Thông báo: Từ vựng tiếng Hàn thường gặp nhất từ 301 trở đi có tính phí. Vui lòng xem hướng dẫn bên góc phải. Notice: 6000 most common Korean words with sample sentences and explanations from 301 are not free. Please contact us at nguyentienhai@gmail.com for more details. Website for learning Korean language effectively in shortest time, fast learning Korean, 6000 most common Korean words, basic Korean words with sample sentences,
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
Dịch·thuật - Một vấn·nạn ngôn·ngữ
Tường·thuật về Hội·nghị Quốc·tế về "Tiếng Việt: Lịch·sử và Giảng·dạy",USA, tháng 7 năm 2007
Về Nguồn - Hành-trình Việt-ngữ ABC
Dẫn-nhập
Về Nguồn - Thuật nhi bất tác
(= Thuật-thuyết [bộ sước, bộ ngôn]: Ghi lại và giải-thích).
Bất khả hồ bất khả.’ (Không được là không được)
Vật cố hữu sở khả. (Vật, có chỗ là được vậy)
Vô vật bất nhiên, (Không vật nào là không phải vậy)
Vô vật bất khả.’ (Không vật nào là không được vậy)
Về Nguồn
Khảo-sát dấu ngang-nối trong Việt-ngữ ABC
Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân;
bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn, thất ngôn’
(Người nào mình đáng nói chuyện với người-ta mà không nói, là mất người; người nào mình không đáng nói chuyện với người ta mà nói, là mất lời. Khổng Tử, Luận Ngữ: Vệ Linh Công)
Câu-hỏi: Sự quan-trọng của dấu ngang-nối trong tiếng Việt/chữ Việt abc?
Trả-lời: Dấu ngang-nối là ký-hiệu ngôn-ngữ duy-nhất trong Việt-ngữ abc, từ sau ngày phát-minh (gần 400 năm), người họcViệt-ngữ (hơn 80 triệu) chỉ biết được phần hình-thức (= ngang ngắn giữa hai hay nhiều chữ) nhưng không-thể hiểu rõ-ràng được nội-dung của nó (= xác-định ngữ-âm [= ngữ-căn, ý-nghĩa] và ngữ-pháp [= văn-phạm] Hán-Tạng khác nghĩa với Nam-Á).
Hơn 99.99% người Việt không dốt tiếng Việt/chữ Việt abc (= biết nói, đọc, viết), họ mù (= không hiểu đúng ý-nghĩa) chữ Việt abc; chỉ có gần 0.01% kẻ hiểu tiếng Việt/Việt-ngữ abc.
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
Phụng-Nghi - 100 năm phát-triển tiếng Việt
Bìa: Khánh-Tường
Trình-bày: Cao-Xuân-Huy
Nhà-xuất-bản: Văn-nghệ
Nơi xuất-bản: USA, California
Năm xuất-bản: 1999
(Xuất-bản lần đầu tại Việt-Nam, Nhà-xuất-bản TP HCM, 1993)
Số trang: 179
ISBN: 1-886566-53-4
C0pyright (C) 1999 by Phụng-Nghi
Định-dạng file sách điện-tử: pdf
Dung-lượng: 1,4 MB
Link tải sách về: http://tieulun.hopto.org:25000/download.php?file=100NamPhatTrienTiengViet
Link dự-phòng: https://docs.google.com
Mục-lục:
......................................................................Trang số
Đào-Duy-Anh - Hán-Việt từ-điển giản-yếu
Tác-giả: Đào-Duy-Anh
Link download: https://docs.google.com (file pdf, 43 MB) (Nhà-xuất-bản Văn-hóa Thông-tin, bản mới in lại năm 2005).
Chú ý! Sau khi bạn click vào link trên, thông-báo sau đây sẽ hiện-ra: "Sorry, we are unable to scan this file for viruses. The file exceeds the maximum size that we scan. Download anyway" . Bạn hãy click vào Download anyway để tải sách về.
Link dự-phòng: http://www.mediafire.com/?ngd9nwubmuuui94
Nhà-xuất-bản: IMPRIMERIE TIENG DAN
Năm xuất-bản: 1932
Số trang: 1204
Kích-thước: 15 x 22cm
Số quyển trên/1 bộ: 1
Hình-thức bìa: Bìa cứng
Nguồn sách: Tủ-sách gia-đình Nhà-sách Sông-Hương
Đọc sách online (bản scan sách cũ in năm 1932) tại địa-chỉ: http://www.songhuong.com.vn/main.php?cid=40,3&id=27&case=2&left=40,18&gr=2#
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
Sau 65 năm, nhìn lại cách nhận·diện và định·nghĩa từ tiếng Việt
(Khoa Ngôn·ngữ·học, Trường Đại·học KHXH&NV, Đại·học Quốc·gia Hà·Nội)
Kỷ·yếu hội·thảo Nghiên·cứu và đào·tạo khoa·học xã·hội và nhân·văn ở Việt·Nam thành·tựu và kinh·nghiệm, năm 2010
Sự-khác-nhau giữa "cá" và "con-cá"
Trước hết không bàn đến “cá” trong “cá cược”, vì nó là từ cùng âm khác nghĩa.
Không chắc lắm nhưng có thể hiểu là “cá” có những điểm khác “con cá”.
“Cá” chỉ một loài động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Và “cá” này dùng với nghĩa chung chung, không cụ thể về một đơn vị nào cả.
Vd:
- Hồ này nhiều cá lắm! (c1)
- Người Việt thích ăn cá. (c2)
- Cơm cá có ngon hơn cơm rau không? (c3)
- Em ra chợ mua giùm anh 5 lạng cá bống! (c4)
- Cá này bán thế nào hả em? (c5)
Chắc là không thể thay thế từ “con cá” vào những chỗ có từ “cá” ở 5 câu trên để giữ i ý của câu.
“Con cá” cũng là nói đến 1 loài động vật là cá nhưng ý chính ở đây là chỉ cho từng đơn vị (những) cá thể động vật; tức là nó có tính chi tiết, cụ thể. Đây là 1 từ ghép, theo đúng cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, “con” là thành tố chính, do đó nói lên ý nghĩa chính của từ; còn “cá” chỉ là thành tố phụ, bổ trợ, làm sáng tỏ cho thành tố chính.
Vd:
- Con cá bơi qua, bơi lại nhưng không chịu đớp mồi. (c6)
- Tôi mới bắt được con cá trắm cỏ nặng cỡ 5 kí. (c7)
- Có mỗi con cá mà cũng giành nhau! (c8)
- Con cá này bán thế nào hả em? (c9)
Khả năng kết hợp từ (kết cấu từ ghép) của tiếng Việt hết sức đơn giản, dễ dàng. Cơ bản là cứ theo trật tự xuôi và có logic về nghĩa là được. Nghĩa này là sự tổng hợp từ những nghĩa của các từ thành phần. Bởi vậy mà có “con cá”, và “cá con” cũng có.
Tiếng Việt cũng lại rất linh hoạt trong khả năng chia tách từ. “Con cá” dễ dàng thành “con” + “cá”. Từ khả năng này mà người ta hoàn toàn có thể gọi tắt, rút bớt từ trong nhưng hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Việt thường dùng những thành tố chính, từ có nghĩa khái quát để “thay mặt” cho cả cụm từ. Với vd “con cá”, người ta có thể dùng “con” hoặc “cá” để thay thế trong một số trường hợp.
Vd:
- Câu (c5) từ “cá” được thay cho “những con cá”
- Câu (c7) rút gọn được “con cá trắm” thành “con trắm”
- Câu (c9) rút gọn được “con cá” thành “con”
Tây họ học tiếng Việt chắc rất khó phân biệt “con cá”, “con” và “cá”.
“Con cá” là một từ ghép hoàn chỉnh, chức năng chắc cũng giống như “quyển sách”, “nhà khách”, “cây ổi”, “xe máy”,... Nhưng có điều ta khó mà tra được từ điển nào có mục “con cá” hay “cây ổi” trong khi lại có mục “nhà khách”, “xe máy”. Theo các bác thì người ta dựa vào tiêu chí gì để xếp từ vào từ điển?
Tóm lại:
“Cá”: tính khái quát, chung; chỉ loài
“Con cá”: tính đơn vị, cụ thể; nhấn mạnh đến nghĩa “con”
“Con cá” có thể được rút gọn thành “con” hoặc “cá”
Nguồn: http://ttvnol.com/tiengviet/1282637, 13:08, 02 tháng 05 năm 2011 (giờ Việt-Nam)
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
Mấy nhận-xét về chữ Quốc-ngữ
Tác-giả: Cao-Xuân-Hạo
1. Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị", một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố", trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay "hình tiết" (morphosyllabème) - vốn đồng thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Trong cuốn Âm vị học và tuyến tính (Phonologie et linéarité: Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine, SELAF, Paris, 1985), tôi có chứng minh rằng lý thuyết âm vị học hiện hành chỉ có giá trị đối với các ngôn ngữ "tiểu âm vị" (micro-phonématiques) như các thứ tiếng châu Âu chứ không thể dùng cho những thứ tiếng đại âm vị (macro-phonématiques) như tiếng Nhật, tiếng Malagasi, và nhất là các thứ tiếng đơn lập như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Việt, trong đó cái đơn vị âm vị học tương đương về cương vị cấu trúc với âm vị Âu châu là âm tiết (tiếng) chứ không phải là âm tố. Một thứ chữ quốc ngữ, chữ "Pin yin" hay chữ "Romanji" che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các thứ tiếng sử dụng nó và làm cho các nhà nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn.
2. Đó là xét trên bình diện lý thuyết ngôn ngữ học. Còn trên bình diện thực tiễn,
dùng chữ quốc ngữ cho tiếng Việt cũng không có hại bao nhiêu, vì dù sao nó cũng cho phép phân biệt đầy đủ các âm thanh cần phân biệt của tiếng Việt (1).