Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Chuyện viết tiếng Việt

Tác-giả: Hoàng Hồng-Minh


Một câu hỏi đang được đặt ra là "có cần thêm một số chữ cái latinh vào bộ chữ tiếng Việt, ví dụ như F, J, W, Z? ". Nguyên tắc chung, nếu nhu cầu là rõ ràng, thì sự đáp ứng là cần thiết. Còn sử dụng cụ thể như thế nào những chữ cái thêm vào này là công việc tiếp theo.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Nét tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc

Tác-giả: Nguyễn-Tiến-Hải

1. Đề-nghị ai đó cùng làm việc gì với mình:

Cấu-trúc dùng trong Tiếng Việt: động-từ + "đi"

Ví dụ: Chúng-ta ăn cơm đi. (Chúng-ta ăn cơm nhé?)

Chúng-ta chơi tennis đi. (Chúng-ta chơi tennis nhé?)

Cấu-trúc dùng trong tiếng Hàn-Quốc:

động-từ nguyên-thể (bỏ 다) + ㄹ/을까요

ví-dụ: 밥을  먹을까요? Chúng-ta ăn cơm nhé? (hoặc: Chúng-ta ăn cơm đi!)

chú-ý: 가다 là động-từ nguyên-thể có nghĩa là "đi".

ví-dụ: 가요. Tôi đang đi.

Câu hỏi: có liên-hệ gì với nhau hay không?

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Vì sao có dư luận ghét ông Sarkozy?

"Thời Hậu hiện đại là khi mà các xã hội chuyển biến tới chỗ chọn giác độ mang tính cảm tính hơn là duy lý hay kiểu trí thức.”

Nếu Tổng thống Nicolas Sarkozy không thắng được nhiệm kỳ thứ hai như nhiều điều tra dư luận dự đoán trước vòng bỏ phiếu thứ nhất vào Chủ Nhật này, yếu tố quan trọng nhất có thể là vì ông gây ra phản cảm nặng nề với nhiều người Pháp. Và vì sao lại thế?
Kể từ sau khi ông nhậm chức năm 2007, ông Sarkozy là vị tổng thống duy nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp bị ghét công khai tới mức cao độ.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Dạy tiếng Việt: dễ hay khó?

Tác-giả: Nguyễn-Hưng-Quốc

Lời tác giả: Việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại cũng như cho người ngoại quốc ở Việt Nam và hải ngoại) đang phát triển mạnh mẽ. Điều này gợi ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy vốn còn rất mới với người Việt Nam. Bài viết này chỉ nhắm đến mục đích nêu lên một số cái khó để mọi người cùng quan tâm. Vì bài viết khá dài, tôi xin chia làm bốn phần:

1.     Dạy ngôn ngữ thứ hai bao giờ cũng khó
2.     Khi ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ cộng đồng lại càng khó.
3.     Bản thân tiếng Việt rất khó (1)

4.     Bản thân tiếng Việt rất khó (2)
- NHQ

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Những địa·danh Việt·Nam bị thay·đổi và sai·lệch

Tác·giả: PGS.TS ·Trung·Hoa

Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh.

Những kiểu thay đổi và sai lệch cụ thể như sau:

1- Do hiện tượng đồng hóa: Hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Có hai địa danh thuộc kiểu này:

Pha Đin là đèo trên Quốc lộ 6, từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đi huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dài 36km, cao 1.050m. Cũng gọi là Cổng Trời. Chữ Pha Đin từ gốc Tày - Nùng Phạ Đin, nghĩa là “trời đất”, vì đèo quá cao, như chỗ gặp nhau giữa trời và đất. Ở đây có hiện tượng đồng hóa thanh điệu: thanh ngang của Đin đồng hóa thanh nặng của Phạ thành Pha.

Tam Thương là bến trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Tam Thương vốn là từ Hán Việt, dạng gốc là Tạm Thương, nghĩa là “kho tạm”, nằm gần bến. Ở đây thanh ngang của Thương đồng hóa thanh nặng của Tạm thành Tam Thương.

2- Do hiện tượng dị hóa: Hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia khác với nó. Có ba địa danh thuộc kiểu này:

Bà Bèo là kinh nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua các huyện Cai Lậy, Tân Phước (Tiền Giang) và Châu Thành (Long An), dài 25km. Vương Hồng Sển cho biết âm gốc của địa danh này là Bàu Bèo. Người Khmer cũng gọi kinh Bà Bèo là Cumnik Prêk Cak tức “kinh rạch bèo”.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Về các thành·tố phụ sau trung·tâm trong danh·ngữ tiếng Việt

Tác·giả: Hoàng·Dũng - Nguyễn·Thị·Ly·Kha(Bài đã đăng trên Tạp·chí Ngôn·ngữ, năm 2004)

Người đầu tiên đưa ra sơ đồ danh ngữ tiếng Việt là M. B. Emeneau (1951:85). Theo ông, danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc như sau:


Numerator

(từ chỉ lượng)


Classifier

(loại từ)


Classified noun

(danh từ biệt loại)


Attribute(s)

(định ngữ)


Demonstrative numerator

(từ chỉ trỏ)


Nonclassified noun

(danh từ không biệt loại)



Chín năm sau, Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (hoàn thành năm 1960, xuất bản năm 1975) sửa đổi sơ đồ của Emeneau, thành sơ đồ sau đây (Nguyễn Tài Cẩn 1975:27):

tất cả

4


ba

3


cái

2


con

1


mèo

0


đen

1'


ấy

2'



Với Phụ lục 2 Vài ý nghĩ hiện nay in ở cuối sách, ông khẳng định về mặt ngữ pháp, chính loại từ mới là từ trung tâm danh ngữ (1975:293). Một năm sau, ông nói một cách hiển ngôn: loại từ chính là danh từ (1976a:163-170). Đây cũng là kết luận của Cao Xuân Hạo (1986, 1992, 1999) với nhiều luận cứ mới [1]. Nếu thế, sơ đồ trên cần được đánh số lại như sau [2]:

So·sánh trật·tự từ của định·ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Tác·giả: Đinh·Điền (*)

Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng.

1. GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
Theo kết quả phân loại về loại hình ngôn ngữ ([Stankevich, 1982]), trên thế giới có các loại hình ngôn ngữ sau: ngôn ngữ chắp dính, ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ biến cách và ngôn ngữ đa tổng hợp. Còn về loại hình văn hoá ([Trần Ngọc Thêm, 1997]), ta có hai loại hình lớn: Văn hoá phương Đông, Văn hoá phương Tây. Sau đây ta xem xét tiếng Việt và tiếng Anh được xếp vào vị trí loại hình ngôn ngữ nào; do chịu ảnh hưởng bởi loại hình văn hoá nào, cũng như những đặc thù trong mỗi loại hình ngôn ngữ và loại hình văn hoá đó. Chính những đặc thù này đã chi phối đến trật tự từ nói chung và trật tự định ngữ nói riêng mà ta sẽ xét đến trong nội dung chính của bài tiểu luận này.

1.1 Loại hình ngôn ngữ
Theo bảng phân loại hình ngôn ngữ, tiếng Việt được xếp vào loại hình đơn (isolate) hay còn gọi là loại hình phi hành thái, không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết hay phân tiết… với những đặc điểm chính như sau:

- Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái. Ý nghĩa ngữ pháp nằm ở ngoài từ.

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và Anh ấy nhìn tôi.

1.2 Loại hình trật tự từ
Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Anh và tiếng Việt có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O, có nghĩa là trong một câu bình thường (không đánh dấu), thứ tự các thành phần câu được sắp xếp như sau (theo [Lý Toàn Thắng, 1999]):

S (subject: chủ ngữ) – V (verb: động từ) – O (object: bổ ngữ)

Ví dụ: Tôi nhìn anh ấy và I see him.
              S   V    O           S  V    O
Đây là loại hình phổ biến thứ nhì, chiếm từ 32,4% đến 41,8% trong toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới (chỉ sau loạI hình SOV, chiếm 41% đến 51,8%. Tuy nhiên, trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung là khác nhau trong cụm từ, nhất là trong danh ngữ (noun phrase) mà ta sẽ xét kỹ trong các phần dưới đây.

2.TRẬT TỰ TỪ CỦA ĐỊNH NGỮ
Tiếng Việt do bị ảnh hưởng  của văn hoá phương Đông – nền văn hoá thiên về âm tính, nên trong ngôn ngữ, ngữ pháp của nó có tính linh động cao, chứ không chặt chẽ (phải chia thì, thể, giống) như ngữ pháp phương Tây.

Những điểm cần lưu·ý khi dịch một văn·bản khoa·học - kĩ·thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Some challenges in the translation of an Englishscientific technical text into Vietnamese)

Tác·giả:  
  • Nguyễn·Phước·Vĩnh·Cố, Trường Đại·học Ngoại·ngữ, Đại·học Đà·Nẵng
  • Nguyễn·Bắc·Nam, Đại·học Đà·Nẵng
TÓM TẮT
Khi dịch một văn bản Khoa học - Kỹ thuật từ Anh sang Việt, giáo viên và sinh viên ViệtNamhầu như không quen với các đặc trưng ngữ pháp (thể thụ động, vô nhân xưng, hình thái xưng hô...) vốn được xen lẫn với các biến thể ngôn ngữ khác. Để góp phần vào việc học tiếng Anh nói chung và dịch nói riêng, bài báo đề cập đến những thách thức mà người dịch gặp phải trong một văn bản KH- KT và phân tích những thách thức này qua việc xem xét 3 tham số ngữ vực: trường diễn ngôn, người tham dự diễn ngôn và phương thức diễn ngôn. Bài báo cũng nêu ra một số giải pháp để giải quyết những thách thức nói trên.

ABSTRACT
Most of the Vietnamese teachers and students seem to be unfamiliar with a scientific and technical text in English. Its characteristics and grammatical features (passive; impersonality; forms of address)... merge with other varieties of language. As part of an effort to contribute the ideas to the study of English in general and the field of translation in particular, the present paper refers to the challenges faced by the translator when dealing with a scientific and technical text and provides an analysis of these challenges by examining the three register parameters: field of discourse, tenor of discourse and mode of discourse. The paper also deals with some solutions to these challenges.

Từ xưng hô trong dịch·thuật (Address forms in translation)

Tác·giả: Phạm·Thành·Vinh
Trường Đại·học Ngoại·ngữ, Đại·học Đà·Nẵng

TÓM TẮT 
Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào xưng hô là hiện tượng không thể tránh được. Hình thái xưng hô không những chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tài liệu khoa học, pháp lý và thương mại mà còn thực hiện các chức năng ngữ dụng. Hầu như bất kỳ người Việt Nam học tiếng Anh nào cũng gặp phải một số khó khăn khi nói, viết, dịch hệ thống xưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài viết này đề cập đến hình thái xưng hô Anh Việt và phân tích các khía cạnh dụng học để dịch từ xưng hô.

ABSTRACT
In any act of communication, addressing is, so to speak, unavoidable. Address forms not only play an important role in scientific, legal and commercial documents but also perform pragmatic functions. It can be said that, any Vietnamese learners of English have some difficulties in speaking, rendering address forms from English into Vietnamese. The paper refers to a contrastive analysis of English - Vietnamese address forms and analyses some pragmatic aspects in translating these forms.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Về vấn·đề phân·định từ·loại trong tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Hồng·Cổn
(Bài đã in trong Tạp-chí Ngôn-ngữ, số 2, năm 2003)

1. Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Một số học giả xuất phát từ quan điểm hình thái học phủ nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Việt (Grammont & Lê Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê), bởi theo họ tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với các ngôn ngữ phuơng Tây - từ không biến đổi hình thái, nên không có "từ loại". Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng trong tiếng Việt có  phạm trù từ loại, mặc dù tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau.