Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Ngôn-ngữ...

Nguồn: http://4thcafe.wordpress.com/2010/02/01/languages/

Chẳng hiểu sao đến hôm nay tôi mới thấy bài của bác Giang Lê nói về ngôn ngữ – mà thực ra chỉ có vài dòng.

Nó là thế này:
Tôi nhớ ở VN trước đây mọi người hay “truyền tụng” nhau câu nói đại loại là: tiếng Anh là ngôn ngữ cho business, tiếng Pháp cho love, tiếng Đức cho khoa học, còn tiếng Nga cho … everything. Hôm nay thấy Jean-Claude Trichet (người Pháp) nói tiếng Anh và tiếng Pháp là “comunication languages” còn tiếng Đức là “thinking language”, bằng chứng có rất nhiều nhà triết học người Đức. Kiến thức ngôn ngữ của tôi rất hạn hẹp nên chẳng dám bình luận gì, nhưng với tôi tiếng Việt vẫn là nhất, chỉ ngại mỗi khoản xưng hô :-)

Thôi thì ai cũng thuộc cái câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt” rồi. Thế các tiếng khác thì sao?

Nói theo kiểu của ông Trichet – tiếng Đức là ngôn ngữ tư duy vì Đức lắm triết gia – thì hẳn tiếng Tàu phải có khả năng làm người ta phát điên dễ dàng, nếu không thì đã chẳng có chuyện bao nhiêu người nhảy xuống sông bơi theo Mao Trạch Đông để rồi chết đuối (ông Mao thì bơi cực giỏi – đó là sự thật).

Tiếng Hàn nhất quyết là dùng để quát mắng và chửi nhau rồi, vì mấy ông Hàn Quốc lúc nào cũng nói oang oang.

Tiếng Nhật thì sao nhỉ? Tôi thấy mấy cô Nhật (từ già tớ trẻ) nói chuyện cứ gọi là ngọt như mía lùi ấy.

Nghĩ loanh quanh tự nhiên lại ra một truyện cười đọc đâu đó lâu rồi. Đại khái là có ông giáo sư giỏi nhiều ngoại ngữ được phóng viên hỏi về công dụng của từng thứ tiếng với ông. Ông kể lể nào là tiếng Anh đi làm việc, tiếng Pháp đi tán gái, tiếng Latin đi nhà thờ (tôi không nhớ lắm), vân vân và vân vân. Anh phóng viên hỏi khi nào thì dùng tiếng mẹ đẻ. Ông giáo sư cười: khi tôi lỡ rót nước sôi vào chân.

Nhưng nếu ai đó tưởng thế đã là oách thì nhầm to. Hoàng đế La Mã Thần Thánh Charles V có câu tuyên ngôn bất hủ sau đây:

I speak Spanish to God, Italian to women, French to men, and German to my horse.

- dịch (thoát ý một chút xíu-xìu-xiu): Ta nói tiếng Tây Ban Nha với Chúa, tiếng Ý với phụ nữ, tiếng Pháp với đàn ông, còn tiếng Đức thì để dành cho lũ ngựa!

(Lưu ý rằng La Mã Thần Thánh – Holy Roman Empire – còn được gọi là Đệ nhất Đế chế của… Đức đấy ạ)

Một ông hoàng khác cũng của La Mã Thần Thánh – Sigismund – cũng không kém phần long trọng:

I am the king of Rome, and above grammar!

- dịch (cũng thoát ý một chút xíu-xìu-xiu): Ta là vua của Rome, và đứng trên ngữ pháp!

Ngài tuyên vậy khi bị một giám mục chê là dốt ngữ pháp ngay trước Hội đồng Giám mục.

Tôi thì không phải là vua hay hoàng đế gì hết mà chỉ là một phóng viên vô danh thôi. Cho nên, tôi yêu tiếng Việt của tôi, ngay cả khi nó là bão táp.

Nhưng nhân nói tới tiếng Việt, xin được kết thúc bằng lời vàng ngọc của cụ Phạm Thượng Chi:

Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?

Tác·giả: Đặng·Hải·Nguyên

Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viết biểu ý (ký tự – character) từ Nôm tự (quốc ngữ xưa) sang hệ thống chữ viết biểu âm (letter) dùng chữ cái La tinh (quốc ngữ nay) trong khi các quốc gia đồng văn khác như Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên thì không?

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Một·vài khác·biệt giữa hai ngôn·ngữ Nhật-Việt

Mục đích của bài viết này không có ý định đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của hai đất nước, mà chỉ là một chút quan sát với góc cạnh mà bình thường ít ai để ý tới chúng mà thôi. Do đó bài viết không đặt nặng tính học thuật lắm

Phần I. Người ta nói con người không ai thấy được gương mặt của mình. Người ở Tokyo chả khi nào trèo lên tháp Tokyo cả mà chỉ có người từ nơi khác đến hiếu kỳ mới trèo lên mà thôi. Điều này ở mặt nào đó thì rất đúng, nó thể hiện rõ qua nhiều khía cạnh như văn hóa, tập quán và đặc biệt là ngôn ngữ.

Nhiều dân tộc không có thói quen tự ý thức về tiếng nói của mình. Phần lớn người ta vẫn nói theo thói quen, đời trước dạy thế nào thì đời sau bắt chước chứ ít bỏ công ra mà suy sét cái mình đang dùng.

Hẳn là người Việt cũng thế, nhiều khi họ nói mà không để ý xem mình đang nói điều gì. Trong tiếng Việt cũng có khá nhiều điểm lý thú nhưng nếu không dụng tâm quan sát thì không thấy được. Nhưng người ngoại quốc khi học tiếng Việt thì họ lại chú ý tới những điểm lạ của tiếng Việt mà người bản xứ chả mấy ai ngờ.

Một người Nhật khi học tiếng Việt đã tự hỏi, tại sao bố tương đương với ba, cha, mẹ tương đương với má. Thế tại sao nói "ba mẹ", "ba má", "cha mẹ", "bố mẹ" mà không nói "bố má" hay "cha má" ?

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Việt-ngữ tinh-nghĩa từ-điển

Sách điện-tử: Việt-ngữ tinh-nghĩa từ-điển

Tác-giả: Long-Điền Nguyễn-Văn-Minh

Nhà-xuất-bản: Quảng-Vạn-Thành

Nơi xuất-bản: Hà-Nội

Năm xuất-bản: 1950

Link download: https://docs.google.com/uc?id=0B-fSriMZY_UuZDZmMDNhMWMtZGM0OC00YmVlLThiNzAtMTAzMjBjNjllM2Uz&export=download&hl=en

Từ-điển này giải-thích nghĩa và cách dùng các từ gần nghĩa như "những" với"các", ....

Vấn·đề tiếng đồng·âm trong Việt·ngữ và dấu nối trong tên họ

Tác·giả: Lê·Ngọc·Trụ

(Tạp·chí Văn số 25, Chuyên·mục Giải·đáp thắc·mắc bạn đọc, ngày 1 tháng 1 năm 1965)

* HỎI : (bạn Trương-Bạch-Mai, Long-thành.)
1.) Vấn-đề tiếng đồng-âm trong Việt-ngữ : « Va, Da, Gia » có thể là những tiếng đồng-âm không ? Tôi cho những cặp tiếng sau đây là đồng-âm có đúng không : ngan và ngang, tất và tấc, lòng và lồng? Hay tiếng đồng-âm chỉ có thể là những tiếng như hiên trong « hiên-ngang » và hiên trong « mái hiên ».
2.) Dấu nối trong tên họ. Chẳng hạn như tên tôi, theo ý-kiến của ông, nên viết theo một trong những lối sau đây : Trương-Bạch-Mai, Trương Bạch-Mai. Lối sau, riêng theo ý tôi, nó không có một liên-lạc gì giữa họ và tên. Và tôi cũng không đồng ý khi người ta cho rằng chỉ có dấu nối giữa những tiếng trong tên ghép hoặc chữ ghép, chẳng hạn : Nguyễn-Phúc Ánh, Trần thị Kim-Chi.

Nguyễn·Bạt·Tụy

Tác·giả: Nguyễn·Đình·Toàn

[...Các cuốn “ Phonologie Vietnamienne”, “ Les Voyelles Vietnamienne”, “NOA recherche languistique en Giaoland”vv.. . tất cả đều đuợc viết bằng tiếng Pháp, trình bày những biến chuyển về tư tưởng của tác giả qua hơn hai mươi năm suy tư về ngôn ngữ, trong mọi ngành ngữ âm, ngữ nghĩa, văn phạm, văn phong, và nhất là sự phát minh ra “thuyết độ tiếp xúc” [ theorie đu degré de contact ] mà tác gỉa tin rằng sẽ làm đảo lộn các thuyết ngôn ngữ trên thế giới và chứng tỏ giá trị bấp bênh của mọi công trình nghiên cưú trước đây. Ngoài ra ông Nguyễn Bạt Tụy còn viết một số tác phẩm bằng Anh ngữ, trong đó có cuốn “ New Principles Of Phonology” [ Những nguyên lý mơí của âm học ] nhằm chống lại Trubezcoy, tác giả cuốn sách nổi tiếng tựa đề là “ Principe de Phonologie”.....]

Tản·mạn về đề·án chữ Việt không dấu

Tác·giả: Nguyễn·Ninh

(Bài viết trên Diễn đàn Hội Tin học Việt Nam - Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2007)
Trước đây một năm, cũng vào một ngày đầu Xuân (17/02/2006), đề án "Chữ Việt mới" đã được Cục Bản Quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền, đánh dấu 10 năm nghiên cứu về đề tài này.
Từ ngày ấy đến nay, tôi đã gửi đề án này dến hơn 200 cơ quan thông tấn, báo chí, điện toán (tin học), các trường đại học . . . đồng thời đăng tải trên mạng Diễn đàn Tin học và Đời sống của Hội Tin Học Việt Nam, và đã nhận được nhiều ý kiến khen, chê, thắc mắc.
Tôi thấy đã đến lúc nên tổng kết và trả lời những câu hỏi của quý độc giả trong và ngoài nước.

Phương-châm trong việc tạo từ mới

Tác-giả: Đặng-Hải-Nguyên



  1. Tính dân tộc:

    1.1 Thuần Việt :


    Sử dụng những từ thuần Việt.


    Ví dụ:
    gourmet powder: bột ngọt hay vị tinh.
    stomach: dạ dày hay bao tử.


    1.2 Nho Việt:


    Những từ Nho Việt do người Việt tạo ra, là đặc trưng riêng của Việt Nam.


    Ví dụ:
    stomach: bao tử.  Nếu dịch sát nghĩa từ "bao tử", bao là cái bao, tử là chết; từ "bao tử" không có nghĩa gì trong tiếng Trung Hoa. Theo ngữ pháp Trung Hoa, họ nói ngược lại là "tử bao" dịch sát có nghĩa là "bao chết". Hơn nữ, từ "bao tử" còn mang một ý nghĩa triết lý trong đó.


    Từ "vị tinh" ghi theo Hán tự (Chinese character) hoặc Nho tự là "". Nếu phiên âm theo giọng đọc của tiếng Quảng Đông là "mì chính". Nếu đọc "" theo âm Việt và ghi theo mẫu tự La-tinh thì từ Nho Việt là "vị tinh". Từ "vị tinh" thể hiện rõ nghĩa của từ là tinh chất của vị.


    Please make yourself as home: xin đừng khách sáo (khách khí – 客氣), xin tự nhiên như ở nhà bạn . Từ "sáo" lột tả được nhiều ý nghĩa hơn là từ "khí" (). Hơn nữa, ta có những từ gần với nó như sáo ngữ, nói như sáo.


  2. Tính khoa học

Nguyên-tắc tạo từ mới

Tác-giả: Đặng-Hải-Nguyên


Hán tự hoặc Nho tự được tạo ra theo sáu cách gọi là phép lục thư (六書).


  1. Tượng Hình (象形): căn cứ trên hình tượng của sự vật. Ví dụ:
    Ghép một gạch ngang (
    ), một sổ thẳng (), hai nét phẩy xuống ở hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, để ghi chữ Mộc "", có nghĩa là "cây".

  2. Chỉ Sự (指事) hay Biểu Ý (表意) (hay tượng sự, xử sự): Trông mà biết được, xét mà rõ ý. Ví dụ:
    Chữ Bản (
    ), do ghép chữ Mộc () và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "gốc rễ".
    Lấy nét ngang (
    ) làm mốc, phần (–) đứng ở trên mốc là () thượng, phần đứng ở dưới mốc là () hạ.

  3. Hội Ý (會意) (hay tượng ý): Mỗi chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp ý của hai chữ ấy lại để tạo ra một chữ mới với ý mới. Ví dụ:
    Chữ Lâm (
    ) là rừng , do ghép hai chữ Mộc () tạo thành, rừng do nhiều cây hợp thành.
    Chữ Cổ (
    ) là xưa, ngụ ý điều gì mà mười ( Thập) miệng ( Khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi.

  4. Hình Thanh (形聲), (hay tượng thanh, hài thanh): chiếm 80% toàn bộ chữ Hán. Mượn phần âm () của một chữ có sẵn rồi ghép vào một bộ (phần hình ) chỉ ý nghĩa, để tạo ra chữ mới. Ví dụ:
    Chữ Vị (
    ) trong "khẩu vị" do ghép bộ Khẩu () chỉ việc ăn hoặc nói, và chữ Vị () là "chưa" trong "chưa đến – vị lai" để chỉ cách phát âm.
    Chữ Giang
    là sông, gồm bộ Thuỷ () để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý nghĩa) và chữ công () chỉ cách phát âm của chữ ", Giang". Ghi chú: theo cách tạo từ này, lẽ ra phải đọc là "Giông" chứ không phải "Giang" vì nó lấy âm "ông" trong chữ "công, ".  Nếu thay âm "Gi" Việt cổ (?) hay Hán cổ (?) bằng âm "S" Việt hiện nay, chữ ta đọc là "sông", nghĩa là sông (river) là hợp tình hợp lý nhất?! Trong 80% toàn bộ chữ Hán được tạo theo phương thức Hình Thanh, có bao nhiêu chữ thuộc loại này? Phần này để các bạn cũng như các nhà nghiên cứu suy nghĩ thêm về tính chính danh của cách gọi "từ Nho Việt" thay cho "từ Hán Việt".

  5. Chuyển Chú (轉注): Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa tương tự. Ví dụ:
    Ghép bộ Thảo (cây cỏ) vào chữ Lạc (
    , vui vẻ) thành chữ Dược () là thuốc
    Chữ Lão (
    ) là già, thay đổi hình dạng đôi chút ta có Khảo () nghĩa là "sống lâu".

  6. Giả Tá (假借): Mượn âm của một chữ có sẵn:
    a. Biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới với nghĩa khác.
    Ví dụ:
    Trường: dài, Trưởng: lớn.
    b. Giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán thêm cho nó một nghĩa mới.
    Ví dụ:
    Vạn, vốn có nghĩa là con bò cạp, nhưng lại dùng thêm nghĩa mới là mười ngàn.


Nhờ chữ quốc ngữ viết bằng mẫu tự La tinh, chúng ta không bị đóng khung trong phép "lục thư" trong việc tạo từ mới.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Nguyễn-Ninh - Bộ-gõ Chữ Việt mới tạm-thời

(Xem nội-dung đề-án Chữ Việt mới dùng cho Công-nghệ thông-tin của tác-giả Nguyễn-Ninh ở đây, bản rút-gọn đề-án xem ở đây)

Chào quý vị và các bạn,
Đây chưa phải là phần mềm được lập trình một cách hoàn chỉnh mang tên tác giả nào cả, mà chỉ là một số thủ thuật sử dụng những công cụ tin học hiện nay, được tập hợp lại trong cái gọi là “ Bộ gõ chữ Việt mới tạm thời “ mang tính trao đổi nội bộ, nhằm hỗ trợ những ai thích làm quen với chữ này dùng thử, cũng là để tiêu khiển cho vui…

Do tính chất tạm thời, bộ gõ này chưa thực hiện việc viết liền từ kép mà vẫn gõ rời từng từ đơn âm. Nhìn tổng thể bộ gõ này có nhanh hơn nhưng chưa nhanh nhiều lắm so với các bộ gõ khác. Bạn nào có khả năng lập trình cải thiện được bộ gõ này tốt hơn xin công bố lên mạng để mọi người cùng thưởng thức.