Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Về Nguồn - Thuật nhi bất tác

(là Phần 1 trong sách Về Nguồn)

Tác-giả: Đoàn-Xuân 


(= Thuật-thuyết [bộ sước, bộ ngôn]: Ghi lại và giải-thích).

‘Khả hồ khả, (Được là được)
Bất khả hồ bất khả.’ (Không được là không được)

‘Vật cố hữu sở nhiên, (Vật, có chỗ là phải vậy)
Vật cố hữu sở khả. (Vật, có chỗ là được vậy)
Vô vật bất nhiên, (Không vật nào là không phải vậy)
Vô vật bất khả.’ (Không vật nào là không được vậy)

(Trang Tử, Nam-hoa-kinh, Tề-vật-luận).

* Những dòng chữ đang xuất-hiện trước mắt quý-vị có được sự lĩnh-hội và thực-hành của quý-vị hay không, rất ảnh-hưởng vào vận-mệnh văn-hóa Việt-nam sẽ như thế nào? Điều chắc-chắn ở đây là có hơn 99.99% người viết sách, làm thơ, soạn tự-điển (hay từ-điển) không biết dùng dấu gạch-nối sẽ chống-đối, với lý-do: ‘vạch áo cho người xem lưng’ (để lộ cái không hay cho người khác chê-cười), hay ‘chẳng ai nhận chĩnh mắm thối’.

Về Nguồn

Sách của tác-giả: Đoàn-Xuân

Khảo-sát dấu ngang-nối trong Việt-ngữ ABC


Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân;
bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn, thất ngôn’
(Người nào mình đáng nói chuyện với người-ta mà không nói, là mất người; người nào mình không đáng nói chuyện với người ta mà nói, là mất lời. Khổng Tử, Luận Ngữ: Vệ Linh Công)

Câu-hỏi: Sự quan-trọng của dấu ngang-nối trong tiếng Việt/chữ Việt abc?

Trả-lời: Dấu ngang-nối là ký-hiệu ngôn-ngữ duy-nhất trong Việt-ngữ abc, từ sau ngày phát-minh (gần 400 năm), người họcViệt-ngữ (hơn 80 triệu) chỉ biết được phần hình-thức (= ngang ngắn giữa hai hay nhiều chữ) nhưng không-thể hiểu rõ-ràng được nội-dung của nó (= xác-định ngữ-âm [= ngữ-căn, ý-nghĩa] và ngữ-pháp [= văn-phạm] Hán-Tạng khác nghĩa với Nam-Á).

Hơn 99.99% người Việt không dốt tiếng Việt/chữ Việt abc (= biết nói, đọc, viết), họ mù (= không hiểu đúng ý-nghĩa) chữ Việt abc; chỉ có gần 0.01% kẻ hiểu tiếng Việt/Việt-ngữ abc.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Phụng-Nghi - 100 năm phát-triển tiếng Việt

Biên-khảo: Phụng-Nghi

Bìa: Khánh-Tường

Trình-bày: Cao-Xuân-Huy

Nhà-xuất-bản: Văn-nghệ

Nơi xuất-bản: USA, California

Năm xuất-bản: 1999

(Xuất-bản lần đầu tại Việt-Nam, Nhà-xuất-bản TP HCM,  1993)

Số trang: 179

ISBN: 1-886566-53-4

C0pyright (C) 1999 by Phụng-Nghi

Định-dạng file sách điện-tử: pdf

Dung-lượng: 1,4 MB

Link tải sách về: http://tieulun.hopto.org:25000/download.php?file=100NamPhatTrienTiengViet  

Link dự-phòng: https://docs.google.com

Mục-lục:

......................................................................Trang số

Đào-Duy-Anh - Hán-Việt từ-điển giản-yếu

(5000 đơn-tự, 40000 từ ngữ)

Tác-giả: Đào-Duy-Anh

Link download: https://docs.google.com (file pdf, 43 MB) (Nhà-xuất-bản Văn-hóa Thông-tin, bản mới in lại năm 2005).

Chú ý! Sau khi bạn click vào link trên, thông-báo sau đây sẽ hiện-ra: "Sorry, we are unable to scan this file for viruses. The file exceeds the maximum size that we scan. Download anyway" . Bạn hãy click vào Download anyway để tải sách về.

Link dự-phòng: http://www.mediafire.com/?ngd9nwubmuuui94

Nhà-xuất-bản: IMPRIMERIE TIENG DAN
Năm xuất-bản: 1932
Số trang: 1204
Kích-thước: 15 x 22cm
Số quyển trên/1 bộ: 1
Hình-thức bìa: Bìa cứng
Nguồn sách: Tủ-sách gia-đình Nhà-sách Sông-Hương
Đọc sách online (bản scan sách cũ in năm 1932) tại địa-chỉ: http://www.songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=27&case=2&left=40,18&gr=2#


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Sau 65 năm, nhìn lại cách nhận·diện và định·nghĩa từ tiếng Việt

Tác·giả: GS. TS. Nguyễn·Thiện·Giáp

(Khoa Ngôn·ngữ·học, Trường Đại·học KHXH&NV, Đại·học Quốc·gia Hà·Nội)

Kỷ·yếu hội·thảo Nghiên·cứu và đào·tạo khoa·học xã·hội và nhân·văn ở Việt·Nam thành·tựu và kinh·nghiệm, năm 2010

Một trong những lí do gây nên cảnh "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" là cách xác định đơn vị cơ bản của tiếng Việt chưa thống nhất. Sau 65 năm nhìn lại, chúng tôi rút ra một số nhận xét chính như sau:

1. Cách xác định thế nào là "có nghĩa"chưa thống nhất

Khi xác định từ và hình vị tiếng Việt, nhà Việt ngữ học nào cũng nêu tiêu chuẩn phải "có nghĩa", nhưng không mấy ai nói rõ thế nào là "có nghĩa". Có lẽ chỉ Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Tài Cẩn trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến vấn đề này. Nguyễn Kim Thản không trực tiếp giải thích thế nào là "có nghĩa", nhưng khi nói về tính hoàn chỉnh về nghĩa của từ, ông viết: "cà chua định tên cho một đối tượng khách quan duy nhất: một thứ quả thuộc họ cà, khi chín thì đỏ, dùng để làm thức ăn. Máy nổ cũng định tên cho một công cụ duy nhất chạy bằng hơi đốt. Xe bò chỉ một vật thể duy nhất, một thứ công cụ vận tải, đóng bằng gỗ, có hai bánh, hai càng; cho nên biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp duy nhất là kết quả và làm từ liên lạc giữa đoạn câu nguyên nhân và đoạn câu kết quả". Qua cách phân loại hình vị về mặt ý nghĩa của Đỗ Hữu Châu, chúng ta có thể hiểu quan niệm của ông về "có nghĩa"là thế nào. Ông viết: "Hình vị thực như nhà, áo, xe, máy, đường, trời, nước, sơn (núi), thủy, hỏa tức là những hình vị mà ý nghĩa của chúng liên hệ với những sự vật, hiện tượng có thể hình dung được hay nhận thức được một cách cụ thể. Hình vị hư như nhưng, rất, đã, sẽ, đang, nếu, thì, mà,…là những hình vị mà ý nghĩa thường chỉ quan hệ hoặc hình thái – tức những biểu hiện của sự vật, hiện tượng hoặc chỉ cách nói năng (các hành vi ngôn ngữ), chỉ quan hệ giao tiếp – hết sức chung và trừu tượng".

Diễn giải về nghĩa như trên không sai, nhưng nếu căn cứu vào đó để nhận diện từ hoặc hình vị thì không phải bao giờ cũng làm được. Khi tiếp xúc với các từ ngữ nghề nghiệp và đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn xa lạ đối với mình, chúng ta sẽ gặp hàng loạt từ mà ta không biết nghĩa. Những tiếng Hán Việt vốn có nghĩa, nhưng đối với những người không có kiến thức Hán học thì việc nhận thức nghĩa của chúng không phải là chuyện dễ dàng.

Ý thức được những khó khăn này, Nguyễn Tài Cẩn đã xác định ý nghĩa một cách khác. Theo ông, "tiếng có nghĩa phải là loại tiếng xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần ở trong nhiều tổ hợp khác nhau". Ông viết:

"a) Tiếng có nghĩa là loại tiếng có thể làm thành tố của từ hai tổ hợp trở lên.

b) Tiếng vô nghĩa là loại tiếng chỉ xuất hiện trong một tổ hợp duy nhất (a trong a-xita trong a-pa-tit phải được xem như là những tiếng khác nhau về mặt ngữ pháp)".

Rõ ràng, cách làm của Nguyễn Tài Cẩn khách quan, khoa học hơn. Tuy nhiên, do máy móc áp dụng tiêu chuẩn này nên Nguyễn Tài Cẩn đã coi những tiếng như dãi trong dễ dãi, cộ trong xe cộ là những tiếng vô nghĩa.

Những người chủ trương trong tiếng Việt có hình vị nhỏ hơn âm tiết đã dựa vào sự lặp lại của bộ phận nào đó của âm tiết. Như ta biết, âm tiết của tiếng Việt tương đương với âm vị của các ngôn ngữ Ấn Âu. Do đó, âm tố hay yếu tố ngữ âm nhỏ hơn âm tiết trong tiếng Việt không thể có được tư cách là đơn vị ngữ âm độc lập bên ngoài âm tiết. Nếu như trong các ngôn ngữ Ấn Âu, âm vị có thể tự thân dùng làm đơn vị mang nghĩa, chẳng hạn, и "và", в "ở, trong", к "về phía, tới", с "từ"của tiếng Nga, thì trong tiếng Việt, bộ phân âm tiết không thể ngữ nghĩa hóa một cách độc lập. Những từ tiếng Việt như: u, ư, e, ê thoạt nhìn tưởng như có hình thức của một âm vị, nhưng kì thực đó là những âm tiết mang thanh điệu nhất định. Không chú ý đến những đặc điểm trên đây của tiếng Việt, một số nhà nghiên cứu cố vạch đường ranh giới hình vị đi qua âm tiết, do đó không tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại và còn kéo theo nhiều điều tắc rối, phức tạp, không cần thiết.

2. Cách xác định từ chưa nhất quán, chưa hợp lí, chưa phù hợp với thực tế

Sự-khác-nhau giữa "cá" và "con-cá"

Tác-giả: hinattvn

Trước hết không bàn đến “cá” trong “cá cược”, vì nó là từ cùng âm khác nghĩa.

Không chắc lắm nhưng có thể hiểu là “cá” có những điểm khác “con cá”.
“Cá” chỉ một loài động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Và “cá” này dùng với nghĩa chung chung, không cụ thể về một đơn vị nào cả.
Vd:
- Hồ này nhiều cá lắm! (c1)
- Người Việt thích ăn cá. (c2)
- Cơm cá có ngon hơn cơm rau không? (c3)
- Em ra chợ mua giùm anh 5 lạng cá bống! (c4)
- Cá này bán thế nào hả em? (c5)
Chắc là không thể thay thế từ “con cá” vào những chỗ có từ “cá” ở 5 câu trên để giữ i ý của câu.

“Con cá” cũng là nói đến 1 loài động vật là cá nhưng ý chính ở đây là chỉ cho từng đơn vị (những) cá thể động vật; tức là nó có tính chi tiết, cụ thể. Đây là 1 từ ghép, theo đúng cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, “con” là thành tố chính, do đó nói lên ý nghĩa chính của từ; còn “cá” chỉ là thành tố phụ, bổ trợ, làm sáng tỏ cho thành tố chính.
Vd:
- Con cá bơi qua, bơi lại nhưng không chịu đớp mồi. (c6)
- Tôi mới bắt được con cá trắm cỏ nặng cỡ 5 kí. (c7)
- Có mỗi con cá mà cũng giành nhau! (c8)
- Con cá này bán thế nào hả em? (c9)

Khả năng kết hợp từ (kết cấu từ ghép) của tiếng Việt hết sức đơn giản, dễ dàng. Cơ bản là cứ theo trật tự xuôi và có logic về nghĩa là được. Nghĩa này là sự tổng hợp từ những nghĩa của các từ thành phần. Bởi vậy mà có “con cá”, và “cá con” cũng có.
Tiếng Việt cũng lại rất linh hoạt trong khả năng chia tách từ. “Con cá” dễ dàng thành “con” + “cá”. Từ khả năng này mà người ta hoàn toàn có thể gọi tắt, rút bớt từ trong nhưng hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Việt thường dùng những thành tố chính, từ có nghĩa khái quát để “thay mặt” cho cả cụm từ. Với vd “con cá”, người ta có thể dùng “con” hoặc “cá” để thay thế trong một số trường hợp.
Vd:
- Câu (c5) từ “cá” được thay cho “những con cá”
- Câu (c7) rút gọn được “con cá trắm” thành “con trắm”
- Câu (c9) rút gọn được “con cá” thành “con”

Tây họ học tiếng Việt chắc rất khó phân biệt “con cá”, “con” và “cá”.
“Con cá” là một từ ghép hoàn chỉnh, chức năng chắc cũng giống như “quyển sách”, “nhà khách”, “cây ổi”, “xe máy”,... Nhưng có điều ta khó mà tra được từ điển nào có mục “con cá” hay “cây ổi” trong khi lại có mục “nhà khách”, “xe máy”. Theo các bác thì người ta dựa vào tiêu chí gì để xếp từ vào từ điển?

Tóm lại:
“Cá”: tính khái quát, chung; chỉ loài
“Con cá”: tính đơn vị, cụ thể; nhấn mạnh đến nghĩa “con”
“Con cá” có thể được rút gọn thành “con” hoặc “cá”

Nguồn: http://ttvnol.com/tiengviet/1282637, 13:08, 02 tháng 05 năm 2011 (giờ Việt-Nam)

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Mấy nhận-xét về chữ Quốc-ngữ

Tác-giả: Cao-Xuân-Hạo


1. Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị", một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố", trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay "hình tiết" (morphosyllabème) - vốn đồng thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Trong cuốn Âm vị học và tuyến tính (Phonologie et linéarité: Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine, SELAF, Paris, 1985), tôi có chứng minh rằng lý thuyết âm vị học hiện hành chỉ có giá trị đối với các ngôn ngữ "tiểu âm vị" (micro-phonématiques) như các thứ tiếng châu Âu chứ không thể dùng cho những thứ tiếng đại âm vị (macro-phonématiques) như tiếng Nhật, tiếng Malagasi, và nhất là các thứ tiếng đơn lập như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Việt, trong đó cái đơn vị âm vị học tương đương về cương vị cấu trúc với âm vị Âu châu là âm tiết (tiếng) chứ không phải là âm tố. Một thứ chữ quốc ngữ, chữ "Pin yin" hay chữ "Romanji" che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các thứ tiếng sử dụng nó và làm cho các nhà nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn.


2. Đó là xét trên bình diện lý thuyết ngôn ngữ học. Còn trên bình diện thực tiễn,
dùng chữ quốc ngữ cho tiếng Việt cũng không có hại bao nhiêu, vì dù sao nó cũng cho phép phân biệt đầy đủ các âm thanh cần phân biệt của tiếng Việt (1).

Tóm-tắt một dự-thảo phương-án cải-tiến chữ quốc-ngữ bước-đầu

Tác-giả: Tiểu-ban Ngôn-ngữ - Viện Văn-học


Trình bày trong Hội nghị Cải tiến chữ Quốc Ngữ, được tổ chức tại Hà Nội, năm 1960.


(Trích sách "Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ", Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177, 178, 184, 185, 189, 190, 191, 192)


"(…) Tóm lại tất cả những phần trên, trong bước đầu hiện nay hiện nay, chúng tôi đề nghị những cải tiến cụ thể sau đây:


1) Dùng d viết phụ âm [d], thay cho đ ; z viết phụ âm [z] thay cho d và gi ; f viết phụ âm [f] thay cho ph.


2) Thống nhất chỉ dùng g để viết phụ âm [g], bỏ gh ; chỉ dùng ng để viết phụ âm [ŋ], bỏ ngh ; chỉ dùng c để viết phụ âm [k], bỏ k và q.


3) Nhất luật viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y] bằng i trong mọi trường hợp, bỏ y: viết i học, iêu thương, iết kiến, lạ, thuật ; ay sẽ viết là ăi, ây sẽ viết âi.


4) Thêm w để viết bán nguyên âm [w-] khi là tiền âm trước [i]: uy, uya, uynh, uyên … sẽ viết wi, wia, winh, wiên. Cải tiến này chuẩn bị để bước sau sẽ thông nhất viết tiền âm [w-] bằng w trong mọi trường hợp. (Trong khi chưa cải tiến được triệt để cách viết tiền âm [w-], thì tạm thời viết [we], [wa] bằng oe, oa: [kwe], [kwa] viết coe, coa ; và viết [wê], [wơ], [wâ] bằng uê, uơ, uâ).


5) Ngoài ra, còn một cải tiến nhỏ: au viết ău (cải tiến này cần thiết để chuẩn bị trong bước sau sẽ viết ao, eo bằng au, eu).


Như vậy, trọng tâm cải tiến của bước đầu là cải tiến cách viết các phụ âm đầu (hay nói cách khác, sửa đổi các vần xuôi), cách viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y]; đồng thời cũng bước đầu cải tiến cách viết tiền âm [w-]. Trong tổng số 22 phụ âm đầu, chỉ sửa đổi cách viết 3 phụ âm [d], [z], [f], và viết thống nhất 3 phụ âm khác [g], [ŋ], [k]. Trong tổng số 113 khuôn, chỉ sửa đổi cách viết của 8 khuôn: y (viết i), ay (ăi), ây (âi), yêm (iêm), yên (iên), yêt (iêt), yêu (iêu), au (ău). Trong tổng số 42 khuôn có tiền âm [w-] , chỉ mới sửa đổi cách viết tiền âm [w-] trong 10 khuôn: uy (viết wi), uyn (win), uynh (winh), uyp (wip), uyt (wit), uych (wich), uyu (wiu), uya (wia), uyên (wiên), uyêt (wiêt), đồng thời do cải tiến cách viết bán nguyên âm cuối ở trên nên sửa đổi cách viết của 2 khuôn: uây (viết uâi), oay (oăi).


… … …


6) Viết liền.


… Vấn đề này phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu về mặt từ vựng và ngữ pháp. Chúng tôi chỉ nêu sau đây làm thí dụ một số trường hợp mà chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng nên viết liền:

Việc cải·tiến chữ quốc·ngữ

Tác·giả: GS Lê·Bá·Kông

Đăng ở Nhật báo Người Việt , số 4051, ngày 9-1-1997
(Trích sách “100 năm phát triển tiếng Việt”, Phụng Nghi, Nxb. Văn nghệ, Hoa Kỳ, 1999, trang 161, 162)

Lời của tác giả Phụng Nghi: Năm 1997, Giáo sư Lê Bá Kông, trên một loạt bài “Vài nhận xét về tiếng Việt mến yêu” đăng nhiều kì trên báo Người Việt, California, Hoa Kì, có ý kiến như sau về “Việc cải tiến chữ quốc ngữ”:

(…) “Việc cải tiến chữ quốc ngữ. Các máy điện não (computer) càng ngày càng tiến bộ, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ. Xin nhấn mạnh chữ cải tiến, tức là đề nghị cùng các bực thức giả, ai có ý kiến hay sáng kiến xây dựng, hãy mạnh dạn trình bày, nếu hợp lý và thực tiễn, tất nhiên dần dần theo thời gian, bà con đồng hương sẽ chấp nhận. Mọi sự việc đều không tránh được luật tiến hóa.

Chữ quốc ngữ là do sáng kiến của các nhà truyền giáo Tây Phương phổ biến trong nhiều năm trường để rồi trở thành văn tự của nước ta ngày nay. Nó hoàn toàn dựa theo âm thanh và cung điệu, rồi dùng bộ tự mẫu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để phiên âm. Nếu so sánh với Anh ngữ thì quốc ngữ (Việt) hợp lý bội phần; thực vậy, văn tự Anh có thể coi là bất hợp lý nhất, thí dụ một chữ A mà có nhiều cách phát âm: cat (kaet), make (mêk), saw (xo), zebra (zíbrơ), England (íngland), barn (ba:n) … Phụ âm cũng rắc rối lắm: rough (răf), church (tsơts), choir (quái-ơ), cab (kaeb), cease (xi:s) …

Theo thiển ý, (…) chỉ nên cải tiến dần dần, chẳng hạn một hai năm đầu, ta dùng:

- D thay cho Đ hiện nay (di, dược, dông…)

- Z thay cho D hiện nay (zụng, zân chủ, zành…)

- F thay cho PH hiện nay (fương, fải, fi kông…)

- K thay cho K và C như: kính, kênh, kũng, kàng…

Sau một thời gian khoảng hai năm nữa ta đề nghị dùng:

- NG cho cả NG và NGH như: nga, ngưng, ngai, nge…

- J thay cho GI trong những chữ: jờ, jấy, jọng…” (…)

Nguồn: http://vietpali.sourceforge.net/binh/ViecCaiTienChuQuocNgu.htm

Tham·luận của GS Hoàng·Tụy tại Hội·nghị “Vấn·đề cải·tiến chữ quốc·ngữ” tại Hà·Nội, 1960

(Đọc tại Hội·nghị bàn về "Vấn·đề cải·tiến chữ quốc·ngữ" được tổ·chức tại Hà·Nội, năm 1960. Lúc ấy, GS. Hoàng·Tụy phụ·trách ngành Toán, trường Đại·học Tổng·hợp Hà·Nội)
Vài nét về GS. Hoàng·Tụy



- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989.

- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).

- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát", nhân dịp ông tròn 70 tuổi.

- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.

Mục đích cải tiến chữ quốc ngữ là làm cho nó được khoa học hơn, tiện lợi hơn. Ở đây, tôi xin đứng về phương diện một người làm công tác khoa học tự nhiên góp vài ý kiến nhỏ về vấn đề này.