Tác·giả: Nguyễn·Đình·Toàn
[...Các cuốn “ Phonologie Vietnamienne”, “ Les Voyelles Vietnamienne”, “NOA recherche languistique en Giaoland”vv.. . tất cả đều đuợc viết bằng tiếng Pháp, trình bày những biến chuyển về tư tưởng của tác giả qua hơn hai mươi năm suy tư về ngôn ngữ, trong mọi ngành ngữ âm, ngữ nghĩa, văn phạm, văn phong, và nhất là sự phát minh ra “thuyết độ tiếp xúc” [ theorie đu degré de contact ] mà tác gỉa tin rằng sẽ làm đảo lộn các thuyết ngôn ngữ trên thế giới và chứng tỏ giá trị bấp bênh của mọi công trình nghiên cưú trước đây. Ngoài ra ông Nguyễn Bạt Tụy còn viết một số tác phẩm bằng Anh ngữ, trong đó có cuốn “ New Principles Of Phonology” [ Những nguyên lý mơí của âm học ] nhằm chống lại Trubezcoy, tác giả cuốn sách nổi tiếng tựa đề là “ Principe de Phonologie”.....]
Trước 1975, ở miền Nam có hai ông Bạt Tụy : nhạc sĩ Bùi Bạt Tụy tác giả “Chim Chiều Bạt Gió” và nhà ngữ học Nguyễn Bạt Tụy.
Nhạc sĩ Bùi Bạt Tụy, có bao nhiêu tác phẩm ít người biết. Phần đông các thính giả chỉ đuợc nghe có một ca khúc duy nhất của ông là bài “Chim Chiều Bạt Gió”. Thời gian ca khúc này được hát nhiều nhất là trước 1954. Đó là lúc chiến tranh đã lan tràn khắp đất nước, và, chỉ nguyên cái tên của bài hát đủ gây ra nỗi ngậm ngùi trong lòng người nghe. Có một chút gì đó, giống như định mệnh của tác giả, được báo trước trong cách đặt tên cho tác phẩm của mình. Hiêïn ông còn hay mất, bạt gió tới phương nào, có vẻ như cũng chẳng ai hay. Nói vậy chứ vơí cuộc tang thương biến đổi trên đất nước những năm qua thì dường như “ cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” !
Về phần nhà ngữ học Nguyễn Bạt Tụy, gần đây, đọc một bài báo của ông Bùi Minh Quốc ở trong nước, người ta đưọc biết, hiện ông đang sống tại Đà Lạt.
“ Người dân ở khu Hoà Bình- trung tâm thành phố Đà Lạt - rất đỗi quen thuộc với hình ảnh một ông già ngoài bảy mươi, vóc người cao lớn, mái tóc bạc phơ cắt ngắn và cặp mắt sáng đầy vô tư, ngày ngày vào một giờ nhất định thường chống can dạo bước trên hè phố. Ông bước từng bước khó khăn, bơỉ một bên chân bị bệnh tê liệt cách đây hơn mươì năm”.
Đó là hình ảnh nhà ngữ học Nguyễn Bạt Tụy do ông Bùi Minh Quốc phác họa.
Ông Nguyễn Bạt Tụy vừa là nhà ngôn ngữ học, vừa là nhà dân tộc học của miền Nam Việt Nam trước đây. Ngay từ năm 1949 ông đã nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước, khi cho xuất bản cuốn sách nghiên cưú “Chữ Và Vần Việt Nam”, sau được ông tăng bổ và cho xuất bản thành cuốn “ Ngôn Ngữ Học Việt Nam”.
Trường hợp ông Nguyễn Bạt Tụy cũng có chút gì đó tương tự trường hợp ông Cung Giũ Nguyên. Quá nửa số tác phẩm của cả hai ông đều đuợc viết bằng ngoại ngữ, phần lớn lại chưa được công bố, nên trừ các nhà chuyên môn và các thân hữu của họ, độc giả thông thường, và nhất là những ngươì không đọc đuợc tiếng Anh, tiếng Pháp, ít ngươì biết.
Theo ông Việt Thường trên báo Người Việt “tạm kê” các tác phẩm cuả ông Nguyễn Bạt Tụy thì gồm có :
“Dân Và Ngữ Ở Đất Giao” [ hay Việt Nam ] dày hơn 500 trang, công trình 10 năm của tác giả vơí những chi tiết văn hoá vật chất và tinh thần cùng những đặc điểm về ngôn ngữ với nhiều bản đồ hình ảnh.
2.“ Khảo Về Dân Việt Ở Hoa Nam” và “ Dân Ta Không Phải Là Dân Việt” hai quyển đầu trong loại “tìm về nguồn”, chứa đựng những bằng chứng về sử học, nhân chủng học, cổ cốt học, ngôn ngữ học, cho thấy rằng dân tộc Việt thật sự là ai? Ở đâu?
3. Các cuốn “ Phonologie Vietnamienne”, “ Les Voyelles Vietnamienne”, “NOA recherche languistique en Giaoland”vv.. . tất cả đều đuợc viết bằng tiếng Pháp, trình bày những biến chuyển về tư tưởng của tác giả qua hơn hai mươi năm suy tư về ngôn ngữ, trong mọi ngành ngữ âm, ngữ nghĩa, văn phạm, văn phong, và nhất là sự phát minh ra “thuyết độ tiếp xúc” [ theorie đu degré de contact ] mà tác gỉa tin rằng sẽ làm đảo lộn các thuyết ngôn ngữ trên thế giới và chứng tỏ giá trị bấp bênh của mọi công trình nghiên cưú trước đây. Ngoaì ra ông Nguyễn Bạt Tụy còn viết một số tác phẩm bằng Anh ngữ, trong đó có cuốn “ New Principles Of Phonology” [ Những nguyên lý mơí của âm học ] nhằm chống lại Trubezcoy, tác giả cuốn sách nổi tiếng tựa đề là “ Principe de Phonologie”.
Được biết, sau khi chiếm đuợc miền Nam tháng 4/75, tối 4 tháng 7/75, Hà Nôị đã cử một số các nhà ngôn ngữ học, dân tộc học đến thăm ông Nguyễn Bạt Tụy tại Đà Lạt, sơ bộ để hỏi về những công trình nghiên cưú của ông.
Nghe nói, hơn một tuần sau đó, ông Nguyên Bạt Tụy đã viết một bức thư gửi ông Tố Hữu, xin được giúp đỡ về hành chánh, tài chánh và phương tiện để ông có thể đi nghiên cưú khắp nơi trên đất nước, nhất là những nơi trên miền Bắc. Thư của ông cho đến nay vẫn chưa đuợc hồi âm, vằ chắc rằng sẽ không bao giờ được hồi âm, vì Tố Hữu đã chết.
Không biết trước 75, có bao giờ ông Nguyễn viết và gửi thư cho một cấp chính quyền nào đó ở miền Nam đề nghị một việc tương tự?
Không thấy ai nói tơí chuyện này.
Lý do vì sao ông làm hay không làm chuyện đó, chỉ mình ông biết.
Nhưng viêïc ông gửi thư cho ông Tố Hữu thì gần như một việc công khai.
Và, khi gửi thư cho ông Tố Hữu, thì ông Việt Thường cho rằng, ông Nguyễn Bạt Tụy đã gõ đúng cửa, vì khi đó Tố Hữu đang là Phó Thủ Tướng, cùng một lúc là ngươì lãnh đạo nền khoa học xã hội và văn học nghệ thuật cả nước.
Có vẻ như ông Nguyễn Bạt Tụy tin ở sự liêm khiết, tin ở sự lương thiện, tin ở sở học của mình, chọn cơ hội để hiến dâng tất cả những điều tốt đẹp ấy cho đất nước.
Nhưng có thể có sự hiểu nhầm về tiêu chuẩn giá trị giữa hai bên chăng?
Thực tế là từ bấy đến nay, ông Nguyễn Bạt Tụy chỉ nhận được sự im lặng.
Ai muốn hiểu sự yên lặng ấy ra sao cũng đuợc.
Tố Hữu cũng không còn nữa. Trước khi chết, Tố Hữu cũng đã bị tước bỏ mọi quyền hành và đã có lúc làm thơ than thở vơí cái bóng cô đơn của mình.
Cái bóng đã mất cùng với người ấy, so vơí cái bóng xiêu vẹo của một học gỉa gìa nua, bệnh tật, đổ trên mấy con dốc ở Đà Lạt, còn đó, cái nào buồn hơn?
Nguồn: http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=19725&z=16 (ngày 4 tháng 3 năm 2005)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét