(Báo Văn nghệ)
Tôi có một bạn đồng nghiệp người Tiệp Khắc, tên là Tvó Vasiljev, tuổi ngoại ngũ tuần, nổi tiếng giỏi ngoại ngữ, tiếng Việt anh nói giọng Hà Nội đặc đến nỗi ai cũng nói nếu không trông thấy đôi mắt xanh và mái tóc vàng của anh thì tưởng đâu anh là dân Tràng An chính cống. Một hôm cùng anh đi máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, khi ngồi trong ga đợi giờ ra máy bay, tôi bày trò đố anh mấy câu tục ngữ xem thử anh hiểu tiếng Việt sâu đến mức nào. Thoạt tiên tôi đố anh câu Vàng gió đỏ mưa. Chỉ sau 5 phút anh hỏi lại:
- Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?
Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là "khí tượng học dân gian", cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo, mèo đậy ra đố anh. Lần này anh nhắc đi nhẩm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng, suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khẽ câu tục ngữ tôi vừa "ra" cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.
Máy bay đến Nội Bài. Anh vẫn chưa nghĩ ra. Xe về đến Hà Nội, mà anh vẫn chưa trả lời tôi được. Khi chia tay, tôi định giảng cho anh hiểu để kết thúc trò chơi, giải thoát anh ra khỏi một vấn đề có thể làm anh mệt thêm sau chuyến đi, thì anh cương quyết ngăn lại, và hứa với tôi là đến sáng mai khi gặp lại sẽ trả lời.- Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?
Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là "khí tượng học dân gian", cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo, mèo đậy ra đố anh. Lần này anh nhắc đi nhẩm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng, suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khẽ câu tục ngữ tôi vừa "ra" cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.
Hôm sau, mới trông thấy tôi ở phòng họp Vasiljev đã gọi tôi tới và xin đầu hàng không điều kiện, thú thật là vấn đề quá khó đối với anh: anh đã xoay đi xoay lại câu tục ngữ, tìm cách phân tích kiểu này kiểu khác, cố nhớ thêm điển tích qua thơ cổ điển Việt Nam và Trung Quốc,v.v. Rốt cục đầu đau như búa bổ, thậm chí cả đêm chỉ ngủ được ba tiếng, mà vẫn không sao tìm ra một cách hiểu khả dĩ chấp nhận được. Sau buổi họp, khi chúng tôi ngồi ăn tối với nhau, Vasiljev nói:
- Ban đầu tôi cứ tự hỏi xem con chó nó treo cái gì, con mèo nó đậy cái gì, sao không thấy nói? Mà chó với mèo thì làm gì có tay mà treo mà đậy? Sẵn có cuốn từ điển Việt -Pháp, tôi tra đi tra lại hai chữ treo và đậy điểm qua mọi thứ nghĩa đen nghĩa bóng, mà vẫn thấy nó tối mò mò. Đến một lúc nào đó tôi chợt nhớ rằng người Việt có ăn thịt chó, vậy có phải đây là nói về cách làm thịt chó và thịt mèo chăng? Tôi thử vận dụng vốn hiểu biết của tôi về chữ thì (đã nhiều lần chữ này cứu tôi trong những trường hợp lâm vào thế bí). Vậy ta có: Chó thì treo, mèo thì đậy. Tôi nghĩ: liệu có phải "khi làm thịt chó thì phải treo nó lên, còn khi làm thịt mèo thì phải đậy nó lại" không? Câu đầu có vẻ có lý nhưng câu sau thì xem ra chẳng có nghĩa lý gì, thế mà hai câu lại đối ứng với nhau, chắc cấu trúc phải như nhau. Tôi đành từ bỏ giả thiết này, và rốt cục tôi phải tự nhủ là tôi biết tiếng Việt chưa đủ để hiểu những câu như thế vì một khi nó đã là tục ngữ thì mọi người Việt phải hiểu (có hiểu mới nhớ được, và có được mọi người hiểu và nhớ thuộc lòng nó mới thành tục ngữ).
Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Vasiljev quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cái mà Wilhelm von Humboldt gọi là Volkstum "hồn dân", và Sprachestum "hồn tiếng" mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ một số cực kỳ ít ỏi nhũng người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.
Qua những lời tâm sự của Vasiljev, tôi thấy được phần nào tại sao anh không thể hiểu được câu tục ngữ nói trên. Là người châu Âu, anh đã quá quen tư duy bằng thứ ngôn ngữ dùng kiểu đặt câu "Chủ-Vị" của tiếng châu Âu, cho nên khi nghe (hay đọc) mấy chữ chó treo, mèo đậy phản ứng tự nhiên của anh là hiểu chó như "chủ ngữ", treo như động từ , và hiểu câu ấy là chó làm cái việc treo, mèo làm cái việc đậy". Đó là cái nghĩa duy nhất mà một câu tiếng Âu châu có cấu trúc như trên cho phép hiểu. Ngoài cái vai "kẻ hành động" ra, chủ ngữ của tiếng châu Âu chỉ còn đóng được hai ba vai khác, như vai người hay vật mang một tính chất (nó mập), có một tình cảm (nó buồn),v.v. mà thôi. Trong khi đó, câu trong những thứ tiếng không có chủ ngữ như tiếng Việt có một cấu trúc khác hẳn nó gồm hai phần, trong đó phần thứ nhất nêu lên một cái Đề (một đề tài) còn phần thứ hai nói một điều gì có liên quan đến cái Đề ấy. Phần này gọi là Thuyết. Đề có thể bất cứ là vai gì, có bất cứ quan hệ gì với Thuyết, miễn sao thành một nhận định có ý nghĩa, có một nội dung thông báo nào đấy, cho nên các kiểu câu trong các thứ tiếng này đa dạng gấp mấy mươi lần các kiểu câu của tiếng châu Âu.
Những người ngoại quốc dù giỏi tiếng Việt đến như Vasiljev cũng không thể nào hình dung được hết những mối quan hệ đa dạng như vậy giữa Đề và Thuyết, chừng nào họ chưa thấu hiểu được cái hồn của câu tiếng Việt - cái tinh thần mà cấu trúc Đề-Thuyết là một trong những biểu hiện rõ nét. Ngay như việc anh hiểu được rằng trong chó (thì) treo, chó có thể là đối tượng của treo chứ không cần gì phải dùng kiểu "câu bị động" (chó bị treo ) mới hiểu được như thế. Anh đã bắt đầu quen với cách nói "tóc nó cắt ngắn", "bàn chưa lau sạch", "sách viết rất hay" để không bao giờ nói hay viết những câu "Tây", như "tóc nó được cắt ngắn", "bàn bị lau chưa sạch" (trong khi có những sách dạy tiếng Việt cho rằng kiểu câu sau mới "chuẩn", còn kiểu câu trước là "câu què" (vì thiếu chủ ngữ) hay ít nhất là "không chuẩn" (vì không có "thái bị động" như tiếng Âu châu).
Tiếng Việt không có chủ ngữ ngữ pháp như trong tiếng Âu châu, thì cách đây 60 năm nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã thấy rõ trong bài Đi tìm chủ từ trong Truyện Kiều, và năm 1965 một nhà ngữ học Mỹ là L.C.Thompson cũng đã khẳng định như vậy.
Những câu đơn (có một Đề và một Thuyết) như:
1. Tham thì thâm
Có kiêng (thì) có lành
Tay làm (thì) hàm nhai
Trên thuận (thì) dưới hòa
1. Tham thì thâm
Có kiêng (thì) có lành
Tay làm (thì) hàm nhai
Trên thuận (thì) dưới hòa
2. (Trên mà thuận thì dưới sẽ hòa) hay
(Trên có thuận thì dưới mới hòa)
Trong ấm (thì) ngoài êm
Đất lành (thì) chim đậu
Cha nào (thì) con ấy
Tre già (thì) măng mọc
(Trên có thuận thì dưới mới hòa)
Trong ấm (thì) ngoài êm
Đất lành (thì) chim đậu
Cha nào (thì) con ấy
Tre già (thì) măng mọc
và những câu ghép (gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn có một đề và một thuyết), như:Bên lở, bên bồi (Bên thì lở, bên thì bồi)
Bồi ở, lở đi (Bồi thì ở, lở thì đi)
Nát dẻo, sống bùi (Cơm có nát thì nên khen là dẻo, cơm có sống thì khen là bùi)
Nhiều no, ít đủ (Có nhiều thì lấy làm no, có ít thì lấy làm đủ)
Trên thuận, dưới hòa (Trên thì thuận, mà dưới thì hòa)
Cần tái, cải nhừ (Rau cần thì ăn tái, rau cải thì ăn nhừ)
Mềm nắn, rắn buông (Mềm thì nắn, rắn thì buông)
Bồi ở, lở đi (Bồi thì ở, lở thì đi)
Nát dẻo, sống bùi (Cơm có nát thì nên khen là dẻo, cơm có sống thì khen là bùi)
Nhiều no, ít đủ (Có nhiều thì lấy làm no, có ít thì lấy làm đủ)
Trên thuận, dưới hòa (Trên thì thuận, mà dưới thì hòa)
Cần tái, cải nhừ (Rau cần thì ăn tái, rau cải thì ăn nhừ)
Mềm nắn, rắn buông (Mềm thì nắn, rắn thì buông)
là những mẫu mực lý tưởng của cú pháp tiếng Việt. Khi tôi gửi cho Vasiljev mấy câu này kèm theo đôi lời bình luận và cắt nghĩa, anh chân thành cảm ơn và trả lời rằng "Chỉ có mươi câu tục ngữ mà làm cho tôi hiểu được ngữ pháp tiếng Việt gấp mười lần so với thời gian 20 năm tôi đã trải qua trước đây để học tiếng Việt).
Trong ca dao, những cấu trúc hoàn toàn tương tự như thế được khai triển thành những câu thơ lục bát hay thất ngôn, và trong những bài thơ của các tác gia cổ điển, cũng như hiện đại, ta đều gặp lại chính những cấu trúc ấy. Ngay cả trong thơ tự do và thơ không vần, cũng không thể tìm thấy một cấu trúc nào xa lạ với những cấu trúc Đề Thuyết ấy, vốn bao hàm những mối quan hệ cú pháp đủ đa dạng, đủ phong phú để biểu hiện và diễn đạt bất cứ nội dung nào.
Trong tiếng nói hằng ngày của chúng ta, nếu không kể sự đối xứng và hiệp vần đặc thù của thơ, của tục ngữ hay ca dao, và những khuôn khổ nhiều khi rất nghiêm ngặt mà các thể loại này quy định, cũng hoàn toàn tuân theo chính những mô hình ấy. Chỉ có điều là trong câu văn xuôi dùng để giao tiếp với nhau hằng ngày, phần Đề trong câu nhiều khi không cần thiết và do đó thường vắng một nếu người nghe đã biết rõ người nói đang nói về ai, về cái gì hay về đề tài nào, trong khuôn khổ nào (nhờ tình huống lúc phát ngôn hay nhờ ngôn cảnh) [1].
Cả loài người chỉ có một cách tư duy, cho nên trong thứ tiếng nào của nhân loại thì câu cũng phải có Đề và có Thuyết: dù nói gì cũng phải cho biết mình nói về đối tượng nào, về đề tài gì, và kế theo là đưa ra một nhận định về cái đối tượng ấy trong phạm vi cái đề tài ấy. Còn chủ ngữ chỉ có thể có trong những thứ tiếng nào đánh dấu riêng một vai hay một số vai nhất định - những vai hay được đưa ra làm đề tài nhất (như vai người hành động chẳng hạn), và cái vai ấy đâm ra có một đặc quyền riêng trong câu.
Ngay trong những thứ tiếng ấy, câu vẫn không thể không có Đề và Thuyết. Chủ ngữ chính là một thứ Đề. Có điều Đề không phải bao giờ cũng được đánh dấu như một chủ ngữ (bằng hình thái "cách" chẳng hạn), và do đó không phải là một yếu tố cú pháp. Nó thuộc bình diện nghĩa của câu, cho nên không nhất thiết phải được nói đến trong sách ngữ pháp.
Ngược lại, trong những thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng La-hu, tiếng Nùng, tiếng Nhật, hay tiếng Triều Tiên, Đề được đánh dấu rất rõ [2]. Trong tiếng Việt, Đề được đánh dấu bằng chữ thì (có thể được thay bằng là hay mà trong một số trường hợp nhất định). Thì là một từ công cụ chỉ dùng để đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết của câu. Trong mỗi câu chỉ có thể có một chữ thì, trừ phi trong câu có hai kết cấu Đề Thuyết tương phản như
Trên thì bừa cạn, dưới thì cày sâu hay
Có mấy cái cuốc mà cái thì cùn, cái thì mẻ,
Có mấy cái cuốc mà cái thì cùn, cái thì mẻ,
Khác với chữ wa của tiếng Nhật và chữ nun (는/은) của tiếng Hàn (cũng là những phương tiện đánh dấu biên giới giữa Đề và Thuyết), chữ thì trong tiếng Việt chỉ dùng một cách bắt buộc khi nào biên giới Đề - Thuyết không được rõ.
Thì, là, mà là ba chữ mà vì không hiểu công dụng cho nên nhiều người cho là hoàn toàn vô ích. Thậm chí tôi đã từng biết những biên tập viên đánh giá văn chương theo số chữ thì, là, mà mà tác giả dùng: càng ít thì là mà thì văn càng hay càng nhiều thì là mà thì văn càng dở, cho nên có biên tập viên suốt ngày chỉ đi tìm thì là mà trong các bản thảo cần biên tập để bỏ cho bằng hết.
Thế nhưng khi tính đếm số thì là mà trong các tác phẩm văn học và tính tỷ lệ so với tổng số chữ trong tác phẩm, thì thấy Nguyễn Du dùng thì là mà (trong Kiều) nhiều hơn hẳn các tác giả khác, nhất là các nhà thơ (các nhà văn xuôi tuy không sánh kịp Nguyễn Du về số thì là mà nhưng vẫn vượt xa các nhà thơ, nhất là trong thơ hiện đại). Mà thơ của Nguyễn Du thì chắc không người Việt nào cho là dở.
Trong một số sách ngữ pháp tiếng Việt gần đây cũng nói đến Đề dưới nhãn hiệu "Đề ngữ", nhưng nó bị coi là "thành phần phụ" của câu trong khi "chủ ngữ" mới là thành phần chính. Giả dụ câu tiếng Việt có "chủ ngữ" thật, thì qua cách xử lý chữ đều trong mấy câu sau đây ta có thể thấy rõ Đề mới là thành phần chính:
a. Áo cũ quần cũ đều dùng được.
b. *Cái áo này đều dùng được
c *Bà ta đều mua áo quần cũ
d. Áo cũ quần cũ bà ta đều mua tất.
a. Áo cũ quần cũ đều dùng được.
b. *Cái áo này đều dùng được
c *Bà ta đều mua áo quần cũ
d. Áo cũ quần cũ bà ta đều mua tất.
Bốn câu này đều có dùng chữ đều (vốn dùng để chỉ số nhiều). Hai câu b. và c. không chấp nhận được vì Đề (kiêm "chủ ngữ") có số ít. Trong câu d. "chủ ngữ" (không kiêm Đề) có số ít, nhưng Đề lại có số nhiều, cho nên câu hoàn toàn đúng ngữ pháp; như vậy, khác với tiếng châu Âu, là những thứ tiếng mà Chủ ngữ quyết định số nhiều hay số ít của động từ, trong tiếng Việt yếu tố quyết định lại là Đề (áo cũ quần cũ) chứ không phải là chủ ngữ (bà ta) dù ta có cho rằng bà ta là chủ ngữ như trong tiếng Âu châu.
Trong hầu hết các kiểu câu còn lại như:Thứ nhạc này tôi không thích
Trong vườn trồng toàn cam
Ngày xưa có anh Trương Chi,v.v.không thể nào bỏ phần Đề (phần gạch đáy) được.
Trong vườn trồng toàn cam
Ngày xưa có anh Trương Chi,v.v.không thể nào bỏ phần Đề (phần gạch đáy) được.
Vì phân tích cú pháp tiếng Việt theo kiểu ngữ pháp châu Âu, sách dạy tiếng Việt ở trường phổ thông chỉ miêu tả và phân tích những kiểu câu nào hoàn toàn giống câu tiếng Pháp, tức khoảng không đến 30% trong các kiểu câu thông dụng trong tiếng Việt mà đồng bào ta vẫn nói hằng ngày, trong khi hơn 70% kiểu câu còn lại, đều hết sức thông dụng trong tiếng nói hằng ngày, trong văn xuôi và văn vần hiện đại cũng như trong thơ ca cổ điển và trong ca dao tục ngữ, thì học sinh chưa từng được học cách phân tích, ngay cả ở các lớp chuyên ban và ở đại học.
Những kiểu câu không giống tiếng Pháp thì một là không học, hai là bị uốn nắn cho giống tiếng Pháp, ba là bị bỏ bớt đi một phần cho vừa cái khuôn tiếng Pháp.
Chẳng hạn một câu đơn giản mà ai cũng nói và viết rất nhiều như:Tôi tên là Nammà cũng đã vượt ra ngoài cái khung eo hẹp của cú pháp châu Âu và do đó mà bị các nhà ngữ học xử lý thật tàn tệ.
Nhiều người cho rằng câu này "đúng ra" phải viết là Tên (của) tôi là Nam, với chủ ngữ là Tên tôi, động từ là là. Chứ cứ đề nguyên thì không thể phân tích được. Ở trường cần tránh dạy kiểu câu này, và nên dạy cho các em viết đúng câu chuẩn như vừa dẫn, vì nói Tôi tên là Nam có khác gì nói Tên tôi là Nam đâu? Chẳng qua là một cách nói "biến dạng", "lệch chuẩn" mà thôi. Ta cần gì những kiểu nói vô văn hóa, sai ngữ pháp như thế? Nhưng thật ra hai câu khác nhau rất rõ:
Câu trước nói về Tôi cho nên có thể tiếp: Tôi tên là Nam, sinh ở Huế, có ba con, còn câu sau nói về cái Tên của tôi, nên không thể tiếp như vậy (Tên gì lại có ba con?), mà chỉ có thể tiếp: Tên tôi là Nam, do ông tôi đặt tuy không hay, nhưng tôi thích lắm. Còn nếu muốn tiếp như câu trước thì phải đổi cái Đề: Tên tôi là Nam; tôi có ba con.
Một số tác giả khác cho rằng trong câu Tôi tên là Nam, thành phần chính của câu chỉ có tên (chủ ngữ) và là Nam (vị ngữ) là thành phần chính, còn Tôi ("đề ngữ" hay "khởi ngữ") là "thành phần phụ" hay nằm ngoài câu. Nhưng cứ thử bỏ Tôi đi mà xem, còn lại Tên là Nam thì có còn ra câu được nữa không? Nhưng tên là Nam mới phù hợp với kiểu câu "chuẩn", kiểu "Danh là Danh" của tiếng Âu châu.
Cộng thêm vào đó là cái lối dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ đa âm tiết: hễ "từ" tiếng Pháp (hay tiếng Nga) có mấy từ tố thì "từ" tiếng Việt cũng có bấy nhiêu tiếng (âm tiết). Người ta quên mất rằng đơn vị cơ bản của tiếng Việt là tiếng, chứ không phải là từ. Chẳng qua người ta lẫn lộn từ với ngữ định danh tức một cụm gồm nhiều từ dùng để gọi tên một sự vật. Xe là một từ, đạp là một từ điều này ai cũng thừa nhận. Nhưng xe đạp, lạ thay cũng là một từ (1+1=1). Để biện hộ cho phép tính cộng lạ đời này, người ta dám nói rằng hai chữ xe đạp không phải là chữ xe và chữ đạp trong đạp xe, mà chỉ tình cờ đồng âm với nhau thôi, và xe đạp tuyệt nhiên không phải là một thứ xe.
Bằng cách đó người ta phủ nhận đến cùng cái tinh thần chủ đạo của từ vựng học tiếng Việt: tinh thần của một ngôn ngữ phân tích tính đơn tiết, gọi tên sự vật bằng một tiếng duy nhất hay bằng hai ba tiếng bổ nghĩa cho nhau bằng những quan hệ cú pháp, với những tiếng có nghĩa rất khái quát như xe, máy, đòn, bàn làm trung tâm.
Bất kỳ nhà ngữ học nào, sau khi đọc một cuốn sách ngữ pháp mà ta dùng để dạy tiếng Việt cho học sinh, cũng phải kết luận ngay rằng "tiếng Việt là một ngôn ngữ Ấn Âu điển hình, tuy đã mất hết các hiện tượng biến hình trong hình thái học". Vì cái linh hồn của thứ ngữ pháp ấy là linh hồn của các thứ tiếng châu Âu, chứ không phải của tiếng ta.
Cũng khá nhiều người nói rằng ngữ pháp "Đề-Thuyết" rất đúng với tiếng Việt cổ - tiếng Việt của ca dao tục ngữ, của Ức Trai thi tập, của Kiều, của Chinh phụ ngâm, nhưng không còn đúng với tiếng Việt hiện đại, vì ngày nay, do tiếp xúc với ngoại ngữ, tiếng Việt đã "sao phỏng" ngữ pháp châu Âu mà trở thành y hệt như tiếng họ rồi - một sự chuyển biến đáng mừng, vì có thế ta mới thực sự "hội nhập" với thế giới hiện đại được.
Những người nghĩ như thế quên mất rằng tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như của các lĩnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu còn có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn mầu của văn hóa nhân loại?
Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ của những câu Kiều, vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần Jeans hay váy đầm thời nay rung động trong từng đường gân thớ thịt của mình. Nếu giờ học tiếng Việt bị học sinh và giáo viên của ta coi như một buổi lên lớp tẻ nhạt và vô bổ, thì đó tuyệt nhiên không phải vì họ không còn yêu tiếng Việt, không còn cảm nhận được cái đẹp của tiếng Việt nữa, mà vì người ta bắt họ dạy và học một thứ "tiếng Việt" chẳng ra Tây, chẳng ra ta, chỉ còn cái tên là tiếng Việt, không hề truyền đạt và hấp thụ lấy được một phần ngàn cái linh hồn bất diệt của nó.
Chú thích
[1] Điều này khiến cho Đề khác hẳn chủ ngữ trong các thứ tiếng có chủ ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Anh, trong đó chủ ngữ không thể vắng mặt, ngay cả khi nó là một đại từ không hề chỉ một thực thể nào ("chủ ngữ giả"), như trong tiếng Pháp "il faut" "phải", tiếng Đức es regnet "mưa", tiếng Anh It seems "hình như".
[2] Trong hai thứ tiếng kể sau cùng cả Đề lẫn chủ ngữ đều được đánh dấu.
Nguồn: www.cadao.org, www.lamchame.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét