từ "זקוק" (zaqūq, đại loại nghĩa là "in need of") thì tiếng Anh sử dụng động từ "to need".

Tiếng Indonesia

Người-dịch: Nguyễn-Tiến-Hải

Cập-nhật: ngày 07 tháng 06 năm 2010.

Bài dịch từ wikipedia english http://en.wikipedia.org/wiki/Indonesian_language và từ wikipedia tiếng Nga http://ru.wikipedia.org/wiki/Индонезийский_язык
Tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia) là ngôn ngữ chính thức của Indonesia. Tiếng Indonesia là một tiếng chuẩn của tiếng Mã Lai được chính thức xác định cùng với tuyên ngôn độc lập của Indonesia năm 1945. Tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia vẫn khá tương đồng.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Tiếng Việt có mơ·hồ, thiếu chính·xác?

(Báo điện·tử Sài·Gòn tiếp·thị media, ngày 26.07.2010, 05:34 (GMT+7))

Tác·giả: GS.TS Nguyễn·Đức·Dân

Trong bài này tôi chỉ đề cập tới hiện tượng mơ hồ – một câu có ít nhất hai cách hiểu, chứ chưa bàn tới kiểu người khôn ăn nói “nửa chừng”, hay làm trai cứ “nước hai” mà nói. Thứ tiếng nào cũng có những câu mơ hồ. Tiếng Việt không là ngoại lệ.

Về phương·pháp phân·tích câu theo cấu·trúc vị·từ - tham·thể

Tác·giả:  TS. Trần·Kim·Phượng
Khoa Ngữ văn - ĐHSP Hà Nội
(E-mail: tkphuong70@yahoo.com)

Tóm·tắt:
Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp: (1) theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề - thuyết (ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc nêu - báo (lý thuyết thông tin). Trong số bốn phương pháp trên thì phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể là phương pháp ra đời tương đối muộn, bề dày lý thuyết chưa nhiều. Phương pháp này có được giảng dạy ở bậc đại học nhưng với số tiết khiêm tốn, do vậy, sinh viên thường lúng túng khi phải thực hiện nó. Chúng tôi viết bài báo này với mục đích giúp sinh viên và những người quan tâm hiểu sâu sắc hơn về phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể. Đặc biệt, chúng tôi giới thiệu một cách chi tiết các bước tiến hành phân tích câu theo phương pháp này cũng như ưu điểm, nhược điểm của nó. Một điểm mới nữa của bài viết chính là ở phần so sánh: phương pháp này sẽ được so sánh với phương pháp phân tích câu truyền thống - phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị.

Những kết·luận chính:
  • Phân tích câu theo cấu trúc vị từ tham thể là một hướng phân tích câu theo lối mới. Ưu điểm chính của nó là phản ánh được mặt nghĩa học của câu, làm rõ mối liên quan giữa nội dung câu với thực tế khách quan. Nhược điểm chính của nó là không làm rõ được đâu là thông tin mới trong câu.
  • Có 4 bước tiến hành phân tích câu theo cấu trúc này: (1) xác định vị từ trung tâm; (2) tìm các tham thể; (3) xác định tham thể bắt buộc và tham thể mở rộng; (4) ghi tên các tham thể. Trong các bước này thì bước (4) là khó thực hiện nhất.
  • Có những sự tương ứng nhất định giữa cấu trúc vị từ - tham thể và cấu trúc chủ -vị. Do vậy, người học có thể sử dụng những hiểu biết của mình về cấu trúc chủ -vị để suy ra cấu trúc vị từ - tham thể.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Sơ·lược về vấn·đề dịch·thuật

Tác·giả: Dũng Vũ
(Germany, Stuttgart, 13 tháng 04 năm 2004)

Là một trong những dạng sinh hoạt ngôn ngữ phức tạp, trước khi chính thức trở thành một bộ môn khoa học [1] , dịch thuật được hiểu là quá trình hoán chuyển chữ viết một văn bản từ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ khác (s. s. Koller, 1992:80).

Riêng tại Âu châu, sinh hoạt dịch thuật đã được biết đến từ khá lâu, ví dụ dịch Kinh Thánh. Martin Luther là người nổi tiếng về công việc này và cũng là người đã góp nhiều công lao phát triển lý thuyết dịch thuật tại đây (Stedje, 1999:123).


Vào khoảng đầu thập niên 60, để định nghĩa cũng như cắt nghĩa quá trình dịch, giới ngôn ngữ học đã tiến hành những cuộc nghiên cứu về dịch thuật tự động [2] . Một lý thuyết khoa học dịch thuật đã hình thành từ đó với tiền đề: mỗi từ của một ngôn ngữ có thể được diễn tả bằng một từ, một ngữ đoạn của một ngôn ngữ khác tương ứng một trăm phần trăm.

Suy nghĩ nặng tính cách ngôn ngữ học rằng dịch thuật chỉ đơn thuần là sự chuyển tải nội dung từ một ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch, cũng như việc coi trọng hình thức ngôn ngữ hơn nội dung chính là nguyên do khiến cho có nhiều văn bản không được lưu tâm đúng mức, cụ thể là những văn bản văn chương.

Nhận thức được giới hạn ấy, độc lập với dịch thuật văn chương, trong nội bộ dịch thuật khoa học đã xuất hiện một xu hướng mới: dịch thuật không còn được hiểu đơn giản là sự chuyển tải nội dung mà còn cả văn hóa. Sự đảm bảo tính giao lưu đã trở thành một điều kiện ắt có. Kết quả dịch thuật phải chứng minh được giá trị tương đương về tính giao lưu của văn bản gốc đối với văn bản dịch.

Thống·kê sơ·bộ về các quan·điểm cơ·bản trong nghiên·cứu từ·loại tiếngViệt


Dưới đây là một thống·kê sơ·bộ về các quan·điểm cơ·bản trong nghiên·cứu từ·loại tiếng Việt

Bảng 1

Tên tác giảTiêu chí xác định từ loạiSố lượngDanh sách
A. de Rhode 1651Ý nghĩa2 loại lớnNhững từ biến hình (danh từ, đại từ, tính từ, động từ) và những từ không biến hình.
Lê Văn Lý 1948,1968Giá trị kết hợp6Danh từ, động từ, tính từ, ngôi từ, số từ, phụ từ.
Phan Khôi 1955Chức năng cú pháp9Danh từ, đại danh từ, động từ, hình dung từ, phó từ, giới từ, liên từ, thán từ.
Hoàng Tuệ 1962Khả năng kết hợp Chức vụ cú pháp4Vị từ (danh từ, đại từ, chỉ từ, số từ); tiểu từ (phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ); loại từ, thántừ
Trương Văn Chình 1963Ý nghĩaChức năng NP3Thể từ (danh từ); trạng từ (sự trạng động, sự trạng tĩnh), trợ từ.
Nguyễn Kim ThảnKhả năng kết hợp Biện pháp cải biên12Danh từ, thời vị từ, số từ, động từ, tính từ, đại từ, phó từ, giới từ, liên từ, hệ từ, trợ từ, thán từ.
Lưu Vân Lăng 1970Hoạt động của từ trong ngữ đoạn tầng bậc hạt nhân, vị trí, chức năng, vai trò của từ trong ngữ đoạn động.2 loại lớnTừ nòng cốt (danh từ, đại từ, động từ, tính từ); từ phụ gia (hạn từ, phó từ, hệ từ, hiệu từ).
Nguyễn Tài Cẩn 1975Khả năng tổ chức đoản ngữ2 loại lớnTừ có thể làm trung tâm đoản ngữ (danh từ, động từ, tính từ); từ không thể làm trung tâm đoản ngữ (định từ, trạng từ, quan hệ từ, trợ từ…)
Đái Xuân Ninh 1978Vị trí của từKhả năng kết hợpÝ nghĩa của từ8Danh từ, đại từ, động từ, tính từ, từ kèm, từ định chức, từ nghi vấn, từ đệm.
Đinh Văn Đức 1985Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp9Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ phụ, từ nối, tiểu từ, trợ từ.
Diệp Quang Ban1989Ý nghĩa khái quát, Khả năng kết hợp, Chức vụ cú pháp9Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ, tình thái từ, thán từ.
Bùi Minh Toán 1992Ý nghĩa khái quát, Khả năng kết hợp, Chức vụ cú pháp8Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
V. X. Panfilov 1993Ý nghĩa5 loại lớnThực từ (động từ, tính từ, danh từ, đại từ nhân xưng), bán thực từ, hư từ, bán hư từ, tiểu từ.
Lê Biên 1996Ý nghĩa khái quát, Khả năng kết hợp, Chức vụ cú pháp9Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ.


Tiểu kết

- Sự khác nhau trong cách nhìn nhận về đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính dẫn đến sự khác nhau trong việc xác định vấn đề tiếng Việt có phạm trù từ loại hay không.

Từ kép trong tiếng Việt

Tác-giả: Lưu-Khôn(USA, San Jose, tháng 7 năm 2009)


So với các ngôn ngữ Tây phương như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt thường được coi là tiếng đơn âm hoặc đơn âm tiết (monosyllabic). Lý do là vì, trong tiếng Việt, mỗi từ là một âm (cũng gọi là âm tiết) và chỉ một âm mà thôi. Thật ra, từ VN không những có từ đơn, mà còn có từ kép nữa.
Vậy từ kép là gì? Phân loại ra sao? được viết như thế nào và có công dụng gì trong tiếng nói dân tộc?

I. Từ kép là gì?