Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Nghiên·cứu về nhóm ngôn·ngữ Việt-Mường

Tác·giả: Nguyễn·Phú·Phong (30/03/2006)


Người Mường
Nhóm Ngôn Ngữ Việt-Mường (NhómVM) gồm những ngôn ngữ nào ? Tại sao lại phải quan tâm đến nó ?

Henri Maspero
(Paris, 1883 - Buchenwald (Allemagne), 1945)  trong công trình nghiên cứu trứ danh về Ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) trong lúc truy tầm về nguồn gốc và quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, đã vô tình đặt ra nền tảng của cái mà ngày nay ta gọi là Nhóm Việt-Mường .

Về vấn·đề láy từ trong tiếng Việt

Tác·giả: Nguyễn·Phú·Phong

I . Mở đầu

Ví dụ ta lấy từ héo.

Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách :
- hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có
hơi héo- hoặc dùng từ pháp bằng cách lặp lại từ héo nhưng lại thay đổi thanh điệu, ta sẽ có heo héo.

Phương pháp thứ hai gọi là láy rất thông dụng trong tiếng Việt. Rất nhiều tác giả, Việt Nam cũng như ngoại quốc, khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đều có đề cập đến vấn đề láy từ. Nhưng các tác giả này, người thì không phân biệt những từ láy sống với những từ láy chết, người thì sau khi đã phân biệt hai diện sống/chết của sự láy vẫn xếp những từ thuộc loại sống vào các từ thuộc loại láy chết.

Thế nào là láy sống và láy chết ?

Láy sống là một sự láy sinh động mà mỗi người Việt hoặc thông hiểu tiếng Việt có thể từ một từ gốc tạo thành một từ láy theo qui luật hoặc đã thâu nhận được qua kinh nghiệm hoặc đã được minh định rõ ràng sau một cuộc tìm tòi nghiên cứu. Ví dụ từ heo héo ở trên đã được tạo ra do một sự láy sống mà sau đây chúng tôi sẽ nêu rõ những đặc điểm của nó.

Trái lại sự láy chết là một hiện tượng đã hết khả năng sản xuất. Những từ láy chết đến với ta như một hiện tượng đã hình thành, ta không biết hoặc chưa biết vì đâu mà chúng có. Những từ láy chết không thể là những mô hình từ đó chúng ta có thể tạo ra những từ mới trong hiện tại. Từ nhỏ nhẻ ( từ gốc : nhỏ ) là một ví dụ.

Trong bài này chúng tôi chỉ xét đến hai loại láy sống : láy giảm như đã nói ở trên và láy tăng mà sau đây là một ví dụ : héo > héo hẹo ( rất héo ). Hơn nữa chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại láy này trên một từ loại chính : động từ trạng thái ( hoặc là hình dung từ theo một số đông tác giả ).

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Cái thắc·mắc ngàn đời của chữ Việt

Tác·giả: Bác·sĩ  Nguyễn Hy Vọng M.D.

-t hay là –c ? , nhiều người Trung và Nam không viết cho đúng, vì họ đều phát âm với – c mà thôi.! dấu hỏi hay dấu ngã, nhiều người Trung và Nam [65 % dân Việt] cũng không viết đúng được.

Đó không phải là lỗi của họ, đó là lỗi của cái chữ viết đã không viết theo đúng như nói nguyên tắc vàng ngọc của chữ viết là phải viết cho đúng với phát âm, mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới theo đúng cả,  "trừ ra chữ viết Tây ban nha là khá nhất “ se habla como se escriba”  “ nói cũng y hệt như viết, còn Pháp Anh Mỹ đều viết tùm lum tà la hết ! Pháp thì đọc một âm mà viết  nhiều cách:  cinq, ceint, saint, sein.

Cái hệ lụy Tàu Việt



Tác-giả: Bác-sĩ Nguyễn Hy Vọng M.D.

Tôi muốn nói đến cái nợ ba đời ta gánh chịu khi Tàu nó đô hộ mình suốt ngàn năm. Phải hiểu là, dân Tàu có đến sáu tiếng nói khác nhau mà đến nay vẫn còn khác nhau! mà nếu không có cái chữ viết nó ràng buộc lại thì kể như đi đong.mỗi tiếng một ngã.. vì vậy mà tiếng nói nào trong thế giới cũng có chữ đánh vần kiểu a b c trừ ra tiếng Tàu duy nhất hiện nay phải vừa vẻ vừa viết [sic] chấp nhận khoảng 7500 cái hình vẽ là 7500 cái âm [sic] nếu không thế thì  nước Tàu sẽ tan rã rất nhanh  không phải là một nước nữa, đó là lý do tại sao Tàu không dám viết theo a b c . Cái chữ Tàu thật ra là cái nợ ba đời cho chúng nó’ a mill stone around their neck theo lời của các học giả Tây phương nhận xét!

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Cái gạch·nối trong chữ Việt

Tác-giả: Phụng Nghi

1. Cái gạch nối

Trong chữ Việt, cái gạch nối dùng để kết hợp những thành tố viết rời của một từ gồm nhiều âm tiết. Nếu viết riêng rẽ thì những âm tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm tiết. Sau đây là một vài thí dụ:

- "Ðộc" có nghĩa là một, có số lượng chỉ một mà thôi. "Lập" có nghĩa là đứng thẳng. Ghép lại, "độc-lập" có nghĩa: 1. Tự mình sống, không dựa vào người khác. Sống độc-lập. 2. (Nước hoặc dân tộc) có chủ quyền. Nền độc-lập dân tộc.

- "Bà" là người đàn bà thuộc thế hệ sanh ra cha hoặc mẹ ta. "Con" là người thuộc thế hệ mà ta sanh ra. Ghép lại, "bà-con" có nghĩa là thân quyến, người có quan hệ họ hàng. Một người bà con xa.

- "Cay" là có vị như khi ăn ớt, ăn tiêu, ăn gừng hoặc khi uống rượu. "Ðắng" là có vị như khi ăn trái khổ qua, trái bồ hòn, mật cá hoặc uống thuốc bắc. Ghép lại "cay-đắng" (hay "đắng-cay") có nghĩa là đau khổ, xót xa. Thất bại cay-đắng.

Như vậy, ta thấy cái gạch nối có một vai trò rất quan trọng. Nó dùng để phân biệt từ đơn với từ ghép. Từ cuối thế kỷ 19 và trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 này, theo ngữ pháp, ta dùng cái gạch nối đối với những từ ghép, mục đích là để câu văn được rõ nghĩa. Trong học đường, thời bấy giờ, đối với những từ ghép, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác: c với t (các/cát), ch với tr (chương/trương), d với gi (dang/giang), dấu hỏi với dấu ngã...

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Để lâu câu sai hoá… đúng

Tác-giả: GS, TS Nguyễn-Đức-Dân

SGTT.VN - Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally viết: "Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay". Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!

Sai từ thừa chữ...


Ví dụ: cách nói "chiếc đồng hồ mới cứng" hiện nay được coi là đúng. Ấy thế nhưng cách đây 40 năm nó bị coi là sai, vì lúc đó "mới cứng" chỉ dùng cho tiền giấy bạc mới in, còn cứng. Một ví dụ khác: cách nói "Hỗ trợ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn" hiện nay được coi là bình thường. Trước đây, đó là cách nói sai. Vì hỗ là lẫn nhau, là từ hai phía, hỗ trợ là sự giúp đỡ nhau từ hai phía. Lẽ ra phải nói "trợ giúp/giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn".

Ngay từ đầu những cách nói sai mới cứng, hỗ trợ không bị phê phán, uốn nắn nên dần dần được nhiều người dùng, kết cục thành cách nói được xã hội chấp nhận.

Những từ ngữ sai bắt nguồn từ quy định của cơ quan công quyền thì hết cách sửa, vì nó đã thành thuật ngữ của một khái niệm pháp lí. Ví dụ: xe môtô có dung tích xilanh trên 50cm3 thì ngành công an gọi là "xe phân khối lớn". Mọi người phải chấp nhận thuật ngữ này, dù học trò tiểu học cũng biết rằng không có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ. Bây giờ không ai sửa được cái từ ngữ "xe phân khối lớn" vô nghĩa về khái niệm này nữa!

Sửa đổi cách viết chữ Việt hay là chữ Việt năm 2020

Tác-giả: dchph


Ngônngữ là một thuộctính bềnvững và biếnđổi chậmnhất của một dântộc. Trong quátrình pháttriển lịchsử, tínhcách của ngônngữ có thayđổi với một mứcđộ ítnhiều khácnhau, nhấtlà về hìnhthức, ở cái vỏ biểuhiện bềngoài của tiếngnói, đólà chữviết của một ngônngữ. Tuỳtheo nhucầu lịchsử, một dântộc cóthể có nhucầu thayđổi cách thểhiện tiếngnói của mình qua chữviết để thíchhợp với nhucầu của thờiđại. Nhiều nước tiếnbộ trên thếgiới ngàynay trong quátrình pháttriển đã phải thôngqua giaiđoạn cảicách chữviết vì đólà một quátrình tấtyếu.


ChữViệt chúngta đang sửdụng không phảnảnh đúng mộtcách khoahọc của thựctrạng tiếngViệt ngàynay. Cáchviết chữViệt hiệnđại cầnphải được cảitổ hay sửađổi lại không chỉ để phùhợp tiếngnói màcòn tạo điềukiện trựctiếp hoặc giántiếp gópphần pháttriển Việtnam trong lãnhvực kỹthuật của thờiđại hômnay vì kếtquả thựctiển là nó sẽ manglại những lợiích kinhtế thiếtthực.


Thayđổi một thóiquen, nhấtlà thuộc lãnhvực ngônngữ, rất khó nhưng nếu cầnphải cảicách, khôngphải là khôngthể thựchiện được. Ðứng trên một quanđiểm nàođó, cảitổ cáchviết tiếngViệt khôngđược xem nhưlà một yêucầu cấpbách, nhưng nếu quảthực sự cảitổ manglại lợiích cho nướcnhà, chúngta phải hànhđộng.

Chữ Việt có hai vần

Tác-giả: Nguyễn Phước Đáng (bài đã được đăng tại  website Gia-đình phật-tử Việt-Nam tại Hoa-Kì)

Có nhiều nhà ngôn ngữ Việt Nam cho rằng ngôn ngữ Việt là thứ ngôn ngữ đa âm, như các ngôn ngữ Anh, Pháp...

Từ nhận định đó người ta đi đến nhận định “Chữ Việt là thứ chữ đa âm tiết”. Âm tiết có nghĩa là vần. Chữ đa âm tiết = chữ có nhiều vần.
Âm tiết có khi được rút ngắn lại còn tiết mà thôi, để chỉ vần trong chữ viết. Do đó. có khi ta đọc thấy đơn tiết = đơn âm tiết = 1 vần; song tiết = song âm tiết = 2 vần; đa tiết = đa âm tiết = nhiều vần.

Ngôn (lời nói) đa âm thì có ngữ (chữ viết) đa âm tiết là điều thuận lý. Lời nói có nhiều tiếng, thì chữ viết có nhiều vần là chuyện phải lẽ. Nhưng tôi thấy chuyện không đơn giản như vậy, đối với tiếng Việt & chữ Việt.

Ngôn của mình là đa âm, nhưng ngữ lại đơn tiết.

Lời nói của người Việt là đa âm, nghĩa là có nhiều trường hợp phải có nhiều tiếng hợp lại mới chỉ định được một ý niệm về người, vật, cây cối, chim muông, trạng thái, ý tưởng, hành động...

Một·số vấn·đề của chữ·viết tiếng Việt dính liền

Tác·giả: Nguyễn·Tiến·Hải

Cập·nhật: 2013-12-26 2:50AM (GMT+9)

Cuộc vận động cải cách chữ viết tiếng Việt VNY2K (tiếng Việt mới cho năm 2020) [1] có mục đích tốt đẹp là làm chữ viết tiếng Việt hợp lí hơn. Các tác giả cuộc vận động này cho rằng tiếng Việt hiện đại là ngôn ngữ đa âm tiết [1][2], và các đơn vị từ thống nhất (các ngữ định danh) nên được viết dính liền lại với nhau. Ví dụ các từ "quấn quýt", "rời rạc", "bâng khuâng", "lạnh lẽo", "sạch sành sanh", ...nên được viết dính liền lại với nhau. Tuy nhiên, tồn tại một số khó khăn cản trở cuộc vận động này.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình

Người·dịch: Nguyễn·Tiến·Hải

Lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình (tiếng Anh: Programming Language Theory, viết tắt PLT) là một nhánh khoa·học máy·tính. Nhánh này nghiên·cứu nhiều khía·cạnh liên·quan đến các ngôn·ngữ lập·trình và các đặc·trưng của chúng, đó là thiết·kế, thực·hiện, phân·tích, mô·tả đặc·điểm và phân·loại. Nhánh này phụ·thuộc vào toán·học, kĩ·nghệ phần·mềm (software engineering) và ngôn·ngữ·học (linguistics). Nhiều người cho rằng PLT đang là lĩnh·vực nghiên·cứu năng·động vì có nhiều công·trình được xuất·bản ở nhiều tạp·chí chuyên về PLT cũng·như ở các xuất·bản·phẩm về kĩ·thuật và khoa·học máy·tính nói chung. Hầu·hết các chương·trình đào·tạo cử·nhân khoa·học máy·tính đều yêu·cầu sinh·viên phải học các môn·học liên·quan chủ·đề này.

Mục·lục

1. Lịch·sử
2. Các ngành con và lĩnh·vực liên·quan
2.1. Ngữ·nghĩa·học hình·thức (formal semantics)
2.2. Lí·thuyết kiểu (type theory)
2.3. Phân·tích và chuyển·đổi chương·trình
2.4. Phân·tích đối·chiếu ngôn·ngữ lập·trình
2.5. Lập·trình meta (meta programming)
2.6. Ngôn·ngữ đặc·trưng·miền (domain-specific languages)
2.7. Xây·dựng trình·biên·dịch (compiler)
2.8. Hệ·thống thời·gian·chạy (run-time)
3. Tạp·chí chuyên·ngành, xuất·bản·phẩm và hội·thảo về PLT
4. Kí·hiệu Lambda
5. Xem thêm
6. Đọc thêm
7. Liên·kết ngoài

·····································

1. Lịch·sử

Có·thể nói rằng lịch·sử lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình có trước cả sự·phát·triển của chính bản·thân các ngôn·ngữ lập·trình. Phép tính lambda, do Alonzo Church và Stephen Cole Kleene phát·triển vào thập·niên 1930, được một·số người coi là ngôn·ngữ lập·trình đầu·tiên trên thế·giới, mặc·dù lúc đầu người ta chỉ định dùng nó làm mô·hình tính·toán hơn là làm phương·tiện để các lập·trình·viên mô·tả các giải·thuật dành cho các hệ·thống máy·tính. Nhiều ngôn·ngữ lập·trình hàm được mô·tả như là sự dán thêm một "lớp·gỗ·dán mỏng" (thin veneer) vào phép·tính lambda [1]. Hơn nữa, nhiều ngôn·ngữ lập·trình trong số đó có·thể được dễ·dàng mô·tả  bằng các thuật·ngữ của phép·tính lambda.

Ngôn·ngữ lập·trình đầu·tiên từng được đưa ra là Plankalkül. Ngôn·ngữ này do Konrad Zuse thiết·kế vào thập·niên 1940, nhưng công·chúng không biết·đến nó mãi·cho·đến năm 1972 (đến năm 1998 ngôn·ngữ này mới được phát·triển). 

Ngôn·ngữ lập·trình đầu·tiên nổi·tiếng và thành·công nhất phải kể đến FORTRAN. Từ năm 1954 đến năm 1957, John Backus đã dẫn đầu một nhóm các nhà·nghiên·cứu hãng IBM phát·triển nên FORTRAN. Thành·công của FORTRAN dẫn tới sự ra đời của một ủy·ban gồm các nhà·khoa·học với mục·tiêu phát·triển một ngôn·ngữ mới có "tính·chất toàn·cầu" và ALGOL 58 đã ra đời. Trong thời·gian đó John McCarthy từ MIT cũng đã phát·triển LISP dựa trên phép·tính lambda. LISP là ngôn·ngữ đầu·tiên thành·công bắt nguồn từ giới·học·viện (academia). 

Từ những thành·công ban·đầu này, các ngôn·ngữ lập·trình máy·tính trở·thành chủ·đề nghiên·cứu sôi·nổi trong thập·niên 1960 và về sau.

Một·số sự·kiện chính:

Thập·niên 1950, Noam Chomsky phát·triển hệ·thống phân·cấp Chomsky (Chomsky hierarchy) trong lĩnh·vực ngôn·ngữ·học. Đây là khám·phá tác·động trực·tiếp lên lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình và nhiều nhánh khác của khoa·học máy·tính.

Thập·niên 1960, Ole·Johan Dahl và Kristen Nygaard phát·triển ngôn·ngữ SimulaSimula được coi là hình·mẫu đầu·tiên của một ngôn·ngữ lập·trình hướng·đối·tượng; Simula cũng đã giới·thiệu khái·niệm đồng·chương·trình·con (tiếng Anh: coroutine).

Thập·niên 1970:
  • Một nhóm các nhà·khoa·học tại Xerox PARC do Alan Kay dẫn·đầu phát·triển Smalltalk, một ngôn·ngữ hướng·đối·tượng nổi·tiếng nhờ môi·trường phát·triển sáng·tạo của nó.
  • Sussman và Steele phát·triển ngôn·ngữ lập·trình Scheme, một phiên·bản của Lisp hợp·nhất phạm·vi từ·vựng (tiếng Anh: lexical scoping) với một namespace (không·gian·tên) thống·nhất và các yếu·tố từ mô·hình Actor (bao·gồm các continuation lớp·nhất).
    Lập·trình logic và Prolog phát·triển cho·phép các chương·trình máy·tính được biểu·hiện như logic toán·học.
  • Backus, năm 1977, trong một bài·giảng tại ACM Turing Award , đã đả·kích hiện·trạng của các ngôn·ngữ công·nghiệp lúc bấy·giờ. Backus đề·xuất một lớp mới các ngôn·ngữ lập·trình, chính là các ngôn·ngữ lập·trình mức hàm hiện nay.
  • Xuất·hiện phép·tính tiến·trình, ví·dụ như Phép·tính của các Hệ·thống Giao·tiếp (Calculus of Communicating Systems) của Robin Milner, và mô·hình Các tiến·trình giao·tiếp liên·tục (Communicating sequential processes) của C. A. R. Hoare, cũng như các mô·hình song·song tương·tự, ví·dụ như mô·hình Actor của Carl Hewitt.
  • Lí·thuyết kiểu bắt·đầu được áp·dụng với tư·cách một ngành·học (tiếng Anh: discipline) cho các ngôn·ngữ lập·trình, nhờ công đầu của  Milner; ứng·dụng này dẫn đến những tiến·bộ to·lớn trong lí·thuyết kiểu suốt nhiều năm qua.
Thập·niên 1980:
Bertrand Meyer tạo·ra phương·pháp·học Thiết·kế theo hợp·đồng (Design by contract) và hợp·nhất nó vào ngôn·ngữ lập·trình Eiffel.

Thập·niên 1990:
Gregor Kiczales, Jim Des Rivieres và Daniel G. Bobrow xuất·bản cuốn·sách Nghệ·thuật của Giao·thức Đối·tượng·meta (tựa tiếng Anh: The Art of the Metaobject Protocol).
Philip Wadler đề·xuất dùng các monad cho việc·cấu·trúc các chương·trình viết bằng các ngôn·ngữ lập·trình hàm.

2. Các ngành con và lĩnh·vực liên·quan
Có nhiều lĩnh·vực nghiên·cứu hoặc nằm trong hoặc có ảnh·hưởng sâu·sắc lên lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình; nhiều lĩnh·vực trong số này có sự·chồng·chéo đáng·kể. PLT còn sử·dụng nhiều nhánh khác của toán·học, gồm lí·thuyết tính·toán, lí·thuyết thể·loại, và lí·thuyết tập·hợp.

2. 1. Ngữ·nghĩa·học hình·thức (formal semantics)
Ngữ·nghĩa·học hình·thức là đặc·trưng có tính hình·thức về hành·vi của các chương·trình máy·tính và các ngôn·ngữ lập·trình, có liên·quan đến việc·nghiên·cứu ngôn·ngữ hình·thức. Có ba phương·pháp miêu·tả ngữ·nghĩa·học hay "ý·nghĩa" của một chương·trình máy·tính đó là: ngữ·nghĩa·học biểu·diễn (denotational semantics), ngữ·nghĩa·học thao·tác (operational semantics) và ngữ·nghĩa·học tiên·đề (axiomatic semantics).

2. 2. Lí·thuyết kiểu (type theory)
Lí·thuyết kiểu là sự·nghiên·cứu các hệ·thống kiểu, "là các phương·pháp cú·pháp dễ·kiểm·soát nhằm chứng·minh sự·vắng·mặt của các hành·vi chương·trình nào·đó bằng·cách phân·loại các ngữ tuân·theo các loại giá·trị mà chúng tính được." (theo Các kiểu và các Ngôn·ngữ lập·trình, tiếng Anh: Types and Programming Languages, MIT Press, 2002). Nhiều ngôn·ngữ lập·trình được phân·biệt nhờ các đặc·điểm của các hệ·thống kiểu.

2. 3. Phân·tích và chuyển·đổi chương·trình 

Chuyển·đổi chương·trình là quá·trình chuyển·đổi một chương·trình từ dạng (ngôn·ngữ) này sang dạng (ngôn·ngữ) khác; phân·tích chương·trình là vấn·đề toàn·cục của việc·khảo·sát một chương·trình và xác·định các đặc·điểm mấu·chốt (như sự·vắng·mặt các lớp lỗi chương·trình).

2. 4. Phân·tích đối·chiếu ngôn·ngữ lập·trình 
Phân·tích đối·chiếu ngôn·ngữ lập·trình tìm·cách phân·chia ngôn·ngữ lập·trình thành các loại khác·nhau dựa trên đặc·điểm của chúng; thể·loại rộng của ngôn·ngữ lập·trình thường được gọi là mô·hình lập·trình.

2. 5. Lập·trình·meta
Lập·trình·meta là sự·phát·sinh chương·trình có bậc cao hơn, khi thực·hiện chương·trình đó sẽ sinh ra một chương·trình khác (có·thể trong ngôn·ngữ khác, hoặc trong một tập·hợp·con của ngôn·ngữ gốc).

2. 6. Ngôn·ngữ đặc·trưng·miền (domain-specific languages)
Ngôn·ngữ đặc·trưng·miền là ngôn·ngữ được xây·dựng để giải·quyết các vấn·đề một·cách hiệu·quả trong một miền vấn·đề riêng.

2. 7. Xây·dựng trình·biên·dịch (compiler)
Lí·thuyết Trình·biên·dịch là lí·thuyết viết các trình·biên·dịch (compiler) (hoặc tổng·quát hơn, máy·dịch (translator)). Trình·biên·dịch là một chương·trình dùng để dịch các chương·trình khác được viết trong một ngôn·ngữ sang dạng khác. Các hành·động của một trình·biên·dịch theo·truyền·thống được chia·nhỏ thành phân·tích cú·pháp (quét (scan) và phân·tích từ·loại (parse)), phân tích ngữ·nghĩa (xác·định chương·trình nên làm gì), tối·ưu·hóa (cải·tiến hiệu·suất của chương·trình theo các chỉ·số, điển·hình là tốc·độ thực·hiện) và Phát·sinh mã (Phát·sinh và xuất một chương·trình tương·đương trong ngôn·ngữ đích nào·đó; thường là tập·hợp lệnh của một CPU).

2. 8. Hệ·thống thời·gian·chạy (run-time)
Hệ·thống thời·gian·chạy nói đến việc·phát·triển các môi·trường thời·gian·chạy ngôn·ngữ lập·trình và các thành·phần của chúng, bao·gồm các máy ảo, thu·thập dữ·liệu·rác, và các giao·diện ngoại·hàm.

3. Tạp·chí chuyên·ngành, xuất·bản·phẩm và hội·thảo về PLT
Các tạp·chí chuyên·ngành lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình đáng chú·ý gồm có:
  • ACM Transactions on Programming Languages and Systems (Giao·dịch ACM trên các Ngôn·ngữ Lập·trình và các Hệ·thống)

  • Computer Languages, Systems, and Structures (Các ngôn·ngữ máy·tính, Các hệ·thống, và các Cấu·trúc)

  • Journal of Functional Programming (Tạp·chí Lập·trình hàm)

  • Journal of Functional and Logic Programming (Tạp·chí Lập·trình Logic và Hàm)

  • Journal of Symbolic Computation (Tạp·chí Tính·toán kí·hiệu)

Các bài·báo PLT về các cú·hích quan·trọng hoặc về sự·quan·tâm tổng·quát hơn có·thể xuất·hiện trong các tạp·chí bách·khoa hơn như Tạp·chí ACM (Journal of the ACM), Thông·tin và Tính·toán (Information and Computation), hay Khoa·học Máy·tính Lí·thuyết, (Theoretical Computer Science). Xem thêm danh·sách các xuất·bản·phẩm trong khoa·học máy·tính.

Cũng·như nhiều lĩnh·vực Khoa·học Máy·tính khác, các cuộc·hội·thảo đóng vai·trò quan·trọng, đôi·khi là vai·trò lãnh·đạo. Các cuộc·hội·thảo nổi·tiếng nhất trong PLT có·lẽ là Hội·nghị·chuyên·đề về các Nguyên·lí của các Ngôn·ngữ Lập·trình (tiếng Anh: Symposium on Principles of Programming Languages) (POPL)) và Hội·thảo Quốc·tế về Lập·trình Hàm (tiếng Anh: International Conference on Functional Programming (ICFP)). Các cuộc·hội·thảo khác có ảnh·hưởng liên·quan PLT gồm Hội·thảo về Thiết·kế và Thực·hiện Ngôn·ngữ Lập·trình (Conference on Programming Language Design and Implementation (PLDI)) và Hội·nghị Quốc·tế về Lập·trình Hướng·đối·tượngvề các Hệ·thống, các Ngôn·ngữ và các Ứng·dụng (tiếng Anh: International Conference on Object Oriented Programming, Systems, Languages and Applications (OOPSLA)).

4. Kí·hiệu Lambda

Một biểu·tượng không chính·thức của lĩnh·vực lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình là chữ·cái Hi·Lạp viết·thường λ (lambda). Cách dùng này bắt·nguồn từ phép·tính lambda, một mô·hình tính·toán được các nhà·nghiên·cứu ngôn·ngữ lập·trình sử·dụng rộng·rãi. Nhiều văn·bản, bài·báo về lập·trình và các ngôn·ngữ lập·trình đã từng sử·dụng lambda theo một phong·cách nào đó. Nó đã làm·vẻ·vang trang·bìa của văn·bản cổ·điển có tên Cấu trúc và Thuyết·minh các Chương·trình Máy·tính (Structure and Interpretation of Computer Programs), và tiêu·đề của nhiều cái gọi là các bài·báo Lambda (Lambda Papers), do Gerald Jay Sussman và Guy Steele, các nhà·phát·triển của Ngôn·ngữ lập·trình Scheme., viết. Một website nổi·tiếng về lí·thuyết ngôn·ngữ lập·trình là Lambda the Ultimate, nhằm vinh·danh công·trình của Sussman và Steele.

5. Xem thêm
  • SIGPLAN
  • Thời·gian·biểu của các ngôn·ngữ lập·trình
  • Ngôn·ngữ lập·trình bậc rất cao
6. Đọc thêm
7. Liên·kết ngoài
Ngày viết bài: 13 tháng 12 năm 2010

Bài dịch từ wikipedia tiếng Anh http://en.wikipedia.org/wiki/Programming_language_theory