Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Chớ·nên làm·nghèo ngôn·ngữ

(Theo tạp·chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 8/2006).
Tác·giả: 
Cao·Chư

Đó là điều ai cũng có·thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực·tế, thì việc·làm·nghèo ngôn·ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh·đạo nọ đến thăm một bà·cụ trên một trăm tuổi, hẳn·là để thấy bà·cụ minh·mẫn đến bực nào, vị lãnh·đạo hỏi: "Cụ ngủ có tốt không?". Bà·cụ trả·lời: "Ngủ sao lại tốt?". Tôi giật·mình vì quả·thật, người·ta chỉ nói "ngủ ngon", chứ không ai nói "ngủ tốt", nếu có hẳn chỉ dành để chỉ… giấc ngủ nghìn thu. Chữ "tốt" có thể hàm nhiều nghĩa, dùng được cho rất nhiều trường·hợp, chữ "ngon" nguyên·nghĩa là cảm·giác về thức·ăn, nhưng quả trường·hợp này không·thể thay chữ "ngon" bằng chữ "tốt" được, nếu không tối·nghĩa hay ngược·nghĩa, thì ít ra cũng làm mất cả sức gợi của nó. Lại khi xem truyền·hình, tôi tự hỏi, sao những người·tường·thuật bóng·đá thỉnh·thoảng lại gọi là “cầu·thủ tốt”, trong khi đúng ra phải gọi là "cầu·thủ hay", hoặc "cầu·thủ giỏi". Tôi nghĩ chắc các vị đã bị “Anh·hoá” bởi từ "good·player", vì trong tiếng Anh, chữ "good" hàm cả nghĩa tốt, hay, giỏi. Trong khi đó, trong tiếng Việt, chữ tốt có thể hàm nghĩa rộng nhưng chủ·yếu nói đến phạm·trù đạo·đức (tốt–xấu hay thiện–ác), nhưng sao không gọi là hay, giỏi, cụ thể và gây ít hiểu nhầm hơn, mà lại phong·phú hơn không?

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Cấu·trúc cú·pháp của câu tiếng Việt: Chủ - Vị hay Đề - Thuyết?

Tác·giả: PGS.TS Nguyễn·Hồng·Cổn

(Bài viết cho Hội·nghị khoa·học về Việt·Nam·học tổ·chức tại  Hà·Nội vào tháng 12 năm 2008, đã được in trong tạp·chí Ngôn ngữ, 2009, số 2, từ trang 1 đến trang 12)

Trong Việt·ngữ·học hiện đang tồn·tại hai quan·niệm bất·đồng về việc·phân·tích cấu·trúc cú·pháp của cú và câu tiếng Việt:  phân·tích theo quan·hệ chủ - vị hay phân·tích theo quan·hệ đề - thuyết.  Sự·bất·đồng này kéo·theo những hệ·lụy nhất·định, gây khó·khăn cho việc·dạy và học tiếng Việt như một bản·ngữ và như một ngoại·ngữ. Vì·vậy, dù muốn hay không, giới Việt·ngữ·học cũng phải tiếp·tục tìm cách giải·quyết bất·đồng này nhằm tìm·ra được một cách tiếp·cận thỏa·đáng đối·với việc·phân·tích cấu·trúc cú·pháp tiếng Việt để ứng·dụng vào thực·tiễn dạy và học tiếng Việt. Bài·viết này là một cố·gắng đi theo hướng đó. Nội·dung của bài·viết gồm 2 phần: Phần một trình·bày tổng·quan các quan·niệm khác nhau về phân·tích cấu·trúc cú·pháp của cú và câu tiếng Việt và những bất·cập của các quan·niệm này đối với việc·phân·tích cú·pháp tiếng Việt.  Phần hai đề·xuất một cách tiếp·cận mới về vấn·đề hữu·quan, trong đó xác·nhận vai·trò của cấu·trúc chủ - vị với tư·cách là cấu·trúc cú·pháp của cú nhằm mã·hóa nghĩa biểu·hiện của nó  và vai·trò của cấu·trúc đề - thuyết với tư·cách là cấu·trúc cú·pháp của câu nhằm tổ·chức và truyền·đạt một thông·điệp.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Vấn·đề chuẩn·hóa từ·vựng tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Thiện·Giáp
(Theo Nguyễn·Thiện·Giáp. Từ·vựng·học tiếng Việt. Nxb Giáo·dục, H., 2002, trang 318–333)

1. Từ·vựng chuẩn và chuẩn·hoá từ·vựng
Như trên đã chứng·minh[1], gần một thế·kỉ qua, từ·vựng tiếng Việt đã lớn·mạnh phi·thường cả về chất·lượng lẫn số·lượng. Nhưng do đã được phát·triển vào những thời·kì khác·nhau, trong những hoàn·cảnh khác·nhau, nên từ·vựng tiếng Việt hiện·nay không·khỏi còn những chỗ chưa thống·nhất. Điều đó gây cản·trở cho sự·nghiệp giáo·dục và phát·triển khoa·học của chúng·ta. Cho·nên, chuẩn·hoá từ·vựng tiếng Việt là một yêu·cầu cấp·bách hiện·nay.

Tham-khảo nguyên-tắc chuẩn-hoá thuật-ngữ khoa-học ở các nước

(Tạp-chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 5 (115) - 2005, trang 12 - Ngôn ngữ & Đời sống, 5 - 2008, trang 12)


Tác-giả: Nguyễn-Thị-Kim-Thanh


Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ ngữ quan trọng của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, đó là “những từ và cụm từ cố định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó…”, “là bộ phận từ vựng biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” (Nguyễn Như Ý, 1997, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội), Vậy nên, chuẩn hoá thuật ngữ là một trong những nội dung chính của chuẩn hoá ngôn ngữ.

Một cách nhìn về tương-lai của chữ Nôm

(Hội-nghị Quốc-tế về chữ Nôm, ngày 12-13 tháng 11 năm 2004,  Thư-viện Quốc-gia Việt-Nam – Hà-Nội)

Các tác-giả:

  • Ngô-Thanh-Nhàn, Đại-học New York, nhan@cs.nyu.edu

  • Ngô-Trung-Việt, Viện Công-nghệ Thông-tin, vietnt@itprog.gov.vn


Download (bài-báo này được in trong tạp-chí Thời đại mới, số 5, tháng 7/2005)

Tóm tắt
Bài này đưa ra một số nhận xét về những tiến triển trong việc nghiên cứu, in ấn, phổ cập sử dụng chữ Nôm trong những năm gần đây, cả về số lượng, chất lượng, người và của, trong và ngoài nước. Sự tiến triển này cơ bản không tách rời tiến triển chung của kỹ thuật xử lý đa ngữ, tra cứu mạng, kiến thức ngôn ngữ học, và kiến thức xử lý văn bản, và những chính sách thích hợp. Theo ý chúng tôi, trung tâm của sự tiến triển này là bộ mã chuẩn Unicode và ISO/IEC 10646 mà Việt Nam đã quyết định tham gia từ đầu những năm 1990.
Cơ bản của cách nhìn về tương lai của chữ Nôm là chuẩn mã (codepoints), dạng chính tắc (canonical forms), cấu phần cơ bản (basic components) và bổ sung thêm kho (repertoire) chữ Nôm dành cho mọi loại nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, trên cơ sở tra cứu (search) mạng internet. Từ một bộ mã chung qua mạng, thông qua tiêu chuẩn Việt Nam, mà những nhà nghiên cứu, giáo dục, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, v.v. có thể nghĩ đến những tiến triển xa hơn, trong tri thức tập thể của cộng đồng Việt Nam và thế giới.
Việc này không thể làm được nếu chúng ta không có một chương trình đưa các văn bản văn hoá quan trọng của Việt Nam vào một kho lưu trữ quốc gia mà ai cũng tham khảo được. Do đó, bài này phác hoạ một số hoàn cảnh cơ bản và định hướng để tiến tới một tương lai mà chúng tôi cho là mặc nhiên—trong đó, chúng ta không để mất những tài sản tri thức có thể mất, lấy lại những tài sản tri thức đã mất, và làm cho sử và đặc trưng của dân tộc Việt Nam hiển lộ với đầy đủ chứng cứ.

Chữ Nôm: Văn-hoá cổ-truyền và thời-đại thông-tin

(In trong tạp-chí Ngôn-ngữ số 4 năm 1999, các trang 11-22, Hà-Nội)


Các tác-giả:




  • Giáo-sư, Tiến-sĩ Nguyễn-Quang-Hồng, Viện Hán-Nôm, Hà-Nội

  • Tiến-sĩ Ngô-Thanh-Nhàn, New York University

  • Đỗ-Bá-Phước, Mentor Graphics Corp., California

  • Ngô-Trung-Việt, Viện Công-nghệ Thông-tin, Hà-Nội


Lời tòa soạn: Chữ Nôm đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của văn hoá và bản sắc Việt Nam gần suốt thiên niên kỷ thứ nhì. Ngày nay, số người biết chữ Nôm trở thành hiếm hoi, hầu như chỉ hạn chế trong giới nghiên cứu và giới tăng lữ Phật giáo. Nguy cơ mai một của chữ Nôm là mối lo của bất cứ ai thiết tha với văn hoá dân tộc. May thay, công nghệ thông tin lại mở ra một triển vọng khả quan cho phép chúng ta lưu trữ có hệ thống toàn bộ di sản chữ Nôm, và tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có cho việc học chữ Nôm, và xử lí các văn bản Nôm (và Hán Nôm).

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Chữ Nôm và cổ-văn Việt-Nam

Tác-giả: Diệu-Tần


Chữ Nôm xuất hiện


Các cụ ta gọi là chữ Nôm, có nghĩa là chữ của người phía Nam, khác với chữ ở phía Bắc, chữ Hán của Trung Quốc, tương tự như gọi thuốc herbal của Trung Quốc là thuốc Bắc, gọi thuốc cổ truyền Việt là thuốc Nam. Cũng từ nôm có nghĩa là đơn giản, dễ hiểu, thực thà, rõ ràng trong tính từ nôm na.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Các đặc·điểm ngữ·âm của tiếng Huế

Tác·giả: PGS Vương·Hữu·Lễ

(Thông·tin Khoa·học và Công·nghệ, số 1, năm 1992)

0. Dẫn nhập


Cho dù trước đây và hiện giờ, tiếng Huế thường không được sử dụng chính thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng có quy mô lớn hơn một tỉnh, như tiếng Hà Nội và tiếng Sài Gòn, nhưng tiếng Huế vẫn là một trong ba thổ ngữ (Hà Nội, Sài Gòn, Huế) được người Việt nói chung ưa thích hơn cả trong số các thổ ngữ của tiếng Việt. Đó là xét về mặt xã hội học. Còn theo quan điểm ngôn ngữ học, tiếng Huế là một thổ ngữ rất đáng chú ý vì nó liên quan đến lịch sử phát triển của tiếng Việt, vì có ngôn ngữ cung đình, một hiện tượng đặc dị không thể tìm thấy ở bất kỳ thổ ngữ khác nào, và vì có những đặc trưng phương ngữ học tạo cho nó một vị trí khác biệt trên bản đồ thổ ngữ tiếng Việt...
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi cố gắng phác hoạ các đặc điểm của tiếng Huế đương đại, xét trên bình diện ngữ âm học. Nhưng trước hết tưởng cũng cần xem qua tình hình phương ngữ thổ ngữ của tiếng Việt và xác định vị trí của tiếng Huế trong bức tranh chung đó để có một cái nhìn tổng quát về tiếng Huế.

Một·vài cảm·nhận sơ·lược về đặc·điểm ngữ·âm và từ·vựng tiếng Huế

Tác·giả: Đặng·Thanh·Hòa

Trung·tâm Từ·điển·học · Vietnam Lexicography Centre
(Bài·báo này đã được đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ & Đời·sống, số 4 · 2001)

Xứ Huế vốn là kinh·đô cũ của triều Nguyễn, một triều·đại phong·kiến cuối·cùng ở nước ta. Là một tỉnh có diện·tích 5.009,2 km2, số dân 1.045.134 người; Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Lào, Nam giáp xứ Quảng, Bắc giáp Quảng·Trị. Toàn tỉnh Thừa·Thiên··Huế hiện·nay có 8 huyện là A·Lưới, Hương·Thuỷ, Hương·Trà, Nam·Đông, Phong·Điền, Phú·Lộc, Phú·Vang, Quảng·Điền, và Thành·phố Huế. Do·đó, có·thể nói Thừa·Thiên··Huế là một địa·phương nằm ở vị·trí trung·tâm của cả nước, nơi được coi là địa·bàn có tầm·chiến·lược quan·trọng. Chính vì·thế mà người·ta đã ví Huế là “chiếc đòn·gánh gánh hai đầu đất·nước”. Với một bề·dày văn·hoá vốn·có của mình, xứ Huế luôn được đánh·giá là nơi còn chứa đựng nhiều yếu·tố văn·hoá độc·đáo mà không phải vùng nào, địa·phương nào cũng có. Một trong những điều đặc·biệt ấy phải kể đến tiếng·nói của người xứ Huế, hay như một số người thường gọi là phương·ngữ (regional dialect) Huế, hoặc nói một cách chính·xác hơn là thổ·ngữ (subdialect) Huế.

Ngày·nay, cùng với việc·đầu·tư nghiên·cứu ngày một nhiều hơn, sâu hơn về nền·văn·hoá Huế thì vấn·đề nghiên·cứu, tìm·hiểu về ngôn·ngữ, tiếng·nói của người Huế cũng đang được các nhà·khoa·học quan·tâm đặt·ra. Tuy·nhiên, số·lượng công·trình nghiên·cứu về lĩnh·vực này cho đến nay hầu·như chưa có nhiều do·đó mà người·ta chưa·thể đánh·giá được hết mọi tiềm·năng về bản·sắc ngôn·ngữ của vùng này. Chính vì·vậy, qua một·số kết·quả nghiên·cứu và khảo·sát bước·đầu, trong khuôn·khổ một bài·viết ngắn chúng·tôi xin được đưa·ra một·vài cảm·nhận nhỏ về tiếng Huế với mong·muốn góp một phần hiểu·biết ít·ỏi của mình để tìm·hiểu thêm về ngôn·ngữ Huế nói riêng và nền·văn·hoá Huế nói chung.