Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)

 
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái
Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)

 
Hình: Một gia đình người Do Thái ở Ấn Độ. Nguồn: Wikipedia.
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Cộng đồng Do thái lưu vong sau năm 70 CN
Trước Công nguyên, do kết quả những cuộc xâm lăng, người Do Thái bị lưu đầy sang vùng đất Mesopotamia, đặc biệt là thủ phủ Babylon, rồi Ai Cập. Năm 70 CN, Ngôi Đền Jerusalem bị san bằng, hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ và bị lưu đầy phân tán đi khắp các miền của Đế quốc La Mã. Vào thời gian này có khoảng bảy triệu người Do Thái cư ngụ bên trong biên giới của Đế quốc La Mã, chiếm 10% dân số, và một triệu người sống bên ngoài biên giới chủ yếu ở Babylon.

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)

 
Hình: Sách Kinh Talmud. Nguồn: jewishjournal.com.
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Cộng đồng người Do Thái lưu vong
Có thể nói cuộc xâm lăng Vương quốc Israel phương Bắc của người Assyria vào năm 720 TCN đã khởi đầu phong trào lưu vong (Diaspora) của người Do Thái sang các vùng đất khác trên thế giới, hình thành nên các Cộng đồng Do Thái lưu vong. Phong trào lưu vong càng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau công lịch sau cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại người La Mã bị thất bại và quân La Mã phá hủy và san bằng Jerusalem vào năm 70. Có người bị ép buộc di cư. Có người tự ý. Dân tộc Do Thái bắt đầu cuộc đời trôi nổi, lang thang khắp Trung Đông, Địa Trung Hải và châu Âu qua nhiều thế kỷ.

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)

 
Hình: Các rabbi trong một lần họp mặt tại Brooklyn, Hoa Kỳ, 2012. Nguồn: NBC.
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Những dấu ấn văn hóa lớn
Thời đại của các Ngôn Sứ [thế kỷ 8 – thế k 5 TCN]
Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ hay còn gọi là tiên tri (prophets). Theo ngữ nghĩa, nevi'im, trong tiếng Hebrew là ngôn s hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên Chúa, nhân danh Thiên Chúa. Họ có đặc sủng nhìn thấy những viễn ảnh qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Ngoài chức năng nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ còn đóng những vai trò chính trị quan trọng trong xã hội, là người tư vấn cho hoàng gia, khởi xướng tình cảm quốc dân và hướng dẫn đạo đức cho xã hội. Nói cách khác, ngôn sứ là người đại diện cho lương tâm của Thiên Chúa, bênh vực cho công lý và con người.

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)

 
Hình: Mô hình Đền Jerusalem được phục dựng năm 1966. Nguồn: Wikipedia. 
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Những vị vua vĩ đại ban đầu Saul, David, Solomon
Saul là một nông dân thuộc bộ tộc Benjamin, là bộ tộc chịu rất nhiều tổn thất do những cuộc tấn công của người Philistines. Tại thời điểm khi người Do Thái đòi hỏi cần phải có một chính quyền trung ương dưới sự cai trị của một vị vua, và sau rất nhiều lựa chọn khó khăn, Saul đã được nhà tiên tri Samuel xức dầu[1] và trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất Israel gồm 12 bộ tộc [1052 TCN]. Saul rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của người Do Thái, và theo Sách Samuel, Saul rất thành công trong việc chiến đấu với kẻ thù từ mọi phía – người Philistines, Edomites và Ammonites, người Gibeonites, và người du mục Moabites. Trong thời gian trị vì, Saul và vị tổng chỉ huy quân đội đã xây dựng nên lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên của Israel gồm các đơn vị dựa trên đặc điểm của các bộ tộc và lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Sách Samuel, Saul đã đôi lần không vâng lời nhà tiên tri Samuel và cuối cùng thì Samuel đã tuyên bố rằng Thiên Chúa đã từ chối Saul trong vai trò của một vị vua. Đến thời điểm này thì "nhân vật" David bước vào câu chuyện của cung đình.

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)

Hình: Hình minh họa từ Sách Joshua. Nguồn: Wikipedia.
 
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
Trở về Cannaan
Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), kể lại chuyện đoàn người Do Thái do Joshua dẫn đầu đã vượt sông Jordan và bao vây thành cổ Jericho,[1] rồi thổi vang kèn chiến thắng và kéo đổ tường thành vào ngày thứ bảy của cuộc tấn công. Câu chuyện trên được viện dẫn từ Kinh Thánh. Còn chuyện thực là như thế nào?

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)

Hình: Hành trình của Abraham tới Canaan. Nguồn: Wikipedia.
Tác giả: Đặng Hoàng Xa
"Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?" – Văn hào Mark Twain
Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)
Sự ra đời của đức tin

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Moses đã ảnh hưởng tới lịch sử Hoa Kỳ như thế nào?


Tượng nữ thần tự do (the goddess of liberty) có hai biểu tượng liên quan đến Moses: vừng hào quang quanh đầu và bảng đá trong cánh tay nữ thần, cả hai có xuất xứ từ giờ phút Moses xuống Núi Sinai với Mười điều răn của Chúa. Ngụ ý: Tự do phải đi liền với luật pháp.

Nguồn: Bruce Feiler, “How Moses Shaped America“, Time, 12/10/2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Từ thời Cách mạng giành độc lập cho đến thời Chiến tranh lạnh, người anh hùng trong Cựu Ước luôn là biểu tượng tôn giáo dùng để định nghĩa nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay ta có thể rút tỉa được ý nghĩa nào từ nhân vật Moses?

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

[Song] 시간을 달려서 (Rough) - 여자친구



Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

Posted on 18/02/2016 by The Observer



Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

Posted on 03/08/2015 by The Observer
Nguồn: David E. Hoffman, "How the CIA ran a 'billion dollar spy' in Moscow", The Washington Post, 04/7/2015.
Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hình: Chân dung Adolf Tolkachev treo trong trụ sở CIA. Nguồn: Trích từ cuốn sách.


Động cơ nào mà một nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô bán mình làm điệp viên cho Mỹ, tiết kiệm cho Mỹ hơn 2 tỉ USD nghiên cứu phát triển vũ khí?

"Tolkachev đã bị thôi thúc bởi mong muốn trả thù lịch sử. Mẹ của vợ ông bị hành quyết và người cha thì bị gửi đến các trại lao động trong giai đoạn Đại khủng bố những năm 1930 dưới thời Joseph Stalin. Ông cũng mô tả mình là bị vỡ mộng về chủ nghĩa cộng sản và “là một người bất đồng chính kiến ngay trong sâu thẳm tâm hồn”. Ông muốn tấn công lại hệ thống Xô-viết và đã làm như vậy bằng cách cung cấp bí mật quân sự cho Hoa Kỳ. Các nhân viên CIA điều hành Tolkachev thường quan sát thấy rằng dường như ông quyết tâm gây ra thiệt hại tối đa có thể cho Liên Xô, bất chấp những rủi ro. Hình phạt dành cho tội phản quốc là tử hình. Tolkachev không muốn chết dưới tay KGB. Ông yêu cầu và nhận được một viên thuốc tự tử từ CIA để sử dụng nếu ông bị bắt.
Điệp viên đã biến mất.

Mật mã khóa công khai: hành trình 35 năm

Tác giả: Phan Dương Hiệu
Published: 12/04/2011
(Một phiên bản ngắn hơn của bài này sẽ đăng trong số kỷ niệm 20 năm báo Tia Sáng. Các bạn có thể xem tại đây)
Mã hóa khóa công khai ra đời cách đây 35 năm, đánh dấu bởi công trình khoa học của Whitfield Diffie và Martin Hellman. Đó thực sự là một bước ngoặt đưa mật mã từ một nghệ thuật thành một ngành khoa học. Trong quá trình 35 năm phát triển, những phát kiến trong mật mã hầu hết rất phản trực quan, và do đó càng bất ngờ thú vị, đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành khoa học khác: áp dụng những kết quả trừu tượng trong lý thuyết số vào thực tế; thúc đẩy sự phát triển của các thuật toán xác suất; đưa ra những khái niệm quan trọng trong lý thuyết tính toán mà điển hình là khái niệm chứng minh tương tác; tạo cầu nối giữa lý thuyết số và khoa học máy tính thông qua lý thuyết số tính toán… Trong bài này, chúng tôi sẽ điểm sơ qua sự phát triển của mật mã trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác, và thảo luận về những hướng phát triển của mật mã trong những năm tới.

Thay đổi trong cách tiếp cận tính an toàn.
Từ ngàn xưa con người ta đã có nhu cầu trao đổi bí mật: từ những mệnh lệnh trong các cuộc chiến tranh cho đến những hẹn hò thường nhật. Ta tìm thấy vết tích của mật mã từ thời Ai cập cổ đại, cho tới hệ mã nổi tiếng mà Ceasar dùng trong thời La mã, cho tới bức thư tình mà George Sand gửi cho Alfred de Musset… Ở thời kỳ sơ khai, mật mã có thể coi như nghệ thuật che giấu thông tin mà độ an toàn đạt được là nhờ có sự thống nhất một qui ước bí mật chung. Như vậy, thuật toán lập mã và giải mã là bí mật. Nhưng khi tầm ứng dụng càng rộng thì yêu cầu bí mật cơ chế mã lại càng không hợp lý vì nhiều người sử dụng nên tất yếu sẽ rất dễ bị lộ. Cuối thế kỷ 19, Kerckhoffs đề nghị một nguyên tắc xem xét độ an toàn chỉ dựa trên khóa bí mật còn thuật toán lập mã/giải mã không cần phải giữ kín. Qui tắc này đến nay vẫn còn là rất cơ bản. Xuyên suốt thế kỷ vừa qua, người ta đã xây dựng được rất nhiều các cơ chế mã tốt, với độ an toàn dựa trên sự bảo mật của khóa chung giữa người gửi và người nhận. Tuy vậy, sự cần thiết chia sẻ khóa bí mật là một điểm bất thuận lợi, nó là rào cản lớn cho việc trao đổi thông tin trên diện rộng: ví dụ để thiết lập kênh bí mật đôi mội giữa một nghìn người thì cần tới cả nửa triệu khóa bí mật.
Mật mã khóa công khai đã vượt qua rào cản đó và đưa đến một bước ngoặt trong sự phát triển ngành mật mã. Ý tưởng chính của nó khá giản đơn:

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Tại sao khoa học Việt Nam còn kém?

Nguyễn Văn Tuấn
Một phần của câu trả lời cho câu hỏi trên có thể tìm thấy trong entry dưới đây, vốn là của một bạn đọc ẩn danh gửi cho tôi ngày hôm qua. Tôi đặt những tiêu đề và có gọt bỏ những chỗ có tên thiết bị để bảo mật cho vị bạn đọc. Tôi xin chân thành cám ơn bạn đọc.

====
"Kính gửi thầy Tuấn,

Em công tác tại một trường đại học được coi là có uy tín ở Việt Nam, cũng từng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hôm nay em mới đọc bài của thầy về công bố quốc tế của VN mà bức xúc vô cùng. Vì điều kiện không cho phép bài tỏ ý kiến công khai, nên em muốn được nói đôi điều với thầy.

Phần đầu bài viết thầy đề cập đến các con số về công bố quốc tế của VN, em không dám góp ý gì. Song, đến nửa cuối, khi nói về nguyên nhân của sự yếu kém của khoa học Việt Nam, em thấy thầy phản ánh chưa sát thực tế. Có thể thầy tránh không nêu lên, hoặc do thầy ở nước ngoài nên không rõ tình hình.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Encyclopædia Britannica 1911: "Người Việt ưa nhàn hạ, giả dối, và không thể xa nhà lâu"

"Mặc dù thích nhàn hạ nhưng người An Nam chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng...Họ tỏ ra kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng họ không chân thật và không có cảm xúc mạnh. Họ yêu quê hương, xóm làng, và không thể ở xa nhà lâu ngày. Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện, một chút kiêu căng và giả dối. Nhìn chung thì họ hoà nhã, dễ chịu, và thậm chí là thờ ơ, nhưng đáng nói là họ có thể học rất dễ dàng." (Wikipedia tiếng Việt)
Nguyên văn:
"Though fond of ease the Annamese are more industrious than the neighbouring peoples. Theatrical and musical entertainments are popular among them. They show much outward respect for superiors and parents, but they are insincere and incapable of deep emotion. They cherish great love of their native soil and native village and cannot remain long from home. A proneness to gambling and opium-smoking, and a tinge of vanity and deceitfulness, are their less estimable traits. On the whole they are mild and easy-going and even apathetic, but the facility with which they learn is remarkable. Like their neighbours the Cambodians and the Chinese, the Annamese have a great respect for the dead, and ancestor worship constitutes the national religion. The learned hold the doctrine of Confucius, and Buddhism, alloyed with much popular superstition, has some influence. Like the Chinese the Annamese bury their dead." (https://en.wikisource.org/wiki/1911_Encyclop%C3%A6dia_Britannica/Annam)





Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Ứng dụng toán học – “Mảnh đất hứa” đầy chông gai

Tác giả: Phạm Huy Điển


   Image Source: http://spikedmath.com/446.html



Lâu nay không ít người cảm thấy thất vọng vì đã "uổng công" học Toán. Nghe người ta nói thì Toán học là "chìa khóa" cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì học sinh sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong nhà trường vào việc gì trong cuộc sống, nhất là những bài toán khó mà họ đã tốn bao công sức nhồi nhét trong các "lò luyện" đủ loại. Đây là một thực tế, xuất phát từ việc xác định nội dung và phương pháp dạy Toán không hợp lý trong các nhà trường hiện nay. Toán học đã bị biến thành một môn "đánh đố thuần túy", thay vì một bộ môn khoa học mang đầy chất thực tiễn. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến chúng ta không nhìn thấy được bóng dáng của Toán học trong thực tiễn thường ngày, đó là Toán học ngày nay không mấy khi trực tiếp đi được vào các ứng dụng trong thực tiễn mà thường phải "ẩn" sau các ngành khoa học khác: Sinh học, Môi trường, Tài chính, Kinh tế… và thậm chí ngay cả Công nghệ thông tin, một lĩnh vực có thể xem như là được sinh ra từ Toán học. Đã có những ý kiến nói về sự lãng phí của nguồn nhân lực đang làm Toán hiện nay và không ít người cũng đã tưởng là thật…

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Trung Quốc gồng mình cân bằng quan hệ hai miền Triều Tiên

Thứ tư, 10/2/2016 | 19:00 GMT+7
Vụ phóng tên lửa hôm 7/2 cho thấy Trung Quốc sẽ gặp muôn vàn khó khăn để duy trì quan hệ tốt với cả Hàn Quốc và Triều Tiên.
 
Nhà ngoại giao Wu Dawei (giữa) trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng hôm 4/2. Ảnh: AP.
 
Khi trở về từ chuyến công du Triều Tiên cuối tuần trước, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Wu Dawei có lẽ hiểu rằng chuyến công du với mục đích thuyết phục nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un rút lại quyết định phóng tên lửa đã trở thành công cốc, theo New York Times.

Người Nhật giữ lại truyền thống gì khi ăn tết Dương lịch?

Trước đây, Nhật Bản ănTết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama.
Từ năm 1844 đến ngày 31/12/1872 (ngày 2/12 năm Minh Trị thứ 5), người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 3/12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1/1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9/11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.


Người dân Nhật Bản thả bóng bay đón năm mới 2016 tại tháp Tokyo, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. 

Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia.

Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
20/4/2010

Sau entry hôm qua bàn về cô Đỗ Ngọc Bích, người mà BBCVietnamese giới thiệu là tiến sĩ và đang là giảng viên của Đại học Yale, nhưng tôi có viết rằng không tìm thấy tên cô Bích trong website Đại học Yale. một người bạn bên Mĩ có gửi email cho tôi với lời đính chính của Gs Erik Harms như sau:

"From: Erik Harms
Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM
Subject: Important Correction to Article

Xin Chào,

Tôi tên là Erik Harms, hiện là Assistant Professor of Anthropology (Phó Giáo sư, khoa nhân học) tại Đại học Yale.

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ý kiến (opinion piece) của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả nghĩ phải là cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ trong khoa Hoa Kỳ Học (American Studies). Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.

Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung của bài cá nhân của cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả phải biết bài ấy là một ý kiến cá nhân của cô ấy, và không đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á học tại Yale.

Xin cám ơn

Erik Harms"
Chú ý là email viết tiếng Việt không dấu, nên tôi đánh dấu để dễ đọc.

Như vậy những gì tôi viết hôm qua là đúng: cô Bích không phải là người của Yale và cũng chưa bao giờ giảng dạy tại Yale. BBCVietnamese bị lường gạt rồi chăng?

NVT

===

Entry 19/4/2010

Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết.

Vậy thì chúng ta phải xem xét giả định của cô Bích có đúng không.

Nhân đọc “Eden in the East”: Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
 
Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc.  Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự.  Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương;  và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc [1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.  Gần đây, một người làm chính trị nhưng có quan tâm đến văn hóa Việt Nam, Nguyễn Gia Kiểng, trong Tổ quốc ăn năn, cũng cho rằng nước Văn Lang xưa kia là do người Trung Quốc sáng lập [3] ra. 

Magformers introduction (Intelligent Magnetic Construction Set for Brain Development)




http://www.magformers.com/

Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Tôi nghĩ cái dư âm còn lại sau kết quả bầu bán trong đại hội vừa qua có vẻ là vấn đề mất cân đối vùng miền trong phân bố nhân sự chóp bu. Đọc bài trên BBC dưới đây (1) mới biết là trước đó đã có người trong nội bộ nêu vấn đề. Một bài luận trên Người Việt (2) cũng tỏ ra quan ngại cho tình trạng này, và nhà bình luận nói, sự mất cân đối đó chỉ làm lợi cho Tàu.

Thật ra, không chỉ trong chính trị, mà trong khoa học và giáo dục cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa ba miền. Tôi thử đếm con số giáo sư được phong năm 2014 và 2015 thì thấy đa số ứng viên được phong là người từ miền Bắc. Chẳng hạn như năm 2015, có 52 người được phong hàm giáo sư; trong số này, 41 (hay 79%) là người từ các trường viện miền Bắc. Năm 2014, con số này là 73%. Phân bố cụ thể số giáo sư được phong như sau:

Người Bắc hám danh, người Nam ham học?

Tác·giả: Nguyễn Văn Tuấn
 

Hám danh và ham học

Tôi thấy khi bàn về sự mất cân đối trong phân bố các phẩm hàm giáo sư và tài trợ khoa học (xem bài trước: Northern Affairs (Vụ áp·phe miền Bắc)), có vài ý kiến cho rằng vì người Bắc ham học, nên ngoài đó có nhiều giáo sư là điều dễ hiểu. Đó là một ý kiến thú vị. Nhưng tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa hám danh và ham học.

Hám danh dĩ nhiên có nghĩa là muốn có danh vọng bằng mọi giá và trong mọi tình huống. Họ là những người đi đâu cũng kè kè theo những danh xưng trước tên. Chẳng những thế, họ còn bắt buộc người khác phải xưng hô với họ bằng những danh xưng. Họ là những người bằng mọi cách và mọi giá để có phẩm hàm, kể cả mua. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng nói “Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, và cái câu đó gần như là kim chỉ nam cho người Việt, đặc biệt là người ngoài Bắc.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Khác biệt giữa bố mẹ Mỹ và bố mẹ Hàn

Sự khác biệt phát âm giữa tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung

Difference in Pronunciation between English/Korean/Japanese+Chinese 2

10 life lessons from basic SEAL training from Admiral William H. McRaven

 
This is an inspiring and powerful 20-minute commencement speech by Naval Admiral William H. McRaven, ninth commander of U.S. Special Operations Command, at the University-wide Commencement at The University of Texas at Austin on May 17, 2014.
Admiral McRaven’s commencement speech is perhaps one of the best commencement speeches I have ever heard. It is on point and offers some fantastic life and business lessons.
Below are excerpts from his amazing speech.
10 Life Lessons from Basic SEAL Training

10 bài học cuộc đời từ huấn luyện cơ bản của lính đặc nhiệm Mỹ SEAL

Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, cựu sinh viên Đại học Texas, đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ.



Đô đốc William H. McRaven. (Ảnh: AP)

Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân.

Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt này:

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Nếu bỏ qua các loại thuế phí, giá xăng Việt Nam sẽ chưa tới 7.000 đồng/lit

55% giá bán lẻ xăng dầu là các loại thuế phí. Trong khi xăng dầu là mặt hang thiết yếu, khó mà chấp nhận được!

Giá xăng hiện tại đã rất tốt nếu so với mặt bằng chung những năm qua. Tuy nhiên, những chi phí cố định sau sẽ là trở lực khiến giá xăng khó giảm hơn nữa.

Từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng đã được điều chỉnh giảm 3 lần liên tiếp. Ngày 4/2 vừa qua, giá xăng đã giảm chỉ còn khoảng 14.700 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Giá xăng hiện tại đã rất tốt nếu so với mặt bằng chung những năm qua. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao giá xăng "giảm sâu vài trăm đồng còn tăng nhẹ vài nghìn đồng"?

Việc giá xăng giảm vài trăm đồng được xem là giảm sâu có nguyên nhân một phần đến từ những chi phí cố định mà mỗi lít xăng phải gánh.

Theo bảng giá cơ sở Hiệp hội Xăng dầu công bố ngày gần đây nhất (2/2/2016), có 4 loại thuế xăng dầu Việt Nam đang bị tính, bao gồm:

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Tết, lúc người Việt… khiếm nhã nhất

01/02/2016  02:00 GMT+7
 Người Việt có thói quen quan tâm tới cuộc sống cá nhân của nhau. Nhưng điều này không phải phù hợp, thậm chí thành khiếm nhã. Tết là dịp điều này thể hiện rõ nhất.
Bao giờ lấy chồng? bao giờ đẻ con? 

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Vì sao có người chịu lạnh tốt hơn người khác?

Quang Minh - Iflscience Thứ Ba, ngày 26/01/2016 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Những thợ lặn ngọc trai ở Nhật bơi dưới giá rét mà không cần quần áo chuyên dụng. Ngược lại, có những người chỉ cần dòng biển ấm vỗ nhẹ vào bụng đã rùng mình. Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa khả năng chịu lạnh đến vậy?
   
Theo IFL Science, một trang chuyên về khoa học thường thức, cảm giác lạnh xuất hiện khi da gửi tín hiệu kích ứng về não về nhiệt độ bên ngoài. Sự kích ứng không chỉ liên quan với nhiệt độ bên ngoài mà còn cả tần suất thay đổi nhiệt độ.
Khi nhảy xuống nước lạnh hoặc nhiệt độ bên ngoài buốt giá, chúng ta cảm thấy lạnh vì nhiệt độ da tụt quá nhanh. Nếu chúng ta tiếp xúc từ từ, cái lạnh sẽ không đến đột ngột. Kích ứng gửi về não giúp chúng ta điều chỉnh hoạt động, tránh để thân nhiệt tụt đột ngột dẫn tới chết người.
Ở những người khỏe mạnh, cơ chế sinh lý học ngăn chứng hạ nhiệt xảy ra.  Kích ứng từ da sẽ đến "vùng dưới đồi" não bộ, một khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt bên trong cơ thể. "Vùng dưới đồi" ngăn chặn sự tụt thân nhiệt dù bên ngoài trời lạnh.
Nhiều người coi bơi giữa mùa đông băng giá là cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người Nhật dạy con

Kì 1: Cho đi học một mình từ nhỏ
 
(Dân Việt) Trong những ngày lạnh giá này, hình ảnh học sinh Nhật Bản mặc quần cộc đi học trong cái rét tê tái khiến nhiều người nước ngoài ngạc nhiên. Nhưng bố mẹ Nhật Bản còn có nhiều nguyên tắc dạy con khác mà nhiều bố mẹ Việt Nam hay các nước khác chưa chắc dám thử, như cho con tự đi học một mình từ lúc còn nhỏ.
   
Cách dạy con của người Nhật thường gây ngạc nhiên cho các ông bố bà mẹ ở nước khác. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu, lý giải những nguyên tắc dạy con đôi khi "trái khoáy" của bố mẹ người Nhật.
Kênh truyền hình Úc SBS 2 gần đây chia sẻ bộ phim tài liệu ngắn có tựa đề "Những đứa trẻ độc lập của Nhật Bản" trên YouTube, trong đó so sánh một bé gái Nhật Bản và một bé gái người Úc, đồng thời xem xét các yếu tố xã hội dẫn đến sự khác nhau trong kỳ vọng của bố mẹ về tính độc lập của con họ ở từng nước.
Đoạn phim dài 8 phút bắt đầu bằng câu tục ngữ của người Nhật Bản "Kawaii ko ni wa tabi o saseyo", nghĩa là "Hãy để con yêu của bạn có một cuộc hành trình".

Cô bé Noe Ando, 7 tuổi, tự đi học hằng ngày (Ảnh: Japan Today)

Vì sao người Nhật cứ nhìn thấy rác là nhặt?

(Dân Việt) Hình ảnh người Nhật dọn rác ở khán đài sân bóng, điểm chờ xe, nơi cắm trại… dù rác đó không phải do họ vứt ra khiến người nước ngoài vừa khâm phục vừa tò mò. Trên thực tế, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người Nhật đã ăn vào máu ngay từ nhỏ.
   
Người Nhật dạy trẻ giữ gìn vệ sinh từ rất sớm. Các trường học không hề có nhân viên dọn dẹp, mà học sinh Nhật thường tự quét, lau dọn phòng học, cửa kính, cầu thang… khoảng 30 phút mỗi ngày.
Trong bài viết đăng trên báo Japan Times gần đây, tác giả Alice Gordenker kể lại chuyện chuẩn bị cho con vào lớp một ở trường Nhật.
Học sinh Nhật Bản ngày nào cũng phải dọn vệ sinh ở trường (Ảnh: Mje Magazine)

Cách người Nhật dạy trẻ vượt bằng được mọi khó khăn

Ở Mỹ hay ở Việt Nam, thông thường học sinh nào làm tốt nhất sẽ được mời lên bảng trình bày. Nhưng ở Nhật thì ngược lại.
Thứ Ba, ngày 02/02/2016, 00:08
 
Việc người Nhật dạy cho trẻ khả năng chịu đựng và rèn luyện cho chúng sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn trong học tập có ý nghĩa lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này.
Năm 1979, Jim Stigler, một sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Michigan, Mỹ, sang Nhật để nghiên cứu phương pháp giáo dục ở xứ sở mặt trời mọc. Anh ngồi ở hàng ghế cuối trong một giờ học toán lớp 4 để quan sát.
Stigler nhớ lại, người giáo viên đang dạy cả lớp vẽ hình lập phương trên giấy, và một học sinh không vẽ được một hình đúng. Thầy giáo nói với cậu bé: "Sao con không thử vẽ lên bảng nhỉ?". Ngay lúc đó Stigler nghĩ: "Thú vị đây! Ông ấy bảo người không làm được lên trình bày trên bảng".
 

Người Nhật thường dạy cho trẻ sức chịu đựng và kiên nhẫn để vượt qua khó khăn trong học tập (ảnh: Japan Times)